Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Tin Buồn

Kính chuyển  Ngài Đại Diện Làng 3  TIN BUỒN của Nt6 Nguyễn Quý Bỗng.
Riêng Hải Thọt...Xin chia xẻ nỗi buồn này với gia đình 6 Bỗng .
Cầu mong  Linh hồn Cụ an bình trong nước Chúa.
                                       Nt3 Hải Thọt.




CÁO  PHÓ

 


Trong niềm tin tưởng vô biên vào lòng thương xót của Chúa, Gia đình chúng tôi trân trọng báo tin đến qúi Cha, qúi Tu sĩ Nam Nữ, qúi Thân Bằng quyến thuộc, qúi Niên Trưởng cùng Bạn hữu xa gần :
Cụ Cố ,Ông Nội ,Ông Ngoại, Cha, Bác ,Chú,Cậu ,Dượng của chúng tôi là :

Cụ Cố Giuse  Nguyễn văn Ruệ
Cựu viên chức Chính Phủ VNCH

Đã mệnh chung vào lúc 12 giờ 45 phút trưa ngày 18 tháng 05 năm 2011, nhằm ngày 17 tháng 04 năm Tân Mão ,tại Bệnh Viện Memorial , Thành phố Modesto, California.
Hưởng Thọ : 89 tuổi

Tang Gia đồng Khấp Báo

Trưởng Nam  :  Nguyễn văn Tuệ , Vợ và  các con
Trưởng Nữ : Nguyễn Ngọc Ẩn ,chồng và các con cháu ( usa )
Thứ Nam    :  Nguyễn qúy Bỗng ,Vợ và  các con
Thứ Nam      :                      Nguyễn  Sỹ  Túc
Thứ Nữ  : Nguyễn Đạm Vân, chồng và các con cháu (usa )
Thứ Nam ; Nguyễn thành Tâm, vợ và các con
Thứ Nữ :Nguyễn Gia Khâm ,chồng và các con
Thứ Nam  : Nguyễn  Quốc Thanh ,vợ và Con
Thứ Nam  : Nguyễn hữu Phước, Vợ và các Con
Út Nam    :   Nguyễn  Thế  Vinh
Cháu  Đích  Tôn  :  Nguyễn  Sơn  Hùng .
Cháu ruột : NT2 Hoàng văn Hạnh,vợ và các con cháu ( Nam Cali )
Cháu  ruột   :  NT6  Nguyễn quang Đại,vợ (Philadel

Cáo phó này thay thế thiệp tang

Được tin buồn :
Cụ Cố Giuse  Nguyễn văn Ruệ
là thân phụ của NT6 Nguyễn Quý Bổng

Đã mệnh chung vào lúc 12 giờ 45 phút trưa ngày 18 tháng 05 năm 2011, nhằm ngày 17 tháng 04 năm Tân Mão ,tại Bệnh Viện Memorial , Thành phố Modesto, California, hưởng thọ 89 tuổi.

Tòan thể anh em khóa Nguyễn Trãi 3 và gia đình xin chia buồn cùng anh chị Nguyễn Quý Bổng và tang quyến.

Cầu nguyện linh hồn Giuse Nguyễn văn Ruệ sớm được về nước Chúa.

Thay mặt khóa Nguyễn Trãi 3
NT3 Trương Văn Vấn

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Tin Buồn

     Duoc tin tre
xin bao cao voi lang 3,than phu cua TRAN VAN TRUNG(chua) 
                          la ong TRAN VAN VI 
    da tu tran ngay 01/05/11 tai Binh duong,Viet nam,huong tho 90 tuoi,
ai muon chia buon hoac phan uu voi TRUNG CHUA theo dia chi e mail sau day:         tran1205@msn.com      Trung khong co trong e mail cua lang 3 minh. Tran trong bao tin.



Được tin :

Thân phụ của NT3 Trần Văn Trung (Chùa) ,
cụ Trần Văn Vi đã từ trần ngày 1 tháng 5 năm 2011 tại Bình Dương, Việt Nam, hưởng thọ 90 tuổi.

Anh em khóa Nguyễn Trãi 3 và gia đình xin thành kính chia buồn cùng anh chị Trần Văn Trung và tang quyến.

Cầu nguyện hương hồn cụ được về nơi Vĩnh Phúc.

Khóa Nguyễn Trãi 3
 PHÂN ƯU

                             
Vừa nhận được tin trễ :

 Cụ CAO TRIỀU ẤN

NHẠC PHỤ CỦA NT3 NGUYỄN VÂN TƯ

Đã mãn phần tại Việt Nam ngày 05 tháng 05 năm 2011 tai Bac Liêu Việt Nam . Hưởng Thọ 84 tuổi

Toàn thể Cựu SVSQCTCT/ĐL TBTX-OK-KS thành thật chia buồncùng Anh Chi NGUYỄN VĂN TƯ,các Cháu và Tang Quyến.

