Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Việt Dũng Phỏng Vấn CĐT/CTT Trần Thiện Khiêm


Có rất nhiều điểm đáng để bàn luận quanh những điểm mà ông TTK đưa ra. Nhưng vì thì giờ quá eo hẹp, việc đó không thực hiện được. Ở đây Trung chỉ xin nêu vắn tắt một số điểm:

1.-Ông cựu Thủ tướng TTK đã dám nói lên một nhận định của riêng Ông mà có lẽ sẽ gây ra nhiều phản ứng từ phía những người Việt ở hải ngoại; đó là Ông cho rằng :" Dù Cộng sản hay Không Cộng Sản thì họ cũng có tinh thần dân tộc yêu nước. Kết án bây giờ hẵn có sự sai lầm chăng?

Tuy rằng trước đây, vào những giời phút cuối của cuộc chiến, ông K. và ông T., hai nhà lãnh đạo chính của VNCH, đã giàn xếp để đào ngũ một cách êm thắm, và vì việc đó, nhiều người cho rằng ông K. là kẻ hèn nhát. Nhưng chí ít cho đến lúc này, khi đã ngoài 80 tuổi, Ông đã có can đảm nói lên một nhận định đi ngược hoàn toàn với dư luận chung vốn có lâu nay ở hải ngoại rằng CSVN là nhũng kẻ không có tinh thần dân tộc mà chỉ có tinh thần quốc tế vô sản và làm tay sai cho tham vọng bành trướng của CS quốc tế thôi.

Chắc chắn, ngoài kia trong CĐVN, sẽ có nhiều người công kích ông K. vì câu nói trên. Nhưng thiết nghĩ, có lẽ nên cẩn thận phân tích xem điều ông ta nói đó về người CSVN đúng hay sai, dựa một cách đầy đủ vào chứng cứ lịch sử, hơn là vội vàng phản đối chỉ vì Ông đã nói khác mọi người. Bởi vì thành kiến nói trên của người Việt hải ngoại đối với người CS có vẻ như là mặt đối lập của sự tuyên truyền mà CSVN vẫn dùng để gán cho chế độ VNCH, các quân nhân và viên chức của Miền Nam, là bù nhìn, là bán nước, tay sai đế quốc Mỹ. Đặt vấn đề thẳng thắn như ông K. có lẽ là một cách hay để hiểu đối phương một cách đích thực, hơn là chỉ bằng vào sự tuyên truyền gây ra do cảm quan.

2.-Những nhận định của ông K. về quan hệ VNCS-Liên Xô-Trung Quốc-Mỹ, nói chung, ở mức bình thường, nếu không muốn nói là không tương xứng với vị trí của một người từng đảm đương chức vụ Thủ tướng của một quốc gia. Những gì Ông nói cho thấy không hẳn Ông đã nắm vững tình hình quốc tế, ở mức độ sâu xa, của những năm 1975-1995, cũng như đường lối đối ngoại của VNCS từ sau khi rút khỏi Campuchia năm 1989.

3.-Ông K nhắc hai ba lần đến Thông Cáo Chung họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vừa qua, xem đó như là biểu hiện chính của chính sách quay lại Á châu của Mỹ. Có vẻ như Ông rất quan tâm đến TCChung đó. Không chỉ riêng ông K mà đa số các nhân sĩ VN trong ngoài Nước đều mang tâm trạng " hồ hởi" đó khi bàn về TCC.

Tuy nhiên quan sát và theo dõi kỷ những diễn tiến trước đó, đặc biệt là nếu đem so tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ trưóc đó vào tháng 6/2010 ở Hà nội với TCC thì người ta sẽ nhận ra rằng có một bước lùi trong lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và ĐNA. Ngoại trưởng Mỹ đề nghị quốc tế hoá Biển Đông. Đó là một lập trường cứng rắn. Nhưng trong 25 điểm của TCC, người ta không tìm thấy một câu hay chữ nào nói về Biển Đông hay lặp lại lập trường của Ngoại trưởng Mỹ cả. Nội dung của TCC rất chung chung, nặng tính chất ngoại giao hơn là khuôn khổ cụ thể cho những hợp tác lâu dài về sau. Lưu ý khác nữa là Tổng thống Indonesia, một quốc gia quan trọng của ASEAN, không dự cuộc họp thượng đỉnh mà chỉ có phó TT thôi.

