Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

PHÂN ƯU

                      HAY TIN
THAN MAU CUA NT3       TRAN NGOC DANH LA :
            BA QUA PHU          TRAN NGOC TU
            NHU DANH            VO THI KHUE
              PHAP DANH         NHU CHAU 
MAT LUC  7GIO 15 SANG NGAY 25 THANG 3 NAM 2011
        (21 THANG 2 NAM TAN MAO ).
HUONG THO 92 TUOI
ANH EM KHOA NGUYEN TRAI 3 NAM CALIFORNIA XIN CHIA BUON CUNG BAN DANH
NGUYEN CAU HUONG LINH BAC GAI SOM SIEU THOAT VE COI NIET BAN.

                                                                  T.M NGUYEN TRAI3 NAM CALI
                                                                          TRUONG NGOC KHOA







Nhận được tin , 
Thân mẫu của NT3 Trần Ngọc Danh là :

Cụ Bà Trần Ngọc Tú

Pháp danh Như Châu

vừa mãn phần ngày 25 tháng 3 năm 2011

tại miền Nam California , hưởng thọ  92 tuổi.

Tòan thể anh em khóa
Nguyễn Trãi 3 và gia đình xin chia sẻ với Trần Ngọc Danh về sự mất mát lớn lao này.

Xin cầu nguyện hương hồn cụ bà sớm về miền Vĩnh Phúc
.

Khóa Nguyễn Trãi 3

Thành thật chia buồn cùng anh chị Trần ngọc Danh và tang quyến.
Cầu chúc linh hồn Cụ Bà sớm về cõi Phật.
Vợ chồng
Tiêu khôn Cơ

Thành tht chia bun cùng anh ch Trn ngc Danh và tang quyến .
Xin chung l
i nguyn cu cho hương linh c bà sm tiêu diêu min cc lc .

v
chng Nguyn chí Hiếu .

    Thành tht chia bun cùng anh ch Danh vá tang quyến.
NGUY
N CU HƯƠNG LINH C BÀ SM V CI NIT BÀN 
Hoàng Kim Thi
n và gia đình

Thanh kinh chia buon cung gia dinh TRAN NGOC DANH
gd NT3 KHUE



Duoc tin buon than mau cua anh chi NT3         Tran Ngoc Danh
la ba qua phu      Tran Ngoc Tu
Nhu danh           Vo thi Khue
Phap danh:         Nhu Chau
Da man phan luc 7:15 sang  
ngay 25 thang 3 nam 2011 nham ngay 21 thang 2 nam Tan Mao
tai Orange County, California U.S.A
Huong tho 92 tuoi
Toan the gia dinh NT3 Bac Cali thanh that chia buon cung anh chi
Tran Ngoc Danh cung tang quyen.
Nguyen cau huong linh cu ba som tieu dieu mien cuc lac
Gia Dinh NT3 Bac Cali

              Chân thành chia xẻ nỗi đau đớn cùng sự
           mất mát lớn lao đối với Anh Chị Trần Ngọc Danh
           và Qúy Quyến trước sự ra đi của Thân Mẫu.
           Cầu mong Cụ sớm Hưởng Sự An Lạc.

              Thân.     Cao Xuân Khải

Ca dao tình mẹ-Thùy Trang


Thanh kinh phan uu cung gia dinh TRAN NGOC DANH va tang quyen.
            Gd NT3 LE NGOC LONG.

Chia buồn gia đình Trần Ngọc Danh, cầu nguyện vong linh bà cụ tiêu diêu nơi miền cực lạc.
CÓ PHÁO vu qui, CÁO PHÓ thường.
BỞI ĐÒ, cõi tạm, BỎ ĐỜI thương.
KÊU SẦU kinh Phật, CẦU SIÊU độ.
TRƯỜNG DÂNG lời nguyện chốn TRẦN DƯƠNG.
 Trương Minh Hòa.


  Thanh kinh phan uu cung gia dinh TRAN NGOC DANH
  va nguyen xin linh hon Cu Ba som ve coi NIET BAN.
                                 Vo chong NT3 Pham van Dac


  Thành thật chia buồn cùng gia đình bạn Danh.
  Xin nguyện cầu cho hương hồn Bà Cụ sớm về cõi niết bàn.
 
    DiepvanOanh

Danh mến,
Gia đình tôi xin chia  buồn về sự ra đi của bà cụ
Nguyện cầu hương linh cụ bà được tiêu diêu cõi Phật
Sinh

 
 
Duoc tin than mau  cua ban TRAN NGOC DANH ra di,gia dinh toi xin chia buon gia dinh ban,nguyen cau linh hon ba cu duoc tieu dieu mien cuc lac.
 
De Hoang

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu*


Da Màu và Bạn, Tùy bút  

T. Vấn  ♦ 15.03.2011

 


VUG-PCT


1.
Mẩu tin trên mạng một buổi sáng lang thang đã đem đến cho tôi nỗi ngậm ngùi. Người mà tôi mơ ước được một lần gặp gỡ để “ thanh toán cho xong cái quá khứ đã chấp trong tôi ” bằng cách bắt chước chính ông “ Phùng Phật sát Phật. Phùng Miller sát Miller,” để rồi biến thành “Phùng Phạm sát Phạm,” không còn nữa. Phạm Công Thiện đã qua đời trước khi tôi có cơ hội “ sát thủ.”

Phạm công Thiện chết rồi, mặt trời sẽ hy vọng có thực. Ngày ông qua đời, thứ Ba 8 tháng 3 năm 2011, mặt trời mùa đông vạch mây ngó xuống . Đó là một ngày nắng hiếm hoi.
Trong bài tựa cho lần tái bản quyển sách nổi tiếng “Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học” do nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1970, ông viết:
Bây giờ gần 30 tuổi thì tôi lại xuống núi (chứ không phải lên núi như Zarathustra) để làm nước chảy ồn ào trong những lỗ cống của cuộc đời.
Thực ra còn đến hai tháng nữa, tôi mới đúng 29 tuổi. Tôi cho phép tôi làm nước chảy trong cống rãnh trong thời gian một năm nữa thôi, từ 29 tuổi đến 30 tuổi.
Từ 30 tuổi trở đi cho đến 40 tuổi thì tôi sẽ không là tôi nữa. Đó là điều bí mật chỉ có tôi mới biết rõ vì sao tôi sẽ không là tôi nữa.
Từ 40 tuổi cho đến 50 tuổi, hư vô sẽ thổi trên mặt đất.
Từ 50 tuổi cho đến 60 tuổi thì kỷ nguyên Tây lịch đã tới năm 2000.
Từ 60 tuổi cho đến 70 tuổi thì trái đất sẽ rất nhiều chim, những con chim biết nói tiếng Phạn.
Từ 70 tuổi cho đến 80 tuổi thì núi Hy mã lạp sơn sẽ sụp đổ và chảy tan thành một đại dương mới.
Từ 80 tuổi cho đến 90 thì Thái Bình Dương sẽ trở thành nấm mồ chôn hết lục địa.
Từ 90 tuổi cho đến 100 thì mặt trời trở thành mặt trăng và mặt trăng trở thành địa cầu mới.
Chẳng may, ông đã mất năm 71 tuổi (ông sinh năm 1941). Ông không kịp chờ cho “núi Hy mã Lạp Sơn sẽ sụp đổ và chảy tan thành một đại dương mới.“  Nhưng nếu ông còn sống, liệu ngày ấy có đến không?

Đã đi mất hẳn đi rồi.


Đó là câu thơ của chính ông trong tập thơ cuối cùng ( Trên Tất Cả Các Đỉnh Cao Là Lặng Im ) mà nhà thơ Viên Linh đã mượn làm đề tựa bài viết ngắn về cái chết của vị triết gia thi sĩ thần đồng. Có thật là Phạm Công Thiện “đã đi mất hẳn đi rồi” ?
Với ai thì chắc hẳn là không cần phải hỏi lại. Nhưng với Phạm Công Thiện thì khác. Vẫn phải bắt chước ông (lại một lần nữa tôi bắt chước ông!) hỏi chính mình : Đã đi rồi đã đi chưa?


Tại sao?

Vì Phạm Công Thiện là một hiện tượng chưa một lần được lý giải thỏa đáng cho người đương thời, cho các thế hệ nối tiếp mỗi khi họ ngồi lần giở những trang cảo thơm của quá khứ. Kể từ khi xuất hiện năm 1957, lúc mới 16 tuổi , bằng cách tự xuất bản quyển Anh Ngữ Tinh Âm, rồi tiếp theo ông cho ra đời những tác phẩm gây chấn động cả một tầng lớp trí thức, sinh viên thành thị dưới nhiều hình thức : nghiên cứu triết học, tôn giáo, thi ca, văn học v..v. Ở tuổi chưa tới 30, ông đã lần lượt đảm trách nhiều chức vụ nghiên cứu, giảng dạy khác nhau ở đại học và các tu viện Phật giáo ( dù ông xuất thân từ một gia đình theo Thiên Chúa Giáo). Đó là chưa kể những sự kiện khác thường trong cuộc đời của ông. Năm 1964, giữa lúc tiếng tăm nổi lên như cồn, ông từ bỏ Thiên Chúa giáo của mình để trở thành một nhà sư với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Năm 1970, rời bỏ đất nước sang Israel, Đức, rồi Pháp sinh sống. Tại đây, ông cởi áo cà sa, lấy vợ – một người theo đạo Thiên chúa.