CẦU XIN HƯƠNG LINH CỤ CAO TRIỀU ẤN SỚM ĐƯỢC VỀ CÕI NIẾT BÀN


ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU


TM Hội cựu SVSQ/CTCT/ĐL TB TX-OK-KS
NT2 Pham phú Hoan



Nhn được tin tr:
 
Nhạc Phụ của NT3 Nguyễn Văn Tư
      là cụ    Cao Triều Án
Từ trần ngày 5 tháng 5 năm 2011 tại Bạc Liêu, Việt Nam , hưởng thọ 84 tuổi.
 
Tòan thể anh em khóa Nguyễn Trãi 3 và gia đình xin chia buồn cùng  anh chị Nguyễn Văn Tư và tang quyến.
 
Cầu nguyện hương hồn cụ sớm về nơi Vĩnh Phúc.
 
         THÀNH  KÍNH  PHÂN  ƯU
              
               Khóa Nguyễn Trãi 3
  Ơn Nghĩa sinh thành-Hương Lan

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Bà Ngô Đình Nhu : Từ thời trẻ sôi động đến những tháng năm ẩn dật

Bà Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu.
Bà Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu.
DR
Tin bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu, người từng được coi là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa trước đây từ
trần tại Roma cách đây đúng một tuần, ngày chủ nhật 24/4, đã khiến cho dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý. Sau cuộc đảo chính năm 1963, hầu như không ai biết gì về bà, vì bà sống ẩn dật, hầu như không có một tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Người ta chỉ biết là bà đang viết một cuốn hồi ký.
 
