Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Tài Liệu cũ

Tài liu cũ nên lưu tr, thích phn nào m ra xem phn đó.



Chúng Ta đi Bầu VNCH .( Hình ảnh khi xưa đi bầu cử)
Posted on Feb 18, '11 4:22 PM for everyone
"Bu c: - - - - - - - -- -- Ai đây??- - - - Nón nha mt thi - "C tri" nhí??? - VT"


Nử Quân Nhân VNCH .
Posted on Feb 18, '11 3:47 PM for everyone
"N Quân Nhân VNCH ."


Citroën La Dalat... Made in Vietnam Cng Hòa 
Posted on Feb 18, '11 3:24 PM for everyone
"Citroën La Dalat... Made in Vietnam "Nam kỳ khi nghĩa" tiêu "Công Lý""Đng khi" vùng lên mt "T Do" Mt chiếc xe La Dalat được trưng by Vương quc B. Sau Đ Nh Thế Chiến, đ..."


Không nh ca Sài Gòn xưa và nay,...
Posted on Feb 17, '11 6:07 PM for everyone
"Kênh Th Nghè: Cu Chà Và: Cu Khánh Hi: Cu Mui( Ông Lãnh): Bo Tàng Vit Nam: Cu Móng: Ch Bình Tây: Sông Sài Gòn: Đường Đng Khi: Đường Nguyn Hu: Nhà th Đc Bà: Dinh Đc ..."


Cầu Sài Gòn trước 75 ....Cầu Chà Và ...Cầu Kiệu ...Cầu Ông...
Posted on Feb 17, '11 5:27 PM for everyone
"Saigon 1955Cu Chà vàCu KiuCu Ông LãnhCu MngĐường Monorail vn còn, ct Công trường Mê Linh, trước khi có tượng Hai Bà TrưngCu Quay Khánh Hi 1955 vn còn quay đượcCh Bình t..."


Sài Gòn : các loại xe đò xưa !
Posted on Feb 17, '11 12:02 PM for everyone
"*Có 1 chiếc xe ti cũng ch quá xá -ngó thy ng nên cho vô ké luôn:"


Dung nhan 5 nử văn sĩ nổi tiếng thời chiến tranh . 
Posted on Feb 16, '11 11:27 AM for everyone
"Dưới ngoi bút v ca Choé"


Trường hc và Nam N hc sinh Sài Gòn xưa
Posted on Feb 16, '11 11:23 AM for everyone
"Niên khóa 1968 - 1969 : Bà ni bà ngoi nào trong hình thì ra nhn nha : NS Trưng Vương ny: Niên khóa 1970 : Cng trường sa son l Hai Bà Trưng ... Làn môi em chưa hôn qua mt l..."


Tượng Đài xưa ở Sài Gòn và biểu tượng cho binh chủng ...
Posted on Feb 15, '11 11:35 AM for everyone
"( Hôm nay Ròm lm được mt m hình tượng biu tượng cho binh chng Quân Lc Vit Nam Cng Hòa .Bn nào có hình tương t cho Ròm xin thêm nha ...Cám ơn nhiu .) Tượng Trn Hưng Đo ..."


Thip Chúc Tết ca Quân Lc VNCH
Posted on Feb 14, '11 11:35 AM for everyone
"*Thip chúc Tết Xuân Mu Thân 1968 - Binh chng Bit đng quân: *Thip chúc Tết mng Xuân Quý Su 1973 - Tiu đoàn 1 Nhy dù: *Thip chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chng Nhy dù..."


Có ai còn nhớ?: Tiền Xu VNCH
Posted on Feb 14, '11 5:15 AM for everyone


Ảnh xưa :Sài Gòn 1961 VNCH
Posted on Feb 9, '11 4:02 AM for everyone
"Ròm ôm v mt s hình nh xưa ca thi VNCH đ chia x (chia s ? chia s? chia x?) vi anh ch em còn nh ti thi y . Du xưa xe nga hn thu tho..... Nn c lâu đài bóng tch..."


70 Năm Âm Nhạc Việt Nam
Posted on Jan 30, '11 5:44 AM for everyone
"70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhc Vit Nam (1930 - 2000)Trích t SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên son************ ************* Notes: Bn cn có Windows Media đ nghe chương trìn..."