Từ bấy đến nay đã hơn 50 năm trôi qua, nhiều người già tóc bạc da mồi đương thời với ông vẫn còn phải tự hỏi mình:
Phạm Công Thiện, ông là ai?


Cho đến buổi chiều ngày thứ Ba 8 tháng 3 năm 2011 lúc mà Phạm Công Thiện “mệt dần, bắt đầu nhập định và ra đi nhẹ nhàngtại thành phố Houston, tiểu bang Texas, câu hỏi lại càng nổi cộm hơn bao giờ hết, vì đã đến lúc “ cái quan định luận,” khi thể xác ông đã thực sự là một thi hài như thi hài của bao con người khác khi chết. Thiên tài hay thường nhân, bạo chúa hay minh vương, nằm xuống rồi cũng thì có khác gì nhau. Thế nên, với Phạm Công Thiện, câu hỏi từ 50 năm vẫn lơ lửng.
Phạm Công Thiện là một triết gia hay kẻ mắc bệnh điên tư tưởng? Là một học giả hay chỉ là con mọt sách? là một thi sĩ, một nhà văn hay kẻ lộng ngôn xem chữ nghĩa như một trò chơi? Là bậc tu hành tinh thông lẽ đạo bằng trí thông minh tuyệt vời hay kẻ mượn áo cà sa trốn lánh việc đời rồi hốt nhiên trở nên “ngộ một cách bất đắc dĩ? Là con người lập dị nhờ vào khả năng ngôn ngữ hơn người hay kẻ phá phách cậy mình thông kinh đạt quyển nên tung hoành chốn trường văn trận bút như chỗ không người? Là vị thần đồng thực sự hay kẻ kiêu ngạo coi trời bằng vung?


Nhiều người đương thời đã tìm cách lý giải hiện tượng Phạm Công Thiện với nhiều cách nhìn khác nhau, đôi khi đối nghịch.

2.

VSG-PCT
Hãy đọc tiểu sử của Phạm Công Thiện :
Sinh ngày 01 tháng 6 năm Tân Tỵ, 1941, tại Mỹ Tho, Việt Nam.
- Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Sorbonne, Pháp,
- Nguyên Giáo Sư Triết Học tại Đại Học Toulouse, Pháp,
- Nguyên Khoa Trưởng Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn tại Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Giám Đốc Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy cho tất cả các Phân Khoa của Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1966 tới năm 1970,
- Nguyên Chủ Biên Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn,
- Nguyên Giáo Sư Phật Học tại các Học Viện, Cao Đẳng Phật Học tại Hoa Kỳ,
- Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo .

Hãy đọc danh sách những tác phẩm của ông :
• Tiểu Luận Về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền Tông (1964)
• Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Triết Học (1965)
• Ngày sanh Của Rắn (1967)
• Trời Tháng Tư (1966)
• Im Lặng Hố Thẵm (1967)
• Hố Thẵm Của Tư Tưởng (1967)
• Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967)
• Bay Ði Những cơn Mưa Phùn (1970)
• Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988)
• Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong
Tư Tưởng Phật Giáo (1994)
• Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995)
• Làm Thế Nào Ðể Trở Thành Một Bậc Bồ Tát
• Sáng Rực Khắp Bốn Phương Trời (1998)
• Tinh Tuý Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998)
• Trên Tất Cả Ðỉnh Cao Là Im Lặng
• Một Ðêm Siêu Hình Với Hàn Mặc Tử
• Khai Ngôn Cho Một Câu Hỏi Dễ Hiểu: Triết Học Là Gì ?
• Ðối Mặt Với 1000 Năm Cô Ðơn của Nietzche



Tác phẩm dịch đã xuất bản
Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968)
Martin Heidegger, Về thể tính của chân lý (1968)
Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969)
Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991)


Một tiểu sử và những thành tựu đáng nể. Cho tới nay, trong thế giới người Việt ở cả trong lẫn ngòai nước, chưa thấy ai có những thành tựu đa dạng và ở một số tuổi ít ỏi như thế.
Ông là một thiên tài. Điều này ít ai có thể chứng minh ngược lại. Không phải là thiên tài thì làm sao có được sự nghiệp đồ sộ khó ai bì như vậy. Nhưng không phải là không có người bảo ông điên. Mặt khác, cũng chính ông đã từng viết “bệnh điên trở thành một thời trang làm dáng cho bọn tự nhận là thiên tài.Ở Phạm Công Thiện dường như điều đơn giản nhất cũng trở nên rối rắm, khó hiểu. Thí dụ như định nghĩa về thiên tài, về ranh giới mong manh giữa thiên tài và cuồng sĩ.

Ông là một triết gia. Chính bản thân mình, ông chưa bao giờ tự nhận là triết gia. Có lẽ là do ông dạy Triết, viết sách Triết, nghiên cứu Triết với ngôn ngữ của kẻ lập ngôn nên nhiều người tưởng lầm, hoặc do quá hâm mộ nên tôn sưng ông là triết gia. Hệ lụy đời ông có lẽ cũng bắt đầu từ ngộ nhận mang tầm vóc bi kịch này. Và cũng từ đây, có kẻ đương thời khẳng quyết triết gia là kẻ mắc bệnh ung thư tư tưởng.

PCT-cusi
Cư sĩ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh


Ông là một học giả. Tinh thông nhiều ngọai ngữ, là chìa khóa mở ra những cánh cửa văn hóa thế giới. Có đọc Phạm Công Thiện ( tuy không hiểu được hết những điều ông viết ), mới thấy hết sự mênh mông của sở học mà ông chiếm hữu. Đã thế, những trang sách Phạm Công Thiện mang một đặc tính khác thường so với những trang sách kinh điển : hòai nghi, phản kháng , phủ nhận , với sự mãnh liệt và thái độ cao ngạo của tuổi trẻ. Vì vậy mà có người cho rằng ông là kẻ phá phách, coi trời bằng vung chăng ? Dẫu cho có là một thiên tài, thì tuổi trẻ vẫn cứ là tuổi trẻ với những thuộc tính làm nên một lực đẩy khiến nhiều người già khó chịu. Thiên tài cộng với tuổi trẻ thì khó tránh được những điều ong tiếng ve . Hãy đọc một đọan trích trong bài tựa cho lần tái bản thứ tư của quyển sách Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (YTMTVNVTH) thì sẽ thấy quả chẳng oan cho ông tí nào :

“ . . .Tôi thực sự bắt đầu viết quyển Ý thức mới trong văn nghệ và triết học vào năm 1960 (thực sự khởi từ năm 1959), nghĩa là lúc tôi được mười tám và mười chín tuổi. Bây giờ tôi gần 30 tuổi. Bao nhiêu nước chảy trôi phăng qua cầu trong mười năm trời. Bây giờ nhìn lại chặng đường xưa, tôi không ngờ lúc 18 – 19 tuổi tôi lại thông minh dễ thương như vậy, rồi nhớ lại lúc 13-14 tuổi cho đến lúc 16 tuổi, tôi đã xuất bản một quyển, sách về ngôn ngữ học và đã viết trên 20 quyển sách về văn học quốc tế và ngôn ngữ học (trong đó có một quyển mà Nguyễn Hiến Lê đề tựa giới thiệu và ngạc nhiên không ngờ tôi mới 16 tuổi), sau này khi tôi được 18 tuổi thì tôi đốt sạch hết tất 20 quyển ấy!


Tai nạn lớn lao nhất trong đời tôi là phải chịu đoạ đầy làm thần đồng lúc còn thơ dại, rồi lúc lớn lên làm thanh niên thì phải chịu đoạ đầy làm thiên tài . . . “.


Ông là người tinh thông đạo Phật. Chắc cũng khó chối cãi. Mới 23 tuổi, ông đã viết sách về Bồ Đề Đạt Ma, vị tổ sư của Thiền tông. Rồi một lọat những trọng trách ông đảm nhận liên quan đến việc giáo dục các tăng sĩ, những chức vụ trong các tổ chức Phật giáo, những họat động nhằm xiển dương Phật giáo, những tác phẩm nghiên cứu về Phật pháp sau này. Nhưng cũng có người cho rằng ông mặc áo nhà tu, rồi cởi áo nhà tu, rồi lại tuồng như mặc lại chiếc áo ấy chỉ là phản ánh sự bất định trong tâm hồn một người tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Ngày ông lên chùa Hải Đức ở Nha Trang cạo đầu , mặc áo cà sa, mang pháp danh Thích Nguyên Tánh, người thời ấy bảo ông trốn việc quan đi ở chùa. Có người bảo ông tìm nơi an tịnh để chữa bệnh “ khủng hỏang tâm linh”. Giải thích gián tiếp về việc này, ông viết “sự chọn lựa đi tu cũng là một thái độ sống trước hư vô. Đi tu đâu phải là chuyện dễ; có lẽ có thể nói rằng phải có can đảm lắm và nhiều sức mạnh lắm mới đi vào con đường cô đơn ấy . . . “ . Nhưng cũng có người mãi đến hôm nay vẫn xưng tụng ông là Bồ tát ( chính xác hơn là “khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Ðức Phật. “ ).


