Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Từng sợi tóc rơi

Tù Khúc : Từng sợi tóc rơi
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng  hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.
 
Trần Ngọc Phong : Từng sợi tóc rơi
 
Từng sợi tóc rơi -  Tranh : Trần Thanh Châu
Viết về Trần Ngọc Phong :
“ . . . Từ Vĩnh Quang , Vĩnh Phú, chúng tôi được đưa đến trại Xuân Lộc Z30. Trại này có 3 phân trại : A, B và C. Đa số nhóm Vĩnh Quang ở hai phân trại A và C. Riêng tôi, bị chuyển qua B. Tuy buồn, nhưng lại may. Ở trại B, tôi quen được một số bạn tù mới cũng từ miền Bắc, các trại Thanh Phong, Nam Hà vừa được chuyển về mấy tuần trước. Những anh em viết tù khúc từ những trại ngòai Bắc, bây giờ có cơ hội tụ tập lại với nhau thành nhóm, cuối tuần rủ nhau đi “ lưu diễn” ở các phòng trong trại. Đời sống miền Nam dễ chịu, cuối tuần cán bộ vệ binh ra ăn chơi ngoài chợ gần đó, ít khi vào trại, mà nếu có, anh em sẽ báo động. Hơn nữa, họ nghĩ, cùng lắm anh em chúng tôi tụ tập cũng chỉ để hát nhạc vàng. Lúc này, mấy tiệm cà phê ngòai chợ vẫn phát nhạc vàng hàng ngày cho khách nghe.
Trong số những người bạn tù mới quen nơi đây, tôi để ý nhất Trần Ngọc Phong, tác giả nhiều bài tù khúc có tiết tấu lạ, giọng ca của anh cũng đặc biệt, mang nặng âm hưởng Jazz. Lời những bài tù khúc của Phong cũng khá độc đáo . Chẳng hạn như bài “ Ai yêu ta ? “ có những đọan :
“ Giê Su đã nói yêu ta / Marx cũng nói yêu ta/ Và em cũng nói yêu ta / Nhưng ai yêu ta ?
Chúa hứa một thiên đường / Marx hứa một vườn hồng / Thiên đường chưa tới / Vườn hồng đỏ chói máu và đầy gai /
Cho đời tăm tối, cho tình gian dối, cho em quên cả đường về . . . “
Hiện giờ, sống yên ấm với gia đình ở miền Bắc Cali, chắc Phong đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi ngày nào “ Ai yêu ta ? “.
Trần Ngọc Phong, cùng với những tác giả tù khúc khác, lập thành “ Nhóm tù ca Xuân Lộc “.( Trần Lê Việt – Những Hình Bóng Cũ )
 
Nhạc &Lời : Trần Ngọc Phong
Trình bày : Trần Gia Tỏan
http://t-van.net/wp-content/uploads/2012/05/tung-soi-toc-roi-150x150.jpg
(Nhạc Audio)
Thượng đế sinh ra em
Người đã dạy lời
Một vì sao lên ngôi
Một hạt bụi vào đời
Bồng bềnh con nước trôi
Bồng bềnh theo nước xuôi
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Ngày đó anh yêu em
Chỉ biết dặn lời
Ta đừng mơ xa xôi
Cho trọn vẹn tình ngời
Cuộc đời như khói mây
Cuộc đời bao đổi thay,
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi!
Ngày tháng trôi lênh đênh
Đường quá gập ghềnh
Cuộc đời sao chênh vênh
Đưa giọt lệ vào tình
Cùng dòng con nước trôi
Cùng dòng sao rẽ đôi
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
(Nhạc…)
Ngày tháng trôi lênh đênh
Đường quá gập ghềnh
Cuộc đời sao chênh vênh
Đưa giọt lệ vào tình
Cùng dòng con nước trôi
Cùng dòng sao rẽ đôi
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
 
 

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Nhớ cố hương


Tù Khúc : Nhớ Cố Hương
T.Vấn & Bạn Hữu
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tồn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng  hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.
Phạm Thiên Tứ & Lê Trần : Nhớ Cố Hương (Chiều Hòang Liên Sơn)

