Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Hình NT3 tháng 10-10


Tình như cố quên

My Heart will go on-Richard Clayderman

The Sound of the Silence-Richard Clayderman

GẶP GỠ NGUYỄN TRÃI 6


       Buổi sáng hôm đó, như thường lệ mở mail box ra, tôi lướt thấy một cái tên người gởi lạ hoắc. Định thảy vào spam để được an tâm. Nhưng rồi không hiểu sao, tôi lại mở mail đó ra đọc. Thì ra tác giả là một Nguyễn Trãi 6, xa lạ ngay từ cái tên. Bởi nói thật ra, khi khóa 6 tập tễnh vào mùa Tân khóa sinh thì Khóa 4 chúng tôi sau công tác Quân khu 4 tuy bầm giập nhưng cũng đầy “hào quang” trở về, Trường Mẹ rất cưng chiều, lại sắp mãn khóa, nên chúng tôi chỉ ngày ngày lo “diện” veston dân sự dạo phố Dalat, chuyện “tính sổ tân binh” Khóa 6 là của đàn em khóa 5 đảm nhiệm. Chúng tôi chưa từng biết mặt, quen tên một NT 6 nào cho đến ngày tan đàn, rã nghé. Qua mấy dòng thư, B kể rằng hơn ba mươi lăm nay, ở bên nhàkhông liên lạc được đồng khóa hay đàn anh nào, nhưng trong tâm khảm vẫn luôn nhớ day dứt về Trường Mẹ. Hôm nay buồn quá, lang thang trên “mạng”, may mắn vào được Web của Tổng Hội mình, rồi “link” được vào trang của Núi Xanh. Rất xúc động, B tìm ra được người Thầy cũ dạy Pháp văn cuối năm 1974 Tú Tài 2 ở
Long An, mấy tháng trước khi B thi vào ĐHCTCT. Người đó là Ba tôi, giáo sư Trúc Giang.
Rồi giữa hai anh em liên lạc qua lại, B rất siêng viết, còn tôi thì chúa lười email imiếc, nhưng vì thương chú em nhiều tình cảm, nên đêm nào cũng ráng ngồi gõ lốc cốc, chăm chỉ như viết thư tình. Lúc đó tôi đã mua vé phi cơ chuẩn bị về Việt Nam thăm Mẹ tôi, bà đang yếu nhiều vì tuổi đã trên chín mươi. Tôi định sẽ cố gắng
gặp B, vì nghĩ rằng: chú em chắc sẽ vui lắm lắm...Nhưng tôi cũng chưa dám chắc,vì tôi ở Mỹ Tho còn B ở Long An, tuy không xa nhưng biết đâu nếu chưa có duyên thì làm sao mà gặp được. Tôi cũng đã liên lạc với vài NT 6 để “xác nhận lý lịch”và được cho biết đó là NT 6 ... thật trên danh sách! (Còn người thật thì xin hạ hồi đối diện!) Tôi hy vọng sẽ dành ngạc nhiên cho B khi tôi về đến Việt Nam.
     Hai ngày khi về đến Việt Nam, sau khi đã thu xếp xong một số việc ưu tiên. Tôi bấm số cell của B. Lần đầu tiên nghe giọng nói của nhau, cả hai dường như hơi xúc động, ngập ngừng. B hỏi tôi quanh quẩn tin tức ở... bên đó. Lát sau, tôi chẩm rải, cười cười nói với B qua máy: “Nếu anh nói với em rằng anh đang ở Mỹ Tho thì em nghĩ sao?” Im lặng. Rồi hình như