Sinh năm 1924 trong một gia đình danh gia thế phiệt, thân phụ là luật sư Trần Văn Chương, thân mẫu là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và là em họ của vua Bảo Đại, năm 19 tuổi bà lập gia đình với ông Ngô Đình Nhu. Khi ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, thì ông Nhu làm cố vấn chính trị, và vì ông Diệm độc thân nên bà Trần Lệ Xuân luôn là người đứng ra tiếp các phu nhân của các vị quốc khách.
Bà Trần Lệ Xuân cũng là dân biểu Quốc hội, chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới. Bà đã đưa ra đạo Luật gia đình cấm người đàn ông lấy hai vợ, Luật bảo vệ luân lý và thuần phong mỹ tục, đồng thời có nhiều hoạt động xã hội khác. Chiếc áo dài cổ hở do bà đề xướng, vào thời đó được gọi là « áo dài bà Nhu », cũng là một dấu ấn mà bà để lại đến ngày hôm nay. Là một phụ nữ tài giỏi, xông xáo, nhưng bà cũng có những phát biểu gây sốc làm cho không ít người bất bình.
Tháng 10/1963, bà và con gái là Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định tố cáo âm mưu lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm của Tổng thống Kennedy và CIA. Nhưng ngày 1/11/63 đã xảy ra đảo chánh, ông Diệm và ông Nhu đều bị sát hại. Bà rời Mỹ với lời tuyên bố : « Tôi không thể sống ở Mỹ, đơn giản vì chính phủ Mỹ đã đâm sau lưng tôi ». Bà sống lặng lẽ ở Paris cho đến cách đây một năm sức khỏe yếu dần, thì sang Roma với người con lớn cho đến khi mất. Một trong những câu nói nổi tiếng của bà là : « Ai đã có người Mỹ là đồng minh thì chẳng cần phải có kẻ thù ».
Luật sư Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm biên soạn và in ấn cuốn sách của bà Trần Lệ Xuân cho biết, theo dự định thì tác phẩm này sẽ được ra mắt vào năm 2012. Khi được hỏi, cuốn sách do chính bà viết ra hay có ai chấp bút cho bà, ông Trương Phú Thứ nói :
Bà viết ra tự tay bà viết ra chứ không có ai viết thay bà hết, vì bà không có liên lạc với bẩt cứ một người nào hết. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai : các con bà ở mỗi người một nơi. Bà viết cái này khi bà còn ở bên Paris, tức là khi sức khỏe của bà còn tốt. Bà viết trong căn phòng appartement có một mình bà thôi, thì bà đâu có nhờ ai viết được, bà tự viết lấy.
Tiếng Việt của bà thì kém lắm, tiếng Pháp rất là giỏi. Tiếng Pháp bà viết còn hơn cả những người có bằng cấp về văn chương Pháp ở Pháp. Tiếng Pháp của bà rất giỏi nhưng mà tiếng Việt thì kém lắm, thành ra bà phải viết bằng tiếng Pháp. Thế thì bà đưa cho mình, và mình có nhiệm vụ dịch ra tiếng Việt Nam.
Thưa anh, một nhân vật như bà Nhu thì chắc chắn nhiều người rất là trông chờ để biết vì mấy mươi năm nay không có tin tức gì của bà hết. Như vậy liệu cuốn sách đó có đáp ứng được mong đợi của người đọc không ?
Cái này thì tùy theo quan điểm của người đọc. Những người nào tò mò muốn biết về đời tư của bà như thế nào, hoặc thái độ đối xử của bà đối với những người đã gây ra những đau khổ cho bà, hoặc những người vu oan nói xấu bà này nọ, thì không có. Bà không đề cập đến chuyện đó, vì bà coi đấy là những chuyện không đáng để nói tới. Quyển sách của bà truyền đạt những suy tư, tư tưởng của bà đối với thân phận con người, đối với tạo hóa, và rất có thể là nhiều người đọc sẽ thất vọng lắm. Nhưng những cái gì của bà viểt ra thì mình sẽ đưa ra cho công chúng như vậy thôi, mình không thể nào thêm bớt được hết. Một dấu phẩy, một dấu chấm mình cũng không thay. Thứ nhất là bây giờ bà chết rồi mình phải tôn trọng cái đó một cách tuyệt đối.
Như vậy đây không phải là một cuốn tự truyện ?
Không phải là tự truyện mà cũng không phải là hồi ký. Thông thường người ta hiểu hồi ký là viết lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, những chuyện vui chuyện buồn, chuyện của một cá nhân của một con người. Thế nhưng bà đã quên hết rồi. Bà đã sống 48 năm từ khi lưu vong ra nước ngoài, trong một căn phòng, một chỗ ở rất nhỏ hẹp, sống một cách quá cô độc, không tiếp xúc, không có liên lạc với bất kỳ một người nào hết. Bà chỉ đi ra ngoài mỗi buổi sáng. Thời gian mà bà còn khỏe mạnh thì bà đi ra ngoài, đi lễ ở nhà thờ Saint Léon.
Lâu nay vẫn có nhiều dư luận trái chiều nhau về bà Trần Lệ Xuân. Như vậy trong sách có nói gì về những lời đồn đãi chung quanh tính cách của bà không?
Chuyện đó thì không có. Bà Ngô Đình Nhu hay bất kỳ một người nào trên thế gian này cũng có người ghét người thương. Không