Chiều Hòang Liên Sơn – Tranh : Trần Thanh Châu
“ . . . Đời anh tha hương ngay trên quê hương . . .
Vị đắng của những năm tháng Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú, Gia Trung, Cà Tum, Trảng Lớn, Long Giao, Xuân Lộc … sẽ còn đọng lại mãi mãi trong tâm tư chúng ta. Vị đắng của những năm tháng khoác bộ quân phục của chính mình nhưng không phù hiệu, không cấp bậc. Thay vào đó là những mảnh vá của mồ hôi. Của máu và thù hận. Của đói khát và nhục nhằn.
“Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương… “ Lời bài tù khúc thở than cho một số phận ? cho những mảnh đời đã mất ? hay nỗi uất ức vì đã không trọn lời thề năm xưa khi lần duy nhất trong đời chúng ta quỳ xuống long trọng tuyên thệ TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM. Lời thề bất tử cùng với thời gian và cả không gian. Nhưng nước thì đã mất, nhà đã tan, dân đỏ rên xiết giữa đọa đầy của “ Tù Ngoài “. Còn chúng ta, trong “ Nhà Tù Trong “ cúi đầu uất hận.
Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương. Bước chân trần thất thểu giữa cát sỏi lưu đầy ngay trên đất Tổ Hùng Vương của những chàng trai tóc bời lộng gió ngày nào đã đề lại những dấu ấn đậm nét trong Lịch sử. Những dấu ấn của một nỗi bất lực khủng khiếp . Những dấu ấn của một trách nhiệm không được chu toàn. Những dấu ấn của những đêm mê sảng vì sốt rét rừng mơ thấy ngọn cờ Tổ Quốc vẫn ngạo nghễ giữa Cổ Thành Uy Nghi.. . “( Trích : Đọan Trường Thất Thanh )
Tù khúc “ Nhớ Cố Hương “ là tâm sự của bất cứ người tù cải tạo nào. Theo lời anh Lê Trần, những ý tưởng trong bài đã sống trong lòng anh từ nhiều năm, nhưng chỉ đến khi được chuyển từ trại tù miền Bắc về lại miền Nam ở trại Xuân Lộc Z30 B khỏang năm 1982-1983, bài thơ mới có cơ hội thành hình và ngay sau đó, anh Phạm Thiên Tứ chắp cánh cho những ý thơ thành nhạc bay đến những anh em đồng cảnh ngộ, nhắc nhau đừng quên rằng “Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương “.
“ Nhớ Cố Hương “ là một trong những tù khúc được nhiều anh em ở Xuân Lộc biết đến. Sau này, khỏang thời gian những đợt HO ồ ạt đến Mỹ, anh Việt Long , tuy cũng mới vừa chân ướt chân ráo như những anh em khác, đã không bỏ lỡ cơ hội nói lên tiếng lòng chung của anh em giữa không khí tự do hải ngọai. Và qua làn sóng điện Little Sài Gòn Radio những năm khỏang 1993-1996, người hải ngọai đã có dịp nghe bài tù khúc vang lộng tâm sự một thời của những người tù cải tạo qua giọng hát tuy không chuyên nghiệp nhưng đã chuyên chở chính xác và trọn vẹn nội dung bài hát đến với người nghe.
Phần âm thanh của bài tù khúc “ Nhớ Cố Hương “ chúng tôi giới thiệu ở đây cũng vẫn qua giọng hát của anh Việt Long thâu lại nhiều năm sau. Giọng hát dường như u uẩn hơn vì sau gần 10 năm “ tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương “, thì nay , sau gần 20 năm lưu lạc xứ người , tâm sự người tù năm xưa phải chăng là “ Giữ gìn chút hương trầm thơm /Mơ về cố hương “ như hai câu kết ngậm ngùi của bài tù khúc. (T.Vấn & Bạn Hữu )
Nhớ Cố Hương (Chiều Hòang Liên Sơn)
Nhạc: Phạm Thiên Tứ . Lời : Lê Trần. Trình bày : Việt Long
http://t-van.net/wp-content/uploads/2012/06/Nho-co-huong-150x150.jpg
(Nhạc Audio)
Chiều xuống rưng rưng
Người tiễn người hết con đường
Người đi hoang mang vấn vương
Bể dâu biết đâu là hướng
Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương
Giáo đường dóng kinh mùa thương
Mi người mờ khói hơi sương
Chiều xuống bâng khuâng
Người nhớ người chốn khuê phòng
Thời gian phôi pha sắc hương
Nửa đêm dỗ con bằng bóng
Đời em đau thương ở ngay trái tim buồn quê hương
Xếp lại phấn son lược gương
Ru hồn tượng đá buồn
Em biết không, đêm lạnh Hòang Liên Sơn
Mơ ngày Sài Gòn nắng ấm
Nghe lòng nhỏ tiếng tơ chùng
Người hôm mai nhặt từng hạt sương
Gom vào giờ phút tương phùng
Đời giương cánh buồm trùng dương
Đời vẫn tơ vương, người vẫn tưởng nhớ thiên đường
Đầu sông trông mong cuối sông
Khổ đau nhấp nhô lượn sóng
Hẹn nhau sang sông , dòng thời gian sẽ phai mờ sau lưng
Giữ gìn chút hương trầm thơm
Mơ về cố hương