Ông là nhà văn. Quả thật, chỉ với “ Bay đi những cơn mưa phùn”,viết từ năm chưa tới 30 tuổi, kẻ ganh tị nhất với ông cũng phải thốt lên lời tán thưởng. Đó là những trang văn xuôi của thơ, là hình ảnh trau chuốt của cái đẹp, là sự thăng hoa của tâm hồn con người, là chữ nghĩa cuối cùng đã thóat ra khỏi được những giam hãm của đời sống. Có người bảo bao tinh anh của ông đã phát tiết hết cả từ những ngày còn trẻ, phát rộ sớm thì lụi tàn sớm, thế nên nhiều năm nay ở hải ngọai ông có còn viết được gì nữa đâu ngòai một tập tùy bút “ Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất “.


Ông là nhà thơ. Đến đây thì chắc nhiều cái đầu gật gù. Theo nhiều người thân cận với ông thì ông chỉ muốn là, được gọi là, thi sĩ. Ông đã từng khẳng định chắc nịchôi không là một tên tiên tri nào cả, ngôn ngữ của tôi là ngôn ngữ của thi sĩ. Ai muốn hiểu làm sao thì hiểu. Chắc ông đã mãn nguyện. Tập thơ mỏng manh “ Ngày sanh của rắn “ xuất bản năm 1966 ở Sài Gòn đã khẳng định vị trí thi sĩ của ông. Sau này, với bài Trường Giang Mỹ Tho viết năm 1980 đã được nhiều người coi là tuyệt tác, hoặc tập thơ cuối cùng “ Trên tất cả đỉnh cao là lặng im,” với lời mở đầu rất “Phạm Công Thiện nhưng tôi chưa thấy ai phàn nàn:
“… Một đêm, tôi nằm chiêm bao thấy Goethe hiện về, bảo tôi hãy nhớ lại câu thơ ngắn của ông và gợi ý gián tiếp cho nhan đề tập thơ này:
Ueber allen Gipfeln Ist Ruh
(Trên Tất Cả Những Đỉnh Cao
Là Bình Yên)



Có lẽ là vì trần gian này đã có quá nhiều thi sĩ ngông nên có thêm một vị nữa cũng chẳng chết “ thằng tây “ nào chăng ? Nhưng mà ngày xưa, ông đã bị mỉa mai là “thi sĩ khều mặt trời” với những câu thơ “đình đám “ trong tập “ Ngày sanh của rắn”:
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ
mặt trời có thai!
Mặt trời có thai!
Sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt

( Ngày sanh của rắn )


Vì đình đám quá nên những câu thơ “ thời thượng“ mà ai cũng biết ấy đã che khuất đi những câu thơ tuyệt vời khác, chẳng hạn:

Mưa chiều thứ bẩy tôi về muộn Cây khế đồi cao trổ hết bông“


Quả là khẩu khí một thi sĩ . . . triết gia.

3.

PCT-raubac
Nhưng với tôi, kẻ mang một quá khứ không thể tách rời cái tên Phạm Công Thiện thì cách lý giải của Nguyễn Ngọc Tuấn trên Tiền Vệ khiến tôi dễ dàng chấp nhận hơn :

“. . . theo tôi, Phạm Công Thiện là một nhà thơ trước khi là một nhà tuỳ bút; là một nhà tuỳ bút trước khi là một nhà văn; là một nhà văn trước khi là một nhà tư tưởng; là một nhà tư tưởng trước khi là một người phá phách và là một người phá phách trước khi là một kẻ lập dị. Suốt mấy chục năm nay, Phạm Công Thiện luôn luôn chịu đựng một sự đánh giá bất công cũng như những sự khen ngợi oan ức khi người ta nhìn ông theo một chiều hướng khác, ngược lại.


Phạm Công Thiện có một cái tài đặc biệt rất hiếm người có là ông có thể làm cho độc giả đọc ông một cách thích thú, say mê và thán phục mặc dù, khi gấp sách lại, người ta hoàn toàn không hiểu là ông nói cái gì cả. Bởi vậy, mặc dù tác phẩm của ông nổi tiếng là khó hiểu, ông vẫn có một lượng độc giả khá lớn, khá trung thành, và đôi khi khá bình dân. Nói như thế cũng có nghĩa là nói thế mạnh đầu tiên và nổi bật nhất của Phạm Công Thiện chính là ở khả năng diễn đạt, hay nói cách khác, ở giọng văn của ông. Đó là một giọng văn có sức hấp dẫn lạ lùng, một giọng văn vừa uyên bác vừa sôi nổi, vừa rất trí tuệ và lại rất giàu chất thơ. ....”


Những người không sống ở Sài Gòn vào thập niên 1960s, khoảng thời gian cái tên Phạm Công Thiện biểu trưng cho một hiện tượng thật đình đám dù là không khí chiến tranh đã ngự trị khắp nơi kể cả những thành phố lớn, có thể không cảm và hiểu hết được những tác động đối nghịch nhau mà Phạm Công Thiện đã tạo cho người đương thời. Nay, gần 50 năm đã trôi qua, cái gì còn đọng lại đã chứng tỏ gía trị của chúng, hoặc ít nhất cũng chứng tỏ khả năng sống sót sau cơn lũ thời gian. Với trường hợp Phạm Công Thiện, dù ông vẫn không ngừng sáng tác sau khi rời nước để phiêu bạt giang hồ từ năm 1970, nhưng những đề tài được bàn luận về ông, cho tới hôm nay, phần lớn vẫn là về những gì ông viết trong thập niên đáng nhớ ấy. Liệu chi tiết này có nói thêm được gì không về giá trị những suy tưởng của một thanh niên chưa tới 30 tuổi ngày nào?

4.
Trong tập thơ Nhân Gian, xuất bản năm 2006, nhà thơ Phạm Thiên Thư đã vẽ Phạm Công Thiện bằng 4 câu thơ:

Con người hóa kiếp nhà thơ
Khi bay thành nhạc khi chờ là hương
Lang thang trong cuộc đoạn trường
Lấy trăng thái cổ soi đường bến mê



Con người dù có hóa kiếp nhà thơ cũng sẽ đến lúc phải “xả bỏ thân tứ đại.” Thọ 71 tuổi như ông , tuy chưa đủ để gọi là chết già, nhưng “lang thang trong cuộc đọan trường” bấy nhiêu năm ai mà không mệt mỏi, dù có là thiên tài. Cho nên, nằm xuống là yên nghỉ . . . đời đời. Khi sinh thời, nhà thi sĩ triết gia nổi tiếng cao ngạo vốn đã bỏ ngòai tai mọi lời chê tiếng khen thì lúc này đây, còn có gì để ông phải bận tâm dùng dằng. Có bận tâm chăng là bận tâm cho kẻ hậu sinh ôm di sản của ông mà chợt rùng mình nghĩ đến gánh nặng oằn vai trên đoạn đường dài trước mặt. Từ đây, trọng tâm của mọi cuộc bàn luận sẽ chỉ còn là về những gì ông để lại cho đời. Khi mặt đất này không còn bóng dáng con người mang cái đầu quá lớn trên thân xác nhỏ nhoi của mình nữa, thì mọi hệ lụy trần gian cũng sẽ biến thành hạt bụi theo gió bay đi như những cơn mưa phùn.

Nhà thơ Nguyên Sa sinh thời có viết bài thơ nói chuyện phải quấy với Phạm Công Thiện , trong đó có hai câu cuối:

Này người bỏ sóng sang thuyền tĩnh
Nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu

( Nói chuyện phải quấy với Phạm Công Thiện – Nguyên Sa)


Tôi chợt có ý nghĩ rằng , có lẽ giây phút này đây, chính thi sĩ triết gia Phạm CôngThiện đang thét vang trong gió hai câu thơ ấy của người bạn cũ.

Nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu. Thắp nén hương lòng, tôi cầu chúc cho ông đạt được ý nguyện./.