không lâu lắm, có lẽ B không nghĩ là tôi đang nói đùa, B reo vui lên trong máy, tôi cũng vui lây. Vậy là chúng tôi hẹn gặp nhau hai ngày sau đó, B lái xe gắn máy từ Long An chạy xuống gặp tôi khi đã quá xế trưa. Trước mặt tôi là người đàn ông khuôn mặt xương xương, da sạm đen, hơi ốm nhưng dáng cao dõng (tướng này có thể vào toán quốc quân kỳ NT 6 được
lắm). Bước vào nhà bà chị tôi, B thắp nhang và kính cẩn quỳ lạy bàn thờ Ba tôi ba lạy. Tôi xúc động nhưng cũng đùa đùa với B: “Gần năm mươi năm trong nghề,học trò của Ba anh đã là Bộ Trưởng, Tướng lãnh, còn đây, môn đệ thế hệ chót là
SVSQ NT 6 đó!”
Xong thủ tục, hai anh em đèo nhau vào quán lai rai vài chai, rồi sau đó tìm chỗ vắng kín, ghé cà phê Trúc Xinh tâm sự. Ở cái xứ mà mọi người đều nghi ngờ và
rình rập nhau để báo công an, nên trước khi vào chuyện, tôi còn cẩn trọng hỏi“mật khẩu” chú em vài câu: “KBC số mấy? Ông Liên đoàn trưởng cấp bậc, tên họ gì?". Chú em đều trả lời đúng cả. Lạ thay, giữa hai người trung niên chưa một lần biết nhau, gặp nhau trong đời, lại dốc cả những chuyện riêng tư, bí ẩn cho nhau nghe - chuyện kể bắt đầu từ cái đêm nghiệt ngã, kinh hoàng rời Trường Mẹ vào cuối tháng ba năm ấy...B kể đã hơn ba mươi mấy năm rồi, mà thỉnh thoảng vẫn còn mơ thấy chạy về Trường Mẹ, vẫn gặp lại những khuôn mặt bạn bè quen biết rất giới hạn trong thời gian tân khóa sinh. Rồi chỉ được đi phép với Alpha có một lần duy nhất, vì lần thứ hai chỉ là lần vội vã được lệnh mặc quân phục ra phố để trấn an dân chúng ngoài thị xã: rằng CTCT vẫn còn đấy, chưa di tản. B tiếc là chưa kịp chụp lấy một tấm hình nào mang quân phục SVSQ, không còn một thứ tùy
thân nào minh chứng cho “đời binh nghiệp” yểu tử của mình. Tôi kể cho B nghe là chị Bích Huyền (phu nhân Trung tá Tham mưu trưởng Nguyễn quang Hưng) có nói với tôi là khi sang Mỹ theo diện HO, chị có mang theo được hai tấm hình do chị chụp khi tham dự lễ gắn Alpha khóa Nguyễn Trãi 6. Khi ấy chị có trao lại cho một NT 1. Tôi có hỏi lại ông Niên Trưởng này, thì ông ấy tìm mãi không ra! Tôi an ủi B:”Thôi vậy Khóa 6 cũng duy nhất còn được hình chụp poster tuyển mộ Khóa Nguyễn Trãi 6 do chính anh chụp lúc Khóa 4 về họp kiểm điểm công tác tại Cần Thơ”.