Ngoài ra nếu chú ý những hoạt động ngoại giao giữa Mỹ-TQ từ sau tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton ở Hà nội, sự hoà dịu giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong thời gian vừa rồi ( TQ giảm bớt số lượng hoả tiển nhắm vào Đài Loan, chẳng hạn), những mặc cả Mỹ-TQ về kinh tế ,v.v... cho đến trước cuộc họp thượng đỉnh, sẽ có thể giúp phán đoán gần đúng phần nào lý do của sự mềm dẽo hơn của Mỹ trong vấn đề Biển Đông-ĐNA.

Đa số giới nhân sĩ, bình luận gia người Việt dường như không chú ý đến những thay đổi ngoại giao tinh tế như trên giữa Mỹ-TQ mà cứ tiếp tục " hồ hởi" , bất chấp thực tế đang diễn ra và tương quan quyền lực của các bên liên quan. Đó là điều đáng ngại vì sẽ dẩn đến những đánh giá sai lạc với tình hình thật sự.

4.-Cũng như nhiều nhân sĩ khác, ông K cũng tiên đoán về sự sụp đổ của chế độ CSVN. Nhưng cũng như nhiều người Ông khác sự tiên đoán của Ông chỉ mang tính chất phỏng đoán chung, mà không đào sâu thảo luận,. Câu hỏi quan trọng nhất là thành phần nào trong xã hội VN sẽ đóng vai trò chính trong sự sụp đổ, đó là điều mà chưa thấy ai bàn đến. Khả năng về các yếu tố khách quan, như biến chuyển tình hình quốc tế, hay tình hình ở Trung Quốc, chẳng hạn, ảnh hưởng đến sự sụp đổ, cũng là điều ít ai nêu ra để thảo luận. Đa số, cũng như ông K, chỉ trông đợi và suy đoán chung chung.

Cũng chẳng thấy ai đặt ra vấn đề là điều gì sẽ xảy ra sau khi CS sụp đổ. Dường như đa số vẫn tin rằng một cách đương nhiên và tất yếu là sẽ có ngay Dân Chủ-Tự do-Nhân quyền sau khi CS sụp. Nhưng liệu có thể có sự tất yếu đó chăng ? Vì tin tưởng như vậy, lâu nay nhân sĩ VN không mấy ai đặt ra những vấn đề như các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, địa lý, tâm lý cho việc xây dựng Dân chủ cho VN. Người ta đã hoàn toàn bỏ quên một thực tế về bài học Tự Do-Dân chủ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại và của Miền Nam trước đây!

5.-Bàn về lời khuyên dành cho giới trẻ thì ông K cũng tỏ ra đặt nhiều mong ước về sự đóng góp và vai trò của giới trẻ Việt ở hải ngoại đối với việc xây dựng VN. E rằng đó là mong ước quá cao, xa rời thực tế về thái độ của giới trẻ khi họ nghĩ về VN, quên rằng lớp trẻ người Việt trưởng thành lên ở Mỹ, phần lớn tuy yêu thích VN, nhưng vẫn xem nước Mỹ là quê hương.

6.-Cuối cùng một nhận xét nhỏ về người thực hiện phỏng vấn là Việt Dũng. Người Việt chúng ta thường đánh giá khả năng ăn nói của một người qua giọng nói hơn là nội dung những gì được nói hay cách xử dụng ngôn ngữ. Việt Dũng, cũng như nhiều MCs khác, sỡ dĩ được ưa chuộng chỉ là vì có giọng nói hay, thế thôi. Đi sâu vào cách dùng từ ngữ, lối đặt câu hỏi, hoặc nội dung những gì được nói ra, thì VD không phải là một người xướng ngôn giỏi, lại càng không là một người phỏng vấn tốt. VD đã bộc lộ quan điểm cá nhân quá nhiều khi phỏng vấn người khác; đó là một nhược điểm mà các phóng viên chuyên nghiệp Tây Phương ít khi mắc phải.

Đôi ý kiến vụn vặt xin viết thêm hầu chuyện quý vị nhân cuộc phỏng vấn của đài SBTN dành cho ông K.

Kính chúc quý vị một ngày holiday an lành và vui!

Kính,
Trung nt5

Chào anh Trung,
Trường hợp vị cựu tướng tội nghiệp của VNCH chỉ là một bi kịch nhỏ góp phần tạo nên bi kịch lớn của đất nước. Và chúng ta là những nạn nhân ( cũng tội nghiệp không kém ).

Ý kiến của anh về " sự can đảm " của vị cựu này chính xác. Nhưng khả năng lớn nhất của ông ta là " mũ ni che tai ", cho nên, nếu có thêm những lời chửi rủa, hẳn ông ta cũng đủ sức để chịu đựng.