T.Vấn
03-12-2011
*Thơ Nguyên Sa
___________________________________
*Bài này có nhiều chỗ trích dẫn, trích giải. Tuy nhiên, nó không có tầm cỡ một bài khảo luận nên tôi nghĩ không nên làm cho bài viết trở nên nặng nề một cách không cần thiết bằng những dấu chỉ gốc của những đoạn trích dẫn, trích giải. Thay vào đó, tôi dùng thủ thuật nối kết ( Hyperlink ) dẫn đến nguồn của đoạn trích dẫn, trích giải được hiển thị qua những chữ đổi màu trong bài. T.Vấn

'Vẫn đánh nhau ở Benghazi'


Chiến đấu cơ của không quân Anh và Pháp đang trong trạng thái sẵn sàng
Chiến đấu cơ của không quân Anh và Pháp đang trong trạng thái sẵn sàng.
Xe tăng quân đội Gaddafi đã ở bên trong cứ điểm nổi dậy Benghazi mặc dù chính phủ Libya đã tuyên bố ngừng bắn.
Theo phóng viên BBC có mặt tại chỗ, một máy bay có vẻ đã bị bắn hạ mặc dù LHQ đã ra nghị quyết cấm bay.
Phe nổi dậy nói họ đang bị tấn công, nhưng chính phủ bác bỏ cáo buộc.
Các lãnh đạo Anh, Mỹ, Pháp và các nước Ảrập sẽ gặp nhau ở Paris để bàn tính hành động quân sự.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói thế giới phải "nói bằng một giọng" về Libya.
Nghị quyết mới của LHQ đồng ý có "mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân Libya.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói quân đội Libya nếu không rút lui và ngưng ngay tấn công phiến quân, sẽ phải đối diện với hành động quân sự.
Ông nói nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ hậu thuẫn hành động quân sự, trao quyền cho quốc tế bảo vệ thường dân, là "bất khả thương lượng".
Trong lúc Anh và Pháp lên kế hoạch tấn công Libya chiểu theo nghị quyết của LHQ, chính quyền của Đại tá Muammar Gaddafi loan báo lệnh ngưng bắn.
Một số tin nói rằng quân chính phủ vẫn tiến hành hoạt động quân sự, dù có lệnh ngưng bắn.
Quan chức Libya bác tin như vậy, gọi chúng là không có sự thật. Và Tripoli nói họ mời quan sát viên quốc tế đến kiểm định tình hình.
Tại thành phố Misrata do phiến quân kiểm soát, quân chính phủ đang tiến đến rất gần. Người dân cho hãng Reuters hay họ chưa thấy lệnh ngưng bắn được áp dụng, chiến đấu cơ và xe tăng tiếp tục bắn phá thành phố.
Tổng thống Barack Obama ra tối hậu thư dành cho ban lãnh đạo Libya.
Gần đây thành phố Zawiya đã rơi vào tay của quân thân với Gaddafi. Tin nói đến giao tranh dữ dội đang xảy ra xung quanh thị trấn Ajdabiya.
Phải ngưng ngay
Tổng thống Barack Obama ra tối hậu thư dành cho ban lãnh đạo LibyaTổng thống Hoa Kỳ Barak Obama nói: "Tất cả các cuộc tấn công nhắm đến thường dân phải được ngưng ngay lập tức. Gaddafi phải ngưng mũi tấn công đang hướng tới Benghazi, rút quân ra khỏi Ajdabiya, Misrata và Zawiya, nối lại dịch vụ điện, nước, gas tại các vùng này.
"Hoạt động của các tổ chức cứu trợ nhằm giúp người dân Libya phải được cho phép.
"Tôi muốn nói rõ điều này. Tất cả các yếu cầu vừa nói không thể thương thảo. Nếu Gaddafi không thực hiện, cộng đồng quốc tế sẽ buộc chính quyền phải chịu hậu quả. Nghị quyết của LHQ sẽ được thực hiện qua hành động quân sự.
"Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng, sứ mệnh chính trực, liên minh rất mạnh."
Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Susan Rice cho đài truyền hình CNN hay Đại tá Gaddafi vi phạm nghị quyết của HĐBA, vừa được thông qua hôm thứ Năm, kêu gọi ngưng bắn ngay lập tức và cấm toàn bộ các chuyến bay tại Libya.
Tuy nhiên chiều tối thứ Sáu, thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaim nói, kể từ khi loan báo lệnh ngưng bắn, quân của chính phủ đã ngưng hoạt động quân sự.
Trước câu hỏi về chiến dịch quân sự của chính phủ vẫn đang tiếp tục tại Misrata, và một số nơi khác, ông Khaled Kaim cho phái viên hay: "Kể từ khi loan báo lệnh ngưng bắn, không có hoạt động dội bom gì cả."
 Nguồn tinTừ BBC

Đừng bốc phét nửa

Thoạt đầu tôi định chỉ viết một lời bình sau khi đọc “Thời thanh niên sôi nổi” của chị Đoan Trang trên ĐCV, nhưng e rằng sẽ không đủ ý, đành viết bài này vậy.
Tôi là một gã Bắc Kỳ. Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là “mái trường XHCN”. Anh tôi là một bộ đội phục viên. Cháu ruột là đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh đang tại chức. Tôi đi "nghĩa vụ quân sự" 3 năm, mang "quân hàm" trung úy, chức đại đội phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.

Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hận thù, không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô Tướng Giáp: “mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”; “Thiên tài quân sự”; “Đại trí, đại nhân, đại dũng”; “Vị Tướng huyền thoại”; “Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”; “Một nhân cách lớn”.

Có thiệt vậy không?

Những Điều Tận Mắt

Khoảng đầu năm 1983, ông Giáp đến thăm một trường đại học. Khi đó ông đã thôi chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, đang là Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Tôi thấy ông vẫn mặc quân phục, mang "quân hàm" đại Tướng. Bọn sinh viên chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 20, rất ngưỡng mộ ông, kéo đến nghe ông nói chuyện. Không ngờ những bài phát biểu của ông rất nhạt, chung chung, vô thưởng vô phạt, với những sáo ngữ mòn cũ, giáo điều thường thấy trong các nghị quyết của chi bộ, chi đoàn như là Đảng ta, nhân dân ta anh hùng, quân đội ta anh dũng, thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, quyết tâm, vượt mức, lập thành tích, quán triệt, phát huy,…

Không có gì sắc sảo, mới lạ. Màng nhĩ của tụi tôi bấy giờ đã khá quen với những ý tưởng và ngôn từ của các giáo sư đại học thời Tây còn lại, hoặc những vị cỡ như Bùi Tín nói về thời sự quốc tế, Trần Quốc Vượng nói về Hà Nội Học, hay Xuân Diệu bình thơ. Vì thế nghe Tướng Giáp nói xong chúng tôi thất vọng quá. Sau này tôi lại thấy mỗi khi đi thăm các cơ sở, ông Giáp đều bắt đầu lời phát biểu kiểu như: Thay mặt đ/c Lê Duẩn uỷ viên BCT tổng bí thư…, đ/c Trường Chinh ủy viên BCT chủ tịch hội đồng nhà nước…, đ/c Phạm Văn Đồng ủy viên BCT, chủ tịch hội đồng chính phủ, và các đ/c khác trong trung ương… tôi xin gởi lời thăm đến các đồng chí…

Thì ra ở đâu ông cũng ăn nói na ná như nhau.

Ngày 30 – 4 -1995, kỷ niệm 20 năm ngày "giải phóng miền Nam". Năm chẵn, nên tổ chức rất "hoành tráng" ở Sài Gòn. Truyền hình Mỹ chiếu trực tiếp lễ duyệt binh, có phần phỏng vấn Tướng Giáp và Tướng Westmoreland. Ý họ là để cho hai vị Tướng đã từng đối đầu ở chiến trường có dịp trò chuyện với nhau. Sau lời phát biểu khá khiêm tốn của Tướng Westmoreland, đến lượt Tướng Giáp – ông nói đại ý rằng chúng tôi vô cùng tự hào vì Việt Nam là một thuộc địa nhỏ bé nhưng đã đánh thắng được hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Một thiên tài quân sự, một chính khách lỗi lạc, một nhà ngoại giao tài ba, mà lại phát biểu như vậy sao. Tôi tự hỏi.

Từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò

Ngày 22-11-1944, ông Giáp cùng với 34 chiến sĩ đã qua một cơn chuyển dạ đớn đau, rồi sinh hạ QĐNDVN dưới gốc đa Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Đến tháng 5-1948, tức 3 năm rưỡi sau, ông Giáp được ông Hồ Chí Minh phong cho chức Đại Tướng. Khi ấy ông Giáp mới 37 tuổi. Riêng điều này thì “huyền thoại” thiệt. Cả thế giới đến nay mới xuất hiện hai đại Tướng được phong vượt 17 cấp bậc như thế! Ông Giáp ở Bắc Việt Nam, và Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên! Từ đó người ta gọi ông Giáp là “Tướng Giáp”. Ông giữ những chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh QĐNDVN cho đến năm 1982.

Vào cuối thập niên 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng” do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động. Ông Giáp trở thành đích ngắm của vụ án, nhưng ông lại không bị đánh trực tiếp, mà đòn hiểm lại nhằm vào những người đồng chí trung thành của ông ở chiến dịch Điện Biên Phủ: Thượng Tướng Chu Văn Tấn tư lệnh Quân Khu Việt Bắc, Thiếu Tướng Đặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần, Tướng Lê Liêm một ủy viên đảng ủy, Trung Tướng Trần Độ chỉ huy đại đoàn 312, mũi tấn công chính vào sở chỉ huy Pháp, và là người tiếp nhận sự đầu hàng của Tướng de Castries, Đại tá Đỗ Đức Kiên cục trưởng tác chiến, Đại Tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính, và nhiều người khác nữa. Tất cả bị vu cáo cùng một tội “chống đảng, xét lại, làm gián điệp cho nước ngoài”. Điều trớ trêu là Tướng Giáp biết rõ là ngụy tạo, nhưng ông không bao giờ mở miệng, hoặc có một hành động nào để bảo vệ, hay giúp đỡ những người bạn cũ đang bị đối xử rất tàn ác.

