Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

"The Forgotten Man" của Jon McNaughton:



Kính mời quý vị vào trang web bên dưới để xem một bức họa tuyệt vời "The Forgotten Man" của Jon McNaughton: 
 http://www.mcnaughtonart.com/artwork/view_zoom/?artpiece_id=379
Bức hình vẽ tất cả tổng thống của nước Mỹ từ Washington đến Obama.
Dùng mouse point vào một vị tổng thống trong hình thì cột bên phải sẽ hiện
ra tên và một vài chi tiết ngắn về vị tổng thống đó. 

        Thoại Anh chuyển tới các bạn

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Phim Việt Nam trước năm 1975

Thoại Anh thân chuyễn tới các bạn

-Xa Lộ Không Đèn
-Tứ Quái Sàigon
-Người Tình Không Chân Dung
-Ngày Quân Lực VNCH 19-6
-Nắng Chiều
-Lá Sầu Riêng
-Giởn Mặt Tử Thần
-Chúng Tôi Muốn Sống
-Chiếc Bóng Bên Đường
-Bảo Tình


Với các tài tử:  Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Hùng Cường, Thanh Nga, Kim Cương, Kiều Chinh, Thành Được, Vân Hùng, Bảo Ân, Phương Hồng Ngọc, Trang Thanh Lan, Lê Quỳnh, và các danh hề: Tùng Lâm, Thanh Việt, Khả Năng


Tập 01 | Tập 02 | Tập 03 | Tập 04 | Tập 05 | Tập 06 | Tập 07













Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Môt Lời chia Tay



          Xin chia tay và nếu là mãi mãi
          Xin một lần được mãi mãi chia tay
                                                           (Lord Byron)

1.
 
cadao 001Buông điện thọai xuống sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi với anh bạn thân điều hành tạp chí Ca Dao, tôi mang một tâm trạng hụt hẫng. Anh ta hỏi tôi có ý kiến gì không nếu anh  (và vợ, người lo phần bài vở của tờ báo hay có thể gọi chính danh là Chủ Bút) quyết định đóng cửa tờ báo vĩnh viễn. Tôi hỏi tại sao. Anh cho biết vì sức khỏe của người vợ. Tất nhiên, việc gì xẩy ra cũng đều có  lý do của nó. Tôi còn có thể có ý kiến khác được không sau khi nghe câu trả lời. Với tôi, anh bạn là một trong những con người tháo vát nhất mà tôi được biết. Vậy mà, trong d
   
ư âm câu trả lời, tôi nghe có tiếng thở dài. Tiếng thở dài không chỉ của một người (chồng), mà có lẽ, của cả người vợ. Là bạn của nhau nhiều năm, từ thuở chúng tôi mắt còn sáng, môi còn tươi, vầng trán còn phẳng, còn  chất chứa trong lòng bao hoài bão, bao ước vọng,  có lẽ tôi là người biết về họ nhiều hơn những người khác.
 
10 năm có mặt giữa dòng đời nhiều xáo trộn, tạp chí Cadao của cặp vợ chồng Sinh Nguyệt đã có một chỗ đứng riêng, không lẫn với bất cứ một tờ báo nào khác. Cadao không ồn ào sôi nổi, cũng không đao to búa lớn khoác áo hiệp sĩ vung gươm thế thiên hành đạo. Nó thầm lặng, hiền hòa, nhưng mang một sức sống có vẻ như sẽ không bao giờ tắt. Từ ngày đầu đến ngày cuối, số trang Cadao vẫn chỉ nhỉnh hơn 100. Nếu nó còn tiếp tục sống thêm 100 năm nữa, tôi tin rằng Cadao cũng vẫn sẽ như thế. Vì, tôi biết, Cadao phản ánh thật trung thực tâm tính hai con người khai sinh, nuôi dưỡng, và hôm nay khép lại cuộc đời ngắn ngủi của nó.
 
10 năm cuộc sinh và tử của Cadao mang dáng dấp đời sống một con người. Đó là hình ảnh anh chàng lãng tử, ôm đàn đến giữa đời, cơm chỉ cầu no, áo chỉ cầu ấm, vì đời còn cần đến những gì cao hơn những cơm và áo. 248 số báo Cadao, mà phần lớn đều có một bề ngoài trang trọng của nghệ thuật. Đó là những tấm bìa báo làm nên cái hồn Cadao, qua sự chăm chút tinh tế của người thực hiện, đã khiến tờ báo có một chỗ riêng, dù đặt nó ở bất cứ nơi đâu. Đây cũng là nét đặc trưng không thể không nói đến của Cadao. Chủ của nó đã sẵn sàng gạt qua một bên những lợi nhuận  (vật chất) có được từ một bìa báo quảng cáo để đổi lấy cái sảng khóai (tinh thần) của một người chỉ muốn nâng niu tác phẩm của mình. Những bức tranh, những bức hình chụp nghệ thuật, vừa nghiệp dư vừa chuyên nghiệp, những câu thơ trích dẫn đúng nơi, đúng chỗ và dưới bàn tay sắp xếp tài hoa, chúng đã trở thành đời sống, thứ đời sống muôn màu muôn vẻ cứ hai tuần lại tái sinh một lần trong suốt gần 10 năm trời. Kể từ nay, chúng đã là quá khứ. Chúng đã đi vào trăm năm. Rồi đây, bụi thời gian sẽ che khuất mọi thứ, kể cả những tấm bìa Cadao một thời được chăm chút công phu.
 
 

 
Vợ chồng Sinh Nguyệt thuở mắt sáng
 môi tươi giữa núi rừng Đà Lạ
10 năm cuộc sinh và tử của Cadao còn chất chứa nhiều mảnh rời của đời sống, những mảnh rời phản ánh trung thực cuộc sống đấy bụi bậm ngoài kia, với những hỉ nộ ái ố, những yêu ghét buồn vui, những băn khoăn trăn trở. 10 năm lần giở những trang viết của Cadao như lần giở những trang đời của một con người, của nhiều con người. Giữa thời đại Internet bội thực vì thông tin, bội thực vì ngồn ngộn những bài viết đủ loại từ thượng vàng xuống tới hạ cám, bội thực vì những vinh danh và hạ bệ bất kể nguyên nhân và hậu quả, Cadao vẫn giữ thẳng một con đường (đi), với những cộng tác viên bằng xương bằng thịt cần mẫn có mặt trong mỗi số báo. Có người là khuôn mặt xông xáo của cộng đồng địa phương. Có người là cây bút đã thành danh. Có người là kẻ góp sức thầm lặng trong góc nhỏ khiêm tốn của mình nhưng không bao giờ vắng mặt. Và đặc biệt phải kể đến sức viết bền bĩ của người chủ bút với những trang mục độc đáo, chỉ thấy có ở Cadao (**). Hơn 100 trang viết mỗi số báo, bỏ qua một bên những phần quảng cáo kinh doanh tạo nền tảng cho sự sống còn của tờ báo, mỗi trang biểu hiện sự chăm lo rất chu đáo của người thực hiện. Không một lỗi chính tả, dù là những lỗi hỏi ngã thông thường, phải là kết quả của một thái độ tôn trọng người đọc, tôn trọng người cộng tác, và trên hết, tôn trọng chính mình, chính tờ báo mà mình có trách nhiệm chăm lo. Giữa không khí bát nháo của thị trường sách báo hải ngọai, một thái độ có trách nhiệm như vậy, dường như vẫn còn hiếm hoi. Và cũng vì một thái độ làm việc nghiêm túc như vậy, nó đã để lại những dấu ấn không vui trên sức khỏe người chủ bút, vốn đã không mấy khả quan từ nhiều năm nay.
 