Chuyên Mục Tù Khúc
T.Vấn & Bạn Hữu  thực hiện (2012)

Thân Phận Lưu Đày-LM Nguyen Thanh

LM Nguyên Thanh : Thân Phận Lưu Đầy Nhiều Tác Giả LM Nguyên Thanh : Thân Phận Lưu Đầy
                                            Thân Phận Lưu Đầy- Tranh : Trần Thanh Châu
Trong một buổi trò chuyện giữa nhà văn/nhạc sĩ Hà Thúc Sinh ( một tác giả Tù Khúc ) và Linh Mục Nguyên Thanh, tác giả bài Thân Phận Lưu Đầy, LM Nguyên Thanh đã cho biết về lai lịch bài tù khúc này như sau : “ . . . Sau 30/4/75, trong các trại tù từ Nam ra Bắc, bắt đầu từ trại Suối Máu, Biên Hòa. Tôi đã giữ được cuốn Phụng vụ giờ kinh trong suốt một năm tại Suối Máu và đã viết các bài Thánh Ca dựa trên Lời Kinh Phụng Vụ. Bài đầu tiên tôi viết trong trại tù Suối Máu là Thánh vinh 136 : THÂN PHẬN LƯU ĐẦY: Babylon bên dòng sông xưa ấy, Ngồi nức nở mà tương nhớ Sion. Bài này đã được anh em trong tù thích thú và phổ biến thật rộng qua các trại từ Nam ra Bắc, không phân biệt tôn giáo. Ba mươi năm sau, có dịp gặp cựu Đại tá tư lệnh phó Sư đoàn TQLC, câu đầu tiên ông nói với tôi: “Tôi rất thích bài Babylon của Cha”. Mới đây nhất, trong dịp Kỷ niệm đệ ngũ chu niên ngày thành lập Tổ chức Lương Tâm Công Giáo tại San Jose ngày 17/9/2006, bất ngờ được găp ông B.Q., một cựu Trung tá Tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn Nhảy Dù, ông cho biết đã thuộc lòng bài Babylon này và tự chép lại dấu nhạc để tặng lại tôi (bản nhạc ông ghi lại chỉ sai vài chữ và một nốt nhạc mà thôi). . . “ (Lm Nguyên Thanh Trả Lời Anh Hà Thúc Sinh ). Hầu như không một người tù nào là không một lần nghe qua bài “ Thân Phận Lưu Đầy “ của Linh Mục Nguyên Thanh. Thực ra, mãi về sau này, nhờ các phương tiện tra cứu của thế giới ảo, anh em chúng tôi mới được biết tên chính thức của bài tù khúc này là “ Thân phận lưu đầy “ và tác giả là linh mục Nguyên Thanh, cũng là một cựu tù cải tạo. Bản thân chúng tôi, được biết đến bài hát này năm 1979 tại trại tù Vĩnh Quang A. Dịp cuối năm, trại A cần bổ sung số tù biết đàn ca xướng hát cho đội văn nghệ, nên đã chuyển trại một số anh em từ trại B ra trại A. Từ đợt chuyển trại này, anh em tù trại B lần đầu tiên được nghe anh Cao Đắc Lân bằng giọng hát êm như nhung của mình cho nghe bài tù khúc nói đến ở trên, nhưng bằng cái tên ngắn gọn “ Babylon “ . Bài tù khúc nhanh chóng được phổ biến đến anh em tòan trại gần 1500 tù viên. Bài hát dễ nghe, dễ hát, dễ thuộc mà lại đáp ứng đúng tâm trạng người tù. Bài này, theo sự giải thích của chính tác giả ( đọan trích ở trên ) dựa trên một bài kinh Phụng Vụ là Thánh Vịnh 136 Thân Phận Lưu Đầy. Theo một diễn đàn Thánh Nhạc : “ . . . Thánh Vịnh 136 là TV diễn tả “tâm trạng” của dân Do thái khi bị đi lưu đày sau khi dân Babylon chiếm thành Giêrusalem. Đây là trích đọan TV 136 theo bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh: Trên bờ sông Ba-by-lon (1) Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on; (2) trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn. (3) Bọn