- Hoa Lan Đà Lạt-Music
- Hoa Linh Lan
- Hoa Lan
- Hoa Quỳnh (Thơ Vương Ngọc Long -Nhạc Phạm Anh Dũng )-Xuân Thanh
- Hai sắc hoa Tigon (thơ TtKH)-Như Quỳnh
- Bông Hồng cài áo(Phạm Thế Mỹ)-Khánh Ly
- Hoa xương rồng
- Hoa bằng Lăng
- Hoa bằng lăng 2
- Hoa Phượng (Thanh Sơn)-Hoàng Oanh-Như Quỳnh-Hương Lan
- Hoa sứ nhà nàng (Hoàng Phương )-Trường Vũ
- Hoa Mimosa
- Thương quá bờ lưng cong (nhạc Thiên An-Hòa âm Đặng Vương Quân)-Phương Dung
- Thương ai nhớ ai ( nhạc Thiên An -Hòa âm Đặng vương Quân)-Phương Dung
- Mẹ Từ bi(Nhạc Lời Nghiêu Minh)-Hồng Ngọc
- Mừng tuổi mẹ
- Mẹ Yêu-Ngọc Huyền
- Ơn Nghĩa sinh Thành-Trường vũ
- Mẹ là Phật(Lời Thích Trí Cao-Nhạc Lê Duy)-Lê Duy
- Lòng mẹ(yVân) -Hương Lan-Bé Xuân Mai
- Mẹ Tôi và Giàn Hoa Thiên Lý(Nghiêu Minh)-Thùy Dương
- Chuyện tình hoa Muống Biển-Giao Linh
- Bông Hồng Thủy Tinh
- Trieu doa hoa hong - Million scarlet roses - guitar
- Flowers in love
- Bông Hồng cài áo(Phạm Thế Mỹ)-Khánh Ly
- Hoa Thủy Tiên-Tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa
- Hoa hèn(Thơ Ái Hoa nhạc Thiên An)-Thùy Dương
- Hoa mộc lan-Magnolia
- Thiết Mộc Lan (Cây Phát Tài)
- Hương Bách Hợp
- Hoa Uất Kim Hương-Tulips
- Vẻ đẹp các loài hoa
- Nghĩ về Hoa Mai
- Bông Bưởi hoa Cau (Bắc Sơn)-Trung Hậu
- Hoa Sen-Doanh Doanh
- Hương Bách Hợp
- Vẻ đẹp các loài hoa
- Nghĩ về Hoa Mai
- Hoa sen-Cam ly -Canh Han
- Hòa Tấu sáo
- Hoa Sữa (Hồng Đăng)-Thanh Lam
- Màu Hoa Bí Vàng( PPS Lổ Trí Thâm)-Lily Doiron
- Lá Diêu Bông (Trần Tiến )-Bruce Đoàn-Khả Tú
- Hoa Trinh Nữ
- Hoa Soan bên thềm cũ
- Đưa em tìm động hoa vàng(Phạm Duy)-Thái Thanh
- Sunflower Spirit: Music of Deuter
- Nụ Tầm Xuân(Bức chân hoàn vũ 2)-Thái Hiền-Duy Quang
- Hoa Anh Đào 1-Japan
- Mùa Hoa anh Đào 2-japan
- Mùa Hoa Anh Đào(Thanh Sơn)-Thực Hiện Minh Châu-Ngọc C/s Ngọc Lan
- Little Child &L'Enfant
- beautifulsceneHD
- Beautiful Birds
Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác
Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010
Hoa và Nhạc
Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010
Cảm nghĩ của NT5 Trương đình Trung về buổi ra mắt sách"Tâm tư của Cố TT Nguyễn Văn Thiệu ".Tác Giả Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.
Giới thiệu với tất cả bạn bè Làng 3 và thân hữu.
Đây là những phân tích của Niên Đệ NT5 TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG đối với bản tin ra mắt sách của Tiến Sĩ NGUYỄN TIẾN HƯNG về tâm tư của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệụ.Với những phân tích kỹ càng,rõ ràng đầy thuyết phục.Niên Đệ TRUNG thật xứng đáng cho chúng ta,Khóa Đàn anh hãnh diện và cảm mến.......Nên bài viết này được đăng tải trên Blog Khóa 3,cho chúng ta và thân hữu ,cùng đọc và suy nghĩ.
5/18/2010
Thưa quý vị,
Xin cho phép tôi được bày tỏ đôi cảm nghĩ vụn đối với bản tin về ra mắt sách”Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng tại Rose Center ở Thành Phố Westminster vào chiều Chủ Nhật, ngày 16 tháng 5 năm 2010
Xin cho phép tôi được bày tỏ đôi cảm nghĩ vụn đối với bản tin về ra mắt sách”Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng tại Rose Center ở Thành Phố Westminster vào chiều Chủ Nhật, ngày 16 tháng 5 năm 2010
1.-Trước hết tôi tự hỏi :Tâm tư của cố TT Nguyễn văn Thiệu thì có tác động gì đáng kể cho cục diện MN hơn 35 năm trước, và có ý nghĩa gì nữa không vào lúc này? Chưa kể là những gì được gọi là tâm tư đó của cố TT Thiệu nghe ra cũng chỉ là những suy tư, hay mong ước, bình thường của vô số những quân cán chính Miền Nam khác.