Quân S VNCH Qua Tem Thư Bưu Chánh
Posted on Jan 27, '11 9:04 AM for everyone
"Quân S VNCH Qua Tem Thư Bưu ChánhL K nim Hai Bà Trưng và Ngày Ph N Vit Nam Giá tin 0đ50-nhiu mu; 2đ00- nhiu mu; 3đ00- nhiu mu; 6đ00-nhiu mu. Ha sĩ Nguyn-Gia-Trí v..."


Xuân và người lính Vit Nam Cng Hòa trong nhc Vi
Posted on Jan 2, '11 2:04 AM for everyone
"Xuân và người lính Vit Nam Cng Hòa trong nhc Vit http://dvtnradio.com/audio/xuan_va_Nguoi_Linh_VNCH.wmaLê Hoàng Thanh (Đ tưởng nh đến anh tôi, bn bè và nhng chiến sĩ VNCH đ..."


Air Viet nam & VNAF Trước 75
Posted on Dec 22, '10 10:16 AM for everyone
"air VN : *VNCH air force : Skyraider & F-5A *A-37:"


Xe gn máy Sài Gòn trước năm 1975 
Posted on Dec 21, '10 2:56 PM for everyone
"Xe gn máy Sài Gòn trước năm 1975 Mt thi đ nh . Có th nói xe đp và xe gn máy là phương tin di chuyn chiếm đa s ti min Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gn máy vn là p..."


Xe thổ mộ
Posted on Nov 28, '10 3:36 AM for everyone
"Nhìn li nhng hình nh v Xe Th M - còn gi là Xe Nga trên Ban Mê Thut - cht nh cái nghch ngm ca tui hc trò ! Trước năm 75 trên Ban Mê Thut, xe nga được xem như là m..."


Hình nh Huế xưa...YouTube Clip
Posted on Nov 26, '10 1:05 PM for everyone
"Hình nh Huế xưa.- Old pictures of Hue, ancient capital of Vietnam ******+++++***** *****+++++*****"


Mời Nghe "Tiếu Vương Hội" -Hài Trước 75
Posted on Nov 18, '10 3:02 PM for everyone
"TIEU VUONG HOI 1TONTON MY ********************* TIEU VUONG HOI 2 TONTON MY ********************* TIEU VUONG HOI 3 TONTON MY ********************* TIEU VUONG HOI 4 TONTON MY *******..."


Mời Pàcon vào xem phim Cine VN trước 75 .(ôm về từ nhà anh b...
Posted on Nov 11, '10 2:30 AM for everyone
"( Ròm rinh nguyên hm phim ca nhà anh bactu đem v đây cho Pàcon và Ròm cùng xem phim .Nh hi nh vào dp tết Nguyên Đán mùng 1,2 và 3 ,Ròm xem phim VN ti rp Duy Tân Vũng Tàu ...."


Quân Phc VNCH ( p. 2 )
Posted on Oct 27, '10 7:37 AM for everyone
"chiếc trc thăng riêng ca tng thng Dim trường võ b quc gia Vit Nam thi đ nh Cng Hoà (63-75) hình bao thuc lá quân tiếp v Gói xanh là hàng cho lính Bán cho dân là gói m..."


Quân Phục VNCH
Posted on Oct 27, '10 6:34 AM for everyone
"Nguyn Văn Thiu vi b đi l trung tướng lc quân (19/6/1966) Nguyn Cao Kỳ vi b đi l thiếu tướng không quân (19/6/1966) Lưu ý: nh b phóng ngược Trung tướng Nguyn Hu Có M..."


Nhc Tr Vit Nam, thp niên 60-70. Part 1 - 5
Posted on Oct 26, '10 10:23 PM for everyone
"Nhc Tr Vit Nam, thp niên 60-70. Part 1 Ca sĩ và nhng ban nhc tr : The Vibrations, Tung Giang, Hai Au, Duy Quang, The Starling, The Free Ones, My Hoa, Kim Anh, Uyen Ly, Minh ..."


