Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Một Chuyến Đi



(thay cho Tiếng Nói Cám Ơn)
* Gửi đến những người anh em tôi đã gặp nơi Dallas & Houston
Lê Như Phò
o 0 o

“Xa mặt cách lòng,” đó là cái lẽ bình thường của con người sống trên cõi Thế này, nhưng cũng có những con người ngoại lệ, đó là những con người xuất thân từ trường ĐH/CTCT/Đà Lạt!

Vợ chồng tôi vừa đặt chân tới chỗ “Baggage Claim” của Phi trường Dallas-Forward (DFW) thì đã thấy hai ông nội Nguyễn Bá Thuận và Phạm Phú Hoan ở đó tự bao giờ. Vừa thấy mặt tôi ông Tề Thiên Đại Thánh quạt ngay, “Sao mày ngu thế, mày không biết hảng máy bay mày đi là hảng mạt rệp sao mà chọn đi, làm hai anh mày mất công chờ đợi (lý do chuyến bay tôi đến trễ 30 phút so với schedule đã ấn định.)

Tôi chưa kịp trả lời trả lỗ thì tên Đinh xen vào, “Ồ mày trách chi cái tên mường máng đó, nó dốt bỏ mẹ!”
“Mày là đầy tớ của tao không quyền xài xể bạn tao như thế. Mày đi phụ giúp nó lấy hành lý đi.”
Hoan cười ra lệnh cho Thuận, rồi chỉ vợ chồng tôi lối đi vào Restroom để rửa mặt và làm vệ sinh cá nhân.

Khi tôi bước ra khỏi phòng vệ sinh thì thấy Thuận và Hoan đã lấy hai cái va ly hành lý của tôi, chúng tôi lần lượt kéo nhau ra xe. Trên đường về nhà, Thuận và Hoan luôn tìm cách cãi nhau, xài xể, hạ uy tín nhau như thể để tranh lá phiếu đồng tình của hai vợ chồng tôi làm vợ tôi nhìn hai đứa nó với đôi mắt ngơ ngác. Tôi đọc được điều đó trong mắt nàng nên mượn câu nói của cố Tổng Thống Thiệu trấn an nàng “Đừng nghe những gì tụi nó nói mà hãy nhìn những gì tụi nó làm!”

“Tại sao vậy? Các anh luôn bảo huynh đệ chi binh, chị ngã em nâng sao cứ cải vả, tìm cách xài xể nhau trên MailGroup. Và thể hiện rõ nhất là cuộc đối thoại giữa anh Thuận và Hoan bây giờ.”
Vợ tôi nói.

“Chúng anh đều tu luyện trên núi, do đó trong cơ thể bọn anh đều có giòng máu của Đào Cốc Lục Tiên, nên coi vậy chứ không sao đâu em à!” Tôi nhìn nàng mỉm cười trấn an.

Về đến nhà, Thuận phụ giúp vợ chồng tôi bưng hành lý vào nhà còn Hoan lu bu vào bếp hâm lại nồi xúp để làm phở cho vợ chồng tôi ăn tối. Thuận thấy vậy lặng lẽ ra về thì Hoan gọi “giựt” lại.
“Ê thằng kia, mày tính đi đâu đó? Ở lại ăn phở với vợ chồng thằng Phò, tao trả công cho mày đó, đừng hòng tao trả thêm cắc bạc nào! Có chịu nhận không thì nói?”

Tự dưng tôi cảm thấy thương Thuận nhiều nên nài nỉ Thuận ở lại, vợ tôi cũng xen vào yêu cầu Thuận ở lại, vợ tôi nói, “Anh Thuận ở lại ăn phở, nói chuyện cho vui rồi về. Anh về giờ này cũng chỉ nằm queo một mình buồn lắm!”
“Ăn của thằng đó một bữa, nó sẽ nói ăn của nó mười bữa, tôi ngại lắm chị.”
Thuận miệng nói như thế nhưng kéo ghế ngồi xuống rồi lấy muỗng đũa cầm lên sẵn sàng trong tư thế “xực!”

“Chị thấy lời nói và việc làm của nó chưa?”
Hoan cười khoái trá nói với vợ tôi. Và quay qua Thuận, chu mỏ nói tiếp, “nhiều chuyện, nhiều chuyện, nhiều chuyện…”
Thuận cười bảo, “À, tôi nhiều chuyện thế đó!”

Thế là tất cả chúng tôi đều cười, cùng ăn phở. Tô phở đêm hôm đó tôi cảm thấy thật ngon miệng, không biết vì bao tử tôi đang trống rỗng thức ăn hay tâm hồn tôi đã từ lâu thiếu vắng tình bạn? Có lẽ cả hai thì phải!

Trong lúc đang ăn, Lưu Hồng Phúc, người tình không chân dung của Bá Thuận, gọi hỏi vợ tôi đã tới nhà Hoan chưa? Vợ tôi trả lời đã tới và đang ăn tối và đồng thời cất tiếng mời, nếu nàng không ngại gì thì đến cùng chung vui, và cho biết có sự hiện diện của Thuận.

Hồng Phúc nói, “Tôi sẽ đến vì tôi đến để thăm anh chị và tặng anh chị cùng anh chị Hoan ít bánh Trung Thu ăn chơi trong lúc nói chuyện, chứ đâu phải vì ông Thuận. Ông Thuận đã chết trong tôi từ lâu!”

Cười lên đi em ơi,
dù nước mắt rớt trên vành môi.
Hãy ngước mắt nhìn đời
Nhìn tha nhân ta buông tiếng cười
Ta không cần cuộc đời….

Thuận tự dưng cất tiếng hát, nhưng mới hát tới đây thì bị vợ tôi cắt ngang nói, “Anh Thuận không nên đùa giỡn trên sự đau khổ của người khác đó nhé.”
“Yes, Ma’am.”
Thuận chấp nhận và nói.
Hồng-Phúc đến như lời đã hứa, nàng mang đến cho chúng tôi một họp bánh Trung Thu cùng vài thứ trái cây. Tôi khen Thuận lẫn Hồng-Phúc, dù hai người đã có một thời gắn bó với nhau và nay đã thật sự xa nhau thế nhưng họ vẫn đối xử tử tế với nhau. Thuận không ngại ngần gì, khi mãn bữa ăn, Thuận đã xin Hồng-Phúc cho Thuận quá giang về nhà, nhưng Hồng-Phúc từ chối. Nàng giải thích không vì ghét Thuận mà muốn giữ hạnh phúc cho Thuận. Tôi cảm kích cả hai người.

12 giờ đêm hôm ấy Hoan đưa Thuận về nhà. Trước khi ra đi Thuận mời hai vợ chồng tôi sáng ngày hôm sau đến nhà Thuận thăm chơi cho biết, đồng thời ăn một bữa cơm đặc biệt vì thợ nấu là Thuận. Vợ chồng tôi đồng ý và sáng ngày hôm sau đó ba chúng tôi (Hoan, vợ tôi, và tôi) kéo đến nhà Thuận.
(Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp, nhìn đồ đạt trong nhà không mấy ngăn nắp, tôi cảm thấy thương Thuận thật nhiều và cất tiếng cầu xin Chúa giúp cho tiến trình bảo lãnh Bích-Hiệp mau chóng để Thuận không còn mang kiếp sống cô đơn.)

Thuận mời chúng tôi ngồi uống nước, ăn bánh, nói chuyện để Thuận bắt tay vào việc bếp núc. Vợ tôi không đồng ý để cho Thuận phục vụ chúng tôi nên nàng giành công việc bếp núc từ tay Thuận.
Nàng bảo Thuận, “Anh lại ngồi nói chuyện với anh Hoan và anh Phò đi. Để công việc nấu nướng cho tôi vì anh Phò kén ăn lắm, anh nấu ảnh không ăn đâu!”
Thuận nói, “Nó thấy chị cưng nó nên nó làm vậy, chứ tôi biết rõ cái tính nó, cái gì nó không chấm mút được…! Thôi thì, nếu chị cảm thấy lao động là vinh quang thì cứ làm, tôi không cản.”

Ngày hôm đó, ba chúng tôi ăn uống nói dóc suốt ngày cho đến chiều tối mới ra về. Hoan “drop” vợ tôi nơi nhà nó, rồi tiếp tục đưa tôi đến thăm vợ chồng Lê Ngọc Khanh luôn tiện lấy “band-roll” “logo” cùng các vật dụng khác để chuẩn bị trang trí hội trường Đại Hội ngày kế đó.

Sáng thứ bảy (Sep 03, 2011) Hoan thức dậy sớm pha café cho tôi và Hoan uống rồi kéo nhau đến hội trường, cùng đi với chúng tôi có cháu Huy, con trai út của Hoan, cùng đến phụ giúp. Trong bản tin của Thuận có nói tôi phụ trách trang trí, nhưng thật sự tôi chẳng làm chi, ngoài việc đề nghị những vị trí cho cờ xí, khẩu hiệu, band-roll, logo, ect… cho nó hài hoà đẹp mắt thế thôi, mọi việc đều do cháu Huy làm cả.