Còn về kế hoạch của cố TT Thiệu thì đó là một kế hoạch co cụm lại, một phản ứng thụ động quá muộn màng, biểu lộ một sự thiếu vắng viễn kiến chính trị (phẩm chất cần của người lãnh đạo). Ngay sau hiệp định Paris 27/1/1973, đáng ra giới lãnh đạo, đứng đầu là TT NVT, phải thấy rằng cần có chiến lược phòng thủ tương xứng với khả năng quân sự trong tình hình quân viện bị cắt giảm, và đặc biệt là với tình trạng khó khăn kinh tế vào lúc đó của Miền Nam; nghĩa là nên co lại ngay từ lúc đó một cách chủ động. Ông Thiệu và các cố vấn của Ông đã không làm vậy, mà ngược lại đã cố bung lực lượng ra để “giành dân, lấn đất " suốt cả năm 1973. Việc làm đó đã khiến cho QLVNCH bị dàn mỏng ra, càng trở nên bị động hơn, vô tình trao thêm khả năng chủ động chọn lựa chiến trường cho đối phương vào năm sau. Kế hoạch lui về Miền Tây chẳng qua chỉ là một phản ứng tuyệt vọng, được đưa ra một cách bị động vào phút chót, là kết quả của sự thiển cận của những người giỏi quyền biến và mưu lược nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược.
2.-Tất nhiên công việc ghi lại và phổ biến những sự thật của cuộc chiến đã qua là điều cần thiết và chính đáng, nhằm giúp người đương thời và các thế hệ tương lai nhận chân được lịch sử để từ đó xác định đúng lập trường và rút ra những bài học hữu ích cho việc kiến quốc trong tương lai.
Nhưng không phải tất cả mọi tác giả, khi viết và ra sách đều nhằm vào chỉ một mục đích chính đáng vừa nêu. Nhìn vào đề tài, nội dung và cung cách tổ chức ra mắt sách một cách rầm rộ của một số tác giả, người ta có thể ngờ rằng nhiều quyển sách đã được viết ra chỉ với mục đích kinh tế, khai thác những đề tài phù hợp với tâm trạng của người tị nạn để bán kiếm tiền. Bởi lẽ nếu chỉ nhằm góp phần soi sáng lịch sử hay giúp cộng đồng ôn cố tri tân thì thiếu gì những phương cách khác giản tiện, ít tốn kém cho đồng bào mà lại hiệu quả hơn, chẳng hạn như viết ra rồi đăng dài hạn trên các nhật báo, tạp chí, websites hay đọc trường kỳ trên radio, TV, để phổ biến đến cho mọi giới, và chỉ nhận một số thù lao tượng trưng.
2.-Tất nhiên công việc ghi lại và phổ biến những sự thật của cuộc chiến đã qua là điều cần thiết và chính đáng, nhằm giúp người đương thời và các thế hệ tương lai nhận chân được lịch sử để từ đó xác định đúng lập trường và rút ra những bài học hữu ích cho việc kiến quốc trong tương lai.
Nhưng không phải tất cả mọi tác giả, khi viết và ra sách đều nhằm vào chỉ một mục đích chính đáng vừa nêu. Nhìn vào đề tài, nội dung và cung cách tổ chức ra mắt sách một cách rầm rộ của một số tác giả, người ta có thể ngờ rằng nhiều quyển sách đã được viết ra chỉ với mục đích kinh tế, khai thác những đề tài phù hợp với tâm trạng của người tị nạn để bán kiếm tiền. Bởi lẽ nếu chỉ nhằm góp phần soi sáng lịch sử hay giúp cộng đồng ôn cố tri tân thì thiếu gì những phương cách khác giản tiện, ít tốn kém cho đồng bào mà lại hiệu quả hơn, chẳng hạn như viết ra rồi đăng dài hạn trên các nhật báo, tạp chí, websites hay đọc trường kỳ trên radio, TV, để phổ biến đến cho mọi giới, và chỉ nhận một số thù lao tượng trưng.
Trước đây hai quyển Hồ Sơ Mật dinh Độc lập, và Khi Đồng Minh Tháo Chạy cũng đã được tổ chức ra mắt rầm rộ, và được khá đông người mua. Nhưng nội dung những thông tin chính trong các quyển sách đó, đều có thể dễ dàng tìm thấy trong vô số sách của các tác giả người Mỹ, và trong các declassified papers của CIA; và phần nhiều những sách hay tài liệu đó nay đều có trong các thư viện và trên các websites. Nghĩa là free!
3.-Ba mươi lăm năm đã trôi qua, nhưng dường như thời gian đã không giúp cho nhiều người nhận ra được một vài điều khá đơn giản của cuộc chiến VN. Chẳng hạn người ta vẫn vô tình, hay cố ý, không hiểu rằng lý do Mỹ can thiệp vào VN sau 1945, cũng giống như đã và đang can thiệp vào những nơi khác trên thế giới: Đại Hàn, Iraq, Afghanistan, Panama, chỉ là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ, của người cổ suý và đứng đầu khối tư bản chủ nghĩa. Nhiều người vẫn cứ cố tin rằng Mỹ can thiệp là để “giúp" người Việt Nam, và các dân tộc khác xây dựng Tự Do, Dân Chủ, để chống lại CS và các chế độ độc tài!!!