Đại hội Đảng V – 1982, ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị, mất chức bộ trưởng bộ quốc phòng, và được “phân công” về làm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Thực chất đây là một vụ cách chức, hay nói trắng ra là ông Lê Đức Thọ đã hạ nhục ông Giáp một cách không thương tiếc. Ông Giáp vẫn không có một hành động gì dù nhỏ nhất như là từ chức, xin về hưu để tỏ thái độ, và giữ gìn khí tiết của một người làm Tướng. Ông tỏ ra như một đứa con ngoan vâng lời cha mẹ. Dân Bắc kỳ phải ngán ngẩm mà than rằng:

“Xưa làm bộ trưởng quốc phòng
Nay làm bộ trưởng đặt vòng tránh thai”

Hay:

“Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa Tướng Giáp… lo khâu đặt vòng.”

Một bài vè khác thì chẳng còn úp mở gì:

“Ngày xưa Đại Tướng cầm quân
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em
Ngày xưa Đại Tướng công đồn
Ngày nay Đại Tướng công l… chị em.”

Khi hai ông Duẩn – Thọ về thăm Bác, tưởng rằng vòng kim cô trên đầu Tướng Giáp sẽ được gỡ ra. Nhưng không, nó còn bị siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới: Đỗ Mười – Lê Đức Anh (được biết đến là MA, viết tắt từ Mười – Anh). MA đã giáng một đòn trực tiếp vào ông Giáp với một bản cáo trạng gồm 8 tội danh:

1. Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương, Louis Marty.

2. Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.

3. Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.

4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.

5. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ.

6. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.

7. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).

8. Ông Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.

Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp ra khỏi ĐCSVN. Lê Đức Anh nương tay hơn, chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế “ủy viên trung ương” – một vị trí an ủi mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông.

Người ta ví von rằng trận đòn mà MA đánh ông Giáp cũng giống như trận đòn mà Đặng Trần Thường đánh Ngô Thì Nhậm ở Quốc Tử Giám cách đây 200 năm. MA đánh Giáp bằng những tội danh rất hiểm. Thường đánh Nhậm bằng roi tẩm thuốc độc. Nhậm đau lắm nhưng vẫn đối đáp khí khái, ăn miếng trả miếng, bảo vệ được thanh danh, để lại tiếng thơm cho đời sau. Còn Tướng Giáp thì vẫn nhũn như con chi chi, nhịn nhục, không dám nói năng gì. Có phải lòng kiêu hãnh của một vị Đại Tướng đã thành gỗ đá, không bao giờ bị thương tổn?

Có người lại bảo ông Giáp phục kích, chờ cơ hội. Đúng, ông Giáp đã chờ cho đến khi cả hai ông MA đã vào tuổi 90, sức khỏe cạn, quyền lực hết, không còn ảnh hưởng nhiều đến phong cảnh chính trị Việt nam thì ông Giáp mới dám mở miệng để đòi lại danh dự. Tiếc thay, Tướng Giáp chỉ đòi công lý cho cá nhân ông, còn những đồng đội trung thành của ông ở Điện Biên Phủ ông chẳng hề bận tâm.

Dân Hà Nội thì đàm tiếu rằng con đường tòng chính của Tướng Giáp đầy gian nan vất vả, ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò. Cây Đa Nhà Bò là một trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai, khám phụ khoa, thông vòi trứng, hút điều hòa kinh nguyệt, điều trị rong kinh huyết trắng. (Ngẫm ra, dân Hà Thành thâm thiệt!)

Viết về Tướng Giáp mà không phân tích một trận đánh do ông chỉ huy, thì rất là thiếu sót. Tôi quyết định chọn trận đánh cuối cùng trong cuộc đời cầm quân của ông. Đó là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa hai người anh em cùng ý thức hệ cộng sản: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) do Tướng Giáp chỉ huy và Hồng Quân Trung Hoa (HQTH) do Tướng Dương Đắc Chí là tư lệnh.

Cuộc chiến Việt – Hoa tháng 2-1979. QĐND hoàn toàn bị bất ngờ:

Để trừng phạt Việt Nam, HQTH đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn độc lập, bao gồm 300.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau.

Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng HQTH đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công. Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp trung đoàn, hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ, và ngày giờ khai hỏa của đối phương, nói gì đến tình báo chiến lược.

Mờ sáng ngày 17-2-1979, HQTH tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1.400 Km, trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Việt Nam hoàn toàn không hay biết gì. Khi HQTH tràn qua biên giới, thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, đang thăm viếng xứ Cao Miên. Dân chúng không được thông báo trước, trẻ em, người già, và phụ nữ có thai, không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa. HQTH đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngọan mục. Không hiểu Tướng Giáp biện minh thế nào cho việc không hay biết gì về giờ nổ súng của đối phương.

Thất bại về tình báo và nhận định tình hình:

Tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia. Đặng đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông, phải dạy cho chúng một bài học. Có lẽ vì lời của Đặng quá khiếm nhã, báo chí Trung Quốc chỉ dùng nửa sau của câu nói.

Ngày 28-1-1979, Đặng thăm Mỹ, và tuyên bố “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”, “Trung Quốc kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam”. Giọng điệu gây chiến của Đặng rất rõ. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.

Sau 3 ngày thăm Mỹ, Đặng đến Nhật. Tại đây, Đặng vẫn giọng điệu hung hăng “để trừng phạt Việt Nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động”; “không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “Đối phó với loại người vô ơn như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”. Các nhà ngoại giao Nhật ngạc nhiên vì lời lẽ và thái độ phi ngoại giao của Đặng.

Cũng khoảng thời gian này, TASS – hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt–Hoa.

Từ Nhật về, Đặng chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17-2. Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ (1962); không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi trên duới 50 cây số từ biên giới.

Bằng chứng Đặng sẽ trừng phạt Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam tin rằng Trung Quốc là một nước XHCN anh em, và nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, sẽ không ủng hộ chiến tranh. Trung Quốc sẽ không tấn công, hoặc nếu có thì chỉ từ cấp sư đoàn đổ lại.

Thiếu tin tình báo, nhận định và phân tích tình hình sai, không nắm được thời điểm nổ súng, thời gian, không gian, và quy mô chiến dịch của đối phương, đã dẫn đến việc Tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới. Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, và một vài trung đoàn độc lập.

Một thất bại về chiến thuật:

Kế hoạch hành quân của Trung Quốc chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: từ 17-2 đến 25-2, phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam, làm chủ thị xã Cao Bằng, Lào Cai, và hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, để mở đường cho cuộc tấn công vào Lạng Sơn.

Giai đoạn 2: từ 26-2 đến 5-3, chiếm được thành phố Lạng Sơn, và hai thị trấn Sa Pa và Phong Thổ.

Giai đoạn 3: từ 5-3 đến 16-3, bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới, trước khi rút về.

Ngày 21 tháng 2, khi chiến dịch đang diễn ra rất ác liệt, tuần dương hạm Sverdlov và khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã tiến về bờ biển Việt nam. Cầu hàng không của Liên Xô giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria đã chở vũ khí tới Hà Nội.

Trước tình hình đó ngày 23-2-1979, Đặng sợ Liên Xô nhúng tay, nên lên tiếng về “cuộc chiến sẽ giới hạn trong vòng 50 km, và sẽ rút quân trong 10 ngày tới. Rõ ràng Trung Quốc không có ý định tấn công vào Hà Nội. Họ chỉ ba hoa rằng “ăn sáng ở Lạng Sơn và ăn tối ở Hà Nội.”

Việt Nam lại tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài, và Hà Nội sẽ bị tấn công. Từ nhận định sai lầm này mà dẫn đến việc dồn hết công sức, và tâm trí vào việc xây dựng “Phòng Tuyến Sông Cầu”, để cố thủ Hà Nội. 7 tỉnh biên giới gần như bị bỏ ngỏ, phải tự chiến đấu trong tuyệt vọng, tự gánh vác lấy sức nặng của cuộc chiến, không được chi viện. Trận chiến tại Đồng Đăng là một thí dụ:

Đồng Đăng là một thị xã nằm sát biên giới Việt-Hoa, cách thành phố Lạng Sơn 14 Km về phía Đông Nam. Trận đánh bắt đầu sáng 17-2 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, thuộc sư đoàn Sao Vàng, QĐND. Phía Trung Quốc dùng 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh, (tương quan lực lượng là khoảng 10 đánh 1). Pháo đài Đồng Đăng tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã, (pháo đài này được Pháp xây dựng rất kiên cố, vì ở đây đã diễn ra khá nhiều va chạm đẫm máu giữa Pháp và nhà Thanh trước đây). Việt Nam chỉ có 2 tiểu đoàn trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không hề được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được 22 ngày đêm. Cuối cùng HQTH cũng đã làm chủ được khu vực bên ngoài Pháo Đài, nhưng Trung Quốc không gọi được đối phương cố thủ bên trong ra đầu hàng. Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, phun chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn. Khi chiếm được Pháo đài Đồng Đăng, HQTH đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống cố thủ này.

Việt Nam lúc đó đã có ít nhất 5 sư đoàn đang ở miền Bắc, trong đó có sư 308 – là một sư đoàn thiện chiến đã từng đánh ở Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Nếu 5 sư đoàn này được tham chiến vào buổi bình minh của cuộc chiến thì tình thế sẽ hoàn toàn có lợi cho phía QĐND. HQTH không thể tiến sâu vào lãnh thổ VN, không thể làm chủ được thời gian, không thể đạt được những những mục tiêu như họ muốn, và họ sẽ không có lý do gì để tuyên bố là “Chiến Thắng”. Đây là một sai lầm mang tính chiến thuật mà Tướng Giáp và bộ tổng tham mưu của QĐND phải chịu trách nhiệm.