Mặt khác, theo ý kiến riêng của tôi - như tôi đã góp ý với bên VBQG về thái độ đối với sự xuất hiện của ông - thì việc làm ầm ĩ - hoan nghênh, chống đối - chỉ bộc lộ thêm mặc cảm của chúng ta đối với những vị cựu quan chức VNCH cũ.

Trước đây, chúng ta vốn coi nhẹ khả năng lãnh đạo đất nước của họ, thì ngày nay, chúng ta thậm chí coi nhẹ hơn những lời " huấn thị " của họ về những gì chúng ta phải làm, đó là chưa kể đến khả năng phán đóan tình hình chung của họ - chắc chắn - không thể chính xác hơn, tòan diện hơn , những người trẻ tuổi hơn họ , vừa về trình độ nhận thức lẫn sự nhạy bén . Cá nhân tôi, luôn luôn đánh giá những nhận xét về chính trị, kinh tế của anh bạn đồng môn Trương đình Trung cao hơn bất cứ vị cựu lãnh đạo VNCH nào.

Tôi tin rằng, một thái độ hợp lý là hãy đối xử với những vị quan chức VNCH cũ như bất cứ một người bình thường nào trước đây đã từng đứng chung hàng ngũ với chúng ta nếu họ còn nhìn nhận chúng ta như là những chiến hữu. Nếu họ đến muộn màng ( như vị cựu TTK này chẳng hạn ), cũng chẳng sao, hãy vui mừng vì cuối cùng ông ta cũng đứng xếp hàng trong đội ngũ những người vẫn còn mang trong lòng một hòai bão chung. Nếu họ phê phán, chê bai ( như viên cựu NCK chẳng hạn ) , cũng chẳng sao, vì họ không còn ở trong hàng ngũ của mình nữa. Hãy đối xử với họ như bất cứ anh chàng dở hơi mụ mị vì tuổi tác nào đó mà chúng ta đã từng được biết tới.

Mọi thái độ phê phán ( và chửi rủa ), hoặc coi họ là quan trọng ( như cuộc phỏng vấn của VD) chỉ làm cho những anh con rối tội nghiệp này càng ngày càng cách xa thêm " phút sự thật " ( moment of truth ), giây phút nhận ra mình chỉ là con rối.

Ngòai ra, tổ chức TTCSVNCH mà ông TTK hiện được mời làm cố vấn, cho đến nay, sau gần 10 năm hiện hữu, đã không tỏ ra hòan thành được vai trò lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngọai của mình, dù rằng, xét về danh xưng, họ có lợi thế ( và lòng tin ) lớn hơn bất cứ đòan thể, tổ chức hải ngọai nào. Thêm một bi kịch cho người Việt Quốc gia.

Có lẽ, định mệnh đã an bài rồi ! Chúng ta chỉ còn một lựa chọn cuối cùng là chờ đợi giây phút thóat ra khỏi những hệ lụy trần gian mà thôi ?

T.Vấn

Thưa niên trưởng Vấn,

Xin chân thành cảm ơn niên trưởng đã cho nghe những ý kiến rất sâu sắc, giúp khơi động rất nhiều suy nghĩ ở Trung.
Để phần nào tỏ bày cụ thể sự cảm ơn đó, Trung xin phép được trình bày thêm ở đây đôi chút cảm nghĩ nhỏ của Trung khơi dậy từ những cao kiến của niên trưởng như sau.

Trước hết, khi giới thiệu cuộc phỏng vấn TV của ông K., Trung chỉ làm với mục đích đơn sơ là chuyển một thông tin đến một nhóm nhỏ trong vòng thân hữu để cùng xem cho vui, kèm theo đôi cảm nghĩ cá nhân vụn viết ra trong một lúc vội vàng, nhằm góp chuyện lúc " trà dư tửu hậu" trong ngày holiday về một nhân vật " thời sự" của CĐ, chứ không nhằm mục đích phê phán hay công kích. Nếu như thật sự đâu đó trong ý kiến của Trung vang lên âm điệu phê phán thì có lẽ đó chỉ là kết quả vụng về trong diễn đạt thôi, chứ không do chủ định.

Kế đến, không hiểu tự bản thân mình ông K. có xem sự nghiệp chính trị và cuộc đời của ông là một bi kịch hay không? Nhưng từ góc nhìn của những người Miền Nam bình thường quan chiêm từ bên ngoài, như Trung chẳng hạn, thì là không; cuộc đời của Ông là một thành đạt hầu như liên tục với quá khứ chức quyền, bổng lộc địa vị và giàu sang.