Việc gì phải đến đã đến. Số báo này là số Cadao cuối cùng. Việc đình bản Cadao mang ý nghĩa lớn hơn rất nhiều việc đóng cửa một cơ sở kinh doanh. Những người làm công việc quyết định khó khăn ấy, đã trăn trở, đã suy tính, đã cân nhắc nhiều ngày đêm. Vì sự ra đi vĩnh viễn của Cadao, cũng là sự ra đi vĩnh viễn của những giờ phút sướng khoái cầm trên tay tờ báo còn thơm mùi mực, còn thơm mùi giấy, thành quả thật cụ thể của bao công khó, bao nỗ lực sáng tạo và của cả niềm đam mê ôm ấp từ những ngày còn trai (gái ) trẻ .
 
Đó là sức nặng chất chứa trong tiếng thở dài. Nặng đến độ tiếng thở dài không thể phát ra thành tiếng. Nặng đến độ nó đã làm cho tiếng thở dài chìm hẳn xuống dưới đáy sâu trái tim già nua của hai người bạn của tôi. Nhưng, với tư cách một người bạn  (thân), tôi đâu có cần đến lỗ tai để nghe được tiếng thở dài ấy.
 
2.
 
VANXE
T.Vấn qua nét vẽ của họa sĩ Trần Thanh Châu
Tôi đến với Cadao không phải từ lúc nó mới sinh. Lý do là vì khi Cadao ra đời, T.Vấn chưa hiện hữu. Lợi dụng tình bạn, tôi đã  xin "  được góp mặt trên tờ tạp chí. Không vì bạn mà vị nể, người điều hành tạp chí Cadao chỉ ưu ái cho tôi được một thời gian thử thách. Tôi phải chứng tỏ khả năng của mình trước khi có được một chỗ đứng thường xuyên. Đó cũng là ưu điểm của Cadao khiến bài vở  có tính cách chọn lọc. Bài xuất hiện trên tạp chí Cadao phải phù hợp với tôn chỉ tờ báo, đứng đắn và xây dựng. Không có sự vị nể trong việc chọn bài, dù là bài của bạn, của người có vị thế ở địa phương hoặc vì những áp lực bên ngoài. Và tôi không hề là một ngoại lệ.
 
Đoạn đường tôi đi chung với Cadao cũng khá dài (có lẽ khỏang 7 hay 8 năm gì đó). Cứ mỗi hai tuần, tôi đều đặn bước từng bước thời gian với Cadao. Nhờ kỷ luật với chính mình, và nhất là nhờ cái trách nhiệm mà Cadao đã giao cho tôi ở một vị trí rất trang trọng, tôi đã tương đối hoàn thành nhiệm vụ  (tôi nghĩ như vậy vì cho đến số báo cuối cùng, tôi vẫn chưa nhận được lời đề nghị "về hưu"). Mỗi bài viết là một trăn trở, là đắm chìm trong những suy nghĩ nhiều ngày, vậy mà tôi vẫn không thấy đó là một cực hình. Trái lại, những giây phút đó là hạnh phúc được sống thực con người mình. Vì thế, cho đến giây phút Cadao thở hơi cuối cùng, tôi chưa một lần lỗi hẹn với nó, bất kể bận rộn đến cỡ nào, kể cả khi tinh thần tôi bị suy sụp trầm trọng vì một sự cố nào đó vừa xẩy ra trong cuộc sống thường ngày. Điều quan trọng nhất khiến tôi thực sự gắn bó với trang viết Bước Thời Gian trên tạp chí Cadao là tôi được hoàn toàn tự do lựa chọn đề tài, hoàn toàn tự do diễn đạt những gì tôi suy nghĩ. Bài tôi gởi đến, được tôn trọng đến từng dấu phẩy, dấu chấm. Mỗi khi có gì khúc mắc, tôi đều được hỏi ý kiến, được giải thích và sửa chữa (nếu cần) theo ý tôi. Thế giới Bước Thời Gian là thế giới tự do nhất của tôi, mà chắc chắn, sau khi Cadao nhắm mắt, tôi sẽ không bao giờ tìm lại được ở bất cứ nơi nào trên quả địa cầu này. Thế giới ấy với tôi là một ân sủng. Tôi trân trọng ân sủng ấy, và xin được nói đến ở đây một lần duy nhất. Bởi vì tôi không còn có dịp nào khác.
 
Từ Cadao đã ra đời một cây viết có tên T.Vấn. Anh ta ít nhiều cũng đã có một chút gì chứng tỏ sự hiện hữu của anh ta. Tôi cũng luôn luôn ý thức điều đó mỗi khi nghĩ đến và viết về mảnh đất đã nuôi dưỡng cho tôi trở thành một T.Vấn ngày nay. Tôi hãnh diện vì điều đó dù cho Cadao không phải là một tờ báo lớn ở Dallas, dù cho Cadao không phải là một tờ báo có thể sánh vai với những tờ báo khác ở khắp nước Mỹ mà tôi đã được mời cộng tác. Bởi vì tất cả đều từ Cadao mà ra. Từ người mẹ nhỏ bé quê mùa, đứa con đã nên người. Nó không bao giờ được phép lãng quên điều đó. Vì đó là đạo lý làm người. Cũng vì thế, tôi đã từ chối vài lời đề nghị cộng tác, chỉ vì những nơi ấy muốn bài của tôi phải xuất hiện trên báo của họ trước.
 
Từ Cadao, tôi đã có đủ vốn liếng và ... tên (tuổi) để xây dựng riêng cho mình một trang Web, góp mặt với không gian ảo khắp thế giới (internet). Đây cũng là thế giới tự do nhất   -song hành với thế giới Bước Thời Gian trên Cadao-   mà tôi sở hữu. Cũng may, nhờ có trang Web T.Vấn, tin Cadao đóng cửa không làm tôi tuyệt vọng đến muốn bẻ bút. Từ hai năm trở lại đây, tâm tư tôi bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng chữ nghĩa của nhiều người. Họ sử dụng chữ nghĩa như một thứ vũ khí, thay vì đâm kẻ thù thì lại quay ra đâm anh em bè bạn, nên tôi tự nguyện đóng kín cửa thế giới của mình, chỉ còn viết bài cho tạp chí Cadao, cho trang mạng Tapchicadao.com và cho trang Web của mình. Sau Cadao , chắc là tôi sẽ chỉ còn trang trải nỗi lòng trên trang Web mà cha con tôi vẫn chăm lo mỗi ngày. Các con tôi nghĩ rằng đây là gia tài duy nhất mà chúng muốn thừa hưởng của bố. Tôi định bụng trước khi nhắm mắt, sẽ nhắc lại với chúng rằng: cái cây Cadao đã đẻ ra trái T.Vấn đấy các con  !

3.
 
Người đi một nửa hồn tôi mất.
Một nửa hồn kia ...

Cadao ra đi, hồn tôi không mất một nửa nhưng hình như không còn nguyên vẹn nữa. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, tôi đã gắn bó với tờ báo đủ lâu để, tuy không mang tiếng thở dài trĩu nặng như vợ chồng người bạn, nhưng cũng đủ để tôi hụt hẫng nhiều ngày. Có lẽ nhiều tháng chăng?
 
Đã đến lúc phải nói lời chia tay ... mãi mãi, nhưng khác với  cả hàng mấy trăm lần trước, mỗi khi đến đoạn cuối của bài viết là tôi vô cùng khoan khoái đặt dấu chấm hết với một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Trong cảm giác khoan khoái đó, tôi viết tên mình và đề ngày tháng. Lần này thì khác. Có một điều gì cứ khiến tôi phải lần khân, chưa muốn dừng, chưa muốn đặt dấu chấm hết cho bài viết thường kỳ.
 