Ký ức chiến tranh ,Huế Mậu Thân 1968 (Vài hình ảnh sưu ...
Posted on Oct 25, '10 4:29 PM for everyone
"image hosted on flickr"


Huân Chương & Huy Chương VNCH
Posted on Oct 23, '10 1:27 PM for everyone
"Bo Quc huân chương Đ 1 đng Grand Officer First Class Chương M bi tinh Chuong My Merit Medal Xã hi bi tinh Social Service Medal Ch đo bi tinh Leadership Medal Quân công b..."


B Huy Hiu QL Vit Nam Cng Hòa
Posted on Oct 21, '10 2:17 AM for everyone
"Phu Hieu QLVNCH Quan Huy VNCH Bo TTM Cuc Cong Binh Cuc Mai Dich Cuc Quan Cu Cuc Quan Nhu Cuc Quan Nhu 2 Cuc Quan Y Cuc Truyen Tin Nha Dong Vien Nha HCTC Nha Quan Phap Nha Dong Vien..."


Vài hình ảnh kiêu hùng của Hải Quân VNCH trong trận hải...
Posted on Oct 19, '10 4:52 AM for everyone
"Vài hình nh kiêu hùng ca Hi Quân VNCH trong trn hi chiến bo v Qun đo Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 lính Bit Hi VNCH ti Hoàng Sa chiến hm..."


Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU !


Câu chuyện đổi đời của một gia đình H.O.
Huy Phương
Một H.O. muộn màng
Cựu Trung Úy Lê Văn Thiệu, tốt nghiệp khóa 1 Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt bị tập trung trong các trại tù cộng sản 7 năm.