Khoảng xế trưa Nguyễn Bá Thuận đến phụ quét dọn sàn nhà Đại hội, rồi Phan Sĩ Trung cùng hai bạn Trần Công Văn và Trần Đức Đông ở Oklahoma đến phụ việc sắp bàn ghế. Công việc hoàn tất lúc 5:00 pm, các cựu Sinh viên đến.

Huỳnh Văn Thạnh (NT3) ôm chầm lấy tôi như thể vừa gặp được người anh ruột thịt từ xa mới về. Và hôm đó, lần đầu tiên trong đời của Thạnh (lời tự thú của Thạnh) lên sân khấu đọc bài thơ “Chuyện Chúng Mình” nhắc nhớ những ngày đầu nơi trường mẹ (những ngày huấn nhục,) để riêng tặng tôi.

Kể tiếp nhau nghe chuyện chúng mình
Trên đồi sương mỏng nắng lung linh
Anh phong cách đẹp trai hùng tráng
Giữa phố muôn hoa lắm kẻ nhìn
Em đến quen anh chiều chớm đông
Đón em anh toả ngát hương nồng
Bỗng dưng anh bảo: “mau mau cởi”
Ngơ ngác nhìn nhau… Lệnh phải tòng
Đêm đó dưới trời sao lưa thưa
Ngã nghiêng, sấp ngửa, mấy cho vừa
Anh quầng một trận cho gần sáng
Ê ẩm mình em, anh biết chưa?
Đêm mai, đêm mốt, tiếp đêm sau
Sung sướng chi đâu lệ muốn trào
Lúc giận, lúc buồn nhưng vẫn mến
Thật lòng anh có ghét em đâu
Đêm dài nhẫn nhục cũng trôi qua
Ngước mắt nhìn anh thật đậm đà
Vũ trường đêm tối em quỳ xuống
Nhận lãnh từ anh chiếc Alpha
Sáng nay dạo phố lần đầu tiên
Đi bên Niên trưởng rất oai hiền
Mấy cô Đà Lạt cười hi hí…
“Lại một bầy trai lạc cảnh tiên”
Anh em kể lể chuyện huyên thuyên
Tâm đắc cùng nhau dạ phỉ nguyền
Mai mốt yên lòng anh xuống núi
Niên trưởng bàn giao “đào cổ truyền”
Niên trưởng đi rồi lên chức anh
Lối xưa đường cũ rành quá rành
Nửa đêm nhớ em, anh chuồn phố
Vượt lối mòn quen, bỏ điếm canh
Chuyện cũ qua rồi nghĩ cũng vui
Gặp nhau hể hả kể nhau cười
Khi xưa mình chỉ chừng mươi tám
Giờ đã ông già tuổi mấy mươi
Lũ trẻ vây quanh nghe chuyện kể
Lòng thầm khao khát bước cha ông
Nếu mai khôn lớn vào trận thế
Giữ mãi non sông một tấm lòng

(Yên Đông)

Việc Huỳnh Văn Thạnh đọc một bài thơ do chính Thạnh sáng tác, làm máu nghệ sĩ của nữ sĩ Lưu Hồng-Phúc cũng trào dâng nên đã xung phong lên ngâm hai bài thơ, mà một trong hai bài đó là bài “Khi Ta Nhớ Những Cỏ Hoa Đà Lạt” của bạn Nguyễn Văn Chúc, làm tôi rất xúc động, và tâm hồn tôi dâng lên tột đỉnh của sự xúc động là khi nàng hỏi chúng tôi: Các anh có nhớ Đà Lạt lắm không?

Đêm đại hội thành công, theo tôi nghĩ, là do anh hội trưởng Phạm Phú Hoan, khéo thu phục nhân tâm, mọi người đến giúp anh một cách nhiệt tình, nhất là sự đóng góp của ban nhạc Oklahoma, do hai anh Tiến (NT3) và Chí (NT4) điều khiển, khiến những giọng ca chất đầy thời gian như Trần Đức Đông, Văn Đức Tường, Lê Ngọc Khanh, Lý Phước Hồng, Đặng Hiếu Sinh… cũng dễ đi vào lòng người. Phần trình diễn của chị Thu Hà, Tiểu đoàn 30 CTCT thì không phải nói, ngoài những tình cảm chiến hữu khi xưa chúng tôi dành cho chị, còn có sự tri ân “còn nhớ đến tham dự” làm tâm hồn chúng tôi đón nhận những lời ca của chị bằng sự rung cảm của con tim. Những bài hợp ca của an hem Oklahoma “Mẹ Trong Lòng Người Đi”“Dậy Mà Đi” đã nhắc nhớ chúng tôi những điều trăn trở của bạn Nguyễn Văn Chúc qua hai câu kết của bài thơ “Chiêu Niệm Tháng Tư” của anh.

“Kinh Kha sao chẳng qua sông Dịch,
Sao cứ đứng ngồi nhớ cố hương?!!!”


Cái không khí đêm đó, đêm mà hai vợ chồng tôi được tiếp đón nồng hậu thật là khó quên. Vợ tôi, lần đầu tiên tham dự, lần đầu tiên được biết các chị như chị: Phạm Phú Hoan, Lê Ngọc Khanh, Văn Đức Tường, Huỳnh Văn Hiếu, Trần Đại Hữu… thế nhưng tất cả đều cho vợ tôi một sự thương mến thật sự, thể hiện qua việc chuyện trò trao đổi tâm tình, hướng dẫn đi tham quan những cơ sở kinh doanh ở Dallas và Houston, và mua tặng vợ tôi vài món quà đem về làm kỷ niệm. Điều đáng nói hơn, anh chị Hữu đã mời vợ tôi về nhà anh chị nghỉ qua đêm, sau bữa tiệc anh em Houston đãi vợ chồng tôi tại nhà hàng Thanh Đa, để rồi đêm đó chị Hữu cùng vợ tôi luân phiên ca những bài hát “Karaoke” cho tới 2:00 sáng, đưa vợ tôi về với thời tuổi trẻ đầy ắp kỷ niệm tươi vui.

Còn đối với tôi, cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm, vì nhờ Đại hội này, tôi giải toả được sự ghét/thương trong tôi (Niên trưởng Thiệu có lần chê Văn Thơ tôi, nên tôi ghét; còn vợ chồng chú ba Ngãi khen nên tôi ưa,) giúp tôi hiểu: con người chỉ cảm nhận được hạnh phúc là khi tâm hồn họ tràn đầy sự yêu thương.

Trong thời gian 10 ngày vợ chồng tôi ở nhà Hoan, Thuận mãi chạy tới chạy lui thăm viếng, còn Hoan không chỉ lo cho vật chất mà còn lo cho tinh thần chúng tôi nữa. Hoan đưa vợ chồng tôi đến thăm cơ sở NASA, Trung tâm giải trí KEMAH, và bãi biển GALVESTON…

Một ngày rưỡi ở Galveston, hai chúng tôi có dịp ôn lại thời gian mới ra trường. Hồi đó, hai đứa cùng về Nha Trang, sáng chiều cùng rong chơi nơi Đại lộ Duy Tân, ngắm ráng bình minh hay hoàng hôn trên nền trời thẳm, trầm mình trong nước biển, đùa giỡn với những với cơn sóng xô dập vào bờ, với những con giã tràng chạy loanh quanh trên cát….Galveston cũng có Seawall Blvd chạy dọc theo bãi biển, người xe qua lại tấp nập… Nói chung, Galveston và Nha Trang chẳng khác về những sinh hoạt của thành phố

biển…, duy chỉ có điều khác là con người. Con người ở Galveston không là da vàng mũi tẹt như tôi, ngôn ngữ xử dụng không là tiếng nói Việt nam, nhưng dù có sự khác biết đó họ cũng có cái chung với tôi là thích thả hồn theo mây nước để hoà mình vào với thiên nhiên!

Hôm nay tôi đã trở về Fort Collins, thành phố tôi đang ở, không khí không còn nóng bức như Dallas, đáng lý tôi thở phào nhẹ nhõm, nhắm mắt nằm yên tịnh dưỡng để lấy lại những đêm thức trắng, hoặc vì thời tiết nóng bức, hoặc vì quá chén vui say nhưng không biết tại sao tôi không nằm được, dường như HƯƠNG NẮNG Houston, Dallas vẫn còn nung nấu trong tôi. Và tôi đã tự hỏi:

Nào có gì đâu mãi vấn vương
Chẳng qua một thủa bước chung đường
Gió mưa phủ xuống đời trai tráng
Lửa đạn đan cài đất quê hương.