Tôi sực nhớ ra là mình chưa có lời cám ơn đầu tiên và cũng là cuối cùng với những độc giả đã cùng mình vui buồn giận ghét nhiều năm nay trên trang viết Bước Thời Gian. Cho tôi được nói lời cám ơn những chia sẻ thầm lặng của bao con người không biết tên, không biết mặt nhưng đã cho tôi cảm hứng và lòng tin để tôi đi tiếp con đường mình lựa chọn cho đến cuối đời. Xin cám ơn những người bạn ở tạp chí Cadao đã cho tôi cơ hội để tôi được là tôi dù chỉ trên những trang viết.
 
Xin chia tay và nếu là mãi mãi
Xin một lần được mãi mãi chia tay  (*)
 
                                                T.Vấn
                                      Tháng 9 năm 2010
------------------------
(*) Đây là hai câu thơ tôi thuộc nằm lòng từ một bài báo kết thúc thiên phóng sự đầy nước mắt của cố ký giả Nguyễn Tú (1924-2010) về cuộc triệt thoái hỗn lọan trên đường số 7  tháng 3 năm 1975, đăng trên nhật báo Chính Luận  phát hành tại Sài Gòn. Ông dịch hai câu thơ này (nếu tôi không lầm) từ hai câu thơ của Lord Byron:
 
          Fare thee well! and if for ever,
          Still for ever, fare thee well.
 
Những ngày ấy, với tôi, hai câu thơ mang ý nghĩa một cuộc chia ly đau xót cho nhiều người, nhiều gia đình. Nó nặng nề và ám ảnh. Ngày hôm nay, viết về một cuộc chia ly của riêng bản thân tôi với những trang viết quen thuộc, tôi không thể cưỡng lại được một ý muốn thầm kín trong lòng trích lại ở đây hai câu thơ mang tính lịch sử ấy.
 
(**) Tôi vừa được biết, những bài viết trong trang mục rất độc đáo của tạp chí Cadao Gởi chút niềm riêng của Ngân Bình sẽ được chọn lọc để in thành sách. Ngân Bình chính là bút hiệu của người chủ bút Cadao. Những trang viết của Gởi chút niềm riêng thổi một hơi thở rất lạ cho một thể loại văn không có gì mới mẻ. Ngân Bình đã nâng thể loại tâm sự riêng tư lên một cấp độ gần với văn học. Giọng văn trong sáng, câu chuyện được sắp xếp hợp tình hợp lý, tâm lý nhân vật được đào sâu đúng mức, không quá đà khiến trở thành nhân vật tiểu thuyết. Theo tôi biết, đó là những câu chuyện có thật của một người hay của nhiều người được tác gỉa chắt lọc, tổng hợp rồi kể lại. Độc giả, ở mỗi lứa tuổi, phái tính, thành phần xã hội, đọc Gởi chút niềm riêng và tìm thấy trong đó một mảnh của riêng mình và cũng đồng thời có thể tự rút ra một giải pháp cho những vấn đề riêng mà mình đã, đang phải đối phó. Ngân Bình đã khéo léo tránh được khuyết điểm lớn nhất của thể loại chị chọn: giọng văn "thầy đời" mà không ít người mắc phải. Chính cái cảm xúc của người kể chuyện, thứ cảm xúc không bị thiên kiến chi phối, không oán hận, không quá yêu thương đến mù quáng và lòng nhân hậu đã làm cho người đọc (hay chính người trong cuộc) tự lựa chọn một giải pháp tốt đẹp nhất  (hoặc ít tệ hại nhất) cho vấn đề của nhân vật (và của mình).
 
Đời sống không bao giờ là vườn hồng, nhưng cũng không phải là cánh đồng hoang đầy mìn bẫy hầm chông. Con người không phải ai cũng là chó sói, nhưng cũng không phải ai cũng là con cừu non. Đường đời thì muôn vạn lối, có lối dắt đến vườn hồng, có lối dắt đến cánh đồng đầy hầm bẫy mìn chông, có lối đưa ta gặp cừu non, có lối đẩy ta vào hang chó sói. Nhưng vườn hồng hay cánh đồng mìn bẫy cũng đều có nước mắt và nụ cười. Chó sói hay cừu non vẫn ẩn chứa dưới sâu thẳm cái hình bóng con người. Tôi có thể ví von ẩn dụ như thế về thế giới những trang viết Gởi chút niềm riêng của Ngân Bình []

T.Vấn (c) 2010
 

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

ĐẠI HỘI 21 TEXAS , OKLAHOMA , KANSAS .

Hai mươi mốt năm trước. mười ba cựu SVSQ/ĐHCTCT của hai thành phố Houton, Dallas đã gặp nhau lần đầu tiên tại thành phố Houston để thành lập hội ái hữu cựu SVSQ. ĐHCTCT. Một trong những điều lệ căn bản của hội là tương trợ và tổ chức đại hội mỗi năm một lần luân phiên giữa hai thành phố Dallas và Houston . Về sau nhân số phát triển lớn hơn nhờ những đợt tiếp đón các anh em sang sau từ chương trình định cư cho các cựu tù nhân. Đại hội cũng mở rộng hơn để chào đón các anh em từ tiểu bang lân cận như Kansas , Oklahoma . Sợi giây thân ái giữa các gia đình CTCT ngày một bền chặt hơn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày và những lần quan, hôn tang tế.
Hai mươi mốt năm đã qua, những điều lệ trên vẫn được tôn trọng triệt để và hai mươi mốt lần tổ chức thành công đại hội là niềm hãnh diện cho anh em cựu SVSV. ĐH CTCT cư ngụ ở các tiểu bang trên.
Năm nay, đại hội lần thứ hai mươi mốt được tổ chức dưới một hình thức mới mẻ hơn để mang đến sự thỏai mái tối đa cho các cựu SVSQ và gia đình khi thời gian còn lại của chúng ta ngày một ít hơn nên hội trưởng nhiện kỳ 1 và 21 Trần đại Hữu của tiểu bang Texas quyết định tổ chức đại hội tại thành phố biển Gaveston để anh em có dịp cùng nhau đổi gió.
Vì thế hàng loạt mười mấy căn phòng của một khách sạn ngay bờ biển đã được hội trưởng Trần đại Hữu dành chỗ cho các hội viên vui chơi cùng sóng biển. Đêm tâm giao sẽ quây quần ngay tại khuôn viên khách sạn này và đại hội được tổ chức tại một nhà hàng ngay gần đó.
Tất cả mọi chi phí sinh hoạt của đại hội đều do các mạnh thường quân và quỹ của hội Houston đảm nhận. Hội Dallas chỉ yểm trợ một phần như quy định. Tất cả mọi chi phí về sinh hoạt và ăn uống đều miễn phí từ A tới Z cho các gia đình hôi viên tham dự.