        B vẫn ngồi đó, nghe tôi huyên thuyên kể về truyền thống Trường Mẹ, những nghi lễ và sinh hoạt đầy vui buồn, gian khổ, tự hào của người SVSQ Nguyễn Trãi, những điều mà vì vận nước oái oăm, B chưa được vinh dự trải qua - với lòng say sưa, hứng thú. Tôi trao cho B số tiền đến ... một triệu đồng Việt Nam của NT 6 Quý Bổng nhờ tôi gởi tặng B uống cà phê, B nhận lấy với chút bồi hồi cảm động.Tôi cũng nói với B rằng lần này tôi về hơi vội vã, chỉ có việc thăm Mẹ, làm chút ít việc từ thiện do bạn bè trao gởi, ngoài ra không gặp lại ai cả, ngoài B thôi. Rồi tôi cho B hay tin, hai ngày nữa tôi sẽ quay về thăm lại Dalat. B tâm sự (lại bắt đầu
bằng: Ba mươi mấy năm rồi), B vẫn mơ và vẫn chưa có đủ điều kiện để trở về thăm lại nơi xưa. B ân cần nhờ tôi ghi lại thật nhiều cảm nhận trong lần về Dalat này, giùm B. Tôi hứa với B sẽ cố gắng, ít ra cũng là một số hình ảnh và những cảm nghĩ riêng tư. Qua đối thoại triền miên giữa hai anh em, tôi xúc động khi nghe lại tiếng xưng hô "Niên Trưởng" từ người đàn em, mà đã lâu lắm rồi, hình như tôi rất ít nghe, hình như chẳng còn đàn em nào gọi tôi như thế nữa, dù cá nhân tôi vẫn luôn xưng hô Niên Trưởng với tất cả các khóa đàn anh. Bởi tôi làm sao quên được hình ảnh của những người được gọi là "Niên Trưởng". Những người đã nhịn bớt khẩu phần gạo trong nhiều tháng trước đó, để dành cho những đàn em có thêm sức trong mùa tân khóa sinh, những cử chỉ đắp chăn êm ái của người Niên Trưởng dành cho đàn em trong giấc ngủ vùi nhọc mệt sau cơn phạt hành xác, những lần dạo phố cà phê, ăn sáng, ăn chiều, ciné Ngọc Lan... lúc nào, Niên Trưởng cũng luôn là người hào sảng trả tiền và còn biết bao điều khác nữa...Tất cả, đó là niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp "huynh đệ chi binh" của quân đội,và của Trường Mẹ nói riêng. Tôi bỗng dưng cảm thấy tiêng tiếc một chút gì đó, có lẽ bây giờ, sau bao cuộc đổi đời, không ít trong chúng ta đã quên bẵng đi hai chữ"Niên Trưởng" thiêng liêng này. Cho nên, đôi khi đã có những người đàn anh quên đi lòng tha thứ và người đàn em đôi lần mất đi sự tự chế cần thiết, trong những quan hệ ngắn ngủi còn lại ở cuối đời.
"Nhưng chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau". B đèo tôi trở về nơi tôi tạm trú, hình như buổi chiều ngoài trời đang có mưa lớt phớt. Tôi bắt tay B trong khoảnh khắc tuy không ngắn lắm, nhưng tưởng như đã đủ đầy lòng ân cần hiếm quý của một thứ từng được gọi là tình đồng môn, đã khởi đi từ một thời xa lăng lắc cũ. Ai
cũng đã ít nhiều biết qua hoặc đã thấm thía với định luật vô thường, nên tôi không dám hứa chắc với B về một lần gặp lại. Tôi chỉ nói được với B một lời hyvọng tương lai.