Người vợ tù và những đứa trẻ ở Gio Linh. (Ảnh gia đình)
Sau khi đi tù về, ông làm nghề thợ mộc nuôi con, cho mãi đến năm 1995, gia đình mới sang Mỹ theo một chương trình H.O. khá muộn màng: H.31. Sau 5 năm định cư tại Hoa Kỳ, năm 2000 con đầu là Lê Thành học xong bằng Master về ngành điện tử tại đại học UTA (University of Texas at Arlington). Năm 2004 con trai thứ ba, Lê Ðức Hiếu tốt nghiệp Master Computer science. Năm 2005, Lê Huy, con trai thứ nhì lấy bằng tiến sĩ cũng ngành điện tử. Năm 2010 con trai út Lê Ðức Hiển, ra đời năm 1972 sau khi ông Thiệu từ trại tù trở về, cũng đã tốt nghiệp y khoa.
Vào năm 2005, nhân ngày lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hội H.O. Dallas-Fort Worth, gia đình ông Lê Văn Thiệu đã được vinh danh là một gia đình đến Mỹ muộn màng nhưng đã sớm thành công trên đất người.
Năm 2006, ba anh em nhà họ Lê thành lập công ty “Luraco technologies, Inc.” sử dụng kỹ thuật cao (high-tech) chuyên về nghiên cứu và chế tạo sản phẩm cho quốc phòng Mỹ. Ba năm trước công ty được cấp kinh phí từ US Army để nghiên cứu và chế tạo ra một bộ cảm ứng thông minh (Intelligent Multi-Sensor) cho hai động cơ trực thăng chiến đấu hàng đầu của Mỹ là Blackhawk và Apache. Ðể làm được điều này, nghiên cứu (research proposal) của công ty Luraco phải xuất sắc và vượt trội hơn nhiều công ty danh tiếng khác. Phát minh bộ cảm ứng thông minh này của công ty Luraco sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về vấn đề bảo trì và an toàn cho hai loại máy bay trên. Hãng WPI tại Fort Worth, Texas đã mời Tiến Sĩ Lê Huy làm việc với chức vụ là khoa học gia (scientist) để đảm trách việc nghiên cứu về Flexible Active Circuits và Optical Sensors dùng trong hỏa tiễn và phi thuyền không gian.
Hai năm qua công ty Luraco cũng thắng được hai hợp đồng với US Air Force và được cấp kinh phí để chế tạo hệ thống kết nối những sensors FADEC (Full Authority Digital Electronic Control) trong động cơ phản lực F.35 của Không Quân Hoa Kỳ. FADEC là project lớn dưới sự giám sát của cơ quan NASA Hoa Kỳ. Ngoài NASA, công ty Luraco vinh dự được làm việc chung với Boeing và GE là hai công ty chế tạo động cơ phản lực (jet engine) cho phản lực cơ Hoa Kỳ.
Ðây là công ty duy nhất của người Việt Nam nhận được kinh phí trực tiếp từ Bộ Quốc Phòng Mỹ để nghiên cứu và chế tạo những sản phẩm kỹ thuật cao cho quân đội. Người Mỹ khó tin được là các em trong công ty mới mẻ này là con một gia đình tỵ nạn cộng sản chỉ mới đặt chân đến Hoa Kỳ từ năm 1995.
Thực dụng trong ngành thẩm mỹ ở Mỹ, Luraco là công ty đầu tiên sáng chế ra ghế Mini Pedicure Spa cho trẻ em, Jet nam châm (Magna-Jet) cho bồn Spa, máy khử mùi hóa chất (ChemStop) và máy hút bụi nail (Partigon) cũng như ghế Massage iRobotics. Hai năm liền 2010 và 2011 công ty Luraco được vinh dự đón nhận bằng khen là một trong 50 công ty Châu Á phát triển nhanh nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ. Năm 2010 công ty Luraco được xếp hạng thứ 69 trong 100 công ty phát triển nhanh vùng Dallas Fort Worth do Khoa Thương Mại trường Ðại Học SMU bình chọn.
Trong bốn anh em nhà họ Lê, Tiến Sĩ Kevin Huy Lê là một thành viên trong Hội Quang Học Quốc Tế (The International Society for Optical Engineering) và là người giám định (Peer Reviewer) cho nhiều công bố về khoa học kỹ thuật cũng như tác giả của hơn 20 “technical publications in journals and conference proceedings.”
Những ngày ở Gio Linh
Nhớ lại những ngày xa xưa, Lê Thành, giám đốc công ty Luraco, ngày nay cũng là một MC và “Mạnh Thường Quân” của cộng đồng tị nạn tại Dallas, Ft. Worth đã nói rằng anh không bao giờ quên những ngày khốn khổ ở vùng quê Gio Linh, một vùng bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, ngổn ngang những đống gạch vụn và những hố bom. Sau tháng 4, 1975, khi thân phụ phải vào trại tù tập trung, mẹ anh phải đưa các con về nương tựa bên ngoại. Khi mẹ anh kiếm được một chân y tá tại trạm y tế Gio Linh, Thành mới lên 5 tuổi, cùng với đứa em kế theo mẹ về trạm xá, còn hai em nhỏ trong đó có một đứa mới sinh phải “rứt ruột” gởi cho ông bà ngoại nuôi. Ba mẹ con ở trong một căn phòng lợp tranh, vách đất, không có điện bên cạnh trạm xá. Sau những giờ đi học, Thành phải đi mót củi, nấu cháo hay khoai và trông chơi với em. Thành rất thương mẹ, nhớ đến những lúc mẹ khóc, nước mắt ướt cả mặt anh, vì cuộc sống quá cơ cực, cô đơn, mà chồng không biết lưu lạc ở trại tù nào. Con đến trường thì bị gọi là “con ngụy,” mẹ nơi chỗ làm thì được xem là “chồng có nợ máu!”
Sau 7 năm, khi cha của ông đi tù về mở một tiệm mộc, mẹ ông bỏ việc trở về sum họp với gia đình tại thôn Gio Mai. Thành lên trung học rồi thi đỗ vào Ðại Học Sư Phạm Huế, những năm cuối cùng trước khi lên đường đi Mỹ, Thành dạy tại trường Cao Ðẳng Sư Phạm Quảng Trị. Nhờ những tín chỉ của ÐH Sư Phạm, chỉ 5 năm sau khi đến định cư tại Dallas- Ft Worth, Lê Thành đã lấy xong Master ngành điện tử, cùng với các em Lê Hiếu, bốn năm sau lấy bằng tiến sĩ cùng ngành để xây dựng lên một công ty có đủ khả năng cạnh tranh với các công ty lớn của Mỹ.
So với những gia đình cựu tù nhân khác, gia đình ông Lê Thiệu đến Mỹ tương đối muộn, vì lúc ra tù, ông tìm về quê cũ, một vùng đất xa xôi, nghèo khổ, xa ánh sáng đô thị, thiếu hẳn tin tức và bạn bè. Nhất là sau khi Thừa Thiên, Quảng Trị sát nhập với Quảng Bình của miền Bắc để thành Bình Trị Thiên, tỉnh này thuộc cơ chế hành chánh của miền Bắc, khắt khe và đầy sự kỳ thị. Mãi đến đầu năm 1990, khi thấy thấy rõ, chắc chắn bạn bè lên đường đi định cư ở Mỹ, ông Lê Thiệu mới dám nộp đơn cho công an địa phương.
Nhờ tinh thần hiếu học và sự cố gắng vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tuổi ấu thơ, đến Mỹ, anh em nhà họ Lê như giống tốt gặp môi trường đất đai, khí hậu, phân bón tốt đã đâm chồi, nẩy lộc, cho trái tốt. Tuy vậy “nhớ công ơn cha mẹ đã trải qua những nỗi nhọc nhằn, tạ ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đã cưu mang cho chúng con một đời sống mới, và cộng đồng người Việt tị nạn luôn luôn gần gũi, thương yêu gia đình chúng con,” đó là những lời giãi bày của những đứa trẻ từ mảnh đất Gio Linh nghèo khó, hôm nay đã thành công trên đất nước Hoa Kỳ.
No virus found in this message.
Checked by AVG - www.avg.com
Version: 2012.0.1873 / Virus Database: 2102/4677 - Release Date: 12/12/11