Ba cha con tôi rời thành phố Dallas vào lúc 3 giờ sáng thứ bảy. Đi sớm như thế vì cậu con trai độc thân khó tính của tôi muốn tới biển lúc 9AM để bắt được những ngọn sóng buổi sớm đầu tiên, lướt trên chiếc surfboard mà cháu đã mang từ Dallas xuống. Còn tôi cẩn thận mang bốn chiếc cần câu dài với ý chí phen này quyết bắt được cá cho anh em làm món nhậu.
Chưa tơí 9 Am hai bố con đã tới bãi biển Gaveston. Tôi biết còn rất sớm để liên lạc với ban tổ chức nên hai bố con nhào xuống biển ngay. Mùa hè đã gần qua nhưng cái nóng nung ngưòi vẫn còn sót lại đợi nước biển xua tan đi hết. Tôi sung sướng vẫy vùng cùng các ngọn sóng, để thân thể bồng bềnh trôi trên bọt nước quên hết mọi sự trên đời.Tôi nghĩ giá có Hai Lúa cùng bơi ở đây chắc nó sẽ quên đi những chai beck, mà mỗi lúc uống vào, sẽ quậy cho đời rối tung lên.
Tắm chán tôi lên bờ xem người ta câu cá. Nhìn mấy con cá to bằng cổ tay tôi mà mấy người bắt được cất cẩn thận trong thùng không làm tôi hứng thú. Thứ cá này quá nhỏ, ở Dallas mỗi lần bắt đựơc là tôi quẳng đi cho nó lớn hơn.

tx21-1
                                           Mấy ông bà đang chờ vào khách sạn.
                            Ông NT2 Huỳnh văn Hiếu đang giảng bài cho mấy ông ở xa.

Mười một giờ chúng tôi mò tới khách sạn check phòng. Nói đến tên Trần đại gia là ông quản lý người Ấn vâng dạ rối rít đưa chìa khóa ngay ra. Hai bố con chui vào ngủ một giấc chờ bè bạn đến. Ôi sung sướng làm sao khi đi chơi mà chẳng phải lo lắng gì, ăn uống và tiền bạc đã có người lo.
                                                             Nhà Hàng China,Gasveston nơi tổ chức Đại Hội
tx21-2 Lúc tôi tỉnh dậy ra phòng tiếp tân phe ta đã đầy người trò chuyện như mổ bò. Ông hội trưởng đứng lên ngồi xuống cho anh em tơi check phòng. Niên trưởng Nguyẽn mậu Lộc năm nay trông hom hem thấy rõ nhưng chai bia không lúc nào rời tay và những câu nói vui đùa dí dỏm không bao giờ thiếu vắng. Thân hình thì còm cõi già nua nhưng tâm hồn ông thì rất trẻ.Niên trưởng Túy, NT3 Lê hoàng Minh vừa mới thay gan xong cũng cố ra khách sạn đón người xa và ông NT2 Phan quang Đài chân đi cà nhắc vì mới đạp một cái kim      khâu dài dưới thảm trúng xương gãy làm đôi ( chắc bị vợ phục kích) cũng cố gắng lết ra.
Ông NT2 Vượng, Bông, Trinh, Đồng cùng ông bà Đáng, và Huỳnh văn Hiếu cũng lăng xăng bày thức ăn cho người từ xa đến. Lại còn mấy ông bà thân hữu như bác sĩ Hưng,anh chị Tâm Nhung nữa. Chuyện của mình mà họ tới giúp mà vui vẻ hơn cả anh em mình.
Giờ này từ phuơng xa đến có rất nhiều gia đình . Xa nhất phải kể đến mấy ông ở Oklahoma như gia đình NT4 Đinh thiện Chí, NT6 phạm thế Hải. Phía Dallas ngoài bố con tôi tới sớm hơn cả ban tổ chức còn có các ông Nt2 Trần quốc Đạt, gia đình NT3 Châu văn Đảng, Nguyễn văn Tư, Trần văn Ngãi.
Ăn uống no nê xong lại ra tắm biển. Tôi cố gọi cho ông NT2 Phạm phú Hoan, Phan sĩ Trung đang còn ì ạch lái xe trên đường. Tôi sốt ruột vì có gửi theo cô con gái không muốn dậy sớm đi theo bố và anh lúc ba giờ sáng  

Bãi biển đầy chân dài áo xanh áo đỏ hai mảnh mà mảnh nào cũng như sắp sửa rơi làm mấy bô lão phe ta cứ sửa kính lau kính mãi. Người ta ra bãi biển là để tắm. Đằng này các cụ nhà ta lấy ghế ra ngồi một hàng dài như để chấm đìểm thí sinh thi hoa hậu. Chán chết, tôi mặc các cụ ngồi đó nhào xuống làn nước mặn.

Đúng năm giờ chiều là được lệnh về lại khách sạn để ra phòng hội của nhà hàng tham dự đại hội. Chỉ có mấy ông lớn là mặc đồ lớn, còn đại đa số dân ta đều áo quần thoải mái. Phần trang trí toàn bộ hội trường đều do NT3 Nguyễn văn Điều và phu nhân đảm trách.

                                                      Phần Hội Thảo:Ông Trần Đại Hữu đang báo cáo thành tích
Phần hội thảo tôi nghĩ rằng qua mau vì chẳng có chuyện gì để phải nói lại, ai ngờ cũng lâu và bà con hăng hái phát biểu. Chuyện xoay quanh việc ra ứng cử chức Tổng hội trưởng. NT3 Châu văn Đẳng cho rằng biên bản của buổi họp trước của Houston đường như có thành kiến và nhắm vào NT2 Nguyễn văn Trinh đang ráo riết vận động tranh cử chức Tổng hội Trưởng trong nhiệm kỳ kế tiếp. Ông Hôi trưởng Trần đại Hữu thanh minh rằng không có chuyện đó. Ai cũng có quyền ra ứng cử, hội Houston chỉ bày
tỏ ý kiến mà thôi. Ông Hoan cũng phát biểu đại ý như ông Đẳng. Quanh co mãi rồi các ông cũng đồng ý vơí nhau ra mặc cho ông Trinh muốn làm gì thì làm.

                                        Ông NT2 Nguyễn Văn Trinh đang trình bày quan điểm
tx21-5
                                   Ông cựu phó Tổng Đáng đang điều khiển chào cờ VNCH
Đại hội khai mạc lúc 7PM. Năm nay chúng ta chỉ hát cuốc ca Việt Nam Cộng Hòa và lễ truy điệu chứ không hát cuốc ca Mỹ như mọi năm. Ông Trần đại Hữu mở đầu chào mừng quan khách. Kế đến ông Bùi ngọc Đáng điều khiển nghi lễ và giới thiệu quan khách và anh em đến từ xa. Thân hữu có gia đình bác sĩ Hưng, anh chị Tâm Nhung và một anh chị nữa mà tôi không nhớ tên. Ở Kansas có NT3 Trương văn Vấn nhưng chưa đến kịp. Ở Oklahoma có gia đình NT4 Đinh thiện Chí, Phạm thế Hải. Ở Texas mà xa nhất có lẽ là ông quái chó NT2 Trần đình Toại, phu nhân và con gái đến từ Abilene . Phe Dallas có các gia đình sau đây: Gia đình NT2 Phan sĩ Trung, Phạm phú Hoan, Nguyễn bá Thuận, Trần quốc Đạt, gia đình NT3 Lý phước Hồng, Huỳnh văn Thạnh,Nguyễn văn Tư,Châu văn Đẳng, Trần văn Ngãi. Phe chủ nhà Houston khỏi phải giới thiệu, nhưng năm nay người tham dự như lá mùa thu. Có lẽ tôi phải viết theo ý thơ ông Vũ đình Liên.


Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
Người năm cũ nay đâu.
Nghiã xưa không còn thắm.
Tình đọng trong men sầu. 

                                                                                      NT2 Phạm Phú Hoan nhận kiếm chỉ huy

tx21-6Lễ bàn giao giữa tân và cự hội trưởng bắt đầu. Năm nay ông NT2 Phạm phú Hoan, đương kim hội trưỏng Dallas sẽ đảm nhận chức hội trưởng liên hội Texas thay cho ông Trần đạu Hữu để tổ chức đại hội năm tơí tại Dallas . Ông Trần đại Hữu về nhà tô lông… mày cho vợ. Hội Houston bàu một hội trưởng mới đó là ông NT2 Văn Đức Tường. Ông Tường có chuyện gia đình thành thử phải vắng mặt. Bà Văn đức Tường   lên thế chỗ.                                           Ông Đáng mời ông NT1 Vũ văn Túy, nguyên Tổng hội Trưởng nhiệm kỳ 12 lên nhận kiếm chỉ huy từ tay cựu Liên hội trưởng Trần đại Hữu để trao cho tân Liên hội trưởng Texas Phạm phú Hoan. Ông Hoan từ trong trường chỉ làm lính, chưa chỉ huy bao giờ, nay được nhận kiếm chỉ huy sung sướng quá, tay run run thiếu điều muốn đánh rơi thanh kiếm.