GẶP LẠI DALAT


Tôi rời Mỹ Tho lúc 10 giờ tối để lên đường đi Đà Lạt,nghĩ lại hơi liều lĩnh khi chọn cách đi qua đoạn đèo đầy hiểm trở trong đêm.Đoạn đường Định Quán-Bảo Lộc quá xấu,đầy ổ gà to,đêm tối tài xế không tránh kịp nên rất nhiều phen dằn xốc mạnh,đầu tôi có lúc lắc xuống,đụng lên cả trần xe.Nghe nói đoạn này dự định sẽ bỏ luôn,dự tính làm đường mới,nên chẳng ai quan tâm sửa chữa.Ngang đèo Bảo Lộc,chỗ cua quẹo hay xảy ra tai nạn chết người,xưa có nhiều miếu thờ ba cô gái,bây giờ đã được xây nguy nga như một ngôi chùa nhỏ,đẹp.Vượt đèo thác Prenn để vào thành phố,con đường được xây với những hàng cột đèn thẳng tắp và những luống hoa trải dọc dài rất nên thơ.Chúng tôi vào thành phố lúc trời vừa hừng sáng,rừng thông sau lưng như đang còn ngáy ngủ,hơi sương lan tỏa chập chùng  lẩn khuất bên dáng núi xa xa.Sinh hoạt của thành phố cao nguyên cũng mới vừa choàng dậy.Từng đoàn nữ sinh Bùi Thị Xuân với đồng phục quần áo dài trắng,khoác thêm lớp áo lạnh màu xanh da trời sẩm làm dáng bên ngoài.
Cũng không ít, từng đoàn áo trắng khác lại khoác áo lạnh màu rượu chát, có lẽ đó là những nữ sinh của trường Couvent Des Oiseaux. Tôi tách riêng nhóm, đi cùng với người bạn Võ Bị, cả hai lang thang ở những ngõ ngách của một thời tuổi trẻ sung mãn, tóc xanh chưa bạc màu: Phan đình Phùng, Tăng bạt Hổ - đứng ngay trên đường Minh Mạng cũ (bây giờ đổi thành Trương công Định) mà lại hỏi một lão niên chỉ giùm đường Minh Mạng ở đâu?
Rạp Ngọc Lan bây giờ đã mất tiêu, một dãy quán cà phê thanh lịch với mỗi tiệm chơi một thể loại nhạc khác nhau: nhạc Pháp, nhạc tiền chiến, nhạc Phạm Duy, nhạc Trịnh công Sơn hay nhạc Lê Uyên Phương. Ngồi ở quán cà phê nơi này sẽ nhìn xuống cả sinh hoạt của khu chợ Dalat và rạp Hòa Bình.

Cà phê Tùng vẫn còn đó, tuy vắng khách. Phở Bằng đối diện đã không còn. Dãy kiosque bán hàng thủ công nghệ gỗ thông, nơi tập trung của SVSQ Nguyễn Trãi mỗi chiều chủ nhật hết phép chờ xe bus đưa về trường, nay cũng đã bị giải tỏa.
Đặc biệt nhất là những quán chè, nhất là chè đậu ván, phong cách tiêu biểu của Đalat nay đã đi vào tuyệt tích. Khu đồi Cù đã được thay bằng những tòa cao ốc,khách sạn Palace nay đã đổi tên thành Sofitel. Hồ Xuân Hương khô cạn, đang lấp xấp nước bùn nhờ những cơn mưa nhẹ vừa đến. Hồ lại bị cắt đôi nham nhở, lý do để làm phương tiện giao thông “short cut”. Phía đầu hồ về hướng bến xe cũ thì
một công trình cơ giới vô duyên, bầy nhầy lồ lộ, hình như đang xây cất một hệ
thống cao tầng theo qui hoạch "đỉnh cao" gì đó. Trông mà tội nghiệp cho một Dalat mộng mơ!Càphê thủy tạ đang đìu hiu đóng cửa.Thay vào đó, đối diện bên kia hồ là nhà hàng và cà phê Thanh Thủy mới mở gần đây, sang trọng, lộng lẫy về đêm.
Nhìn lên dốc cao là đỉnh nhà thờ con gà. Xuôi từ cổng nhà thờ đi xuống là "con đường tình sử" vắng lặng, tình tứ mang tên Cộng Hòa khi trước.
Chợ Dalat ở khu Hòa Bình xưa về đêm sao mà đông nghẹt, người đụng người, có vẻ như dân và du khách đều cùng lúc túa ra khu vực này một lượt, tạo nên sinh hoạt sôi động hơn cả ban ngày. Như để bù lại thời SVSQ gò bó khi trước, tôi và chàng Võ Bị rất tự nhiên ngồi bệt xuống vỉa hè bên hông chợ Dalat, gọi khô mực,trứng gà, khoai lang, bắp... tất cả đều được nướng nóng hổi. Vừa ăn vừa uống bia,rồi cà phê luôn tại chỗ. Ngồi thưởng thức thiên hạ qua lại, trong khi chập chập những hàng quán lộ thiên và những chủ nhân khốn khổ này lại bị công an đuổi chạy.Họ bị đuổ chạynhưng chỉ năm,mười phút sau thì đâu lại vào đó,riêng hai chúng tôi thì vẫn ngồi tỉnh bơ,vô tội vạ.Trong thời gian chỉ vỏn vẹn gần hai ngày ở Đà Lạt ,Chúng tôi gấp rút đi thăm những thắng cảnh mà khi còn học ở trường ,Chúng tôi không đựoc phép đến những khu vực''mất an ninh'' này. Thác Datanla
 