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

VNCH dân chủ tự do gấp triệu lần hơn CHXHCN

Phạm Trần



"…Ngược lại Chính phủ Cộng sản đã coi các quyền Hiến định của công dân không bằng quyết định của đảng cấm quyến, dù những quyết định này có chà đạp lên Hiến pháp…"

Người Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần vung tay quá trán đến khi làm hỏng thì đỗ lỗi cho đủ thứ, ngoại trừ lỗi của chính mình. Họ cũng thích nói những điều không có mà còn vẽ cho to ra gấp vạn lần để hù dọa người nhẹ dạ.

Bằng chứng như lời bà Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Nước viết trên báo Nhân Dân ngày 05-11-011 rằng : "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội".

Như vậy thì khi đã "khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản" thì chắc chắn phải cao hơn nền dân chủ ở các nước theo Tư bản chủ nghĩa, trong đó có cả Hoa Kỳ và các nước dân chủ tự do khác trên thế giới.

Biện luận như thế là bà Doan đã nói dối mình, nhất là trong cương vị Phó Chủ tịch Nước.

Chẳng nhẽ bà không biết người dân Việt Nam chưa bao giờ được hưởng đầy đủ các quyền tự do ghi trong 4 bản Hiến pháp từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến các bản sửa đổi kết tiếp 1959, 1980 và 1992, hay là bà biết rất rõ mà cứ nói hoang cho phù hợp với chủ trương "nói dối càng nhiều càng tốt" của đảng?

Chỉ tiếc rằng tính nói hoang tưởng, bốc đồng, bất chấp đúng, sai của bà Doan lại là sản phẩm của quan điểm lệch lạc, không đúng với tình hình thực tế của Tổng Bí thư đảng Khóa X, Nông Đức Mạnh nói trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đảng XI, tháng 01/2011: "Chúng ta một lần nữa khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".

Giống như câu nói khống của bà Doan, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã "phóng đại tô màu" cho những chiếc bánh vẽ: "tự do", "phồn vinh", "ấm no" và "hạnh phúc".

Ngay đến "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bổ sung, phát triển năm 2011) cũng viển vông viết rằng : "Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".

Hoặc Cương lĩnh đã đặt điều, nhét chữ vào mồm dân để nói: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".

Lạ chưa? Ai bảo người dân đã khát khao "đi lên chủ nghĩa xã hội", và mọi người đã biểu thị đồng tình bằng cách nào mới được chứ?

Chẳng những thế, Cương lĩnh còn tự khoe: " Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ… có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc… con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện… có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo…."