Ông NT2 Phan quang Đài cứ lê chân cà nhắc đi tới đi lui để chụp hình. Ông bị vợ bắt hút bụi, mắt nhắm mắt mở thế nào đã đạp trung cái kim khâu lớn trúng xương gãy luôn năm trong đó. Nghe mà ớn xương sống. Ông cố gắng chụp hình để post lên cho anh em coi. Ông NT2 Lê văn Đồng năm nay đi hội có một mình, bỏ cô vợ trẻ ở nhà chắc đang tới kỳ ể mình. Ông buồn nên lặng lẽ không bắn đai liên như mọi năm.
tx21-7


                                                         Các phu nhân CTCT

Tiệc liên hoan và văn nghệ bắt đầu. Ong NT4 Đinh thiện Chí điều khiển chương trình. Ông này thật đúng với tên thiện chí. Ở đâu, đại hội nào cũng có mặt gia đình ông với gia đình Phạm thế Hải. Co gái và con rể của Hải thường xuyên giúp vui. Năm nay gia đình Hải có tin vui là sắp được lên ông bà ngoại.

tx21-8

                                               Giađình Đinh thiện Chí, chồng đàn vợ hát


                                                  Mọi người đang thưởng thức dạ tiệc

Đầu tiên trong chương trình văn nghệ là chị Phan sĩ Trung lên ngâm thơ Nụ hôn đầu của chồng. Ái chà, hiếm có lắm đấy nhé. tiếp đến NT3 Lý Phước Hồng lên hát bài Nụ hôn đầu, cũng là thơ của ông Trung được phổ nhạc. Sau đó tất cả các chị đều được mời lên hát. Không thiếu một ai.
Tuy không có dạ vũ nhưng phần văn nghệ sôi nổi quá nên nhà hàng đã tới giờ đóng cửa rồi mà phe ta vẫn còn say sưa hát

                       Ông NT2 Trần đình Toại và phu nhân, Phía sau là ông Đài và ông Hoan ăn ké

Khi tất cả đã về lại khách sạn thì đêm tâm giao bắt đầu nơi nhà giải trí trên hồ tắm. Khác với mọi năm là khóa nào chơi với khóa nấy, năm nay tất cả các khóa đều tụ lại một chỗ. Bia được niên trưởng Lộc ôm ra cả mấy hũ, uống chết thôi. Ông vừa uống vừa kêu đàn em vô sân mau để đóng cổng kẻo muỗi vào. Niên trưởng Lộc có lối nói chọc vui nhưng ông không cười bao giờ ( chắc ông là bạn bè gì của Nguyễn ngọc Ngạn). Đang lúc người ông Trinh hăng say nói chuyện tương lai thì ông Lộc bảo: Trinh nó giống tôi lắm, cái gì cũng biết. Ông lại uống bia rồi lại nói: Chỉ có một cái không biết mà thôi, đó là không biết mắc cở.

                      Bãi biển, ở đây tha hồ hát hò cười nói




Tôi uống được mấy ly là vác cần đi câu. Rủ theo Phạm phú Hoan bảo hắn mang theo thanh kiếm để nhỡ khi phải dùng đến. Hai thằng lái xe qua phà. Gió mát như ở bắc Mỹ Thuận, câu cả đêm chẳng được con nào về đến khách sạn đã bốn giờ sáng mà ông Ch í và ông Hữu còn thức đang dọn dẹp.


Hôm sau bảy giờ sáng ban tổ chức đã thức dậy căng lều trên bãi biển để phe ta tắm sớm. Thức ăn lần lượt được mang ra. Bà Trần đại Hữu điều khiển dàn ẩm thực. Mấy anh Houston vắng mắt hôm qua ra khá đầy đủ. Ông NT2 Đỗ nguyên Thiện ra sớm nhất, vẫn đội cái mũ mà chắc ông mang theo khi đi du lịch. Ai tăm thì tắm. Phe ta tụ lại hát hò. NT4 Chí và Bình cầm đờn, NT4 Phạn gia Thái cho tôi coi video clip anh hít đất được 70 cái lên tiếp ở tuổi gần sáu mươi . Các chị, các ông hôm nay tắm nhiều hơn hôm qua. Tắm xong đói là có đồ ăn ngay.

                                                    

                                                            Trong lều trên bãi biển

2PM là giờ chia tay. Các bà Houston gói thức ăn cho phe ở xa mang theo đi đường. Chúng tôi hát bài tạm biệt chia tay. Hen gặp nhau sang năm tại Dallas . Trên đường về khách sạn ông Hoan cứ cầm lên cầm xuống thanh kiếm trong lúc con ông đang lái xe ông bảo: Lái cho cẩn thận không ba trảm bây giờ.



                                          2PM bà Trần đại Hữu đang chỉ huy gỡ lều chia tay

Về đến Dallas tôi được biết NT2 Hoàng văn Hạnh và NT6 Nguyễn quý Bổng đang có mặt tại đây. Vui quá lại có dịp gặp gỡ anh em.