NT2 Lê Như Phò

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

George Orwell - Trại Súc Vật



George Orwell - Trại Súc Vật
Tôi không có duyên với những cuốn sách bị cấm phát hành (dù là vì lý do gì). Truyện kể năm 2000 hay Thời của thánh thần tôi đều không mua được bản in và chỉ có thể đọc trên internet. Nhưng có một trường hợp ngoại lệ, một cuốn sách tuyệt vời đến mức khi nhận được bản in với chữ ký tặng của những người góp công xuất bản nó ở ngay giữa Sài Gòn, tôi đã quên sạch sự vô duyên của mình trước đây. Đó là cuốn Trại súc vật của George Orwell.
Phần lớn trong chúng ta chẳng biết gì về Orwell. Có thể đây là lần đầu tiên bạn nhìn thấy cái tên này. Đó là điều bình thường.
Việt Nam là đất nước nơi người ta thường lầm tưởng câu nói nổi tiếng “Mọi quyền lực đều có xu hướng tha hóa và quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối” (All power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely) là của Nelson Mandela. Trong số những người người hiếm hoi biết tác giả của cách ngôn vĩ đại ấy là John Dalberg-Acton hầu như không có ai để ý rằng ông còn nói một câu khác: “Chủ nghĩa xã hội dẫn tới chế độ nô lệ” (Socialism leads to slavery – một số nguồn dẫn là “means” thay vì “leads”).
Và tác phẩm của George Orwell, tác phẩm chưa bao giờ có hy vọng được xuất bản chính thống tại Việt Nam, sẽ cho bạn biết tại sao và làm thế nào mà chủ nghĩa xã hội lại đồng nghĩa với chế độ nô lệ.
Nếu bạn đã kịp google trong lúc phân vân có nên đọc tiếp bài đánh giá này hay không, hẳn bạn đã biết Orwell là người thế nào. Nghe có vẻ khó tin, nhưng nhà văn này thực sự là một người theo chủ nghĩa xã hội, chỉ có điều, như chính ông bộc bạch trong lời đề tựa ở bản dịch tiếng Ukraine, “trở thành người theo trường phái xã hội vì căm thù cách người ta đàn áp và khinh thường tầng lớp công nhân công nghiệp nghèo khổ chứ không phải vì thán phục xã hội theo kế hoạch hoá về mặt lý luận.
Đó là cơ sở để Orwell, một nhà văn (đồng thời là nhà báo và một số loại nhà khác), thẳng tay châm biếm Liên Bang Xô Viết đương thời vốn rất huyền bí (một cách tốt đẹp) trong mắt nhiều người phương Tây và những mặt trái của nó bằng một tiểu thuyết đã được dịch ra gần 70 ngôn ngữ và không bao giờ vắng mặt trong các bảng xếp hạng văn chương thế kỷ XX.
Điều khiến cho bất kỳ độc giả nào cũng phải nghiêng mình thán phục là tác giả đã dự đoán quá đúng những bất ổn bên trong xã hội tự như Liên Xô: giai cấp thống trị mới hình thành, người dân bị bóc lột, trí thức hèn nhát không dám lên tiếng…
Cần phải nhớ rằng cuốn sách được xuất bản từ năm 1945, khi mà Liên Xô vừa vươn tới đỉnh cao bằng chiến thắng trước Đức Quốc Xã và chế độ quân phiệt Nhật Bản. Orwell mất năm 1950, tức là ông cũng không bao giờ có cơ hội được thấy Liên Xô bộc lộ những điểm yếu của nó rồi dần dần suy thoái.
Nhưng diễn biến của câu chuyện, từ việc hai con lợn Snowball và Napoleon chuyên quyền cho tới các vụ xử tử, từ sự hèn nhát của con lừa Benjamin cho tới sự ngu ngốc đáng thương của ngựa Boxer, từ bài “quốc ca” bị cấm cho đến những thỏa hiệp giữa lũ lợn với loài người,… Tất cả khắc họa chính xác những mặt trái của một xã hội đã đi chệch khỏi mục tiêu tốt đẹp ban đầu của nó – như thể đây là một cuốn Đường về nô lệ dạng văn chương.
Không có gì lạ khi cuốn sách bị cấm xuất bản ở Việt Nam. Theo ngôn ngữ “lề phải” thì nó “quá nhạy cảm”. Nhưng dù bạn ở lề nào thì tôi cũng thành thật khuyên bạn, như một vị tiền bối tôi cực kỳ kính trọng đã khuyên tôi, Trại súc vật là một cuốn sách tuyệt đối không thể bỏ qua.
Cuốn sách sẽ không kêu gọi bạn đứng lên làm một cuộc cách mạng mới, tàn khốc và đẫm máu như những gì Snowball và Napoleon đã làm. Tất nhiên, nó cũng chẳng khuyên can bạn điều gì. Chỉ có lương tâm của bạn tự lên tiếng, rằng đừng ngây thơ như Boxer, đừng hèn nhát như Benjamin, đừng vô cảm như những con vật trong trại và tất nhiên, đừng như lũ lợn.
Orwell làm báo trong nhiều năm, và ông thấm nhuần nguyên tắc của nghề báo: nói ra sự thật và để cho cộng đồng tự đánh giá và quyết định.
Hãy đọc sách, sau đó phản ứng thế nào là quyền của bạn.

George Orwell
Trại Súc Vật
hoặc:
Bấm vào đây để tải xuống cuốn sách dưới dạng PDF

Một số đảng viên CS & người dân khi đã sáng mắt


Châu Hiển Lý, bộ đội tập kết 1954
Nhân dân còn bị lừa bịp cho đến bao giờ?
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp vô sản âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
“Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”
_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam?
_ Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?
_ Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Ðông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch? (Vietbao)
Nguyễn Hộ người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: “Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN. Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục” (nguồn: Wikipedia)
Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: “Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được.
Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại” (Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)
Trung Tướng Trần Độ, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã.Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…” (Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)
Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc. Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được“. (nguồn: Wikipedia)
Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: “Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm“.
Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước… Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
Nguyễn Khải, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS:
- Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ.Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo.
Nguyễn Văn Trấn, Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974):
Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết“.
Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”.
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú.
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”.
Và còn nhiều trăn trở của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín, Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kim người anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ Thần Dương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió …
Nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS. Họ là “trí thức” chứ không phải là bần nông khố rách ít học. Họ đã được cộng sản Hà nội trả công khuyển mã của họ cái gì?
Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan trong những tạp chí “Đối Diện”, “Thức Tỉnh”.
Ăn cơm của Chúa mà múa cho quỷ Hồ. Thờ Chúa Kitô nhưng làm tỳ nô cho Cộng Phỉ.
Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trong Nam). Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn. Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn được bộ chính trị CS cho công an hầu hạ canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá. Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao?
Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi.
Chủ Tịch Quốc Hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước. Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS. Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!) Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”.
Những tay “trí thức” của MTGPMN anh hùng làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nguyễn Hữu Thọ, “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho.” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “bác” rồi.
Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lượng võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội. Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”.
Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái “hàm” “phó” và “thứ” đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị – nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh,), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng. Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm.
Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình). Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.
Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?) Châu Tâm Luân [2], bà (?) Ngô Bá Thành [3], ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Ngọc Liễng… bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phát chóng mặt… các tên cố đạo Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính cá nhân của mình lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh”(!)
Phụ Chú:
[1] Nguyễn Văn Trấn đây là Bảy Trấn (chứ không phải là ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel” (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN). Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản. Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam như vịt mới ra ràng. Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ…) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.
[2] Châu Tâm Luân người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa Kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp tiến sĩ Kinh Tế (Đại Học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh Tế Nông Thôn” và “Quản Trị Nông Trại” tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN) Sài Gòn (và cũng dậy môn Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh). Ông Châu Tâm Luân đã có lần giữ chức vụ “giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao Đẳng Canh Nông, Cao Đẳng Thủy Lâm và Cao Đẳng Thú Y Sài Gòn) trong một thời gian ngắn (vào giai đọan mà các chính trị gia mới trổ mã dậy thì Hùynh Tấn MẫmLê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất). Trong các lớp học Kinh Tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên là “xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của việt gian HCM)” mà không hề thấy ông ta bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH đến hỏi thăm (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” lúc bấy giờ vì thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường phóng vấn dài dài (đài CBS, NBC, ABC…) Vào những năm, những ngày cuối cùng của VNCH, xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc… Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi). Sau đó ông Châu Tâm Luân trốn vượt biên đi định cư ở ngọai quốc (định cư ở Thụy sĩ?) Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” này!)
[3] Bà (?) Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô bá Thành là tên chồng của bà). Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dậy học trường Cao Đẳng Canh Nông Sài Gòn. Kể ra chính phủ VNCH dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dậy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra… Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại Đại Học Columbia (New York) Hoa Kỳ. Ở Sài Gòn, bà Ngô bá láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt. Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu Quốc Hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8). Đến khóa 9 thì bị gạt ra. Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử một cách dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả?
Theo http://bandoclambao.wordpress.com

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

MỘT BỊP! MỘT BỊP! LẠI MỘT BỊP!