Mặt trái

Tính chung "những điểm son" này theo thời gian từ ngày có chủ trương được gọi là "Đổi Mới" năm 1986 thì Việt Nam đã "mới" được 25 năm. Nhưng sao đồng bào ta còn nghèo khổ quá? Đất nước còn chậm tiến đì đẹt sau nhiều nước láng giềng trong khu vực ?

Như vậy thì làm sao đến năm 2020, Việt Nam có thể "Trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau." (Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020)?

Với cái ruột trống không của đảng và miệng lưỡi huyênh hoang của lãnh tụ không nói chuyện được với nhau nên nhiều thứ bất cập, hụt hẫng đã hiện ra như tại sao người dân Việt Nam bây giờ vẫn còn đòi các quyền dân chủ và tự do đã viết trong 4 bản Hiến pháp, trong đó có hai quyền được lập hội và biểu tình đã liên tiếp quy định trong 3 Hiến pháp 1959,1980 và 1992?

Đơn gỉan vì từ lâu đảng và Nhà nước chỉ nói mà không làm. Nhà nước cũng thích khoe có tự do, dân chủ hơn nhiều nước khác, nhưng lại kiên quyết không cho dân được hưởng các quyền Hiến định.

Về phía người dân thì vì bị sống trong một xã hội không có thượng tôn luật pháp nên lớp bị trị trở thành bất lực ngay cả với việc đòi nhà nước trả lại quyền cho mình.

Nhưng nay, trước hiểm họa mất đất, mất biển vào tay Trung Cộng, người dân đã đòi có quyền biểu tình.

Bởi vì Hiến pháp năm 1959 đã viết tại Điều 25: "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó".

Hai mươi mốt (21) năm sau, Hiến pháp năm 1980 xác định lại trong Điều 67: "Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân". Đến Hiến pháp sửa đổi năm 1992, điều 69 cũng ghi nguyên văn: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."

Tại sao thay đổi?


Như vậy tại sao trong suốt 52 năm (1959-2011) mà các quyền Hiến định này đã bị Nhà nước quên đi? Cũng không thấy có Đại biểu Quốc hội nào dám thắc mắc cho đến khi bùng lên 8 Cuộc biểu tình tự phát của người dân tại Sài Gòn và Hà Nội chống âm mưu Tàu xâm lược và kêu gọi toàn dân đứng lên bảo vệ chủ quyền biển đảo, khởi đầu từ năm 2007 rồi bùng trở lại trong 2 tháng 8 và 9 năm 2011.

Nhà nước phản ứng bằng hành động xua công an, cảnh sát chìm nổi dẹp biều tình và bắt tù người xuống đường.

Nhiều công an đã đánh dân. Có anh còn đạp vào mặt dân yêu nước chỉ vì đã tham gia biểu tình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Báo chí Nhà nước không những tự lấy tay che mặt trước biến cố lịch sử này, coi như không có chuyện biểu tình mà còn nhận lệnh viết bài xuyên tạc, vu khống và mạ lỵ ngưồi yêu nước, trong số này có các nhà trí thức khoa bảng và lão thành cách mạng nổi tiếng.

Người biểu tình đã bị chụp mũ mắc mưu các "thế lực thù địch" sách động và lợi dụng xuống đường để chống đảng!

Một làn sóng bất bình trong dân nổi lên khiến Chính phủ lúng túng như lời giải thích tại sao cần có Luật biểu tình trước Quốc hội ngày 25/11 (2011) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.


Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội".

Như vậy phải chăng yếu tố cần có sự ủng hộ của người dân trong kế hoạch phòng chống ngoại xâm, dù kẻ thù là bạn "đồng chí anh em" Trung Hoa, mà chính Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Chính phủ đã muốn "kiến nghị Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng Luật Biểu tình" ?

Nhưng để bảo đảm cho bộ Luật không bị lợi dụng khi người dân biểu tình, ông Dũng đã ủy thác cho Bộ Công an chủ trì việc soạn dự Luật này. Cũng có ý kiến trong nước muốn chính phủ mời các chuyên viên Luật pháp và Trí thức tham gia chương trình soạn bộ Luật "nhạy cảm" này.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Nếu đem việc đòi quyền Hiến định của dân và thái độ đối xử với dân của nhà nước thời Cộng sản bây giờ so với các quyền của dân thời Việt Nam Cộng hòa (miền Nam) được hai bản Hiến pháp năm 1956 và 1967 bảo vệ thì nhân dân miền Nam được hưởng các quyền tự do và dân chủ hơn gấp triệu lần người dân của thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.