Thuận Nguyễn

Trung Quốc không thực sự kiểm soát thế giới

Đức Tâm
Sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí phương Tây và cũng là niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Vậy, chỉ với sức mạnh kinh tế này, Trung Quốc có thể  kiểm soát thế giới được hay không ? Thực tế cho thấy trên nhiều phương diện, Trung Quốc còn thua xa Hoa Kỳ và dường như Bắc Kinh cũng nhận thức được điều này khi Nhân dân nhật báo, ngày 20/08/2010 lược đăng bài “Trung Quốc không thực sự kiểm soát thế giới”, dựa trên bài viết của Gatsiounis Ioannis được đăng trên tuần báo Newsweek, ấn bản ngày 09/08/2010.
Sự vươn lên của Trung Quốc, như tất cả chúng ta biết hiện nay, rõ ràng là một câu chuyện về kinh tế và chính trị của thời đại chúng ta. Mỗi tuần lại có một đầu đề cuốn sách mới thông báo sự chuyển dịch “không thể cưỡng lại được” nghiêng về phía Đông, sự trỗi dậy của mối quan hệ “Mỹ Trung” và một tương lai không-quá-xa khi Trung Quốc "lãnh đạo" hành tinh này. Các phương tiện truyền thông dòng chính, và đặc biệt là báo chí kinh tế, bị cuốn hút vào câu chuyện kể về việc Trung Quốc kiểm soát thế giới – còn các tiêu đề chính khác trên Financial Times và The Wall Street Journal đều chú ý tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, các thông tin nói về sự xâm nhập toàn cầu của Trung Quốc đã rất ít nói về bối cảnh, đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc làm như thế nào để - và không thể - vượt qua Mỹ với tư cách là một siêu cường trên thế giới. Có rất nhiều chuyện nói về một dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ hay một công ty Trung Quốc dàn xếp một hợp đồng để thỏa mãn “cơn thèm khát” về nguyên liệu, trong khi một sự tham gia tương tự hoặc ở quy mô lớn hơn của phương Tây sẽ ít có may để trở thành một tít lớn của mọi tờ báo.
Việc xem xét kỹ lưỡng các chỉ số kinh tế chinh và những sắc thái tinh tế của quyền lực, chẳng hạn như ảnh hưởng văn hóa và viện trợ nhân đạo, cho thấy là trong khi Trung Quốc thực sự là một trong những cường quốc lớn trên thế giới hiện nay (cuối tháng trước, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới), ảnh hưởng của nước này vẫn không rõ ràng và thường bị chèn lấn bởi ảnh hưởng của Mỹ.
Thương mại của Trung Quốc với các khu vực như châu Phi và châu Mỹ Latinh đang tăng trưởng theo cấp số nhân, nhưng vẫn chưa qua mặt được Hoa Kỳ. Thương mại của Mỹ có xu hướng đa dạng hóa hơn. Tại châu Á, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn, nhưng luồng hàng chủ yếu vẫn là những sản phẩm cấp thấp, trong khi Mỹ chiếm vị thế cao hơn với các sản phẩm cao cấp. Viện trợ của Mỹ và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực này vẫn làm lu mờ các hoạt động tương tự của Trung Quốc, quyền lực mềm và có thể cả sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn còn ngự trị, mặc dù có sự lớn mạnh gần đây của Trung Quốc trong khu vực này.
"Chỉ có sức nặng về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó.", ông Charles Onyango-Obbo, một phóng viên viết cho tuần báo Đông Phi nói như vậy. Gần đây ông đã viết một bài bình luận có tiêu đề Sự kiểm soát của Trung Quốc? Tôi không mất bất kỳ giấc ngủ nào. Ông Onyango-Obbo viết "Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hoá (điện ảnh Hollywood và âm nhạc), kinh doanh, và thể thao Mỹ đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp nơi", "Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới nhưng sẽ không có vai trò thống trị"
Có lẽ không ở đâu mà điều này lại rõ ràng hơn là tại châu Phi, nơi mà Trung Quốc đã được mô tả như là người chiến thắng thông minh trong một cuộc chạy đua mang mầu sắc chủ nghĩa thực dân mới để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ phát triển - chủ yếu dưới hình thức hàng chế biến giá rẻ, đầu tư cơ sở hạ tầng, và các khoản tín dụng lãi suất thấp. Không nghi ngờ gì là sự hiện diện của Trung Quốc trên lục địa này đã lan rộng đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi nam Sahara, chiếm 15% của tổng thương mại của châu Phi, so với 10% của Trung Quốc.
Thật vậy, phần lớn thương mại Trung Quốc-Châu Phi là nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc đến từ năm quốc gia, và thậm chí ngay cả đối với dầu lửa – được coi là tâm điểm động cơ của Trung Quốc tại châu lục này – thì Mỹ vẫn chiếm vị trí dẫn đầu khá xa. Trung Quốc nhập khẩu 17% của tổng sản lượng dầu lửa châu Phi, so với 29% của Mỹ (và 35% của châu Âu). Các công ty phương Tây là các đối tác nước ngoài hàng đầu trong các dự án dầu lửa ở Nigeria, nước sản xuất dầu lửa lớn nhất ở châu Phi nam Sahara, và tại những quốc gia sản dầu lửa lớn nhất đang trỗi dậy trên lục địa này như Ghana và Uganda.
Cần nhấn mạnh là sự tham gia sâu rộng và đa dạng hơn của Mỹ không chỉ tại châu Phi mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, thông qua các định chế quốc tế cũng như viện trợ nhân đạo và trợ giúp quân sự. Mặc dù có quan hệ nổi bật với Zimbabwe và Sudan, nhưng Trung Quốc ít hiện diện về quân sự ở châu Phi và hầu như không có ở Mỹ Latinh, thậm chí vẫn còn bị Mỹ làm lu mờ ngay cả tại sân sau của mình. Ví dụ, tháng trước tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã được hoan nghênh khi có mặt tại Diễn đàn khu vực ASEAN, diễn đàn lớn nhất về an ninh tại châu Á, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới một cuộc họp Mỹ-ASEAN lần thứ hai trong mùa thu, và các ngoại trưởng ASEAN đã mời Hoa Kỳ tham dự một cuộc đối thoại khu vực - Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, mà theo giới ngoại giao, là để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong tháng bảy, phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm nói rằng Mỹ và Việt Nam "gác lại quá khứ" và hai nước tăng cường quan hệ thương mại và quân sự. Thương mại hai chiều đã tăng vọt từ $ 2,91 tỷ năm 2002 lên đến $ 15,4 tỷ năm ngoái. Hoa Kỳ cũng có những bước tiến tương tự với Indonesia, ký kết một thỏa thuận vào tháng tư vừa rồi, cho phép Mỹ đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Đương nhiên, châu Á vẫn là một khu vực trên thế giới mà ở đó Trung Quốc hiện chiếm ưu thế thương mại khu vực – tổng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và phần còn lại của lục địa này đạt $ 231 tỷ so với Mỹ là $ 178 tỷ trong năm 2008. Nhưng hầu hết các trao đổi mậu dịch là sản phẩm trung cấp có giá trị thấp. Quan hệ thương mại này không thúc đẩy việc chuyển giao kỹ năng mà các quốc gia Đông Nam Á đang rất cần nhằm phát triển trình độ công nghệ lên mức cao hơn. Các nước như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia vẫn dựa vào sự hợp tác với Mỹ trong kinh doanh, công nghệ, và giáo dục để làm việc này. Và Mỹ vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại khu vực, 8,5% so với 3,8% của Trung Quốc, hoặc $ 3,4 tỷ so với $ 1,5 tỷ trong năm 2009.
Ở những nơi khác mà Trung Quốc đang ngày càng nổi bật về kinh tế, chẳng hạn như tại châu Mỹ Latinh, thì Hoa Kỳ cũng vẫn có những lá bài quan trọng. Năm ngoái, Trung Quốc thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Brazil, và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Venezuela, Chilê, Peru, Costa Rica, và Achentina. Nhưng trong khi tổng trao đổi thương mại của châu Á (chủ yếu là của Trung Quốc) với khu vực đã tăng 96% trong thập kỷ qua, thì Mỹ lại có một tỷ lệ tăng cao hơn, 118%.
Cũng như ở nhiều khu vực, các hàng rào văn hóa và địa lý hạn chế quan hệ Trung Quốc – Mỹ Latinh phát triển khăng khít. Ông Kevin Casas-Zamora, một chuyên gia về Mỹ Latinh tại Viện Brookings nói, "Mỹ và châu Mỹ Latinh phải cam chịu sống gần gũi với nhau, và Trung Quốc không bao giờ có thể cạnh tranh với điều này",
Sự hấp dẫn của quyền lực mềm của Mỹ trong khu vực làm giảm bớt sự hấp dẫn của Trung Quốc ; nó lại được khuyếch tán thông qua văn hóa, ngôn ngữ và những ý tưởng được dân chúng ưa chuộng. Quyền lực mềm cũng còn được sử dụng nhiều tại châu Phi, nhất là do mối liên hệ của tổng thống Obama với khu vực (tất cả mọi thứ từ nhà hàng để nơi rửa xe hơi được đặt tên ông). Những dấu hiệu của văn hóa Mỹ, từ phim, âm nhạc đến thời trang, tràn ngập khu vực.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Người con gái Đà Nẳng

Mời các bạn xem phim "Người Con Gái Đà Nẵng", một phim có nhiều vấn đề đáng quan tâm suy nghĩ.
Người Con Gái Đà Nẵng.
Tác Giả : Giao Chỉ - San Jose
Thứ Bảy, 21 Tháng 8 Năm 2010 14:42
Phim dài 1 giờ 20 phút, xem tóm lược truyện phim phần dưới. Phim nói tiếng Mỹ lẫn tiếng Việt, xin kiên nhẫn chờ máy tải tài liệu; Phim rất hay có ý nghĩa, đáng xem
* DVD phim tài liệu Người Con Gái Đà Nẵng của đài truyền hình PBS, một phim tài liệu kết hợp với chuyện kể có tên là Người Con Gái Đà Nẵng (Daughter From Danang).
BẤM VÀO ĐÂY để xem phim
http://saigonecho.com/main/doisong/tailieu/20850.html



Phim bắt đầu bằng các tài liệu liên quan đến những chuyến bay di tản trẻ em mồ côi và cả trẻ em có cha mẹ, được gửi đi Hoa Kỳ làm con nuôi vào những ngày cuối tháng 4 nãm 1975.