Posted on Tháng Chín 5, 2011 by bahaidao 

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Nếu bây giờ còn có ai nói về sự thể gọi là “nguy cơ mất nước” thì nhất định là sai. Tình trạng gọi là nguy cơ đã biến thành hiện thực có chứng minh rồi. Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Đó là một sự thực hiển nhiên. Tuy rằng trên bình diện công pháp và đối với thế giới, VN vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng nhìn vào thực tại của tình hình đất nước, rõ ràng người VN đã mất nước vào tay người Tầu từ lâu.
Những thực tế chứng minh
1. Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhản khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. VGCS không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN.
2. Những khu mỏ quặng, Những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai thác, tuyệt đối người VN, kể cả bọn cầm quyền và công an không được héo lánh tới. Đây thực tế là những khu vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Hãng Tầu sử dụng công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường.
3. Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passort, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước VGCS không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy.
4. Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết.
5. Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CSVN không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt.
Vân vân và vân vân. Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v. bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học. Xét về các mặt lợi ích chính trị, quân sự, cũng như kinh tế, nước Tầu chẳng dại gì mà làm như vậy. Trước sau bề nào VN cũng phải nằm gọn trong tay rồi thì tội tình gì Tầu cộng phải nhọc công mà gây chiến tranh. Cách thôn tính hòa bình bằng sách lược chiến tranh không tiếng súng đã tỏ ra hữu hiệu không phải là thượng sách sao? Cho nên, điều mà nhiều người quan tâm vào lúc này, gọi nó là Biển Đông Dậy Sóng, chỉ là màn khói của bọn xâm lược lẫn lũ bán nước tung ra cho những nhu cầu chiến lược riêng của chúng mà thôi. Tầu muốn bành trướng chủ nghĩa Đại Hán, hơn nữa cần có cơm để nuôi một tỷ rưỡi dân, và cũng cần có đất để di dân. Hoa Kỳ cần con đường tự do đi lại trên biển và đầu tư. VGCS bán nước cần thu gom người dân về một mối cho dễ bề cai trị. Chúng muốn chạy tội bán nước trước nhân dân và lịch sử, và rất sợ bị trả thù nên cần phải dẹp tan sức chống đối của mọi thành phần mà chúng gọi là thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước.
VGCS là một lũ Việt gian bán nước rành rành ra như thế, nhắm mắt cũng còn thấy, thế mà chúng lại luôn luôn thành công trong việc sử dụng sách lược khơi dậy lòng yêu nước của đồng bào để chống ngoại xâm bịp. Sách lược này mục đích là tiêu diệt những người yêu nước để chiếm độc quyền cai trị. Nói một cách chính chị chính em thì đây là ĐIỂM. Chống ngoại xâm chỉ là chiêu bài, hay là DIỆN. Sự thật trớ trêu nhưng rất hiển nhiên này cứ diễn đi diễn lại hoài mà hầu như đồng bào ta, kể cả những bậc đại trí thức cũng vẫn dễ dàng để cho VGCS lừa bịp.
Hồ Chí Minh gây chiến để tiêu diệt người yêu nước
Trong quá khứ sách lược gây chiến tranh chống xâm lược bịp của VGCS để tiêu diệt những đảng phái quốc gia và người yêu nước đã đem lại kết quả cho chúng ít nữa là hai lần.

VG bán nước  Ho Chí Minh signs an agreement with France

Mar 6, 1946
[Picture: Ho Chí Minh ]
When Chiang Kai-Shek later traded Chinese influence in Vietnamfor French concessions in Shanghai, H? Chí Minh had no choice but to sign an agreement with France onMarch 6, 1946, in which Vietnam would be recognized as an autonomous state in the IndochineseFederation and the French Union. The agreement soon broke down. The purpose ofthe agreement was to drive out the Chinese army from North Vietnam. Fightingbroke out with the French soon after the Chinese left. H? Chí Minh was almostcaptured by a group of French soldiers led by Jean-Etienne Valluy at Vi?t B?c,but was able to escape.
Lần thứ nhất - Sau Đệ Nhị Thế Chíến, phong trào Dân Tộc Tự Quyết dâng lên cao tại hai lục địa Á Phi. Tất cả các nước thuộc địa lúc đó đều chọn giải pháp dành độc lập bằng cách tạm thời liên kết với “mẫu quốc” với một nền độc lập chưa hoàn chỉnh để tránh chiến tranh, xây dựng đất nước, và có thời gian kiện toàn thể chế ngõ hầu tiến tới một nền độc lập hoàn chỉnh về sau. Lấy thí dụ hai quốc gia gần gũi với VN là Philippines và Ấn Độ. Philippines được Mỹ trao trả độc lập ngày 4-7-1946, và Ấn Độ thoát ách thực dân Anh và tuyên bố độc lập ngày 15-8-1947. Những nước này không cần chủ nghĩa CS, cũng không cần chiến tranh, nhưng đã dành được độc lập một cách tương đối êm thắm, chẳng mấy tốn hao. Lý do là vì, một đàng chính các nước thực dân ý thức rằng chế độ thực dân đã đến lúc phải cáo chung rồi, ôm giữ mãi thuộc địa chỉ là ảo tưởng. Đàng khác, các dân tộc bị trị cũng nhận ra rằng đấu tranh dành độc lập bằng con đường thương nghị là tiết kiệm nhất và cũng hữu hiệu nhất.
Chỉ trừ có VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh thì không thế. Trong khi nạn đói năm 1945 tại miền Bắc chưa được khắc phục, thì Việt Minh phát động Tuần Lễ Vàng để vơ vét vàng trong dân chúng. Hồ dùng số vàng này dút lót cho bọn tướng của Tưởng Giới Thạch sang VN giải giới quân đội Nhật hầu ly gián Quốc Dân Đảng Trung Hoa với các đảng phái quốc gia VN. Đồng thời, Hồ mua chuộc tướng Tầu Tiêu Văn giúp thực hiện kế sách Chính Phủ Liên Hiệp (CPLH) của hắn. CPLH là một âm mưu rất thâm độc của Hồ Chí Minh. Sau khi chính phủ này ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6-3-1946 với Pháp. Hồ được rảnh tay đối phó với quân Tưởng và với Pháp, hắn lập tức ra lệnh cho Việt Minh truy quyét và tiêu diệt các đảng phái quốc gia và những thành phân bất phục tùng chúng. Các lãnh tụ VN Quốc Dân Đảng và Đại Việt như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam v.v. phải chạy sang Tầu để thoát thân. Hiệp Ước Sơ Bộ có điều khoản quan trọng là Pháp thừa nhận nền độc lập của VN trong Khối Liên Hiệp Pháp với một số hạn chế về nội trị và ngoại giao. Hiệp Ước này có chữ ký của Hồ Chí Minh, nhưng đến tháng 12 năm đó, Hồ xé bỏ bản Hiệp Ước, phản bội lại những điều đã ký kết với Sainteny và cụ Vũ Hồng Khanh, và quay ra chống Pháp.
Do tinh thần yêu nước của nhân dân ta rất cao, lại phải chịu đựng sự tủi nhục dưới ách thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, chiêu bài chống Pháp Hồ Chí Minh tung ra hợp thời và rất tâm lý, đã dễ dàng lôi kéo được đa số quần chúng theo hắn, kể cả trí thức và thành phần tiểu tư sản thành thị. Chống Pháp 8 năm (1946-1954), với Hiệp Định Genève 1954, Hồ dành được một nửa phần giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên và tròng lên đó một thứ gông cùm hà khắc và tàn ác hơn cùm gông của thực dân Pháp trước đó gấp trăm lần. Lịch sử ghi nhận, Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân VN bị Hồ Chí Minh và đồng đảng của hắn lừa bịp và ăn cướp thành công lần thứ nhất.
photo