Một kết thúc mập mờ dẫn đến một sai lầm chiến lược:

Sau những ngày chiến đấu "ngoan cường" nhưng đơn độc của sư đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hỏa lực, ngày 4-3-1979, Lạng Sơn thất thủ.

Sáng 5-3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân.

Cùng ngày 5-3, Việt nam phát lệnh “Tổng Động Viên”. Những quân đoàn chủ lực của QĐND có xe tăng, pháo binh, và không quân từ chiến trường Campuchia trở về, cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc, Việt Nam đã vào vị trí vây hãm HQTH. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích, mà phần thắng sẽ thuộc về tay QĐND.

Nhưng tiếc thay, Việt Nam lại tuyên bố “Thiện Chí Hòa Bình”, rằng truyền thống ông cha ta… rằng lòng cao thượng… rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta … , Việt Nam sẽ để cho HQTH rút quân an toàn.

Sự thực trên đường rút quân, HQTH vẫn chém giết, vơ vét, và phá hoại. Vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại Đổng Chú, huyện Hòa An, Cao Bằng là một thí dụ. HQTH đã dùng búa, dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, 20 trẻ em, và 2 người đàn ông, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối. HQTH có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở, chiếm giữ những điểm cao quan trọng, và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui.

QĐND đã không tổ chức những trận đánh "cấp tập, vu hồi, tạt sườn" trên đường rút quân của HQTH. Kết thúc cuộc chiến một cách mập mờ, nửa vời, đánh rắn giữa khúc, nửa nạc nửa mỡ. HQTH coi thường ý chí và kinh nghiệm chiến đấu của QĐND, và còn mỉa mai rằng chưa được “vuốt râu cọp”. Họ không tôn trọng danh tiếng của một đạo quân thiện chiến.

Quyết định “Thiện Chí Hòa Bình” của Việt Nam hình như là một thái độ thủ hòa, nhưng hòa vào một thế vô cùng bất lợi. Từ đó, trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới, Trung Quốc luôn ở thế kẻ cả, áp đảo, và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ. Đây là hệ luỵ từ sai lầm mang tính chiến lược do Tướng Giáp và Bộ Tổng Tham Mưu gây ra.

“Anh Đặng”

Đặng Tiểu Bình là người đã phát động cuộc chiến đẫm máu, man rợ, gây ra bao nhiêu đau thương và dẫn đến những hệ lụy cho đất nước Việt Nam nhiều năm sau đó. Đặng đã từng gọi lãnh đạo của Việt Nam là “những thằng du côn của phương Đông”, “lũ tiểu bá”, “đám vô ơn, bội bạc”. Thế mà 10 năm sau, khi những vết thương trên thân mình Tổ Quốc vẫn còn đang chảy máu, ngày 3-9-1990, ba ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng bí mật đến Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, hy vọng được yết kiến Đặng Tiểu Bình. Đặng không gặp, để cho hai đàn em Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp. Cả ba ông Linh, Mười, Đồng rất tiếc vì đã không gặp được “anh Đặng”. Ông Võ Văn Kiệt ở nhà cũng tiếc hùi hụi, phàn nàn rằng “nếu có anh Đặng, thì anh Tô (Đồng) mới nên đi.”

Kẻ tử thù của của nhân dân Việt nam, nay được các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi bằng “ANH” thân thiết qúa.

Cũng khoảng thời gian đó, Tướng Giáp đến thăm Trung Quốc, và xin được gặp Tướng Dương Đắc Chí – tổng tư lệnh trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979. Nhưng Dương Tướng quân từ chối, nói: “Đời nào tôi lại gặp ông ta. Mộ của các cán bộ chiến sĩ vẫn còn chưa xanh cỏ!”

Chỉ vài mẩu tin để các bạn thấy được cái gọi là “Đại trí, Đại nhân, Đại dũng” của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, trong đó có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

(Trong bài này tôi có tham khảo tài liệu của các tác giả Bùi Tín, Trần Quang Cơ, Trần Vũ, và Bharat Raksha và trang mạng Talawas. Tôi cảm ơn các tác giả kể trên).

Trần Hồng Tâm

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Liên quân không tin 'lệnh ngưng bắn' của Libya


Đứng cạnh ngoại trưởng Eamon Gilmore của Ireland,
Bà Clinton bác bỏ chuyện Libya'Ra lệnh ngưng bắn '
Chưa đầy 24 giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết về vùng cấm bay tại Libya, chính phủ ở Tripoli bất ngờ tuyên bố 'ngưng bắn lập tức' và mời phái đoàn quốc tế vào 'tìm hiểu thực tế'.

Nhưng ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton bác bỏ tuyên bố này của Libya trong khi Thủ tướng Anh, David Cameron trả lời chất vấn tại Nghị viện cho rằng chiến dịch triển khai vùng cấm bay tại Libya sẽ tiếp tục.

Ông David Cameron nói sẽ cần chờ xem ông Gaddafi thực sự sẽ làm gì trong khi bà Clinton cũng muốn thấy "có hành động cụ thể" từ phía Libya.

Pháp, nước ủng hộ phe phiến quân còn cho rằng họ đã sẵn sàng tấn công không quân Libya kể cả khi có tin về "lệnh ngưng bắn".

Bộ Ngoại giao Libya, qua lời Ngoại trưởng Ngoại trưởng Libya Mussa Kussa lúc gần 13 giờ trưa theo giờ London, nói họ tuân thủ nghị quyết LHQ để 'bảo vệ thường dân'.

Ngăn chặn Gaddafi mới chỉ là bước đầu. Xây dựng nước Libya mới sẽ là thách thức thực sự

Ngoại trưởng Thuỵ Điển, Carl Bildt
Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an ủng hộ rộng rãi cho một chiến dịch dùng không quân ngăn không cho xảy ra các đe dọa đến người dân, gồm cả việc ném bom vào lực lượng trên mặt đất của ông Gaddafi.

Sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Libya, ông Mussa Ibrahim nói với hãng Reuters rằng "Libya đã thực hiện lệnh ngưng bắn".

Ông cũng nói Tripoli muốn chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Malta giúp việc "giám sát và thực hiện lệnh ngưng bắn".

Chưa rõ ràng

Tuy nhiên, hiện chưa rõ đây có phải là cách để Tripoli kéo dài thời gian trước các diễn biến dồn dập trên trường quốc tế từ tối 17/3.

Anh và Pháp vừa tuyên bố họ sẽ chỉ xem xét các hành động của ông Gaddafi chứ không tin vào lời nói của ông ta trong chuyện tuyên bố ngưng bắn của Libya.
Phi cơ Anh sẵn sàng chiến dịch' bảo vệ thường dân Libya'
theo lời Thủ  Tướng Anh


Phi cơ Anh sẵn sàng chiến dịch 'bảo vệ thường dân Libya', theo lời Thủ tướng Cameron
Ngoại trưởng Mussa Kussa của Libya nói lúc 12 giờ 38 rằng nước ông "ngưng mọi hoạt động chiến sự".

Nhưng ngay sau đó, tin tức từ Misrata vẫn nói chiến sự giữa phe Gaddafi và phiến quân không hề dừng lại.

Trước đó, chính quyền của Đại tá Gaddafi từng tuyên bố chiến đấu tới cùng và sẵn sàng tiêu diệt phiến quân mà họ gọi là "theo Al Qaeda".

Chưa có vẻ rằng Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu ngưng chiến dịch không quân nhắm vào Libya.

Ngoại trưởng Thuỵ Điển, Carl Bildt cho hay rằng "Mọi việc đang diễn ra chậm nhưng đúng hướng. Ngăn chặn Gaddafi mới chỉ là bước đầu. Xây dựng nước Libya mới sẽ là thách thức thực sự".

Sau khi có tin về 'lệnh ngưng bắn', liên minh quân sự Nato vẫn tuyên bố các nước trong khối "đồng ý lên kế hoạch về khả năng có chiến dịch quân sự ở Libya nhưng chưa quyết định có can thiệp vào cuộc xung đột hay không".

Tây Ban Nha cho hay họ ủng hộ chiến dịch cấm bay ở Libya và sẵn sàng cho phi cơ liên quân sử dụng không phận của họ.

Được biết Anh Quốc và Hoa Kỳ cùng Pháp đã sẵn sàng điều không quân vào Libya kiểm soát vùng cấm bay.

Trước đó, Liên đoàn Ả Rập cho hay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon sẽ họp cùng họ, và cả Liên Hiệp châu Âu và Liên Hiệp châu Phi vào thứ Bảy 19/3 tại Paris để bàn về tình hình Libya.

Phóng viên BBC tại Paris, Duncan Hewitt cho rằng các cường quốc trong liên quân như Anh, Mỹ và Pháp chờ xem sau cuộc họp ngày mai tại thủ đô Pháp để xem có tấn công không phận Libya hay không.

Hiện có các bình luận rằng các nước này sẽ chỉ thỏa mãn khi ông Gaddafi từ chức.