Sự ngộ nhận đó bắt nguồn từ việc chúng ta, những người Á Đông, đã thường quen gán những ý nghĩa tốt đẹp, mang tính chất đạo đức, cho các quan hệ chính trị; đặc biệt là quan hệ quốc tế. Ngày xưa các “thánh” Nho gia đã từng định nghĩa rằng “chính trị là sự sửa sang mọi việc lại cho ngay thẳng”. Và ngày nay, tuy đã vào thế kỷ 21, vẫn không ít người, sâu trong tiềm thức, còn chịu ảnh hưởng của định nghĩa sai lầm đó khi nhận định về các biến cố chính trị; đặc biệt là về chính trị quốc tế. Điều này hiển lộ rất rõ trong các sách của các vị khoa bảng và quan chức VNCH trước đây khi viết về cuộc chiến đã qua; họ đã không ngớt đổ lỗi, oán trách và trút trách nhiệm lên các chính khách và chính phủ Mỹ, cho rằng vì bị người Mỹ phản bội nên mới thua!
Thật ra, trong chính trị, nhất là chính trị quốc tế, không có chỗ cho đạo đức, không có chỗ cho sự ngay thẳng, cũng không hề có chỗ cho cái gọi là tình thân hữu hay đồng minh. Chính trị nói chung, và chính trị quốc tế nói riêng, suy cho cùng chỉ là biểu hiện đặc thù cao nhất của cuộc đấu tranh sinh tồn giữa con người với nhau, trong đó quyền lợi vừa là mục tiêu vừa là căn bản cho mọi tính toán. Về hình thức tuy cuộc đấu tranh sinh tồn giữa loài ngưòi, nhờ văn hoá, nên khác hẳn cuộc đấu tranh giữa loài thú; nhưng về mặt bản chất thì giống nhau; nghĩa là mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, và tàn khốc!
Mỹ đã can thiệp vào VN chính là trong ý nghĩa vừa nêu trên đây về chính trị quốc tế. Họ đã đến VN, cũng như đang đến các nơi khác trên thế giới, không phải vì tự do-dân chủ của người VN hay của người Iraqi hoặc của người Afghan, mà chỉ vì quyền lợi của chính họ, vì vùng ảnh hưởng của họ. Thế thôi!
Chính vì quyền lợi, chứ không vì dân chủ-tự do, cho nên khi mâu thuẩn Nga-Hoa xảy ra, các tính toán về quyền lợi thay đổi đã khiến Mỹ- dưới thời TT Nixon- xét lại quan điểm chiến lược về vấn đề VN. Nixon-Kissinger nghĩ rằng nếu khai thác được sự mâu thuẩn ấy và bắt tay được với Trung Hoa thì không còn nhất thiết cần phải thắng về mặt quân sự ở VN nữa; nói cách khác nếu Mỹ bắt tay được với Trung Hoa thì VN chỉ còn là mục tiêu thứ yếu và không đáng tiêu tốn xương máu cùng tiền của nữa. Mặt khác, sau khi có cơ hội " xem giò, xem cẳng cả hai bên VN", người Mỹ, nghĩ rằng Miền Nam, do không có một lực lượng chính trị đủ mạnh và ổn định, sẽ không thể thắng được Miền Bắc. Nhận định đó cộng với sự thành công của việc Nixon công du Bắc Kinh đã khiến Mỹ hoạch định một chiến lược mới, sẳn lòng buông bỏ MN để cho Hà Nội thâu tóm vào trong một VN thống nhất.Tất nhiên phiá Hà Nội, và cả Sài Gòn, không hiểu được ngay chiến lược mới của Mỹ. Vì không hiểu thâm ý chiến lược đó, hoặc vì bị ràng buộc bởi chính ngay cái vòng kim cô ý thức hệ tự quàng vào đầu trong nhiều năm, nên năm 1975, mặc cho đại sứ Mỹ Martin nán lại đến phút cuối để chià cái bắt tay đầu tiên với Hà Nội, tập đoàn lãnh đạo VNCS, đã xua đuổi ông ta.
Điều vừa nói giúp giải thích, không những sự " chùng chình không chịu đi ngay" của Martin vào những ngày cuối ở SG, mà còn đối với những sự cố vấn hơi " kỳ lạ" của Tổng lãnh sự Mỹ ở Đà Nẳng đối với tướng Trưởng về việc bỏ thành phố đó, cũng như về thái độ của Kissinger nôn nóng muốn thấy VNCH " chết mau cho rồi ". Nó cũng giúp giải thích sự việc trước đó nữa, vào năm 1974, khi Hạm Đội 7 còn nằm ngoài khơi Biển Đông mà làm ngơ cho hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa của MN. Nó cũng giúp giải thích vì sao ông Martin đã ép TT Thiệu phải êm thắm ra đi, đưa cho được đại tướng Dương văn Minh lên nắm quyền để dễ dàng bắt tay với “ bên kia” ; Martin đã dùng Dương Văn Minh làm món quà ra mắt, nhưng nước cờ của Ông cao quá, các “đỉnh cao trí tuệ" Hà Nội hoặc trí tuệ không đủ cao để hiểu, hoặc vì không đủ dũng khí để đương đầu với nước cờ mới, nên vội vàng xoá bàn!