ai có thể nói là mình được tất cả mọi người thương mến, kính phục hết, cũng có người này gièm pha ba câu, người kia đố kỵ…Thế nhưng bà Nhu không hề động chạm, đề cập đến bất kỳ một chuyện lớn nhỏ nào như thế. Từ khi bà chọn một cách sống, ở một mình trong một căn phòng, tức là bà đã muốn quên hết, muốn bỏ lại đằng sau lưng tất cả. Những chuyện lớn chuyện nhỏ, chuyện vui chuyện buồn bà bỏ hết. Bà sống như một người khổ tu, gần gần như một người khổ tu vậy.
Ngay cả vấn đề ăn uống, bà cũng chẳng có nấu nướng gì hết. Tôi thấy trong bếp của bà cũng chẳng có một cái nồi, cái chảo hay thìa muỗng gì hết. Trong tủ lạnh mở ra thì độc có một vài chai nước, chỉ có vậy thôi.
Thế thì bây giờ người ta hỏi bà ăn ở đâu, bà cũng phải ăn chứ ! Thì thường thường những người Pháp ở trong chung cư đó, họ biết bà như vậy nên thường một hai ngày họ nấu đồ ăn họ mang tới cho bà.
Còn nếu không thì bà sống như thế nào nếu bà không ăn uống gì ạ?
Bà ăn rất ít. Có một lần bà nói với tôi, đây nè anh Thứ à, hai ngày hôm nay tôi chưa ăn và uống gì. Thế rồi bà cười, bà nói là vì tôi không ăn uống nên tôi không có bệnh gì hết.
Nhưng phải nói là bà rất khỏe. Bà chỉ cảm thấy yếu từ đầu năm 2010. Mới đây thôi. Thứ nhất là vì cái tuổi già, đến đầu năm 2010 thì bà bắt đầu cảm thấy yếu. Nhưng mà cách đây chừng độ hai tháng, bà gọi điện thoại cho tôi, tiếng nói của bà vẫn còn rất là to, rất là khỏe. Bà cũng cười vui vẻ lắm trên điện thoại, thì tôi nghĩ là bà khỏe lắm. Thế nhưng mà sau đó thì vì tuổi già, sức khỏe sụt xuống một cách quá mau lẹ.
Thì bà cũng qua đời vì tuổi già thôi, chứ thật ra chẳng có bệnh tật gì. Có một cái vấn đề về sức khỏe là cái chân của bà bị gẫy từ xưa, thành ra đôi khi cũng hơi đau đau chút chút vậy thôi, nhưng không có đau đớn nhiều lắm. Ai đến tuổi già thì cũng bệnh như vậy thôi, cũng suy sụp như vậy thôi, chứ không phải riêng gì bà Nhu. Có nhiều người già phải nằm trên giường bệnh hết năm này qua năm khác. Nhưng mà bà Nhu nằm trên giường bệnh chưa đến một tháng, khoảng độ ba bốn tuần lễ vậy thôi. Bà đi một cách rất là bình an, như vậy thì tôi nghĩ cũng là một phước lành, một phúc đức của bà.
Và cũng có người thân chung quanh ?
À, các con cái thì như cô biết là bây giờ bà còn hai người con trai và một cô con gái. Anh con trai lớn là Ngô Đình Trác thì có vợ con, vợ anh người Ý. Còn cô con gái út là cô Ngô Đình Lệ Quyên thì chồng cũng là người Ý luôn. Nhưng con trai giữa là Ngô Đình Quỳnh thì sống độc thân một mình, không có vợ con gì hết, ông làm việc bên Bỉ.
Khi bà Nhu về La Mã, bà ở căn nhà của gia đình Ngô Đình Trác. Nhà đó cách thủ đô La Mã khoảng 10 cây số. Cái nhà đó là nhà trệt, không có tầng lầu, nhưng mà dưới có một cái tầng hầm. Gia đình ông Trác ở trên, và gia đình của cô Lệ Quyên ở dưới. Họ sống với nhau cả bao nhiêu năm trời rồi, rất là vui vẻ, rất là hòa thuận.
Khi bà yếu quá, ông Trác đưa vô trong nhà thương… Bên đó chắc là mấy người con cũng bận rộn với vấn đề lo tang lễ cho bà, không biết là ngày nào giờ nào nhưng mà tôi biết chắc chắn là sẽ tổ chức rất là kín đáo, trong gia đình mà thôi.
Giám đốc giáo xứ Việt Nam ở Paris, đức ông Mai Hữu Vinh có cho biết là nhiều người tới xin lễ cho bà…
Ở đây, ở California tối hôm qua cũng có làm một buổi lễ để cầu nguyện cho bà Nhu, và trong nhà thờ rất đông, vì họ cũng quý mến bà lắm. Và tôi có được thông báo là tiểu bang Oregon chiều thứ bảy này họ cũng xin lễ ở nhà thờ để cầu nguyện cho bà. Thôi thì bà chết như vậy mà được mọi người nhớ đến trong một cái ân tình như vậy, tôi cũng mừng cho bà lắm.
Vâng, thì thôi cũng tốt cho bà, với những sóng gió mà bà đã trải qua…
                                               Ông và bà Ngô Đình Nhu, năm 1956 (DR).
Bây giờ cô thấy nhé, một người đàn bà sống trong bốn bức tường nho nhỏ, trong một căn phòng nho nhỏ, một hai ngày thì còn chịu được. Bà sống như vậy 48 năm liền, tức là từ năm 1963 cho tới ngày bà qua đời. Thế thì bà sống bà chỉ còn có một cái hy vọng duy nhất thôi, tôi nói là hy vọng cũng không đúng, bà sống chỉ có một cái chờ đợi thôi, là đến một ngày nào đó được gặp lại người chồng của bà. Bà Nhu rất yêu mến và kính trọng ông Nhu.
Như cô biết là khi mà ông Nhu bị thảm sát như vậy, thì bà Nhu lúc đó
mới có 39 tuổi. Một người phụ nữ 39 tuổi còn quá trẻ, nhưng mà bà vẫn ở vậy. Bà ở vậy để chờ đợi đến ngày gặp ông chồng. Và khi bà quá vãng ở cái tuổi 87, bên Việt Nam mình thì tính là 88, riêng cá nhân tôi thì tôi mừng cho bà, thấy đó là một sự giải thoát cho bà.