hùng vĩ, Thung Lũng Vàng bạt ngàn rừng hoa và thông, đặc biệt nơi đây đang trồng thử nghiệm loại Autumn leaves (lá thu phong) ở miền Đông Mỹ quốc, Đồi Mộng Mơ với khu tưởng niệm Hàn Mặc Tử, Trịnh công Sơn, Vạn lý trường thành...
Mọi nơi đều bán vé vào cửa, chỉ duy nhất khu vực Thiền viện Trúc Lâm là không được phép thu tiền theo yêu cầu của nhà chùa.
Ở Thung Lũng Vàng, tôi đã cao hứng “đạo diễn” cô cháu gái, chụp tấm hình nơi gốc thông già, lãng mạn hát thầm lời nhạc của VĐSB: “Ta vẫn chờ em, dưới gốc thông già đó, để hái cho người một quả chín tương tư. Về đồi xưa, ta nhớ người vô bờ...”
Tôi cũng đã ghé Domain de Marie, vào nguyện đường thăm lại tượng Đức Mẹ với
kỷ niệm xưa, dù là người ngoại đạo. Đứng ở đây mà nhìn tận đỉnh tháp chuông
Spellman chìm dưới sương mù, để nhớ những ngày “anh đang miệt mài trong mùa
văn hóa, em ở giảng đường bận bịu mùa thi”. Những bóng hình xưa ấy, giờ cũng lần
lượt bỏ Dalat mà đi cả rồi!
Chiều hôm ấy, được dịp ghé thăm căn nhà xinh gọn, thanh thoát xây theo kiến
trúc thiền nằm trên ngọn đồi ở ấp Ánh Sáng (?), chủ nhân là cặp vợ chồng học trò
của chị bạn cùng nhóm, cả hai hiện là giáo viên ở trường Bùi thị Xuân. Tôi kể cho
họ nghe những liên hệ khắng khít giữa hai trường từ địa thế, sinh hoạt, từ những
nữ sinh cho đến cô hiệu trưởng Phương Thu. Từ trên bao lơn ngôi nhà này, nhìn
xuống những luống rẩy thẳng tắp nằm dưới chân đồi, bỗng dưng nhớ quá những sớm tinh mơ, chỉ mới hơn năm giờ sáng, bọn SVSQ chúng tôi với trang phục đồ
nhái, tay cầm súng Garant, đội sương chạy rầm rập, len vào những xóm dân còn
đang say ngủ, hát vang những bài quân hành trong giờ tập thể dục sáng hàng
ngày. Tôi vẫn nhớ nhưng đã không trở về lối mòn nhỏ đó, chỗ khúc quanh đi
ngang trường Việt Anh của nhà giáo Chử Bá Anh để rẽ về con đường Trần nhật Duật luôn nở những chùm mimosa vàng e ấp,nơi có ngôi nhà vừ đủ những nồng
ấm, mang biết bao kỷ niệm. Tôi đã đi ngang chùa Linh Sơn nhưng không tạt qua con dốc có ngôi trường ĐHCTCT ngó qua bên kia là ngôi trường con gái Bùi thị Xuân (bây giờ trai gái học chung rồi), cũng không ghé khu Chi Lăng gần bệnh viện Tiểu khu cũ là ngõ vào trường ĐHCTCT sau này. Tôi cũng chẳng cố đi bộ
thật dài, thật nhanh quanh vườn Bích Câu gần Hồ xuân Hương (nơi này những tân
khóa sinh chạy băng đồi trở về Trường Mẹ để kịp quỳ xuống lãnh nhận chiếc Alpha kiêu hãnh đầu đời quân ngũ) hầu tìm lại chút mồ hôi nhễ nhại của những ngày tân khóa sinh gian khổ mà chi. Xinlổi B,tôi đã không làm được những điều B trao gởi,cậy nhờ tôi trong chuyến về Đà Lạt lần này.Tất cả chỉ còn la vọng
tưởng mong manh.Và,trong thâm tâm,tôi đã dứt khoát.Tiếc mà chi,những cái đã không còn...