Điểm nữa là người Mỹ không đặt vấn đề đối đầu ý thức hệ Tư bản-Cộng sản như một yếu tố then chốt trong chiến lược đối ngoại. Người Mỹ rất thực tiễn; họ xem lợi ích kinh tế là nền tảng, những gì khác chỉ phụ thuộc vào kinh tế. Hơn nữa, họ tuy có lo ngại về chủ nghĩa CS hay chủ nghĩa xã hội, nhưng chỉ là đối với Âu Châu mà thôi, vì đó là khu vực mà kỹ nghệ đã đạt đến trình độ cao. Còn như Á châu, nhất là ĐNA vào thời đó, là những nước nông nghiệp lạc hậu, thì vấn đề chống chủ nghiã CS, đối với người Mỹ, chỉ là khẩu hiểu hơn là một mối e-ngại thật sự. Thực tế của lịch sử bang giao quốc tế từ cả trăm năm qua và sự sụp đổ cuả khối CS chứng tỏ rằng người Mỹ đã có nhận định rất đúng về cái gọi là chiến tranh ý thức hệ.
Trở lại vấn đề VN. Tập đòan Hà Nội đã không tiên liệu được, và do đó, đã không chuẩn bị để đảm nhận việc chiếm trọn MN cũng như cai trị một VN thống nhất. Vì vậy, " đỉnh cao trí tuệ" Hà Nội đã phạm liên tiếp những sai lầm nghiêm trọng về các mặt kinh tế và đối ngoại trong suốt những năm 1975-1985, đánh mất cơ hội lịch sử ngàn năm của việc đưa VN đi lên. Mười năm chiếm đóng Campuchia và mười năm thi hành những chính sách kinh tế ngu xuẩn khiến cho đất nước suy kiệt; bị cô lập hoàn toàn về mặt quốc tế, Liên Xô-chỗ dựa duy nhất còn lại- đang trong giai đoạn tàn lụi; tất cả đó đã đưa VN vào tình trạng kiệt quệ, gần sụp đổ hoàn toàn. Trong tình hình tuyệt vọng đó, Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng, Trường Chinh đã cúi đầu sang chầu " thiên triều”, nhưng không những không được tiếp đón một cách chính thức ở Bắc Kinh, mà ở Thành Đô, một thị trấn nhỏ; rồi còn bị Bắc Kinh từ chối không nhận là " đồng chí " nữa, mà chỉ được hứa sẽ tái lập bang giao với điều kiện tiên quyết là phải rút khỏi Campuchia!
Về phiá người Mỹ, từ sau khi cái " chìa tay" của Martin không thành, họ nhận ra là cần phải " dạy cho VN một bài học": Cấm vận, mượn tay Trung Quốc để làm cho VN sa lầy ở Campuchia và trừng phạt ở phía Bắc. Cuối giai đoạn " dùng gậy " đó, Mỹ, khi thấy VNCS đã gần " sụm bà chè" , mới chìa "củ carrot" ra bằng những thương lượng về viện trợ kinh tế, cho vay qua nhóm Paris Club- một bộ phận của IMF, là cơ quan mà Hà Nội đã tiếp nhận tư cách thành viên bằng cách chịu trả nợ hơn $140 triệu thừa kế từ VNCH, và những hứa hẹn về bỏ cấm vận. Tuy không để cho VNCS sụp đổ và rơi hoàn toàn vào vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, Mỹ đã không dễ dãi với Hà Nội ngay. Từ 1985 -1995, Mỹ đã thông qua hai cơ quan World Bank và IMF để đưa VNCS vào "khuôn khổ " bằng một loạt những biện pháp Điều chỉnh Cơ cấu (Structural Adjustment Programs, SAP), là " đòn ruột" của hai cơ quan đó áp dụng cho các Third World countries trong suốt mấy chục năm qua trên khắp thế giới. Nét chính của những biện pháp đó là: cắt giảm chi tiêu công, giảm tỉ trọng công ty quốc doanh trong nền kinh tế bằng cách cổ phần hoá dần dần, tăng lãi suất, giảm thuế quan, khuyến khích và gia tăng khu vực tư doanh, tự do mậu dịch, giữ mức tiền lương thấp, v.v...Toàn là những biện pháp được các kinh tế gia tư bản chủ nghĩa thuộc trường phái neo-liberalism đề xướng .Chính dưới áp lực của IMF và World Bank mà chính sách Đổi Mới " tài tình " của đảng CSVN ra đời. Từ đó về sau cho đến 2007, khi VNCS được gia nhập WTO, tập đoàn Hà Nội đã răm rắp đi theo con đường kinh tế do IMF và World Bank chỉ đạo; nghĩa là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Về nông nghiệp, chính sách và chế độ hợp tác hoá bị xoá bỏ; luật đất đai ra đời thừa nhận quyền tư hữu đất đai dưới nhiều dạng; giai cấp địa chủ mới ra đời, bắt đầu cho quá trình tư bản hoá đất đai. Về công nghiệp, tỉ trọng quốc doanh giảm , tỉ trọng tư nhân, công tư hợp doanh, liên doanh nước ngoài ngày càng tăng; vai trò công đoàn nhà nước gần như không còn, luật công đoàn mới ra đời có lợi cho chủ nhân, nhất là chủ nhân nước ngoài, hơn là công nhân. Về lãnh vực giáo dục, giảm thiểu tài trợ cho hệ thống công lập, các trường tư thục được khuyến khích mở cửa; hệ đại học hoàn toàn mô phỏng theo Mỹ; hiện có hơn 12,000 du học sinh Việt ở đại học và hậu đại học tại Mỹ; dự trù đến năm 2020 sẽ có 20,000 du học sinh Việt lấy bằng Ph.D ở Mỹ; lại còn có kế hoạch xây dựng các đại học Mỹ-Việt, Úc-Việt, Anh-Việt tại VN; nghiã là những đại học được xây lên tại VN, nhưng chương trình và giáo sư là người Mỹ, Úc, Anh...