Nhưng một người phụ nữ trẻ đẹp, góa chồng lúc còn trẻ, ở cái tuổi đó mà đã từng nắm trong tay quyền lực rồi, đã nổi tiếng, thì chọn lựa một cuộc sống ẩn dật bao nhiêu năm có lẽ là không dễ.
Bởi vậy tôi mới nói là bà có một nghị lực rất là phi thường. Bà có nghị lực cao lắm. Chứ nếu ở một người bình thường có thể họ bị suy sụp về tinh thần, mà suy sụp tinh thần kéo theo suy sụp về thể xác. Tôi nghĩ là những người không có cái nghị lực như bà Nhu thì chắc sống không có lâu được như bà Nhu đâu. Mà bà từ hồi mà phải đi lưu vong ra ngoại quốc rồi đến khi bà chết là 48 năm, nửa thế kỷ chứ đâu phải một hai tháng gì.
Mà tại sao trước bao nhiêu dư luận như vậy bà lại im lặng ?
Vì bà đóng kín cửa, bà có nghe thấy dư luận gì đâu ! Bây giờ người ta có nói tốt hay nói xấu cho bà, bà cũng không nghe thấy. Bà đóng cửa kín không giao thiệp với ai, không biết gì hết. Thì tôi nói như hồi nãy là bà sống như một người nữ tu, mà nữ tu khổ hạnh lắm, chứ không phải nữ tu thường đâu. Bên đạo Công giáo có những dòng tu họ chỉ đóng cửa cầu nguyện với Chúa thôi, chứ chẳng có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thì bà Nhu cũng như thế. Đóng kín cửa không giao thiệp với ai, làm sao bà biết được ai nói xấu, ai nói tốt cho bà. Bà không biết !
Hồi đó bà vốn là người lăng xê thời trang áo dài cổ hở, người ta gọi là « cổ bà Nhu », nhưng mà khi anh tiếp xúc với bà thì anh có thấy bà ăn diện không ?
Không. Khi tôi tiếp xúc với bà thường thường thì bà hay mặc cái áo kimono của Nhật. Bà nói với tôi những cái áo kimono này là của một vài người bạn Nhật, mỗi năm họ gửi cho vài ba cái để mặc ở trong nhà.
Còn về cái áo khoét cổ, thì khi tôi nói chuyện với bà, bà nói ở Sài Gòn nóng quá - bà lấy hai ngón tay ra dấu như cái kéo - thì tôi cắt cái cổ đi cho nó mát. Bà nói là, tôi mặc như vậy thì Tổng thống không có bằng lòng. Tôi nghĩ là về sau thì nhiều người theo cái mốt của bà Nhu cũng mặc áo dài hở cổ, thì chắc là ông Tổng thống cũng chẳng để ý đến cái chuyện đó nữa.
Có vẻ như là vì bà Nhu lấy chồng khi còn trẻ quá, nên cả ông Diệm lẫn ông Nhu coi bà như một người em gái nhỏ thì phải ?
Có thể là đối với ông Nhu thôi, còn đối với ông Tổng thống là đâu ra đó, trên dưới lễ phép đàng hoàng. Một người thân cận với Tổng thống là nghị sĩ Lê Châu Lộc, vốn là tùy viên, cũng xác nhận mỗi lần bà Nhu muốn vào gặp Tổng thống là phải ăn mặc chỉnh tề, và phải xin sĩ quan tùy viên vào trình với Tổng thống. Tổng thống cho vào gặp thì mới được gặp, còn không thì bà vẫn vui vẻ ra về như thường. Tức là không có cái chuyện vì bà nhỏ tuổi mà bà hành xử thiếu tôn ti trật tự, vì gia đình của họ là một gia đình nền nếp, có trên có dưới, và rất là tôn trọng lẫn nhau. Thứ hai nữa là bà phải tôn trọng người anh chồng của bà là một vị Tổng thống chứ không phải là một người anh chồng thường. Thành ra mỗi lần bà muốn gặp hoặc là thưa trình với Tổng thống là phải có sự xếp đặt của các viên chức phụ giúp Tổng thống.
Bà có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Hồi đó ông Tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ, thành ra mỗi một lần có các vị quốc khách đi với phu nhân đến Sài Gòn, thì người đứng ra tiếp đón các vị phu nhân đó chính là bà Nhu chứ không ai khác. Tôi nhớ bà là người rất giỏi giao thiệp, tiếng Anh tiếng Pháp cũng rất lưu loát. Hồi đó bà không có cái gì để mà chưng diện khi tiếp đón các phu nhân ngoại quốc. Không biết bà được ai đánh tiếng là có một bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán một bộ vòng tay, nhẫn…với cái giá sáu ngàn đồng Việt Nam, họ nói là nếu bà cố vấn muốn mua thì họ bán lại cho. Bà Nhu không có tiền, bà trình Tổng thống, ông thấy chuyện đó cũng được nên lấy tiền lương của ông cho bà để mua bộ nữ trang đó, nhưng với điều kiện là bắt người bán phải viết một tờ giấy trình bày lai lịch của nữ trang và quyền sở hữu. Bà nói với tôi đó là lần duy nhất Tổng thống cho tiền, và bây giờ bà cũng không biết những nữ trang đó thất lạc ở đâu.
Bà có hay kể cho anh những chuyện tương tự vậy không ?
Thì khi trong câu chuyện hễ bà nhớ đến cái gì, hay khi mình hỏi cái gì thì bà cũng nói. Đại để là khi nói chuyện với bà tôi tuyệt đối không nói về những vấn đề chính trị, hay những ngày bà còn ở Dinh Độc Lập ; những chuyện có thể gây khó chịu hoặc đau khổ cho bà tôi không nói tới. Thường thường là những chuyện mưa nắng thôi chứ chẳng có gì quan trọng hết.