Đất Nước đã và đang trải qua những bi kịch thì hoàn toàn đúng. Nhưng trong bi kịch chung ấy của Đất Nước, có lẽ không có chỗ cho bi kịch nào của ông K. hoà vào cả.

Điểm kế tiếp là niên trưởng cho rằng việc việc chào đón ầm ĩ hoặc chống đối chỉ bộc lộ thêm mặc cảm của chúng ta đối với những cựu quan chức VNCH cũ. Về điểm này thì niên trưởng cho phép Trung không đồng ý với niên trưởng và xin giải bày sự bất đồng đó như sau.

Việc chào đón rầm rộ dành cho ông K. không thể nào do MẶC CẢM, mà theo Trung nghĩ hoặc do thiện cảm và lòng kính trọng thật sự vẫn còn dành cho Ông của những viên chức cũ, hoặc là có thể do một động cơ chính trị nào đó. Trung thật sự không hiểu được rằng một số lượng đông đúc người với đầy đủ lễ nghi tổ chức chu đáo như vậy trong việc đón chào ông K. lại chỉ là sự biểu lộ của những cảm nghĩ thầm kín tiêu cực dành cho ông hay cho các cựu viên chức cao cấp VNCH.

Ngược lại, có một số ngưòi phản đối cung cách và lời lẽ của ông K. khi tái hiện ở Nam California. Nhưng số người phản đối không nhiều và không mấy công khai, nếu so với sự chào đón, và đa số họ lại chỉ là những viên chức hoặc sĩ quan cấp thấp. Số người phản đối đó phần nhiều mang chung cảm nghĩ của đa số quần chúng tị nạn gán trách nhiệm mất nước cho giới viên chức lãnh đạo của MN trước đây, trong đó có ông K. Sự chống đối đó, đúng hay sai chưa bàn, nhưng chắc chắn là do một quan điểm nào đó, chứ không do mặc cảm nào cả. Bởi vì việc đa số người tị nạn oán trách giới lãnh đạo cũ là một quan điểm, một lập trường, hoặc một phán đoán đạo đức, tuy có thể mang nặng cảm tính, nhưng chắc chắn là không do ganh tị hơn kém, được thua hay may rũi; nghĩa là không do mặc cảm.

Đề nghị của niên trưởng về thái độ hợp lý đối với các cựu viên chức cao cấp VNCH là đối xử với họ như với bất cứ một người bình thường nào trước đây đã từng đứng chung hàng ngũ với chúng ta. Trung rất tâm đắc với đề nghị đó. Nhưng e rằng sẽ khó thực hiện được. Bởi vì trên thực tế, một mặt đám đông trong các CĐ vẫn còn nặng óc hoài vọng dĩ vãng. Mặt khác chính các cựu viên chức cao cấp không mấy ai tự mình nhận một vai bình thường. Đây là vấn đề tâm lý thuộc về gần như là dân tộc tính của người Việt. Ở trong Nước, giới chức cao cấp của CS cũng diễn ra cảnh " vô ra cũng cha khi nãy". Điều đó cũng có thể hiểu được vì CS đã thắng và duy trì được sự liên tục của mình. Còn ở hải ngoại, tuy VNCH đã sụp đổ từ năm 1975, nhưng trong các cộng đồng tị nạn, những khuôn mặt cũ của các giới chức cao cấp chưa hề chịu bước xuống với vai trò " người bình thường trong hàng ngũ", mà ngược lại họ và đám quần chúng của họ vẫn muốn họ đứng ở vai vế lãnh đạo trong hoàn cảnh mới. Vì vậy, mong muốn của một thiểu số sáng suốt muốn đối xử một cách BÌNH THƯỜNG đối với những cựu viên chức cao cấp kia không hẳn đã dễ dàng thực hiện.

Cuối cùng, nhận định của niên trưởng về việc không nên quá đề cao, quan trọng hoá, hay trọng vọng một cách quán tính các giới chức cao cấp cũ của VNCH, khiến họ càng xa thêm phút sự thật là một nhận định tuyệt vời. Nhưng việc các vị ấy không tự nhận ra vai trò của mình không quan trọng bằng việc phổ biến nhận định vừa nói cho đồng bào. Và để đa số trong CĐ có cùng chung nhận định như vậy, sự phê phán lại càng cần thiết. Chỉ tiếc rằng Trung lại không có được văn tài như niên trưởng để đóng góp vào sự phê phán đó một cách hữu hiệu.