Tóm lại là một sự quay ngoắt 180 độ, chuyển từ " bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa " được ghi trong Nghị Quyết 4 năm 1976, qua " xây dựng kinh tế thị trường " tức kinh tế tư bản! Cuối cùng tư bản chủ nghĩa đã và đang trở thành nền tảng của kinh tế VNCS theo sự hướng dẩn của Mỹ, thông qua IMF, World Bank và WTO, trong đó quyền lợi của công dân và của các công ty Mỹ được bảo vệ; VNCS nay, về mặt kinh tế-văn hớa-xã hội, ở một mức độ nào đó, đã đi vào quỹ đạo của Mỹ; chỉ một điều đặc biệt là chính quyền vẫn còn nằm trong tay một chính đảng vẫn mang danh là đảng CS. Nhưng người Mỹ không quan tâm điều đó. Bởi vì , thứ nhất như đã trình bày, họ chỉ vì quyền lợi kinh tế-văn hoá; ai cầm quyền, độc tài hay dân chủ, không quan trọng; quan trọng là quyền lợi kinh tế-văn hoá-vùng ảnh hưởng của người Mỹ và các công ty Mỹ đươc bảo vệ. Thứ hai là vì tuy mang danh là CS, nhưng tập đoàn cầm quyền ấy nay đã đột biến (mutation) thành một giai cấp mới, với óc sùng bái sự tư hữu mạnh không thua gì các nhà tư bản của Mỹ; không chừng họ còn hơn các tài phiệt Mỹ nữa vì ngoài của cải họ còn có cả công an và quân đội trong tay. Các tổng thống Mỹ trước đây như Kennedy, Johnson, Nixon có nằm mơ cũng không mong thấy được một đội ngũ những nhà tư bản thuần thành như hiện nay đang có ở VN!
Nghiã là cuối cùng người Mỹ đã thắng.
Kể ra nghe có vẽ nghịch lý và nghịch nhĩ đối với nhiều người. Nhưng đó là sự thật! Sự thật đó giúp giải thích thái độ của chính giới Mỹ đối với Hà Nội trong suốt mấy thập niên qua (những người như John McCain, John Kerry, Jim Webb, v.v...). Và không chỉ thái độ của Mỹ, mà cả của các quốc gia Tây phương khác, kể cả Vatican .
Kể ra nghe có vẽ nghịch lý và nghịch nhĩ đối với nhiều người. Nhưng đó là sự thật! Sự thật đó giúp giải thích thái độ của chính giới Mỹ đối với Hà Nội trong suốt mấy thập niên qua (những người như John McCain, John Kerry, Jim Webb, v.v...). Và không chỉ thái độ của Mỹ, mà cả của các quốc gia Tây phương khác, kể cả Vatican .
Vậy mà đến giờ này, 35 năm sau, giới trí thức quan chức ngày trước của chúng ta vẫn còn viết sách với thái độ “hờn dỗi" người Mỹ, thay vì tự trách mình, trách phe ta đã phạm nhiều sai lầm chiến lược, tạo cơ hội cho kẻ thù khai thác. Chẳng hạn, ngay từ đầu trong khi Miền Bắc đang còn lao đao do hậu quả của cuộc Cải Cách Ruộng Đất tàn ác và sai lầm, thì ở MN chúng ta đã không nắm lấy cơ hội đó để có một chính sách ruộng đất đúng đắn cho nông dân. Trái lại, chúng ta đã có những việc làm thất nhân tâm như lấy lại ruộng của nông dân nghèo đã được Việt Minh chia cho trước kia giao trả địa chủ cũ; hoặc ưu đãi nông dân từ Bắc di cư; hoặc đưa người ngoài vào các Hội đồng làng ở trong Nam; hoặc bắt tập trung ban đêm ở trụ sở xã những gia đình có thân nhân tập kết ra Bắc, v.v...Trong một nước với nông dân chiếm 90% mà không có chính sách nông dân đúng đắn thì thất bại là điều khó tránh. Rồi đến sự xáo trộn của những năm từ 1963 trở đi nữa, cũng là do chính chúng ta gây ra, tự đả thương mình mà không hay.