President Ngô Đình Diệm’s death

Ngô Đình Diệm Jean Baptiste, (January 3, 1901 – November 2, 1963) was the first President of South Vietnam (1955–1963).On November 1, 1963, only the palace guard remained to defend President Diem and his younger brother, Ngô Đình Nhu from the generals’ coup. Diem and his entourage escaped via an underground passage to Cha Tam Church in Cholon, where they were captured the following morning, November 2. The brothers were executed in the back of an armoured personnel carrier by Captain Nguyen Van Nhung while en route to the Vietnamese Joint General Staff Headquarters.(Photo by unknown author)
Lần thứ hai - Ngay sau khi Hiệp Định Genève vừa ký kết, Hồ Chí Minh đã lập ngay kế hoạch cướp miền Nam bằng võ lực cũng lại với chiêu bài chống đế quốc xâm lược. Kẻ xâm lược lần này là Mỹ.
Bất cứ nhà viết sử vô tư và có lương tâm nào cũng phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc thì miền Nam có độc lập, tự do, dân chủ, xã hội trù phú, đời sống ấm no và thanh bình hơn miền Bắc gấp bội. Hồ và đồng đảng dù rất thèm muốn miền Nam nhưng không dám vô cớ ngang nhiên xua quân xâm chiếm vì sợ dư luận của thế gìới. Ngay cả Pháp (lúc đó rất hận Mỹ vì trận Điện Biên Phủ), Liên Sô và Trung cộng cũng không dám ngoảnh mặt đi cho Hồ làm chuyện đó, bởi vì những nước này đã ký tên trên tờ Hiệp Định Genève. Do đó Hồ buộc phải tạo ra lý do để hành động. Hồ biết Mỹ muốn đem quân đội vào miền Nam, nên vấn đề là làm sao tạo cơ hội cho Mỹ đạt được ý nguyện. Chỉ có khi nào Mỹ đem quân vào VN thì Hồ mới có lý do trương chiêu bài chống xâm lược để gây chiến với phe Quốc Gia mà thâu tóm miền Nam. Sự cản trở cho kế hoạch của Hồ là người lãnh đạo của miền Nam lúc đó là TT Ngô Đình Diệm tuyệt đối không chịu để cho Mỹ đổ quân. Để trừ đi được cái trở lực này, Hồ lôi kéo bọn trí thức bất tài nhưng ham quyền và dùng cán bộ nằm vùng là những nhà sư của nhóm Phật Giáo Ấn Quang giàn dựng ra cái gọi là chính quyền “đàn áp Phật Giáo” để giết TT Diệm. Mỹ hẳn biết nhiều nhà sư là đảng viên CS, nhưng vì là “đúng tủ” của Mỹ, nên rất hoan hỉ tích cực tham gia vào việc sát nhân này.
TT Diệm chết, Mỹ tự do đổ quân vào VN như chỗ không người vì bọn tướng lãnh lãnh đạo bất tài của miền Nam lúc đó. Mỹ đem quân vào VN có nghĩa là ban cho CS miền Bắc cái lý do để xua quân xâm chiếm miền Nam. Lại một cuộc chiến nữa bắt đầu do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra. Ngày 22-10-1957, lần đầu tiên toán cố vấn viện trợ quân sự MAAG (Military Assistance Advisory Group) tại Saigon bị đặc công CS đánh bom làm bị thương 13 nhân viên. Nếu lấy thời điểm này làm khởi đầu cho cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của Hồ Chí Minh và kết thúc vào ngày 30-4-1975, thì chiến tranh kéo dài suýt soát 17 năm. Cuộc chiến đã cướp đi khoảng 4 triệu sinh mạng người VN, gần 60 ngàn người ngoại quốc kể cả 58.220 quân nhân Hoa Kỳ. Mất mát về vật chất và tinh thần thì vô kể.
Tuy VGCS trương tấm bảng chống Mỹ, nhưng chúng thừa hiểu rằng nước Mỹ không phải là một đế quốc có tham vọng đất đai. Do đó, chống Mỹ chỉ là một chiêu bài bịp để vận động quần chúng. Mục tiêu của cuộc chiến là chiếm miền Nam và tiêu diệt những người VN yêu nước để CS độc quyền cai trị. Với chiêu bài chống Mỹ cứu nước, Hồ và đồng đảng lại lôi kéo thành công được nhân dân VN vào cái âm mưu lừa bịp một lần nữa. Tinh thần yêu nước ngây thơ của người dân VN lại bị cướp trắng. Nhân dân miền Bắc không hiểu và không biết phân biệt bị bịp đã đành, trí thức miền Nam, nhiều chính khách nữa, cũng sẵn sàng tự để cho mình bị lừa bịp mới là chuyện lạ không hiểu nổi.
Lịch sử đang tái diễn
Hiện nay, VGCS lại đang dở trò lừa bịp để ăn cướp lòng yêu nước của nhân dân VN một lần nữa qua chiêu bài chống xâm lược với những cuộc biểu tình phô trương lá cờ đỏ sao vàng. Quân xâm lược bây giờ là người anh em 16 chữ vàng ròng Trung cộng.
Luật pháp của VGCS cấm tụ họp không có phép từ 5 người trở lên. Vậy tại sao lại có những cuộc biểu tình hàng ngàn người chống Trung cộng tại nhiều nơi trong nước trong mấy tuần lễ vừa qua? Có phép hay không có phép? Thứ trưởng ngoại giao VGCS Hồ Xuân Sơn đi Tầu hội họp, tuyên bố rằng liên hệ giữa Trung Hoa và VN vẫn dựa trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, tình hình vẫn tốt đẹp và ổn định, đảng và nhà nước VGCS vẫn giao hảo bình thường với Tầu. Thế mà tại sao dân VN xuống đường biểu tình chống Tầu lại được VGCS để yên? Có phải là vô lý không? Nhưng xin thưa cái đuôi chồn lòi ra rồi. Các cuộc biểu tình nhất định phải có phép mới có thể xẩy ra được. Chắc chắn như vậy bởi vì đây là VN xã hội chủ nghĩa chứ không phải Pháp, Mỹ, Maroc, hay nước nào khác. Câu hỏi đặt ra là VGCS để cho dân chúng biểu tình như vậy thì chúng có thật tâm chống Trung cộng không? Thú thật người viết hỏi chơi vậy thôi, chứ tin rằng ai nấy đã có câu trả lời chính xác rồi.
Ải Nam Quan đã mất vào tay Tầu. Thác Bản Dốc đã mất vào tay Tầu. Nhiều đất đai biên giới phía Bắc đã mất vào tay Tầu. Biển đã mất vào tay Tầu. Hoàng Sa, Trường Sa đã mất vào tay Tầu. Lại nữa, những chứng cớ xâm lược của Tầu trên lãnh thổ VN mà chúng tôi liệt kê ở trên, tất cả chứng minh rằng giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên đã bị Tầu cướp đoạt, ít ra là từng phần và là những phần quan trọng. Còn nữa, khi hải quân Tầu bắn chìm tầu đánh cá của dân Việt trong hải phận VN, và giết ngư phủ VN, cắt giây cáp của tầu thăm dò của VN, VGCS cũng vẫn im thin thít, coi như chúng thừa nhận các hành động côn đồ của Trung cộng là chính đáng. Trước tình trạng Trung cộng xâm chiếm VN như thế, người ta không hề thấy đảng và nhà nước VGCS có phản ứng nào để chống trả. Trái lại chúng vẫn duy trì tình anh em môi hở răng lạnh với Tầu trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Như vậy thì VGCS chống Trung cộng xâm lược ở chỗ nào? Theo tuyên bố của tên thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sau các cuộc biểu tình mà chúng tôi vừa tường trình thì VGCS chống Tầu xâm lược ở chỗ nào?