Vì những gì bà muốn tâm sự là với khối người Việt Nam, cả cộng đồng người Việt Nam, chẳng những ở ngoại quốc mà cả trong nước Việt Nam nữa, thì bà đã viết trong cuốn sách của bà rồi. Thành ra mai mốt khi nào quyển sách đó ra, người đọc sẽ có những phán đoán, nhận xét về những tư tưởng của bà.
Trong sách bà không đề cập đến những vấn đề chính trị, những vấn đề mà đa số người muốn biết. Thí dụ như thái độ của bà đối với những người cầm khẩu súng mà bắn vào đầu chồng bà như thế nào. Có nhiều người nghĩ là bà sẽ chửi rủa những người kia, sẽ nói nặng lời với họ, nhưng tuyệt đối bà không nói một câu. Bà không để ý tới những chuyện đó nữa. Bà muốn quên, bà bỏ lại đằng sau lưng tất cả, và đặc biệt là bà muốn tha thứ tất cả.
Bà muốn tha thứ là vì bà là người rất sùng đạo. Bà nói, Chúa đã tha thứ cho bà, thì bà phải tha thứ cho tất cả mọi người, đơn giản vậy thôi. Bà không có thù oán, và không bao giờ nói nặng nhẹ đến những người đã gây khổ đau cho gia đình bà, không nói tới một câu.
Như vậy đây không phải là hồi ký mà gần như là những tâm sự, suy tư về cuộc đời ?
Như tôi đã nói, đó không phải là một hồi ký thông thường. Thành ra những người nào muốn tò mò chuyện thâm cung bí sử, những oán trách… thì không có. Đừng trông chờ những cái đó trong quyển sách của bà. Khi anh Lê Châu Lộc trả lời phỏng vấn của một đài truyền thanh, thì anh nói một câu rất đúng : đọc quyển sách đó anh có cảm tưởng như sách của một vị nữ tu. Nhưng quyển sách của bà tôi nghĩ người nào mua về đọc thì họ sẽ giữ lại, sẽ nghiền ngẫm, đọc lui đọc tới để mà hiểu.
Nhưng dù sao bà Nhu cũng là một chứng nhân của lịch sử, và có những chuyện chỉ có người trong cuộc biết, nếu bà ôm cái bí mật đó theo thì có uổng không ?
Tượng Hai Bà Trưng ở bến Bạch Đằng, Saigon, bị cho rằng giống khuôn mặt bà Trần Lệ Xuân và con gái là Ngô Đình Lệ Thủy, đã bị đập bỏ khi bà đi lưu vong ở nước ngoài (DR).
Bây giờ có cái gì là bí mật nữa đâu. Tất cả mọi chuyện đã phơi bày ra ánh sáng hết cả rồi. Ai giết ông Tổng thống, ai giết chồng bà ấy, những thế lực nào đứng đằng sau cuộc đả
o chánh, hoặc là bà có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu đồn điền…thì người ta biết hết cả rồi, chả có gì gọi là bí mật nữa.
Bà có đặt tựa cho cuốn sách đó chưa ?
Có. Bà lấy một cái dẫn dụ trong Cựu Ước để đặt tựa cho cuốn sách.
Và anh sẽ là người dịch ?
Tôi có sự giúp đỡ
rất quý báu của anh Nguyễn Kim Quý, rất giỏi tiếng Pháp. Anh có bằng tiến sĩ văn chương Pháp, và là giáo sư Pháp văn của các trường đại học ở Mỹ. Anh giúp tôi về chuyện đó.
Khi viết cuốn sách này bà Nhu có ước vọng gì, dành cho người Việt hay cho độc giả các nước ?
Bắt đầu cách đây khoảng chừng mười năm, lần đầu tiên tôi gặp bà cố vấn Ngô Đình Nhu, thì bà viết bằng tiếng Pháp, và có ý định sau khi viết xong thì bà sẽ tự tay dịch sang tiếng Anh và tiếng Ý. Thế nhưng về sau có thể có nhiều lý do, như là sức khỏe không được tốt như hồi trước, hoặc là bà bận bịu, nên bà chỉ viết bằng tiếng Pháp mà thôi. Mà ngay cả bản bằng tiếng Pháp thì cũng còn phần cuối dang dở. Thành ra để vài ba tuần lễ nữa, khi gia đình lo tang lễ cho bà xong thì lúc đó tôi sẽ hỏi để lấy cái phần cuối cùng đó.
Có dài lắm không ạ ?
Dài ! Nguyên bây giờ thì cũng đã gần 500 trang rồi, nhưng in ra thì tôi nghĩ khoảng 300 trang thôi vì chữ viết của bà to.
Bà Nhu muốn quyển sách này đến với độc giả khi bà còn sống, chứ không phải là khi bà chết rồi. Thế nhưng khi còn sống bà chưa làm được chuyện đó, thành ra bây giờ khi bà mất mình giúp đỡ để hoàn thành giấc mộng của bà là đưa quyển sách, đưa tư tưởng, suy tư của bà đến với độc giả, đến với người Việt Nam.
Anh dự định cho xuất bản ở đâu ?
Tôi sẽ in và phổ biến bên Mỹ này thôi, còn đương nhiên là sau đó tôi sẽ gởi đi những quốc gia có cộng đồng người Việt Nam đông như là Anh, Pháp, Đức…
Các con của bà có ý kiến gì về cuốn sách này không ?
À, hầu như là không. Vì họ lớn lên ở ngoại quốc, họ tôn trọng tính độc lập của từng cá nhân. Các con của bà thì đương nhiên rất là yêu mến và kính phục bà, nhưng họ không có xen vào những chuyện mà bà làm.
Và những người con của bà Nhu có vẻ cũng kín tiếng như bà ?
Thì như cô thấy đó, từ hồi năm 1963 cho đến giờ các con của bà có ai ra ngoài công chúng, có nói năng gì đâu, không ! Họ rất là im lặng, y như bà vậy thôi. Họ cũng giữ một cái khoảng cách quá xa xôi đối với thế giới bên ngoài