4.-" Chúng tôi không phải là người để sai bảo"!
Vâng ! Nói hay lắm! Tiếc rằng trong thực tế lại không được như vậy.Như chỉ hành quân ở cấp Trung đoàn thôi thì đã phải cần có ý kiến của cố vấn Mỹ rồi. Rồi đến các chiến dịch hành quân qua Campuchia, và Lào, việc phối trí quân trên các vùng chiến thuật, ngay cả phương thức huấn luyện, nhất nhất chúng ta đều đã làm với sự cố vấn chặt chẻ của người Mỹ; họ ngay cả đã vạch kế hoạch cho chúng ta.Cả đến cuộc đảo chánh tai hại năm 1963 thì các tướng, trong đó có ông NVT, cũng đã chỉ thực hiện nó sau khi được Mỹ bật đèn xanh.
5.-Điểm cũng cần bàn là về vấn đề kỳ vọng vào thế hệ con em sẽ có những “Henry Phạm" hay Richard Nguyên". Ở đây nhà khoa bảng của chúng ta, và nhiều người khác nữa, đã không chú ý đến một điều; đó là sự khác biệt, về lập trường, về nhận thức và về nhiệm vụ, giữa một người Mỹ gốc Việt và một người Việt.
Nhiều người trong cộng đồng tỏ ra vui mầng khi nghe tin một số người Mỹ gốc Việt đang thăng tiến thành công trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong quân đội và chính quyền Mỹ. Vui mầng như vậy là việc xác đáng, vì những người đó là thành viên của cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ. Nhưng nếu đặt kỳ vọng vào những người Mỹ gốc Việt đó cho việc xây dựng tương lai VN thì e rằng không đúng. Chắc chắn là những người Mỹ gốc Việt trẻ đó, do quan hệ huyết thống, sẽ dành cho đất nước và con người Việt Nam nhiều thiện cảm. Nhưng thiện cảm, dù nhiều bao nhiêu, không là điều kiện đủ để họ có thể có những đóng góp quan trọng, trong tư cách một công dân, cho nước Việt trong tương lai. Đơn giản chỉ vì họ không còn là người Việt nữa; họ là người Mỹ gốc Việt, là công dân Hoa Kỳ, và họ phải phục vụ nước Mỹ, mà Mỹ và Việt Nam là hai quốc gia với quyền lợi riêng biệt, đôi khi còn đối nghịch nhau nữa. Vì vậy nên dè dặt trong việc đặt kỳ vọng vào giới trẻ Mỹ gốc Việt trong việc xây dựng tương lai VN, còn không thì sẽ tỏ ra mơ hồ về lập trường chính trị mà thôi. (Xin xem trên TV một buổi nói chuyện trong đó có cựu TT Lâm Q. Thi và con trai là Andrew Lâm để thấy sự khác biệt về cách nhìn VN giữa hai thế hệ. Trong buổi nói chuyện đó một người thế hệ thứ hai, bạn của Andrew đã khẳng định rằng đối với anh ta thì VN is not home, but only a destination!)
Nhiều người trong cộng đồng tỏ ra vui mầng khi nghe tin một số người Mỹ gốc Việt đang thăng tiến thành công trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong quân đội và chính quyền Mỹ. Vui mầng như vậy là việc xác đáng, vì những người đó là thành viên của cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ. Nhưng nếu đặt kỳ vọng vào những người Mỹ gốc Việt đó cho việc xây dựng tương lai VN thì e rằng không đúng. Chắc chắn là những người Mỹ gốc Việt trẻ đó, do quan hệ huyết thống, sẽ dành cho đất nước và con người Việt Nam nhiều thiện cảm. Nhưng thiện cảm, dù nhiều bao nhiêu, không là điều kiện đủ để họ có thể có những đóng góp quan trọng, trong tư cách một công dân, cho nước Việt trong tương lai. Đơn giản chỉ vì họ không còn là người Việt nữa; họ là người Mỹ gốc Việt, là công dân Hoa Kỳ, và họ phải phục vụ nước Mỹ, mà Mỹ và Việt Nam là hai quốc gia với quyền lợi riêng biệt, đôi khi còn đối nghịch nhau nữa. Vì vậy nên dè dặt trong việc đặt kỳ vọng vào giới trẻ Mỹ gốc Việt trong việc xây dựng tương lai VN, còn không thì sẽ tỏ ra mơ hồ về lập trường chính trị mà thôi. (Xin xem trên TV một buổi nói chuyện trong đó có cựu TT Lâm Q. Thi và con trai là Andrew Lâm để thấy sự khác biệt về cách nhìn VN giữa hai thế hệ. Trong buổi nói chuyện đó một người thế hệ thứ hai, bạn của Andrew đã khẳng định rằng đối với anh ta thì VN is not home, but only a destination!)