Trung cũng rất tâm đắc với câu kết luận của niên trưởng. Bởi vì ngay việc bàn luận suông giữa những người đã ngấp nghé 60 tuổi đời như thế này, suy cho cùng, cũng chỉ là phù phiếm thôi, phải không thưa niên trưởng ?

Kính,
Trung nt5

Dear Vấn, Trung,
Thật ra chúng ta cũng đã có những vị tướng tiết tháo và anh hùng, nhưng rất tiếc là họ không nắm những chức vụ lảnh đạo lèo lái con thuyền quốc gia. Thay vào bọn chồn cáo đội lớp rồng chỉ lo vinh thân phì gia, khi mất nước đổ thừa đồng minh phản bội. Tiếc là ông Diệm Nhu chết vì lọt vào cái bẩy của cộng sản (điều khôi hài là bà Nhu đã ngu xuẩn tiếp tay trong vụ này), kể từ đó dất nước luân phiên chuyền tay hồ cáo, tiền vô túi áo bọn tham ô, mang tiếng dân chủ nhưng chủ nhân chính là bọn lảnh đạo vô tài thiếu đức, thờ vợ như thờ trời, mua quan bán tước như thị trường chứng khóan họp mỗi ngày...
Thí dụ như có người dân nào biết:

- Mỗi sáng, nhất là khi nhà có họp hành, đích thân bà Khiêm đi duyệt ... binh. Thức ăn sắp hai hàng, thịt cá rau cải, trái cây từ 50 tới 70 cần xé do các chủ vựa từ các chợ đem vào. Chỉ đống nào lính kéo đống đó, còn bao nhiêu thì chủ vựa đem về... không có nói vấn đề tiền bạc.
- Khi các bà HỌP đánh tứ sắc, thường thì có bà Thiệu, Khiêm, Trung, bà Viên, bà Lắm, thinh thoảng có vài bà nghị, bác sĩ.. Là lúc mấy bà bàn về chứng khoán: các ghế tỉnh trưởng, quận trưởng giá cả lên xuống theo giá đấu. Tất cả Đại Tá, Trung Tá, Thiếu Tá đều được gọi là "thằng". Các món hàng đang HOT trên thị trường...qua ngỏ nào chi ít lời nhiều... các quan thương cảng đều là của mấy bà, phải nộp tiền hằng tháng...
- Thằng Tuấn, con ông CVViên không phải đi lính, nhưng khi đi chơi ăn nhậu, nhảy đầm phải có 1 tiểu đội theo hộ tống.
- Tướng Toàn (nick name Toàn Heo) Khi bay trên trời chỉ huy hành quân dưới đất, các Tỉnh (Tiểu Khu) Trưởng phải chuẩn bị đại tiệc sẳn sàng, phải có cái gì đặc biệt cho ông ta vui. (Món quà đắc ý nhất là cao hổ cốt)
- Vụ "Còi Hụ Long An" dính cả chùm Thiệu, Khiêm... Cả Mỹ cũng biết nhưng sau đó bị chìm xuồng mau chóng...
- TT Thiệu từ khi chạy ra khỏi nước cho tới lúc chết đã không nói, hay tiết lộ một chút gì về biến cố 30/4. Vì sao? Ăn nhiều quá nên mắc nghẹn...

PS: Khi nằm trong tù, đói quá nên ăn giả tưởng. Rồi trên bàn ăn giả tưởng những câu chuyện thật phủ phàng thay nhau nêm nếm cho cuộc sống tù đày thêm mùi cay đắng...Những thằng sĩ quan từng là tùy viên của các ông tướng, trưởng ban phục dịch các tư dinh (thường là cấp trung đội đến cấp đại đội (nhà TTK và CVViên) khi kể các món ăn đã không quên kể cả cách ăn của các quan xếp của mình. Còn nhiều lắm, không nhớ hết.
LCH

Anh bạn trẻ thân mến,

Những cuộc trao đổi như thế này, ý kiến càng khác biệt, càng giúp chúng ta nhìn rõ hơn sự việc. Rất tiếc, chúng ta – tôi và anh – lại không khác biệt nhau chút nào cả. Trái lại, khá giống nhau.