Hơn nữa theo binh pháp thì chống ngoại xâm là phải chận đánh giặc ngay khi chúng còn ngoài cửa ngõ đất nước. Để cho giặc vô ở hẳn trong nước rồi mới biểu tình đuổi giặc mà gọi là chống xâm lược sao? Vài ngàn người biểu tình có đuổi được giặc không? Vậy nên phải kết luận là những cuộc biểu tình được VGCS cho phép chỉ là những màn trình diễn nhắm những mục tiêu khác chứ không phải là chống Trung cộng. Những cuộc biểu tình tuy do VGCS ngầm tổ chức, nhưng không thiếu sự có mặt của tuổi trẻ VN yêu nước. Đó là lý do chúng tôi nói tinh thần yêu nước của nhân dân VN đã bị VGCS ăn cướp. Xin rành mạch ở chỗ đó.
Vẫn như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trước đây, chống Trung cộng xâm lược hiện nay chỉ là diện, tiêu diệt những người VN yêu nước mới là điểm. Những sự kiện nhìn thấy bằng con mắt trong các cuộc biểu tình nói lên điều đó. Ở trong nước, chỉ có những người biểu tình tuần hành theo lá cờ máu, hô các khẩu hiệu của cán bộ trà trộn đi kèm, hát những bài ca ca tụng CS. Ai có biểu hiện khác tức thì bị khóa tay, bóp họng, trấn áp, đẩy lên xe cây. Những người này mới thực sụ tham gia biểu tình vì tinh thần chống xâm lược. Biểu tình rõ ràng đã trở thành cái bẫy để thu hút những người chống cộng xuất hiện. Tại hải ngoại, lá cờ máu xuất hiện tràn ngập trong các cuộc biểu tình ngụ ý là chế độ VGCS cũng quyết tâm chống Tầu, nhưng thực chất là để lấn át hầu đi đến việc xóa bỏ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của đồng bào tỵ nạn. Đó mới là mục đích chính và tối hậu của VGCS. Trò chơi này là sách lược lấn đất dành dân của VGCS. Nguyên tắc của trò chơi là lá cờ máu cắm ở nơi nào có người Việt cư ngụ, người Việt nơi đó là thần dân của chế độ. Cuộc chiến tranh hiện nay giữa hai phe người Việt không phải bằng súng đạn như xưa, mà là bằng lá cờ, nên có thể gọi là cuộc chiến của những lá cờ. Cắm được lá cờ máu trên các cộng đồng tỵ nạn là coi như kết thúc được công cuộc bình định từ sau ngày 30-4-1975. Nếu việc thành, người Việt Nam tỵ nạn sẽ được goị là Việt kiều. Mọi tầng lớp theo nghề nghiệp hoặc tuổi tác sẽ được đoàn ngũ hoá thành hội, thành đoàn để sinh hoạt. Các chi bộ và tổ đảng sẽ được thành lập để chỉ đạo các cộng đồng. Những người còn mang tư tưởng chống cộng sẽ phải rút vào cuộc sống của loài sò, ốc quanh quẩn trong các khe, hốc đá. Lúc đó VGCS kể như là đã toàn thắng. Chúng tha hồ ăn ngon, ngủ yên.
Từ trước tới nay, chưa bao giờ VGCS cắm được lá cờ máu lên giữa cộng đồng tỵ nạn. Nhưng sau cuộc biểu tình ở trong nước ngày 5-6 đến nay, việc này xem ra chúng đã khá thành công. Lá cờ máu bay thoải mái trên nhiều Website của người tỵ nạn, xuất hiện trong nhiều cuộc xuống đường trên đường phố nơi người tỵ nạn cư ngụ. Nếu truy nguyên nhân, thì lý do một phần là vì tinh thần chống cộng của người tỵ nạn đã hầu như cạn kiệt mất rồi. Một phần khác là do bọn trở cờ, bọn tay sai, và bè lũ hòa hợp hòa giải hỗ trợ. Không phải chúng hành động vô ý thức, mà có chủ ý. Chúng tự nguyện đứng vào hàng ngũ với VGCS để chống Trung cộng vì cho rằng VGCS diễn vở tuồng chống Trung cộng thật hay. Chủ trương của chúng, miễn là chống Trung cộng thì lá cờ nào cũng OK, dù là lá cờ máu, và lá cờ này đứng ra lãnh đạo công cuộc cũng tốt thôi. Chúng làm chính trị nên đã biết và biết rất rõ ràng, nhưng chúng không ke (care), lá cờ máu biểu tượng cho một chế độ từ bản chất là tay sai ngoại bang và bán nước. Vì thế lá cờ máu chính là biểu tượng của tinh thần bán nước. Một biểu tượng bán nước không thể đồng thời là yêu nước được. Bây giờ chúng suy tôn lá cờ bán nước lên làm minh chủ cho công cuộc chống xâm lược thì thật là thậm khôi hài và vô lý. Nhưng chúng không ke (care). Trong khi chúng biết rõ lá cờ Vàng là biểu tượng của tự do và những giá trị cao quí. Nó đã có thành tích hơn nửa thế kỷ chống CS miền Bắc xâm lược, và đã lập thành tích chống Tầu cộng chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974. Những kẻ đó đã một thời nương thân dưới lá cờ này, nhưng chúng không quan tâm và cố tình quên. Công cuộc chống Đại Hán xâm lược của Dân Tộc VN đang là một thảm kịch và còn là một thảm họa.
Tóm tắt dòng suy nghĩ
Người viết tự nhận rằng cái tiêu đề của bài có vẻ tào lao nên có lẽ làm bạn đọc ngứa mắt. Vì thế nên sẽ không có kết luận nào cho cái sự tào lao của mình. Thay vào đó người viết xin có vài câu thơ con cóc để kết thúc. Thơ trái vần, chẳng niêm, cũng chẳng vận, xin quí bạn đọc đừng cười chê:
Một bịp! Một bịp! Lại một bịp!
Một bịp! Một bịp! Lại một bịp!
Nhắn này lũ chó chuyên ăn kít.
Theo voi dễ còn bã mía ăn
Bám Hồ chỉ có mà hửi địt.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
————http://groups.yahoọcom/group/tieudietcs/message/7799 tieudietcs xin góp ý thêm trong bài viết của Ông DL Hà Tiến Nhất!!!
Cái quan trọng nhất và cũng là nguy hiểm nhất là bọn giặc xâm lăng tàu phù hán chệt hiện nay đang diệt chủng Dân Tộc Việt qua nhiều hình thức âm thầm thâm độc mà nhiều người không để ý đến!!! Còn bọn ngu dốt chó má cộng sản vịt gian thì cũng tiếp tay bọn tàu phù hán chệt trong việc đó!!! Chúng tẩm chất độc trong thức ăn nước uống, rau cải, quần áo, mà hầu hết nhập từ tàu qua để người dân Việt Nam mắc đủ thứ bịnh. Trong đó phụ nữ hoặc đàn ông không thể sinh con vì bịnh về sinh lý và để dần dần chúng thay thế dân tàu của chúng ngay trên đất nước Việt!!! Tội ác này làm sao bọn ngu dốt chó má vịt cộng vịt gian vịt tân trốn tránh được???
Và cũng xin nhắc lại!!! Ðồng Lõa với KẺ THÙ của DÂN TỘC VIỆT cũng là KẺ THÙ của DÂN TỘC VIỆT và sẽ được TIÊU DIỆT bằng mọi hình thức!!!
tieudietcs!!!
————————