Ngày xưa Bảo Đại đã được đưa về Pháp lúc còn thơ ấu để rèn luyện, học hành. Lý do tại sao người Pháp làm như vậy, và kết quả thế nào, nhiều người đã biết. Vừa rồi có tin là Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn là một người Việt được đưa về Mỹ làm con nuôi từ lúc 8 tuổi. Nhiều người trong cộng đồng có vẽ vui mầng về tin đó lắm. Vâng ! Kể thì cũng đáng vui. Nhưng xin nhớ rằng anh ta chỉ là người Việt về mặt huyết hệ thôi; còn về mặt tư tưởng văn hoá, kinh tế, chính trị và pháp lý thì anh ta là người Mỹ, và sẽ phục vụ quyền lợi của nước Mỹ thôi. Trong mong anh ta phục vụ cho quyền lợi VN ư? E rằng sẽ hơi mơ hồ và ngây thơ!
6-Cộng đồng người Việt ở Mỹ vẫn còn là một cộng đồng rất non trẻ. Mức độ hội nhập về các mặt, nhất là về mặt sinh hoạt chính trị còn thấp. Nhu cầu về sự hướng dẩn của giới trí thức khoa bảng trong việc hội nhập đó của Cộng đồng là rất lớn. Nhưng cho đến nay sự đáp ứng của giới trí thức đối với nhu cầu đó chưa tương xứng. Chúng ta có nhiều các vị trí thức, đỗ đạt cao thuộc đủ mọi lãnh vực : Y tế, văn hoá, giáo dục, lịch sử, pháp lý, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, v.v…Về mặt phương tiện truyền thông chúng ta có rất nhiều nhật báo, tạp chí, nguyệt san, đài phát thanh, đài truyền hình, v.v… Nhưng trong khi đó thì đại đa số ngưòi Việt tị nạn vẫn chưa lãnh hội được kiến thức phổ thông về các lãnh vực của xã hội nơi cư trú, cần thiết để giúp thúc đẩy quá trình hội nhập và xây dựng Cộng Đồng. Điều đó cho thấy rằng giới trí thức chưa hợp tác đúng mức với giới truyền thông trong việc giúp đỡ đồng hương xây dựng Cộng Đồng. Giá như thay vì chỉ viết sách về các vấn đề quá khứ, khai thác tâm lý hoài cổ, bán kiếm tiền cho riêng mình; các vị, tuỳ khả năng chuyên môn của từng người, viết về những đề tài hiện thời của xã hội Mỹ ở trình độ bình dân rồi phổ biến trường kỳ trên các phương tiện truyền thông để cho đồng bào học hỏi thì hay biết bao. Hoặc các vị cũng có thể họp nhau lại cùng với giới truyền thông, tổ chức định kỳ các diễn đàn công cộng, các buổi hội luận, trao đổi về cách vấn đề chuyên môn, bách khoa hay thời sự, tạo dịp cho công chúng cùng tham gia thảo luận, giúp gia tăng sự hiểu biết đối với văn hoá nơi mình đang cư ngụ.Tiếc thay những việc như vậy lại không được quan tâm thực hiện! Trái lại chỉ có hoài cổ, và hoài cổ thôi!
Trong lãnh vực truyền thông, tuy cũng có một số bình luận gia người Việt trên các báo và đài TV.Nhưng nhược điểm của đa số họ là bình luận thường không vô tư, trung thực để giúp đồng bào tiếp cận sự thật và học làm dân chủ; không giữ được sự cân bằng trong việc truyền đạt thông tin như cung cách thường có của báo giới Mỹ, mà thường đứng hẳn về một phiá, tô bồi cho quan điểm của một đảng này để hướng dẩn sai lạc đồng bào chống lại đảng kia. Đây lại là một điều đáng tiếc khác.
Vắn tắt, xin được thưa với quý vị vài cảm nghĩ quê mùa trên đây khi đọc bản tin về ra mắt sách của Tiến Sĩ NT Hưng.
Trân trọng,
TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG
Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010
Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010
CHIA VUI
Nhận được tin mừng :
Vợ chồng NT3 Lý Phước Hồng sẽ làm lễ Thành Hôn cho con trai :
Lý Phước Minh Khôi sánh duyên cùng Đinh thị Ngọc Yến.
Hôn lễ sẽ cử hành ngày 26 tháng 6 năm 2010 tại thành phố Dallas, Texas.
Gia đình khóa Nguyễn Trãi 3 xin chúc mừng vợ chồng Lý Phước Hồng có thêm dâu hiền.
Chúc hai cháu Minh Khôi và Ngọc yến trăm năm hạnh phúc.
Mùa hè năm nay còn có Tin Vui cho
Gia đình NT3 Tiêu Khôn Cơ ở Canada
Gia đình NT3 Nguyễn Báu ở Virginia (US).
Cũng nhân dịp này, một lần nữa, gia đình khóa Nguyễn Trãi 3 chúc mừng cả 3 gia đình NT3 có dâu hiền rể quý.
Mùa hè, cũng là mùa tốt nghiệp cho những con em gia đình khóa Nguyễn Trãi 3. Trước Tin Vui của vợ chồng NT3 Nguyễn văn Inh và con trai, gia đình khóa Nguyễn Trãi 3 xin được cùng chia với bạn niềm vui này.
vợ chồng NT3 Phạm Văn Long và con gái là Phạm Khanh Annie với bằng Master of Arts tại California State of Sacramento University.