Trưa thứ Sáu 18/3, Ngoại trưởng Libya Mussa Kussa tuyên bố các lực lượng Libya 'ngưng bắn'


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

GS Nguyễn Ngọc Bích - Lưu Hương Ký Chuyện Trinh Thám Văn Học

Lưu hương ký (琉香記) là một tập thơ được phát hiện năm 1964 bởi Trần Thanh Mại, được một số nhà nghiên cứu công nhận là của Hồ Xuân Hương. Tập thơ bao gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm, tuy nhiên toàn bộ tiêu đề của các bài thơ đều bằng chữ Hán.

Về nội dung, trong Lưu hương ký có ghi chép khá nhiều bạn trai, bạn thơ, bạn tình của Hồ Xuân Hương như: Nguyễn Hầu, Trần Hầu, Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên, Chí Hiên...

[sửa] Nhận địnhGiáo trình văn học của Đại học Cần Thơ nhận định:

...tập thơ "Lưu hương ký" mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.
Đọc kĩ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương và "Lưu hương ký", chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong Lưu Hương Ký có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong "Lưu hương ký" nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ cữ Nôm trong "Lưu hương ký" có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở Xuân Hương thi tập. Vì lí do trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn "Lưu hương ký" được coi là một tập thơ để tham khảo.
[sửa] Liên kết ngoài
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_h%C6%B0%C6%A1ng_k%C3%BD



 Mời  các bạn vào trang Web dưới để đọc bài : Cuộc tình Nguyễn Du -Hồ Xuân Hương:
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencamxuyen/230310-cuoctinhnguyenduhoxuanhuong.htm
và:Hồ Xuân Hương-Huyền Thoại và sự thực
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencamxuyen/250110-hoxuanhuonghuyenthoaivasuthuc.htm

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Bản lãnh dân tộc Nhật

This is the summary This is the rest of the post 
Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật? Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc "Minh Trị duy tân" hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.


Tài sản cá nhân được tôn trọng ngay khi thảm họa đang thảm khốc - Ảnh: Telegraph


Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của - một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây. Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nước uống cứu trợ.
Tại New Orleans năm 2005, Chính phủ Mỹ đã phải đưa quân đội tới để giải quyết cảnh hỗn loạn trong thành phố - các vụ đọ súng, cướp của diễn ra thường xuyên đến độ người ta đã không cho những người tình nguyện đến hỗ trợ vì quá nguy hiểm.
Còn ở Haiti, cho đến bây giờ người ta vẫn còn ghi nhận các vụ hãm hiếp và cướp bóc tại những khu vực đổ nát mà chính phủ chưa thể dọn dẹp, một năm sau khi động đất xảy ra.
Thế nhưng tại Nhật Bản, không có ai bất chợt "để mắt" đến những đống đổ nát dù tình hình thật sự tuyệt vọng.
Tại tỉnh Miyagi - một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất, người dân đang trải qua cảnh thiếu thốn lương thực và nước uống.
"Đường ống gas và nước đã ngừng hoạt động ở Miyagi và thành phố Sendai. Ở vài nơi thì điện cũng không có - một nhân viên cứu hộ nói với RIA Novosti - nhưng không có cảnh hoảng loạn trên đường phố và cửa hàng".
CNN ghi lại cảnh người dân đứng xếp hàng trật tự bên ngoài những cửa hàng không còn cửa chính cũng như cửa sổ do bị trận động đất tàn phá.


Người Nhật xếp hàng mua dầu hỏa - Ảnh: AP


Tại một cửa hàng khác đã tan hoang vì động đất, người ta thấy một máy ATM và nhiều thùng lương thực bên trong vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù xung quanh không có ai bảo vệ.
Không hề có tình trạng đầu cơ - các siêu thị giảm giá và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người - tất cả cùng đoàn kết để tồn tại, tờ Telegraph ghi nhận.
"Hiện tượng" này đang gây ngạc nhiên khắp thế giới. Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: "Tại sao không có hôi của ở Nhật Bản?". Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.
"Tinh thần đoàn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng còn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ" - ông Ed West viết trên tờ Telegraph.
Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi đã phải thốt lên: "Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?".


Tinh thần tập thể cao độ
"Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có một từ để mô tả chính xác hành động này" - Gregory Pflugfelder, giáo sư nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia (Mỹ), nhận định.
Giáo sư Pflugfelder, người có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm xảy ra thảm họa, kể với CNN về những dòng người xếp hàng trật tự tại các ga tàu điện đã đóng cửa trong nhiều giờ do thảm họa. Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản, theo ông Pflugfelder, bởi mỗi người Nhật Bản đều cảm thấy mình có trách nhiệm trước hết là đối với xã hội. Nền tảng văn hóa Nhật, theo ông, được xoay quanh một tinh thần cộng đồng cao độ, "có vẻ như được phát huy còn tốt hơn ngay cả khi có thảm họa".
"Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của cộng đồng và nhóm, bởi họ coi đó là cách duy nhất để cân bằng nhu cầu của cá nhân" - ông Pflugfelder phân tích.
Mặt khác, CNN dẫn lời ông Pflugfelder, "Trật tự xã hội và kỷ luật đã được tập thành thói quen ngay trong cuộc sống bình thường, nên người Nhật Bản không thấy trở ngại tiếp tục thói quen này khi có thảm họa xảy ra".


Xếp hàng ngay ngắn bên ngoài một cửa hàng ở Sendai - Ảnh: CNN


Merry White, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Boston (Mỹ), nói hôi của xuất phát từ sự phân hóa xã hội và khoảng cách giàu nghèo. Xã hội Nhật Bản không phải là không có hiện tượng đó, tuy nhiên "bạo lực và giành giật từ tay người khác đơn giản là không được chấp nhận trong văn hóa Nhật".


Tôn giáo
Đa số người Nhật theo Thần đạo và Phật giáo, và theo như giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco, người Nhật sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
"Khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo", theo ông Nelson.


Người dân đứng chờ tàu điện ngầm trong trật tự - Ảnh: CNN


Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa.
"Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tôn giáo của họ" - giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork nói với CNN.

Tặng nhau cái bánh lúc thảm họa.....

This is the summary This is the rest of the post 
Tặng nhau cái bánh lúc thảm họa và giành nhau hàng cứu trợ!
Động đất ở Nhật Bản đã cướp đi mạng sống của hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người. Nước Nhật trải qua thảm hoạ lớn nhất từ thế chiến lần thứ II đến nay. Báo chí toàn thế giới đưa đậm về thảm hoạ này, với nhận xét “người Nhật chỉ có một tài nguyên duy nhất để phát triển thành siêu cường: Con người”.
Động đất cực lớn nhưng người Nhật không hoảng loạn, mất bình tĩnh. Trên các trang truyền thông lớn như CNN, BBC…và báo chí Việt Nam nói người Nhật thứ tự ra khỏi các toà nhà đang run lên bần bật một cách trật tự. Không có cảnh la hét, hoặc gây gổ, giẫm đạp lên nhau.
AFP dẫn lời giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm, theo giáo sư Nye, là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.
Ông nhận xét: "Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự".
Đến hôm nay ngày 15.3, đã qua nhiều ngày, nước Nhật đối mặt với thảm hoạ, khó khăn vô biên nhưng chưa thấy bản tin nào nói về sự hôi của, cướp bóc. Một cuộc khủng hoảng lớn của thiên tai, xoả sổ nhiều khu dân cư, nhưng người Nhật vẫn trật tự, họ biết liên kết lại để vượt qua khó khăn.
Cũng như trước đây, người Nhật từng bước ra khỏi thế chiến thư II với tư thế thua trận, nhưng họ đã liên kết lại để xây dựng đất nước mặt trời mọc thành siêu cường. Nước Nhật đã đưa các chương trình thảm hoạ vào trường học, dạy kỹ năng ứng phó với động đất, núi lửa, sóng thần. Ứng xử với nhau trật tự, văn minh, ngay cả lúc cận kề giữa sống và chết.
Người Nhật dạy công dân của mình rằng đất nước không có tài nguyên nào lớn hơn ngoài con người, và họ phải dùng trí tuệ để đưa đất nước phát triển chứ không phải bám vào “rừng vàng, biển bạc”. Công dân bình tĩnh xếp hàng nhận cứu tế của nhà nước trật tự, không chen lấn xô đẩy. Báo chì dẫn lời một du học sinh nói: “Tôi đang đi bộ về nơi trú tạm thì một phụ nữ gọi tôi lại và tặng tôi một cái bánh, mặc dù cửa hàng của chị vừa phải đóng cửa vì thảm họa động đất và sóng thần”
Nhìn lại chúng ta, trận lũ lịch sử năm 2010 ở miền Trung đi qua, nhiều đoàn cứu trợ được triển khai. Cứ tưởng sau thiên tai mọi người sẽ liên kết để vượt qua khó khăn, nhưng đã có nơi này, nơi kia xảy ra hiện tượng tranh giành hàng cứu trợ, sau đó là kiện cáo, tố nhau nhận nhiều nhận ít. Thậm chí có cả chuyện hiệu trưởng một trường học cũng “cướp” tiền cứu trợ của học sinh để may váy đã diễn ra ở Hà Tĩnh.
Bao nhiêu hội cứu tế ở Nhật được lập ra để ứng cứu tình nguyện, nhiệt tình, thì ở ta lại có đoàn cứu trợ lại phát biểu kỳ quái: “Của tôi, tôi ưa cho ai là quyền tôi”.
Người Nhật dạy dỗ nhau không được nói dối, nói dối như quốc nhục, và họ đã thành công. Chính sự liêm chính đã đưa nước Nhật hùng mạnh, ít tham nhũng.
Chúng ta cũng là đất nước thiên tai, nhưng mấy chục năm nay có dạy học sinh thuần thục các kỹ năng ứng phó với mưa bão, lũ lụt?
Chúng ta có bình tĩnh xếp hàng trước các đoàn cứu trợ?
Trận động đất lớn đến 9 độ Richter khiến nước Nhật mất đi hàng trăm tỉ USD nhưng nước Nhật lại nhận được sự liên kết mạnh mẽ của dân tộc họ. Và thế giới sẽ chứng kiến một sự hồi sinh kỳ diệu từ ý chí của người Nhật. Quốc tế giúp đỡ trước mắt, sau đó người Nhật phải làm lại mọi thứ.
Người Nhật đã chuẩn bị tinh thần từ công dân nhỏ bé đến người đứng đầu Chính phủ từ hàng thập niên qua để đối đầu với các thảm hoạ lớn nhất thế giới. Và điều quan trọng nữa, dù thiệt hại lớn về kinh tế, nước Nhật vẫn chưa tuyên bố rút lại các giá trị tài trợ cho cộng đồng các đất nước mà họ đang giúp đỡ. Có lẽ bởi giá trị Nhật không bội tín với lời hứa của mình!
Nhìn vào trận động đất 9 độ Richter, ý chí người Nhật lại lớn hơn cả 9 độ và sóng thần 10m. Một ý chí liên kết xuất phát từ tinh thần samurai tốt cần học hỏi để chấn hưng tinh thần chúng ta.
Tôi cúi đầu thán phục những người bạn Nhật.
Quốc Nam