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

"Tái ngộ Mỹ-Việt", bài báo bị kiểm duyệt



Tuấn Thảo / Đức Tâm
Bài "Tái ngộ Mỹ-Việt" của Xavier Monthéard, được đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, tháng Sáu 2011, đã bị kiểm duyệt tại Việt Nam. RFI xin giới thiệu bản dịch.

36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Mỹ - Việt
Bản báo cáo bí mật mang tựa đề ‘‘Quan hệ Mỹ-Việt, 1945 – 1967’’, vốn tiết lộ những lời giả dối của chính quyền Mỹ trong việc đưa quân tham chiến Việt Nam, vừa được giải mật để cho công chúng được quyền tham khảo. Về phía mình, chính quyền Hà Nội đã lật qua trang sử. Hơn thế nữa, mùa hè vừa qua, các cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ-Việt diễn ra ngay tại nơi mà những người lính GI đầu tiên đã đổ bộ cách đây hơn 40 năm…
* *
Bán đảo Cam Ranh, ở miền trung Việt Nam (*). Trời gió lộng làm nhấp nhô cụm sóng trên biển « Hoa Nam » mà người Việt gọi là « Biển Đông ». Bị thu hẹp bởi hàng rào kẽm gai, một con đường ngoằn ngoèo dẫn đến căn cứ hải không quân mà quân đội Hoa Kỳ đã dựng lên trong thời chiến tranh Việt Nam. Các đồn lính cũ kỹ, tựa như một lớp áo, được khoác lên mảnh đất khô cằn trơ trụi. Binh lính và nhân viên hải quan thơ thẩn qua lại. Bến cảng quân sự không tiếp đón khách thăm viếng, mà họ có đến thì để làm gì ? Từ nhiều năm qua, hoạt động ở vịnh Cam Ranh diễn ra chầm chậm.
Tháng 10 năm 2010, Cam Ranh như thể bừng tĩnh sau giấc ngủ uể oải : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố mở cảng Cam Ranh để tiếp đón tàu thuyền của tất cả các nước. Hoa Kỳ là ứng viên. Kể từ năm 2003, khoảng một chục chiến hạm Mỹ đã ghé vào các cảng của quốc gia cựu thù. Lần này, những người lính của Chú Sam, không vũ khí cũng như không hành trang, đã thực sự trở lại xứ sở của Bác Hồ - với tư các là thượng khách. Mọi chuyện diễn ra như thể những năm tháng chiến tranh, do 5 vị chủ nhân Nhà Trắng (1) liên tục tiến hành không còn nằm trong ký ức Việt Nam. 20 năm xung đột khốc liệt, ghê rợn kết thúc vào tháng Tư năm 1975 với việc chiếm được Sài Gòn, như thể bị lãng quên, người ta dường như cũng quên cả thái độ sau đó của chàng khổng lồ bị làm nhục, quyết tâm phong toả viện trợ quốc tế đối với một chú lùn đã đánh bại mình và cấm vận thương mại đã được duy trì cho đến năm 1994.
Khu trục hạm « USS John S. McCain » ghé cảng Đà Nẵng
Vào tháng 8 năm 2010, cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Trong cùng tháng, ở ngoài khơi Đà Nẵng – ngay tại nơi mà những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ vào năm 1965 – các sĩ quan cao cấp của Việt Nam ra biển tham quan tàu Mỹ USS George Washington, biểu tượng hàng đầu của hạm đội Bẩy và là một trong 11 hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Trong khi đó, khu trục hạm USS John S. McCain thì thả neo ở Đà Nẵng. Tại Hà Nội, tên của ông John McCain, ứng viên đảng Cộng Hoà ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, không còn làm chói tai. Nguyên là phi công oanh tạc cơ, và như vậy bị xem như là ‘‘một tội phạm chiến tranh’’, theo như lời ông nói sau nay, ông John McCain đã bị cầm tù trong vòng 5 năm rưỡi tại Việt Nam. Được trao tặng huân chương chiến công vì những nỗi thống khổ phải chịu đựng trong lúc bị bắt, ông trở thành một vị anh hùng đối với một bộ phận công luận Mỹ.
Tính chính đáng này đã giúp cho ông John McCain thuyết phục được phe bảo thủ, giúp cho tổng thống đảng Dân Chủ Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Không thù oán, phía Việt Nam quan tâm đến giai đoạn sự nghiệp sau này của ông McCain. Và các bức ảnh chụp tổng thống Bill Clinton nhân chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên vẫn được treo tại cửa hàng bán thức ăn nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh…Còn giờ đây, vợ của vị tổng thống này, bà Ngoại trưởng Hillary Clinton thì hoan nghênh về chặng đường mà hai nước đã trải qua: « Thay vì là cựu thù, chúng ta đã biết coi nhau như là những đối tác, đồng nghiệp và bạn hữu. Chính quyền Obama sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ-Việt lên một tầm mức cao hơn (2) ».
Nhìn từ phía Hà Nội, việc xích lại gần Hoa Kỳ trước hết là theo logic kinh tế. Từ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực vào năm 2001, trao đổi mậu dịch giữa hai nước gia tăng đều đặn. Vào năm 2000, trao đổi thương mại ở mức 1 tỷ đô la, đến năm 2010, thì đã lên đến 18,3 tỷ đô la. Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, bà Jocelyn Trần, nhắm tới mục tiêu 35 tỷ đô la từ đây cho đến năm 2020 (3). Cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Hà Nội, các xuất khẩu sang Hoa Kỳ, - chủ yếu là hàng may mặc và giầy dép – mang về cho Việt Nam 14,8 tỷ đô la năm 2010, tương đương hơn một phần năm tổng thu nhập từ bên ngoài.
Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Washington giúp cho Việt Nam hội nhập vào hệ thống thương mại quốc tế. Vào năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ đó trở đi, mức bình quân thu nhập hàng năm tính theo đầu người vượt qua ngưỡng một ngàn đô la. Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Cái giá phải trả của sự khởi đầu phồn thịnh này là cần phải lật qua trang sử với 3 triệu người chết trong chiến tranh, các khu vực đất đai bị tàn phá, các gia đình bị tan nát. Để làm việc này, cần phải suy nghĩ kỹ và viết lại ký ức. Theo nhà sử học Wynn W. Gadkar-Wilcox, « Sau năm 1990, các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu giảm nhẹ tầm quan trọng của thời kỳ 1954-1975, trong quan hệ với Mỹ, và ưu tiên đề cập đến giai đoạn 1941-1945. Trong giai đoạn này, Hoa Kỳ đã hợp tác với Việt Minh, và nhiều thành viên của cơ quan tình báo OSS (Office of Strategic Services, tiền thân của CIA) đã có quan hệ gắn bó cá nhân với ông Hồ Chí Minh. (…) Dựa vào các tập nghiên cứu của ông Robert Hopkins, mang tựa đề Hoa Kỳ và Việt Nam, 1787-1941, chuyên gia Phạm Xanh đã nhấn mạnh đến sự quan tâm của tổng thống Mỹ Thomas Jefferson (1801-1809) đối với các vụ lúa tại miền nam Việt Nam, cũng như nhiều cuộc thám hiểm mà Mỹ đã thực hiện tại Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XIX (4). »
Một nửa dân số Việt Nam dưới 26 tuổi. Quá khứ chiến tranh đối với họ rất xa vời và hình ảnh của Hoa Kỳ tạo trong tâm trí của họ niềm say mê. Sức quyến rũ đó không chỉ xuất phát từ đồng đô la xanh, mà còn nảy sinh từ « Giấc mơ kiểu Mỹ »: ai cũng có thể làm giàu nếu chịu khó và quyết tâm làm việc. 13 ngàn du học sinh - một kỷ lục đối với các nước Đông Nam Á - đã ghi tên vào một trường đại học ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương.
Thỏa thuận đang thai nghén trong lĩnh vực hạt nhân dân sự
Miền nam Việt Nam, do lịch sử, rất sẵn sàng đón tiếp các đầu tư bằng đô la. Việc tập đoàn khổng lồ Intel chuyên sản xuất mạch vi xử lý đặt một nhà máy ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh (trước kia là Sài Gòn) có giá trị biểu tượng : đó là cơ sở lắp ráp và kiểm tra lớn nhất của tập đoàn này trên thế giới, với tổng đầu tư ước tính 1 tỷ đô la. Trên một blog của website thuộc doanh nghiệp này, ngay từ tháng 9 năm 2009, người ta có thể đọc thấy hàng chữ « We are back in Saigon ! » (« Chúng tôi trở lại Sài Gòn »)…
Mối diễm tình này không có nghĩa là không còn một vài tỵ hiềm, bởi vì Hoa Kỳ ngay lập tức đã tự coi mình là những người bảo vệ nhân quyền. Trong năm 2010, 80 người đã bị bắt – trong số này 14 người bị kết án – vì đã bày tỏ quan điểm trái ngược với đường lối của đảng Cộng sản. Nhiều nhà báo và viết blog nằm trong số này. Trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Hà Nội, ngày 10/12/2010, đại sứ Mỹ Michael W. Michalak đã nhẹ nhàng tuyên bố « rất tiếc, trong ba năm nhiệm kỳ của tôi, những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền còn không đồng đều ».
Ở mặt đối lập, kỷ niệm sống động về sự dính líu của các tổ chức Mỹ trong các « cuộc cách mạng mầu » tại Đông Âu, nuôi dưỡng sự nghi kỵ. Phải chăng chính quyền Mỹ sẽ không khuyến khích một kịch bản « diễn biến hòa bình », mà đối với Hà Nội, đồng nghĩa với ý đồ gạt bỏ chế độ và bản sắc văn hóa Việt Nam ?
Thế nhưng, những đụng chạm này chỉ là một sự phản ánh nhạt nhòa những thù hận trong quá khứ. Thậm chí, năm 2011 có thể sẽ chứng kiến hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự đang được hoàn tất. Bản thỏa thuận liên quan đến việc chuyển giao công nghệ và phát triển các cơ sở hạ tầng, mở cửa cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận với một thị trường hứa hẹn : Việt Nam mong muốn xây dựng 13 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất là 16 000 MW, trong 20 năm tới. Các điều khoản của bản thỏa thuận không cấm việc làm giàu uranium – cho phép, về mặt lý thuyết, thực hiện một chương trình hạt nhân quân sự - trong khi Hoa Kỳ thường xuyên gây sức ép buộc các nước khác từ bỏ quyền được làm giàu uranium như vậy. Nhiều nhà bình luận đã so sánh các điều khoản này, có lợi cho Việt Nam, với các điều khoản của bản thỏa thuận Ấn Độ - Hoa Kỳ về hạt nhân năm 2007 (5).
Tuy nhiên, ông Brahma Chellaney (6), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị New Delhi cũng giảm thiểu những điểm đồng nhau này : « Do Ấn Độ không phải là thành viên hiệp ước không phổ biến hạt nhân (TNP), nước này phải chịu nhiều hạn chế đặc biệt chiếu theo luật lệ của Mỹ. Do vậy, chính phủ Mỹ cần phải có được một sự miễn trừ đặc biệt từ phía Quốc hội. Trong trường hợp của Việt Nam, nước ký kết TNP, một sự đòi hỏi như vậy không cần thiết. Vả lại, vì Ấn Độ là một quốc gia có vũ khí nguyên tử, thỏa thuận song phương cần phải được xây dựng một cách chuyên biệt. »