Một trong các em bé năm 75 nay đã hơn 30 tuổi, lai Mỹ, tình cờ tìm được tin tức bà mẹ và gia đình hiện ở Đà Nẵng. Sợi dây tình nghĩa mong manh được nối lại.


Lẫn với các phim tài liệu, đạo diễn đã dựng lên một câu chuyện kể lại tâm sự bà mẹ ở Việt Nam và cô con gái lai tại Hoa Kỳ. Cô bé hoàn toàn không biết tiếng Việt, không còn nhân dáng Việt, không biết tin tức về người cha là lính Mỹ một thời ở miền Trung. Cô kết hôn với một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã có hai con. Bà mẹ Việt Nam ở Đà Nẵng ngày nay kết hợp lại với người chồng Việt Nam cũ, có nhiều con trai và gái. Đó là anh chị em với cô gái lai đã được gửi đi làm con nuôi tại Hoa Kỳ. Tất cả đều là các nhân vật thật, đóng lại cuộc đời của họ.
Cả nhà chờ đợi ngày về thăm quê của người con gái Đà Nẵng. Từ hai đầu câu chuyện, nói tiếng Anh, có nhiều đoạn bằng Việt ngữ được phụ đề Anh ngữ, việc gặp gỡ tại Việt Nam đýợc thực hiện. Đó là chuyến trở về quê hương lần đầu và rất có thể là lần duy nhất.
Hình ảnh gia đình Việt Nam ở Đà Nẵng là hình ảnh rất thông thường như đa số người Việt hiện nay đã biết. Đại gia đình nhiều anh em, bần hàn nhưng không quá nghèo đói.
Hoàn cảnh gia đình cô gái lai tại Hoa Kỳ cũng thuộc giới trung lưu, không giàu có gì. Tuy nhiên rõ ràng là hai nếp sống khác biệt. Cô gái lai trở về tuy đã có chuẩn bị học nói những lời thương yêu bằng Việt ngữ: " Con yêu mẹ. Con xin chào mẹ v.v... Những rõ ràng là cô đang ở tâm trạng tò mò và không hề được hướng dẫn tâm tư cho việc đoàn tụ. Đó có thể là diễn tiến tự nhiên, hoặc là đạo diễn muốn câu chuyện cứ xẩy ra như vậy.
Sau buổi gặp gỡ cảm động tại phi trường, tiếp đến những ngày sống bên nhau tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều gượng gạo. Cô gái không thích ứng được cuộc sống thiếu tiện nghi tối thiểu. Không khí nóng nực, những buổi đi chợ quê mùi thịt cá hôi tanh, trong khi bà mẹ muốn khoe con gái ở Mỹ mới về, nên cứ la cà đây đó. Ngýời con gái Đà Nẵng chỉ muốn ra khỏi ngôi chợ xa lạ.
Trong câu chuyện kể lại, các anh chị nói về những ngày thõ ấu, vất vả nuôi cô em lai, rồi lo cho bà mẹ mà cô gái đã bỏ lại. Đã có những lời lẽ kể công và những đòi hỏi ràng buộc trách nhiệm mà cô gái lai ngày nay, đã hoàn toàn trở thành một phụ nữ Mỹ vô tý, không thể cảm nhận được.
Buổi họp mặt gia đình lần cuối trước khi chia tay đã đưa câu chuyện lúc mở đầu trùng phùng cảm động sau 30 năm xa cách, nay trở thành một bi kịch.
Các anh chị em, qua thông dịch viên, đã đặt thẳng vấn đề yêu cầu cô em lai đưa mẹ qua Mỹ để lo cho bà có cuộc sống đã từ lâu mong đợi. Và trong hiện tại thì cô em cần cho biết là mỗi tháng giúp cho gia đình được bao nhiêu. Xin nói cho cả nhà được rõ.


Và người con gái Đà Nẵng không thể hứa hẹn, không thể tài trợ được, nên đã gần như khóc lóc và bỏ chạy.


Rồi chuyến trở về Hoa Kỳ được tiễn đưa gượng gạo. Hình ảnh đưa người con gái lai về Mỹ khác xa cảnh những đứa trẻ ngày xưa lên máy bay qua Hoa Kỳ. Đạo diễn tiếp tục cho hai đầu câu chuyện nối tiếp. Người con gái Đà Nẵng trở về Mỹ, thất vọng với quá khứ và cũng không thể chia sẻ với chồng con. Trong khi đó tại Việt Nam, anh em than thở vì cho là ngôn ngữ bất đồng. Bà mẹ Đà Nẵng vẫn tiếp tục khóc. Và câu chuyện ngưng lại ở đó. Khán giả sẽ tự tìm ra câu trả lời.
Vâng, khán giả sẽ tìm ra ngay. Câu chuyện đưa đến kết luận là đám bà con nghèo khổ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy người ở Mỹ là một cái kho bạc. Họ chỉ nã tiền. Tất cả lời nói tình cảm thương yêu đều là đầu môi chót lưỡi. Đó không phải là thương yêu thực. Chuyện phim đã đưa ra một thông điệp như thế.
Đạo diễn của phim truyện "Người Con Gái Đà Nẵng" cũng đã có cùng một cảm nhận và đã dựng nên câu chuyện theo chiều hướng này để bảo vệ cho luận án. Đó là một đề tài hấp dẫn. Và cuốn phim đã được khen ngợi. Nhưng vì đây là phim tài liệu nên chúng ta có thể thắc mắc. Thực sự gia đình cô gái lai này đã có trắng trợn đòi hỏi như vậy hay không. Cô gái có vì vậy mà chán nản cho tình nghĩa gia đình mẹ con anh em ở Việt Nam hay không? Chúng ta không biết.
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
Chúng ta cần có sự thảo luận.
Hơn 30 nãm qua, tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm của bản thân, của bà con, bè bạn về cái chuyện kẻ ở người đi. Gửi tiền về Việt Nam cho bà con. Đem tiền về Việt Nam làm quà. Đó là chuyện đời thường của dân tỵ nạn. Việc bảo lãnh anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè qua Mỹ. Tại sao lại bảo lãnh? Tại sao lại không? Thậm chí vấn nạn được đem cả vào văn nghệ: "Anh đã lầm đưa em sang đây..." Và có thực sự là những bà con, bạn bè, anh em, cha mẹ của chúng ta nghèo khổ ở Việt Nam không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết xoay xở tìm mọi cách xin tiền?
Trên thực tế thư từ xin tiền, trực tiếp, gián tiếp, xa gần với ngàn vạn lý do: "Cần bung ra làm ăn, cần đóng tiền học, cần mua máy khâu, cần đi mổ ruột." Tất cả đều thường tình. Người ở nhà cầu cứu người đi trước. Đến lượt người ở nhà ra đi lại nhận thư xin tiền của người còn lại. Bao nhiêu giận dữ tranh cãi đã xảy ra. Chúng ta chẳng xa lạ gì.
Nhưng đó chỉ là bề mặt. Tình cảm sâu xa nếu có, vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đó là kinh nghiệm mà trải qua 30 năm trong ngành xã hội dân sinh chúng tôi đã ghi nhận được.
Sau đây là các điểm căn bản đưa ra để quý vị cùng suy nghĩ:


- Cô gái Đà Nẵng nói rằng chuyện đưa bà mẹ qua Mỹ là chuyện không thể thực hiện được. Điều đó có thể đúng, bởi vì ở thị trấn hẻo lánh nơi cô ở toàn người Mỹ trắng, đưa bà mẹ quê mùa Đà Nẵng qua đó làm gì?