Ngòai ra, qua Đặc san Ức Trai số Mùa hè 2010, chúng ta được biết thêm :
- Cháu Trần thị Tố Nga, con gái của vợ chồng NT3 Trần Văn Trung ở Atlanta, đã tốt nghiệp trường Sĩ Quan Quân Đội Hoa Kỳ South Carolina với cấp bậc Thiếu Úy. Quả đúng Hổ phụ sanh Hổ tử.
- Con gái của vợ chồng NT3 Đặng Như Xuân ( tức Xúyn) là cháu Đặng Như Nichole , tốt nghiệp BS in Biology tại UCLA và cháu Đặng Như Kim tốt nghiệp Thủ Khoa ( Valedictorian ) trường La Quinta High School , thành phố Wesminster, CA.
Nhiều gia đình anh em NT3 cũng đã, và đang có các con tốt nghiệp từ những trường Đại Học, Trung học. Niềm vui này là niềm vui chung của tòan thể gia đình khóa NT3. Bất luận chúng tôi có được thông báo những tin vui đó hay không, cũng xin đuợc cùng cùng chia niềm vui này với tất cả các bạn.
Chúng tôi mong được nhận những Tin Vui mới.
Gia đình Khóa Nguyễn Trãi 3
Vợ chồng NT3 Lý Phước Hồng sẽ làm lễ Thành Hôn cho con trai :
Lý Phước Minh Khôi sánh duyên cùng Đinh thị Ngọc Yến.
Hôn lễ sẽ cử hành ngày 26 tháng 6 năm 2010 tại thành phố Dallas, Texas.
Gia đình khóa Nguyễn Trãi 3 xin chúc mừng vợ chồng Lý Phước Hồng có thêm dâu hiền.
Chúc hai cháu Minh Khôi và Ngọc yến trăm năm hạnh phúc.
Mùa hè năm nay còn có Tin Vui cho
Gia đình NT3 Tiêu Khôn Cơ ở Canada
Gia đình NT3 Nguyễn Báu ở Virginia (US).
Cũng nhân dịp này, một lần nữa, gia đình khóa Nguyễn Trãi 3 chúc mừng cả 3 gia đình NT3 có dâu hiền rể quý.
Mùa hè, cũng là mùa tốt nghiệp cho những con em gia đình khóa Nguyễn Trãi 3. Trước Tin Vui của vợ chồng NT3 Nguyễn văn Inh và con trai, gia đình khóa Nguyễn Trãi 3 xin được cùng chia với bạn niềm vui này.
vợ chồng NT3 Phạm Văn Long và con gái là Phạm Khanh Annie với bằng Master of Arts tại California State of Sacramento University.
Ngòai ra, qua Đặc san Ức Trai số Mùa hè 2010, chúng ta được biết thêm :
- Cháu Trần thị Tố Nga, con gái của vợ chồng NT3 Trần Văn Trung ở Atlanta, đã tốt nghiệp trường Sĩ Quan Quân Đội Hoa Kỳ South Carolina với cấp bậc Thiếu Úy. Quả đúng Hổ phụ sanh Hổ tử.
- Con gái của vợ chồng NT3 Đặng Như Xuân ( tức Xúyn) là cháu Đặng Như Nichole , tốt nghiệp BS in Biology tại UCLA và cháu Đặng Như Kim tốt nghiệp Thủ Khoa ( Valedictorian ) trường La Quinta High School , thành phố Wesminster, CA.
Nhiều gia đình anh em NT3 cũng đã, và đang có các con tốt nghiệp từ những trường Đại Học, Trung học. Niềm vui này là niềm vui chung của tòan thể gia đình khóa NT3. Bất luận chúng tôi có được thông báo những tin vui đó hay không, cũng xin đuợc cùng cùng chia niềm vui này với tất cả các bạn.
Chúng tôi mong được nhận những Tin Vui mới.
Gia đình Khóa Nguyễn Trãi 3
1961 Saigon Vietnam
1961 Saigon Vietnam from watdaconheo on Vimeo.
watdaconheo.comBlack and White pictures of Saigon before 1961.
Pictures: Life Magazine by John Dominis
Song: Saigon Niem Nho Khong Ten
Singer: Kieu Nga
Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010
Only Yesterday
Only Yesterday
Music by Richard Carpenter
Lyrics by John Bettis
After long enough of being alone,
everyone must face their share of loneliness.
In my own time nobody knew
the pain I was goin' through.
Waitin' was all my heart could do.
Hope was all I had until you came,
maybe you can't see how much you mean to me.
You were the dawn breaking the night,
the promise of morning light
filling the world surroundin' me.
(chorus)
When I hold you, baby, baby,
feels like maybe things will be all right.
Baby, baby, your love's made me free as a song
singin' for ever.
Only yesterday I was sad and I was lonely.
You showed me the way to leave the past
and all its tears behind me.
Tomorrow may be even brighter than today,
since I threw my sadness away only yesterday.
(instrumental and vocal bridge)
I have found my home here in your arms,
nowhere else on earth I'd really rather be.
Life waits for us, share it with me,
The best is about to be,
And so much is left for us to see.
repeat chorus and fade
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)