Như vậy, hai thỏa thuận này gần giống nhau là do mục đích của chúng chứ không phải do bản chất. Ông Chellaney thẩm định : « Hoa Kỳ sử dụng các thỏa thuận hạt nhân ký với Ấn Độ và Việt Nam như một công cụ chiến lược để xây dựng một sự hợp tác thân thiết ». Do đó, Việt Nam chắc chắn sẽ có được một thỏa thuận tốt nhất trong nhóm « các quốc gia hạt nhân trỗi dậy », đó là những nước vừa mới bắt đầu thực hiện một chương trình hạt nhân dân sự. Ngược lại với trường hợp Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ví dụ thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất năm 2009 ghi rõ Tiểu vương quốc này từ bỏ quyền làm giàu uranium trên lãnh thổ của mình. Phải chăng « nhất bên trọng, nhất bên khinh ? » Khi còn là phát ngôn viên bộ Ngoại giao, ông Philip J.Crowley đành phải nói rằng « Hoa Kỳ đàm phán những hiệp định như vậy theo từng trường hợp, đối với từng nước, từng vùng (7) ».
« Một hoàn cảnh mong manh như vỏ trứng »
Đối với Washington, việc củng cố các quan hệ quân sự và hợp tác hạt nhân có một mục tiêu : đó là duy trì sự ưu thế của Mỹ tại Thái Bình Dương. Do vậy, trong năm 2010, Hoa Kỳ đã bán 6 tỷ đô la thiết bị quân sự cho Đài Loan ; thông báo nối lại mối quan hệ với lực lượng đặc biệt Indonesia (Kopassus), cho dù lực lượng này có dính líu đến những vụ tàn sát ở Timor, Aceh và Papua ; bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Đông và coi đây là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, theo lời bà Ngoại trưởng Clinton ; tiến hành các hoạt động quân sự chung với Hàn Quốc ở Hoàng Hải ; khi xẩy ra va chạm tại vùng quần đảo Điều Ngư/Senkaku mà Trung Quốc và Nhật Bản đều coi thuộc chủ quyền của mình, Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Nhật Bản sẽ được hậu thuẫn nếu cần thiết, theo tinh thần hiệp ước phòng thủ chung.
Đa số các biện pháp này, nếu không nói là tất cả, đều nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc : sự bật dậy của đế chế Trung Hoa tất đương nhiên dẫn đến việc Hoa Kỳ nâng cao giá trị chiến lược của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc. Tạp chí Mỹ về Quốc phòng 2010, bốn năm ra một lần (US Quadrennial Defense Review 2010) nói đến Indonesia, Malaysia và Việt Nam như là những đối tác tiềm tàng trong lĩnh vực an ninh. Ông Kurt Campbell, trợ lý Ngọai trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương còn nói rõ hơn : « Khi nhìn vào tất cả những quốc gia bạn bè của chúng ta ở Đông Nam Á, tôi nghĩ rằng chính với Việt Nam mà chúng ta sẽ có những triển vọng tốt đẹp nhất » (8). Đối với cường quốc Hoa Kỳ, lại một lần nữa, đất nước này là một con tốt cần thiết, nhưng lần này, không phải để chống chủ nghĩa cộng sản, mà chống lại cái gọi là chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
Mối ám ảnh này có được sự đồng thanh. Từ nhiều thế kỷ qua, Việt Nam xoay trong quỹ đạo của đế chế Trung Hoa đồng thời tìm cách thoát ra khỏi sức hút của nó. Sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất lớn – nhập khẩu từ láng giềng phương Bắc chiếm một tỷ lệ cực kỳ cao. Do vậy, ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại đại học Souh New Wales, Canberra, chuyên gia về Việt Nam, đánh giá rằng « không một nước nào có thể tự tin và có ảnh hưởng như Trung Quốc trong quan hệ với Hà Nội (9) ». Về cơ bản, ngoại giao Việt Nam tìm cách hòa thuận với càng nhiều nước càng tốt để thoát ra khỏi Bắc Kinh, nhưng đồng thời lại muốn duy trì quan hệ ưu tiên với nước láng giềng lớn – đây là mối bận tâm mà ngoại giao Việt Nam chia sẻ với nhiều nước Đông Nam Á. Cựu đại sứ Đinh Hoàng Thắng không coi nhẹ những khó khăn : « Nếu Việt Nam có thể thuyết phục được Trung Quốc rằng việc cải thiện quan hệ Mỹ-Việt sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lợi của nựớc thứ ba, thì đó sẽ là một thành công lớn (10) ».
Công việc này cũng không phải là dễ dàng đối với Mỹ. Ông Brantly Womack, giáo sư Quan hệ Quốc tế tại đại học Virginia Hoa Kỳ (11) nhắc lại rằng « sự xa cách giữa Hoa Kỳ và châu Á và mối quan hệ song song của Mỹ vừa với Trung Quốc vừa với Việt Nam tiếp tục làm biến dạng sự hiểu biết về mối quan hệ song phương này ». Phía Trung Quốc cũng đưa ra những mệnh lệnh đôi khi mạnh mẽ : « Việt Nam phải hiểu rằng, bị kẹp giữa hai cường quốc, họ đang chơi một trò chơi nguy hiểm, với hoàn cảnh vừa bấp bênh vừa mong manh như vỏ trứng », người ta có thể đọc thấy những dòng này trên Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (…) « Nếu Trung Quốc và Việt Nam thực sự dẫn đến đối đầu quân sự với nhau, thì không có một tàu chở sân bay nào, của bất kỳ một nước nào, có thể bảo đảm an ninh cho Việt Nam ».(12)
Một cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông liên quan đến quần đảo Hoàng Sa – Paracels và Trường Sa – Spratleys đã tích tụ vào cuối thế kỷ XX (13). Cho dù vừa qua đã củng cố hạm đội của mình, Hà Nội không thể tranh đua với hải quân Trung Quốc. Do vậy, theo phân tích của ông Richard Bitzinger, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương, « Việt Nam muốn thấy có nhiều quốc gia hơn nữa can thiệp vào Biển Đông. Đối với Việt Nam, đây sẽ là một sự bảo vệ. Việt Nam cũng muốn nhận được sự hỗ trợ để mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng của cảng trong vịnh Cam Ranh. Tôi nghĩ rằng hải quân Mỹ sẽ tranh thủ vị trí chiến lược này, hải quân các nước khác cũng sẽ làm như vậy – đương nhiên, chỉ có hải quân Trung Quốc là sẽ vắng mặt !»
Cuộc xung đột 1979 với Bắc Kinh bị bỏ qua
Liệu một ngày nào đó, người ta sẽ thấy Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam chống lại đế chế Trung Hoa ? Quả sẽ là trớ trêu quá mức, nếu như người ta nhớ lại rằng sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/09/1945, Trung Quốc của Mao Trạch Đông là nước đầu tiên công nhận nền dân chủ cộng hòa non trẻ này, vào tháng Giêng năm 1950, trước Liên Xô khoảng 12 ngày… Giữ cân bằng giữa hai nước bảo trợ cộng sản, mà 2 nước này sau đó lại trở thành đối thủ của nhau, là một phương trình mà Hồ Chí Minh và những người kế tục ông đã giải quyết thành công trong 25 năm. Viện trợ của Liên Xô đã biến mất khi chiến tranh lạnh kết thúc. Cuộc xung đột công khai giữa Việt Nam và Trung Quốc vào cuối những năm 1970, đã trở thành vấn đề húy kỵ nhất trong chính sách đối ngoại. Hơn 30 năm sau khi xẩy ra cuộc xung đột, vẫn không thể nào nói đến cuộc chiến tranh ngắn ngủi trong tháng Hai tháng Ba năm 1979 đã làm hàng chục ngàn người thiệt mạng. Báo chí cũng như sách giáo khoa không nói đến cuộc chiến tranh này. Về mặt chính thức, tất cả mọi việc đều tốt đẹp với Bắc Kinh.
Lịch sử đã cho thấy những nguy hiểm đối với Việt Nam khi nước này rơi vào những tính toán địa-chính trị của những siêu cường láng giềng. Ỏ Hà Nội, liệu có ai sẽ quên điều này ? Nhà ngoại giao Hoàng Anh Tuấn vừa nhắc lại rằng Việt Nam « là nước duy nhất trên thế giới đã tiến hành những cuộc đàm phán dồn dập và kéo dài với Hoa Kỳ (…) Cho dù lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau đã có những tiến triển đáng kể, nhưng không có gì bảo đảm là những hiểu nhầm chiến lược lại không xuất hiện (…) Do vậy, quan hệ song phương chỉ có thể được thiết lập một cách bền vững trên cơ sở bình đẳng nếu như mối bang giao này được xây dựng nhằm phục vụ các lợi ích quốc gia của Việt Nam cũng như của Hoa Kỳ, chứ không chỉ nhằm phục vụ các lợi ích địa – chính trị của một bên.(14) ». Hiện nay, có nhiều điềm tốt. Thế nhưng « sự hung dữ của vị trí địa lý (15) » có thể vẫn chưa thôi định hướng số phận quốc gia Việt Nam.
* *
Chú thích
(*) Trong bài, tác giả viết là Cam Ranh ở miền nam Việt Nam
(1) Dwight Eisenhower (giữa 1954 và 1961), John F. Kennedy (1961-1963), Lyndon B. Johnson (1963-1969), Richard Nixon (1969-1974) et Gerald Ford (giữa 08/1974 và 04/1975).
(2) Diễn văn đọc tại Hà Nội, ngày 21/07/2010 bên lề cuộc gặp lần thứ 43 cấp Ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.
(3) Báo Tuổi Trẻ, Hà Nội, 20/12/2010.
(4) Wynn W. Gadkar-Wilcox, « Mối quan hệ không rõ ràng : Những ấn tượng về Hoa Kỳ trong giảng dậy lịch sử tại Việt Nam 1989 – 2009 - An ambiguous relationship : Impressions of the United States in Vietnamese historical scholarship, 1986-2009 », World History Connected, tập 7, n° 3, Washington, DC, 10/2010.
(5) Đọc Siddharth Varadarajan, « Ấn Độ khao khát được thừa nhận », Le Monde diplomatique, 11/ 2008.
(6) Tác giả của cuốn « Sức mạnh châu Á: Sự vươn lên của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản », HarperCollins, New York, 2006. Ngoại trừ có chỉ dẫn ngược lại, tất cả những trích dẫn của các nhà phân tích đều xuất phát từ các cuộc trao đổi.
(7) Được trích dẫn trong bài của Daniel Ten Kate và Nicole Gaouette, « Hoa Kỳ, Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán về công nghệ hạt nhân như là những đối tác tranh giành hợp đồng », Bloomberg, 06/08/2010.
(8) Agence France-Presse, 07/2010.
(9) Carlyle Thayer, « Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ », hội thảo được tổ chức tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 10/12/2010.
(10) Phỏng vấn dành cho VietNamNet (ấn bản điện tử), 17/02/2010.
(11) Brantly Womack, « Hoa Kỳ và mối quan hệ Trung-Việt », The Asia-Pacific Journal: Japan Focus (ấn bản điện tử), 2008.
(12) Lý Hồng Mai, “Khuyên Việt Nam không nên đùa với lửa », Nhân dân nhật báo, Bắc Kinh, 17/08/2010.
(13) Trung Quốc dùng quân đội chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tháng Giêng 1974 nhưng Việt Nam và Đài Loan vẫn đòi hỏi chủ quyền của mình ở đây. Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan chiếm đóng các đảo khác nhau trong quần đảo Trường Sa (Brunei có đòi hỏi chủ quyền nhưng không đưa quân đội đến đây). Phân tích về các vấn đề chính trị và tìm kiếm giải pháp, xem Stein Tønnesson, trong « Những thay đổi sắp tới của Trung Quốc tại biển Hoa Nam », Harvard Asia Quarterly, Cambridge (Massachusetts), 12/2010
(14) Hoàng Anh Tuấn, « Sự nhích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ : Một câu trả lời », Contemporary Southeast Asia, tập. 32, n° 3, Singapour, 2010.
(15) Carlyle Thayer, « Sự hung dữ của vị trí địa lý : Những chiến lược của Việt Nam nhằm kiềm chế Trung Quốc tại biển Hoa Nam», International Studies Association, Montréal, 03/2011.

tags: Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ (Mỹ) - Quốc tế - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20110715-tai-ngo-my-viet