lính canh đòi ta hát xướng, lũ cướp này mời gượng vui lên: “Hát đi, hát thử đi xem Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài!” (4) Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổi nơi đất khách quê người? (5) Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, thì tay gãy đàn thành tê bại! (6) Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm, nếu ta không hoài niệm, không còn lấy Giê-ru-sa-lem làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn. . . . . . . . ( Trích TV 136 theo bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh ) . . . Theo địa hình thời đó, dân Do Thái sống ở Judah. Nước Babylon nằm cách khoảng hơn ngàn dặm về phía đông . Năm 586 BC quân Babylon phá hủy thủ đô của Judah là Giêrusalem . Quân xâm lăng bắt hết mọi người đang sống ở đó mang về Babylon làm tù binh, bị là làm nô lệ,. Năm 536 BC, rất nhiều tù binh và vợ con của họ sau khi đã “học tập cải tạo” được cho trở về lại Giêrusalem . . . “ (Thánh Vịnh 136 và “Thân Phận Lưu Đày”) Vì nội dung của Thánh Vịnh diễn tả đúng tâm trạng của những người tù bị lưu đầy, không biết đến ngày trở về, lại được phổ thành bài hát bởi một vị linh mục do thiên hướng đã chọn âm nhạc là phương tiện phụng vụ nên sức hấp dẫn của bài tù khúc rất lớn. Và cũng vì nội dung bài lấy từ một thánh vịnh, có ngôn ngữ và ý nghĩa tôn giáo, nên nhiều người khi hát, đã đổi vài chữ từ ý nghĩa tôn giáo thành ý nghĩa chung để dễ đến với tất cả mọi người ( thí dụ câu : Và bài ca kính Chúa Trời , được đổi thành : Và bài ca , nhớ đến N(n)gười – người ở đây có thể viết hoa hàm ý chỉ một lý tưởng chiến đấu cho tự do, có thể viết thường nhằm chỉ đến người yêu, người vợ ở nhà hoặc những ngụ ý khác nữa v..v..). Mãi cho đến hôm nay, bài hát “ Thân Phận Lưu Đầy “ của LM Nguyên Thanh vẫn còn được đem ra hát trong những buổi họp mặt của các nhóm sinh họat, vì xem ra ý nghĩa của bài hát vẫn còn đáp ứng được tâm tư của nhiều người , kể cả ở trong nước. Chúng tôi không có bản nhạc phổ ( bản ký âm ) của bài tù khúc này, ước mong có vị nào , hay chính vị cựu trung tá ND ( nhắc đến trong phần trích dẫn ở trên ), hoặc LM Nguyên Thanh gởi cho chúng tôi một phóng bản để những ai quan tâm nghiên cứu sẽ được dễ dàng hơn trong công việc của mình . ( Nhóm Thực Hiện ). LM Nguyên Thanh : Thân Phận Lưu Đầy Babylon, bên giòng sông xưa cũ Ngồi nức nở, mà tưởng nhớ Si-on ơi Liễu rũ nhành soi bóng Ta tạm gác cây đàn Không bao giờ ta hát nữa đâu em Giòng sông sâu, tơ liễu rũ Và ai kia đòi ta hát xướng theo cung đàn Tiếng tơ chùng như lòng ta Hát đi ! Hát thử đi xem Si-on quê cũ điệu quen một bài Và bài ca kính Chúa Trời ( nhớ đến người ) Làm sao ta hát nổi Nơi đất khách quê người Si-on ơi ! Lòng này nếu quên Người Thì tay đàn thành tê cứng Và môi miệng thành khô đắng Sa-Lem ơi ! Lòng này nếu quên Người Thì không thấy Thì không nhớ Sa-lem là nguồn vui Cho tâm hồn.