Trước hết, tôi dùng nhân xưng đại từ “ chúng ta “ chỉ hàm ý “ chúng ta “, tức những anh em có cùng chung quan điểm, cả hiện tại lẫn quá khứ, đôi khi có khác biệt, nhưng những khác biệt ấy chỉ là tiểu tiết. Chữ “ chúng ta “ tôi dùng, tuyệt đối không bao gồm cộng đồng, hay những nhóm người có quan điểm khác biệt lớn ngòai kia.

Do đó, một thái độ “ coi trọng người có địa vị cao của VNCH cũ “, chỉ thuộc về một nhóm người nào đó ngòai kia, không thuộc về “ chúng ta “.

Do đó, hai chữ “ mặc cảm “ tôi dùng , cũng chỉ thuộc về “ chúng ta “. Trước đây, tuy chúng ta không tâm phục khẩu phục những vị lãnh đạo, nhưng ít nhất, chúng ta chấp nhận sự lãnh đạo của họ ( no choice, anyway ! ). Bây giờ, cái thứ bậc trên dưới ( về hình thức ) đã không còn, lại thêm sự bất phục về tư cách, khả năng của họ khi biến cố tháng 4-75 xảy ra, cách đối xử của chúng ta đối với họ rất gần với sự “ coi thường “. Hoan hô hay đả đảo trong lúc này, như tôi suy nghĩ, chỉ làm rõ thêm “ mặc cảm tự ti “ trong qúa khứ ( vì mình dưới quyền họ ) và “ mặc cảm tự tôn “ trong hiện tại ( bây giờ, trật tự cũ đã mất, chỉ còn tư cách và khả năng để phân định thứ tự ). Còn đám người ( thiểu số ? ) ngòai kia, chào đón rầm rộ ông TTK, với sự kính trọng thực sự hay động cơ chính trị nào đó, không có chỗ cho “ chúng ta “ chen chân vào. Đó là ý nghĩa chữ mặc cảm tôi dùng. Và tất nhiên, trong số những người chửi rủa ông ta, càng không có “ chúng ta”.

Trường hợp vị cựu tướng TTK là một bi kịch, với tôi, đó là bi kịch của một người đã từng nắm trong tay vận mệnh của cả một đất nước, vì bất tài, vì tham quyền cố vị, đã để cho mất nước, ngày nay vẫn còn ảo tưởng về vị trí của mình ngày nào ( có thể cả ngày nay ) là một bi kịch , không phải cho ông, mà cho đất nước. Vì có nhiều trường hợp “ bi kịch “ như ông cộng lại, kết quả thành một bi kịch lớn, cho đất nước, chứ không phải cho họ. Còn cá nhân họ, chỉ là những tấn hài kịch gượng gạo, càng coi càng thêm tội nghiệp cho mình, cho chúng ta, trước đây là quân sĩ chạy cờ , bây giờ, là khán gỉa ngồi xem một cách bất đắc dĩ.

Cuối cùng, tôi không nhận xét rằng anh Trung , hay “ chúng ta “ có thái độ phê phán hay công kích ông TTK. Khi nói đến thái độ phê phán ( hay hoan hô ) , tôi muốn ám chỉ những lao xao chộn rộn ngòai kia từ khi vị cựu tướng tái xuất hiện. Tôi vui mừng thấy anh em chúng ta chững chạc hơn rất nhiều.

Thằng Hải Thọt chắc chắn sẽ nhân cơ hội này mà mỉa mai “ trường phái văn chương bí hiểm “ của tôi và phán chắc nịch : “ Hiểu chết liền”.

Thằng bạn già Hảo Láp của tôi ghi chú bên cạnh những chữ tôi dùng trong góp ý của mình thật thông minh và chính xác. Anh em chúng tôi hiểu nhau hơn bất cứ ai.

Những trao đổi “ suông “ như thế này có ích gì không ? hay chỉ thỏa mãn “ suông “ những ray rứt không bao giờ chấm dứt mà thôi ?

T.Vấn

2 nhận xét:

  1. BỌN TƯỚNG TÁ ĐẢO CHÁNH GIẾT TỔNG THỐNG DIỆM, LÀM MẤT NƯỚC RỒI HÈN HẠ TRỐN CẢ RA NƯỚC NGOÀI. CÒN CHƯỜNG MẶT RA THẬT KHÔNG BIẾT NHỤC LÀ GÌ. THIỆT LÀ BUỒN.

    Trả lờiXóa
  2. Bọn phản tướng giết chủ năm nào Minh, Đôn, Đính, Khiêm, Kim, Xuân,.. không biết còn bao nhiêu tên còn sống. Lâu lắm mới có một tên thò mặt chuột ra.

    Trả lờiXóa