Bằng chứng người dân miền Nam, dù trong thời chiến tranh và bị miền Bắc Cộng sản xua quân vào phá họai, vẫn có báo tư nhân, vẫn tự do biểu tình ủng hộ hay chống chính phủ, vẫn có quyền lập hội, lập đảng chính trị và hội họp.

Ba quyền phân lập của VNCH: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp không bao giờ chồng tréo, dẫm chân lên nhau hay đảng cầm quyền lại có quyền trên cả Hiến pháp và Luật pháp như thời Cộng sản.

Và mặc dù cả hai Hiến pháp (1956 và 1967) đều không đề cập gì đến quyền "biểu tình" của công dân, nhưng dân có toàn quyền tự do biểu tình để bảo vệ quyền lợi của mình vì các nhà lập pháp và chính phủ thời Việt Nam Cộng hòa đã coi quyền đường nhiên này thuộc phạm vi "tự do tư tưởng".

Tiêu biểu như vài Điều đã quy định trong Hiến pháp năm 1956 : Điều 15
Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội. Điều 16
Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng hòa.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng mà Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực. Điều 17
Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.

Hiến pháp năm 1967 cũng nói rõ : Điều 9
1- Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục. Điều 12
1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục.
2- Chế độ kiểm duyệt không được chấp nhận, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường.
3- Một đạo luật sẽ ấn định qui chế báo chí. Điều 13
1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định.
2- Mọi công dân đều có quyền bầu cử , ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định.
3- Quốc Gia tôn trọng các quyền chính trị của mọi công dân kể cả quyền tự do thỉnh nguyện, quyền đối lập công khai bất bạo động và hợp pháp. Điều 16
Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được tôn trọng trong phạm vi và thể thức luật định.


Trong khi đó các Hiến pháp của Chính quyền CSVN cũng có những điều tương tự nhưng Chính quyền này chỉ viết ra để "làm cảnh" cho đẹp mặt với dân và để khoe với Thế giới.

Chính quyền do đảng CSVN chi phối ban đầu (2-9-1945) cho đến các Chính phủ về sau (từ Chính phủ liên hiệp kháng chiến 02-03-1946 cho đến 2011), đã chứng minh là một nhà nước độc tài và độc quyền đảng trị; không chấp nhận đa nguyên đa đảng; không cho tư nhân ra báo; không cho lập hội đứng ngòai Tổ chức ngọai vi của đảng là Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Các tổ chức Tôn giáo chỉ được hoạt động công khai, không bị kìm kẹp,xách nhiễu, phá họai nếu gia nhập vào Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Quyền biểu tình bị tuyệt đối cấm và Nhà nước này cũng chiếm độc quyền thông tin, báo chí. Người làm báo phải phục vụ đảng và viết theo chỉ thị của tổ chức.

Vậy mà Chính quyền này vẫn huyênh hoang như đã viết trong các Hiến pháp:

(Hiến pháp 1946) :

Điều thứ 10:
Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài

(Hiến pháp 1959)

Điều 25:
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.Điều 26
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do tín ngưỡng, hoặc không theo một tôn giáo nào.

(Hiến pháp 1980)

Điều 67:
Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Điều 68
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

(Hiến pháp1992):

Điều 68
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Điều 69
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Điều 70
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Như vậy các điểm khác nhau quan trọng nhất giữa Chính phủ "Việt Nam Cộng Hòa " ở miền Nam trước năm 1975 và Nhà nước "Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa" ở miền Bắc trước năm 1975 và bây giờ là "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" là ở chỗ :

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nghiêm chỉnh tôn trọng các quyền của công dân ghi trong Hiến pháp và biết thượng tôn pháp luật. Ngược lại Chính phủ Cộng sản đã coi các quyền Hiến định của công dân không bằng quyết định của đảng cấm quyến, dù những quyết định này có chà đạp lên Hiến pháp hay phản bội lại chính phương châm "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân"!

.
…của dân, do dân và vì dân…


Phạm Trần
(12/011)