Bà Trần Lệ Xuân (DR)
Qua thời gian tiếp xúc với bà Nhu, anh có cảm tưởng như thế nào về bà ?
Cảm tưởng của tôi thì cũng như rất nhiều người đã nhận xét về bà. Bà là một người đàn bà tài giỏi, can đảm, dám nói và dám làm. Chẳng hạn một chuyện trong quá khứ, khi bà đưa ra đạo luật về gia đình ở Việt Nam, đề cao nhân phẩm của người phụ nữ. Đạo luật đó được Quốc hội biểu quyết thông qua, cấm đàn ông lấy hai vợ, và những vấn đề khác nữa, để nâng cao đời sống củ
a người phụ nữ Việt Nam lên. Mặc dầu hồi đó có những sự chống đối nhưng bà vẫn can đảm vượt qua.
Một phụ nữ như thế mà chọn cuộc sống ẩn dật có lẽ không dễ ?
Tôi thấy là khi chọn lựa một cuộc sống như vậy, chắc là bà phải có những suy nghĩ và quyết định rất là khôn khéo. Từ khi mà bà phải sống lưu vong ở ngoại quốc sau vụ đảo chánh ngày 1/11/63 ở bên Việt Nam, gần như không có ai nói tới bà nữa. Nhưng không phải là người ta sẽ để cho bà yên. Trường hợp nếu bà có một cái manh động, một lời nói, cử chỉ sao đó, đương nhiên họ sẽ nói tới rất nhiều.
Hồi xưa lúc chồng bà chết rồi thì bên Mỹ Tổng thống Kennedy cũng bị giết, thì bà Kennedy cũng là góa phụ. Thế nhưng bà Kennedy về sau đi đến đâu thì người ta theo dõi đến đó, người ta có những bản tường trình đầy đủ, chuyện xấu cũng có mà chuyện tốt cũng có. Thế nhưng đối với bà Nhu thì tuyệt nhiên không, vì bà không đi đâu hết ! Bà tự giam hãm mình trong một căn phòng. Ngay cả buổi sáng đi lễ bà cũng mặc quần áo rất kín đáo, đội mũ, che đầu… để không ai nhận ra bà hết.
Về phần ông linh mục ở nhà thờ Saint Léon, bà đã đi lễ ở nhà thờ đó nhiều năm rồi mà về sau ông mới biết đó là bà Ngô Đình Nhu. Ngay cả sau khi lễ xong bà ở lại dọn dẹp, trang hoàng nhà thờ thì ông cũng nghĩ đó là một giáo dân bình thường thôi. Mãi mấy năm sau, không biết người nào nói với ông thì ông mới biết !
Cũng có nhiều người muốn có một tấm hình của bà lúc về già, nhưng tôi nghĩ là chẳng có ai chụp được cái hình nào hết. Đương nhiên là bà phải già đi, nhưng trông vẫn còn khỏe lắm và vui tươi. Tôi có nhận xét, mỗi lần bà cười trông bà trẻ lắm, làm tôi nhớ lại những hình ảnh mà tôi được coi trên báo chí, trông rất trẻ !
Khi bắt đầu cuộc sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 1963, bà không có một đồng trong túi…
Như vậy làm sao bà mua được hai căn nhà ở Paris ?
Hai căn nhà là mãi sau này, do một bà bá tước người Ý cho. Mà bà này cho rất là kín đáo, bà Nhu không biết. Thì bà Nhu có một số tiền rất lớn, tôi không biết là bao nhiêu nhưng mà căn hộ đó dù ở trên tầng lầu thứ 11 nhưng cái tòa nhà ở khu đó đắt lắm. Bà nhờ một ông cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle mua giùm hai cái appartement.
Có nhiều người đặt câu hỏi, vì sao lại có một số tiền trên trời rớt xuống như vậy, thì vấn đề có nguyên do của nó. Tức là Ngô Đình Trác, con trai lớn của bà lấy một cô vợ người Ý, mà gia đình cô này là một trong những gia đình thế phiệt, vọng tộc, giàu có nhất của nước Ý, thì từ chỗ đó mà ra. Người ta thấy bà sống vất vưởng không có nhà cửa thì có một người cho một số tiền nhưng ẩn danh, không nói cho bà Nhu biết. Mãi đến bốn năm sau, bà kia chết thì bà Nhu mới biết đó là người đã cho mình tiền để mua nhà.
Xin phép được tò mò thêm một câu, tên đề trên hộp thư và interphone tại tòa nhà nơi bà sống là bà Trần Lệ Xuân hay là bà Ngô Đình Nhu ?
Tôi nghĩ có thể bà ghi tên trên hộp thư là bà Ngô Đình Nhu, vì mỗi lần tôi gửi sách cho bà thì tôi đề là Madame Ngô Đình Nhu, bà đều nhận được hết.
Xin cám ơn luật sư Trương Phú Thứ từ Hoa Kỳ đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ hôm nay về bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110501-ba-ngo-dinh-nhu-tu-thoi-tre-soi-dong-den-nhung-thang-nam-an-dat