.
Chúng tôi rời quán cà phê Thanh Thủy cạnh Hồ Xuân Hương, tất cả lên xe, giã từ Dalat. Xe mới chuyển bánh thì trời cũng vừa đổ mưa sầm sập, suốt cả lộ trình cho đến khi vào gần Sài gòn mới dứt. Mưa thì luôn buồn và theo lẽ tự nhiên, hay gây
cho người ta cảm giác ướt sũng, trong lòng và ngoài trời. Tôi chợ nghĩ thầm: Hồi đó, đêm đó anh em mình bấm ruột rời Trường Mẹ đang trong tiết trời mùa Xuân
khô ráo, mà sao trong lòng mỗi người con Nguyễn Trãi ai nấy đều nghẹn ngào
như mưa tuôn, thác đổ. Còn hiện tại, ngoài trời tuy


đang mưa,,vẫn khi sụt sùi,khi giận dữ, nhưng đối với tôi, hình như đó chỉ còn là những giọt nước mát nhẹ nhàng thôi. Phải rồi, chỉ hy vọng những giọt nước mát đó sẽ tưới tẩm lên cuộc đời còn lại của những con người đã trót lỡ cưu mang một quá khứ không vui. Tiếc mà chi, những cái đã không còn.



              NT4 TRẦN THANH SƠN

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Mục Lục Xếp Theo Bệnh Chuyên Khoa

Mục Lục Xếp Theo Bệnh Chuyên Khoa
Bệnh Áp Huyết :
 Bệnh Bao Tử :

Bệnh Bàng Quang :
 Bệnh ở Bụng :
 Bệnh Chân Tay :

Chân :
 Tay :
Đầu Gối
 Bệnh Da
 Bệnh Nhức Đầu :
 Bệnh Gan Mật :

Bệnh Hạch :
 Bệnh Khí Huyết :

Bệnh Liệt Mặt :
 Bệnh Lưng, Cột Sống :


 Bệnh thuộc Lưỡi :
 Bệnh Mắt :
 Bệnh Mất Ngủ
 Xin xem cách chữa ở đây :
Mồ Hôi

Bệnh Mũi :


Bệnh Phổi :



Bệnh Phụ Khoa :


 Bệnh đường Ruột :

 Bệnh Rụng Tóc :
 Bệnh Sinh Dục

 Bệnh Suyễn :
 Bệnh Tai :

 Bệnh Tim Mạch :

Bệnh Thần Kinh Đau Nhức :
 Xin xem cách chữa ở đây :
Bệnh Thận :



Bệnh Thời Tiết :

 Xin xem cách chữa ở đây :
Bệnh Tiêu Hóa :





Xin xem cách chữa ở đây :
Bệnh Tê Liệt :

Bệnh Tủy
 Xin xem cách chữa ở đây :
Bệnh Ung Thư :

Bệnh Ung Thư Máu
 Bệnh Ung Thư Tử Cung :
 Viêm Xoang











__._,_.___


Your email settings: Individual Email|Traditional
Change settings via the Web (Yahoo! ID required)
Change settings via email: Switch delivery to Daily Digest | Switch to Fully Featured
Visit Your Group | Yahoo! Groups Terms of Use | Unsubscribe

__,_._,___