Chỉ cần một cô gái Hậu Giang ở San Jose với 200 đồng US cho hồ sơ dịch vụ là đưa bà mẹ Hà Tiên qua Mỹ dễ dàng. Dù rằng cô mới nhập tịch và còn đang học ESL.
Còn chuyện gửi tiền về giúp bà con ở Việt Nam. Mỗi năm bây giờ người Việt gửi về ba tỷ Mỹ kim. Đó không phải là tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt, tình vợ chồng thì chúng ta phải gọi là cái gì? Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được?.
Một bà cụ cao niên ở đường Bascom đã nói với các con rằng: "Mẹ không muốn các con thương mẹ mà để trong lòng. Mẹ cũng không muốn các con thương mẹ rồi chỉ nói ra lời như người Mỹ. Các con thương mẹ thì mỗi tháng đưa tao hai trăm. Đứa nào thương nhiều hơn thì tùy ý. Tao góp tiền dành dụm gửi cho hai đứa ở nhà." Bà cụ nói tiếp: "Tôi làm thế là để anh chị em nó phải đùm bọc lẫn nhau. Tình nghĩa nói mồm, thì ăn thua gì. Chính phủ có nói gì thương yêu ruột thịt mà mỗi tháng còn phát cho tám trăm." Tao không cần hoa trắng hoa đỏ cho ngày của Mẹ. Cứ đưa tao tiền mặt".
Và thước đo tình nghĩa tỷ lệ thuận với việc gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ.
Chẳng cần làm thống kê, chúng ta cũng biết giới bình dân gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ mạnh hơn giới trí thức. Càng học giỏi, càng tài cao, càng đắn đo. Thiếu gì ông giáo sư nghe vợ nói gần xa đành phải im lặng giữ chữ hiếu ở trong lòng. Để bà mẹ già chờ mong trong nhà dưỡng lão Thị Nghè. Trong khi đó anh chồng thợ sơn, để nhẹ cô vợ lèo nhèo hai cái bạt tai, rồi đi gửi cho ông bố ở Hóc Môn dứt khoát năm trăm để ông cụ chạy giấy xuất cảnh.
Đợt di tản 75, tuy cũng có sự cố gắng nhưng nói chung hoạt động tình nghĩa hướng về quê nhà rất yếu.
Phải đến khi cánh thuyền nhân ra đi mới có sứ mạng rõ ràng. "Con ra đi một là con nuôi má, hai là con nuôi cá." Và biết bao phen, vượt biên bị bể nãm lần bảy lượt đi tù thì lại nhờ má nuôi con.
Bao nhiêu dân di tản nghèo, một chữ bẻ đôi không có, làm thật, làm chui. Welfare khai đúng, khai sai, chấp hết. Mỗi tháng là một thùng đồ. Sau này mỗi tháng đều gửi tiền chui. Những đồng tiền đầy mồ hôi và nước mắt tủi nhục đã mở thêm đường cho các con thuyền ra biển Đông, cho các chuyến vượt biên đường bộ qua Cam Bốt.
Biết bao nhiêu tiền cho đủ để người Việt trở thành người Việt gốc Hoa, ra đi có công an địa phương dẫn đường, công an biên phòng hộ tống.
Rồi tiền gửi về nhà để dựng vợ gả chồng, làm mồ, làm mả, xây nhà, mua ruộng.
Có ông già cải tạo đã không chịu đi, còn bạo gan điện qua là bây giờ cánh của ông không cần phục quốc. Ông nói các con gửi tiền về để ông mua tất cả. Cộng sản nó bán lại gần hết miền Nam rồi.
Các cơ sở dịch vụ, gửi tiền mở ra khắp các thương xá Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hoạt động của họ là thước đo tình nghĩa của cộng đồng. Họ càng phát đạt là tình quê hưõng càng rạt rào. Người con gái Đà Nẵng không thể hiểu được cô phải có nghĩa vụ gửi tiền về Việt Nam vì cô không đọc được báo Việt ngữ và không nghe được radio Sài Gòn ở San Jose.
Nếu không thực sự nhường cơm sẻ áo thì lời lẽ thương yêu đầu môi chót lưỡi kiểu khách sáo Hoa Kỳ e rằng không có ý nghĩa.
Trong cộng đồng của chúng ta cũng có rất nhiều ông bà học rộng tài cao. Nhưng thực sự hình như các bậc trí thức chuyên gia rất ít khi là khách hàng của các cõ sở dịch vụ Việt Nam. Họ không thích đóng hụi chết cho cái bát hụi hạnh phúc mà mình đã hốt trọn một đời.
Chúng ta khó có thể hình dung các tiến sĩ, bác học, luật gia, nhân sĩ, chính khách của cộng đồng lại là người gửi tiền hàng tháng về cho thân quyến ở Việt Nam.
Khi chúng ta hội nhập thành công, chìm sâu vào xã hội tiền phong của nước Mỹ, có vẻ như chút tình nghĩa lẩm cẩm đã nhẹ nhàng hơn. Và ta có quyền nghĩ rằng mình đi làm đã phải đóng thuế. Rồi ra đã có Welfare của xã hội và EDD của Sở Thất Nghiệp lo cho anh em bà con. Phần bà mẹ già thì đã có Nursing Home.
Trong cái nghề nghiệp xã hội hõn 30 nãm. Chúng tôi đã gặp rất nhiều gia đình Việt Nam qua trước tiến bộ vượt bực. Có nhà sản xuất đến 4 bác sĩ y khoa. Hai con là khoa trưởng đại học ở Úc và Tân Tây Lan. Hai con làm cho các y viện danh tiếng ở Chicago và Boston. Giàu sang và danh vọng chẳng ai bì. Mỗi năm từ Thankgiving đến Christmas, các cháu bận rộn vô cùng. Nên Xuân này con lại không về. Hai cụ ngồi bên nhau xem tấm ảnh màu rực rỡ của con cháu danh tiếng bốn phương trời.
Trong khi đó, cái đám mới qua ở nhà bên cạnh. Cứ vài tháng lại đón người đoàn tụ. Nghề nghiệp thì đủ trăm thứ linh tinh. Từ Assembler đến bỏ báo. Chồng cắt cỏ, vợ may thuê. Mà sao đám này ăn nhậu tối ngày. Suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Xe cộ đậu ngang dọc trên cả bãi cỏ. Trẻ con ở đâu ra mà nhiều thế.
Bà cụ hàng xóm, mẹ của 4 ông bác sĩ chỉ muốn ôm một đứa vào lòng. Hạnh phúc bỗng thật gần mà cũng thật xa. Uớc chi một trong các đứa con của hai cụ, học hành dở dang về làm điện tử ở San Jose để đẻ cho ông bà một đứa cháu tóc đen nói tiếng Việt như máy. Cũng như những đứa trẻ nhà bên cạnh mà thôi. Như vậy là ngày của Mẹ nãm nay nhà ta lại chẳng có đứa nào dẫn cháu về chơi. Sao mà cái đám Mỹ nó làm gì mà quá ồn ào như vậy?.