------------------------------------------------------------------------------
Vài cảm nhận về tính cách con người Nhật trong ứng xử với cuộc sống
Chồng tôi là kĩ sư IT đang làm việc tại Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi đã theo chồng qua Nhật sống, tuy chỉ mới sống trên đất nước này một thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được tất cả các đức tính tốt mà ít có dân tộc nào có được.
Tôi viết những dòng này chỉ để bạn đọc tại đất nước mình đọc để hiểu hơn về con người Nhật cũng như chia sẻ với những khó khăn mà đất nước họ đang gánh chịu. Từ Việt Nam qua tôi còn mang trong mình những suy nghĩ và cư xử của người Việt, nên phải một khoảng thời gian sau tôi mới phần nào thích ghi với suy nghĩ và cách sống của Đất nước này. Các bạn biết không? Đại đa số người Nhật rất văn minh trong cư xử và lịch sự trong giao tiếp, và bây giờ khi tai họa xy ra tôi lại thấy trong họ sự can đảm, bình tĩnh đến lạ lùng để đối phó với khó khăn. Ở họ tập trung những đức tính tốt mà khi chúng ta tiếp xúc đáng để học tập và trân trọng.
Đức tính đầu tiên mà chúng ta đáng trân trọng đó là người Nhật không bao giờ xả rác tùm lum ra đường, ở những nơi công cộng như đường đi, nhà ga... đều có các thùng để họ có thể vứt rác. Đường xá lúc nào cũng sạch bóng hiếm khi nào bạn thấy rác bị xả ra đường. Rác sinh hoạt trong gia đình thì được họ phân ra theo từng loại như rác cháy được, rác không cháy được và rác tái chế được. Ứng với mỗi loại rác là những ngày đổ khác nhau. Theo đó người dân cứ tuân theo lịch đổ rác từng ngày và mang rác bỏ vào những nơi quy định sẽ có nhân viên thu gom rác đến mang đi .
Một đức tính đáng trân trọng mà không đất nước nào có được đó là người Nhật cư xử rất lịch sự. Người Nhật làm bất cứ việc gì cũng xếp hàng theo trật tự, dù là mua hàng, lên tầu, xe, hay đi vào quán ăn... trong tất cả các hoạt động sinh hoạt thì họ đều làm việc theo thứ tự trước sau. Không ai bảo ai họ cứ thực hiện theo trật tự ai đến trước thì xếp hàng trước, ai đến sau thì xếp hàng sau, không một ai chen lấn xô đẩy hay cãi lộn. Ngay cả hôm xẩy ra động đất hệ thống tầu điện ngừng chạy, phương tiện đi lại duy nhất là taxi. Không cần đến lực lượng công an đứng ra dẹp trật tự, nhưng hàng ngàn con người nối đuôi nhau xếp hàng để đón taxi. Đêm hôm lạnh buốt, họ cứ nối đuôi nhau xếp hàng không hề thấy sự xô đẩy chen lấn, điều này chắc khó có được trong cư xử của một dân tộc khác. Nếu ở một dân tộc khác tôi giám chắc rằng trong tình huống nguy cấp vì mong muốn về nhà để xem tin tức người thân, phần vì cả ngàn người nối đuôi nhau xếp hàng trong các ga tàu, phần vì giá buốt của mùa đông chắc chắn họ đã chen lấn xô đẩy để tranh giành nhau theo kiểu mạnh ai người đó thoát rồi.
Điều mà ta trân trọng trong cách cư xử của người Nhật nữa là họ rất thật thà và chân thật, nếu bạn đi trên tàu điện, hay xe bus, hay những chỗ đông người thì ta không phải đề phòng nạn móc túi như ở các nước khác. Chẳng may nếu có vô tình bạn để quên ví tiền, hay mọi đồ vật gì đó thì họ sẽ tìm cách liên hệ trao lại cho bạn nguyên vẹn bằng mọi hình thức có thể.
Người Nhật còn có tính tự lập rất cao. Ngay từ bé họ đã được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, ngay từ khi học lớp 1 các em bé Nhật đã tự mình đi học bằng tầu điện mà không cần sự dẫn dắt của người lớn, khi lên tuổi 18 phần đa họ đã dọn ra sống riêng với gia đình và bắt đầu kiếm tiền để trang trải học hành. Chính những điều ấy tạo ra cho họ luôn chủ động bản lãnh trong mọi trường hợp.
Không chỉ dừng lại ở đó đức tính tốt của con người Nhật lại được thể hiện trong lúc khó khăn, họ rất bình tĩnh và can đảm. Điều đó thể hiện rõ nhất trong trận động đất mới nhất ngày 11/3 vừa qua. Mới đầu tôi nghĩ vì họ sống ở vùng có nhiều động đất nên mới có được tính bình tĩnh và can đảm như vậy nhưng tôi đã nhầm, bởi ở các nước hàng năm vẫn có nhiều thảm họa như bão lụt, nạn giẫm đạp, động đất, sóng thần. Trong những tình huống như vậy họ đâu bình tĩnh và vẫn chen lấn xô đẩy làm tình hình thêm phúc tạp, nhưng người Nhật thì không.
Lúc trận động đất xẩy ra tôi đang làm việc tại công ty. Vì công ty tôi làm theo dây chuyền dưới xưởng sản xuất, nên vị trí thoát hiểm ra ngoài cũng khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á khó khăn hơn, trong đó có Người Việt, người Trung Quốc, người Philipin, người Braxin, người Hàn Quốc. Trong đó Người Nhật chiếm nhiều nhất, khi động đất xẩy ta tất cả chúng tôi không được báo trước. Cả xưởng sản xuất chao đảo rung lắc, đồ đạc trong xưởng đổ ngổn ngang, bọn tôi rất sợ hãi hoang mang, có rất nhiều người đã khóc và la hét vì sợ hãi, nhưng riêng người Nhật thì không một ai có hành động như vậy.
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy sao họ bình tĩnh như vậy, trong lúc tất cả bọn tôi sợ hãi không biết làm thế nào và nghĩ có lẽ nhà sắp sập thì họ đã bình tĩnh nói cùng họ chui xuống ngầm bàn tránh nạn, khi thấy tình thế không hề tốt hơn, họ đã hướng dẫn chúng tôi cùng chạy ra ngoài bãi đất trống theo lối thoát hiểm. Đó là những đức tính đáng trân trọng mà tôi đã cảm nhận được khi sống ở đây, và có lẽ ai đã từng sinh sống học tập và làm việc tại Nhật chắc chắn cũng có những cảm nhận như tôi. Tôi nghĩ rằng nếu đất nước mình cũng có được phần nào những tính cách tốt như vậy thì có lẽ đất nước sẽ phát triển hơn rất nhiều.
Bây giờ sau khi động đất qua đi, hậu quả của nó thật nặng nề, trên khắp các phương tiện truyền hình của Nhật đều đưa những hình ảnh về hậu quả của cơn sóng thần, nhìn những hình ảnh tang thương mà người Nhật gánh chịu tôi không cầm được nước mắt. Tôi hy vọng hậu quả sẽ nhanh chóng được khắc phụng và bình an sẽ nhanh đến với họ.
( Thúy Hồng )