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Phim" Viet Nam,Viet Nam"


Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ. Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.

Phim “Việt Nam, Việt Nam” được công bố sau 38 năm bị dấu kín!!!
Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).

Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.

Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

VietnamVietnam by John Ford from hoanggiangthanh on Vimeo.
Trên Youtube:

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

CÁI CHẾT BIN LADEN


Osama Bin Laden died 4 years ago according to the late former Prime Minister of Pakistan


CÁI CHẾT BIN LADEN

GÂY NGHI VẤN HẠI CHO TT.OBAMA
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 05.05.2011
  Sáng sớm thứ Hai, khoảng 5:45 ngày 02.05.2011 (Giờ Thụy sĩ, tức là còn đêm khuya ngày 01.05.2011 tại Hoa kỳ), trên đường lái xe từ Bienne trở về Genève, tôi nghe Radio và được biết tin BIN LADEN đã chết.
  Nguồn Tin từ Nhà Trắng Hoa Thịnh Đốn
  Thế là suốt ngày 02.05.2011, tin tức về cái chết của Bin LADEN được các Đài Phát thanh loan rộng vào chi tiết. Nhưng nguồn tin vẫn là từ Nhà Trắng Hoa Thịnh Đốn, trừ những phản ứng từ những Lãnh đạo các nước như Anh quốc, Pháp và ngay cả cựu TT. BUSH.
  Trưa và tối thứ Hai 02.05.2011, rồi trong ngày thứ Ba 03.05.2011, xem các Đài Truyền Hình, tôi được biết thêm chi tiết hơn, như:
=>     Chính TT.OBAMA lấy quyết định chót cho cuộc Hành quân của Biệt Hải Hoa kỳ SEAL
=>     Chính TT. OBAMA tuyên bố về cái chết của Bin LADEN vào đêm khuya 01.05.2011
=>     Một cuộc Hành quân chớp nhoáng của Biệt Hải Hoa kỳ trong vòng 40 phút tại Nhà của Bin LADEN ở phía bắc  không xa Thủ đô Pakistan
=>     Một người đàn bà, vợ của Bin LADEN, đã làm bia đỡ đạn cho Bin LADEN và đã bị bắn chết tại chỗ
=>     Còn Bin LADEN, mang vũ khí, đã bị bắn vào đầu chết  
=>     Xác của Bin LADEN đã được Biệt Hải Hoa kỳ chở ra tầu và đã bị Thủy táng nhanh chóng, chìm sâu dưới đáy biển
=>     Cuộc Hành quân  được theo dõi bằng Video tại Nhà Trắng bởi TT.OBAMA, Bộ trưởng Quốc phòng GATES, Bộ trưởng Ngoại giao CLINTON và các Cố vấn An Ninh.
=>     Mô hình nhà của Bin LADEN và diễn tiến Hành quân được trình bầy
=>     Những hình ảnh người biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn và Khu đất ZERO Nữu Ước hoan hô cái chết của Bin LADEN và mừng chiến thắng của Hoa kỳ được cho thấy trên các Đài Truyền Hình.
=>     Đêm thứ Hai 02.05.2011, chỉ duy nhất có Đài Truyền Hình EURONEWS đưa lên Hình ảnh ba bộ mặt về cái chết của Bin LADEN, nhưng lại chú thích rằng đây là Hình ảnh đã được phổ biến bởi Đài Tryền Hình Pakistan và thêm rằng hai bộ mặt hình Bin LADEN chết không giống với bộ mặt Bin LADEN sống. Chưa có hình bộ mặt Bin LADEN chết được cung cấp bởi chính Nhà Trắng.
  Những Bình luận của Báo Chí về cái chết của Bin LADEN
  Sáng thứ Ba ngày 03.05.2011, tôi mua Báo sớm : tờ 24 HEURES (Thụy sĩ), tờ LE TEMPS (Thụy sĩ), tờ TRIBUNE DE GENEVE, tờ LE MONDE, tờ THE WALL STREET JOURNAL, tờ FINANCIAL TIMES.
  Phần lớn các Báo chí lập lại những chi tiết Thông Tin cung cấp bởi Nhà Trắng như chúng tôi liệt kê trên đây. Những bài Bình luận của Báo giới Âu châu đều nói đến tương quan cái chết của Bin LADEN và việc Bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ vào năm tới, dưới khía cạnh:
1)      TT.OBAMA hiện nay đang ở  tình trạng yếu kém về những vấn nội bộ Hoa kỳ liên quan đến Kinh tế, Ngân sách, Nợ nần, Thất nghiệp. Tình trạng này khiến Ông khó khăn được tái cử trong năm tới khi đối chọi với một ứng cử viên Tỉ phú Cộng Hòa.    
2)      Cái chết của Bin LADEN, mà TT.OBAMA làm chủ động, sẽ làm TT.OBAMA lên điểm đối với Dân chúng Mỹ. Nhật báo 24 HEURES, trang 3, đã in đầu đề lớn : “L’HEURE DE GLOIRE D’OBAMA“ (Giờ Vinh quang của Obama), với câu tóm tắt :
  “Le Président engrange de précieux points en vue de l’élection  de 2012 “ (Tổng thống thâu được những điểm quý báu cho cuộc bầu cử năm 2012) (page 3).
  Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE viết ở trang 2 :
  “C’est une victoire éclatante pour Barack Obama, en campagne pour sa réélection“ (Đó là sự chiến thắng vẻ vang cho Barack Obama để tái trúng cử của ông).
  Như vậy cái chết của Bin LADEN mang mầu sắc tranh chấp Chính trị nội bộ của Hoa kỳ chứ không hoàn toàn mang tính cách Pháp lý cho những người thiệt mạng trong vụ Khủng bố 11/9/2001 là “Justice est faite/ Justice is done/ Công lý được hoàn tất“. Báo chí cũng phân biệt phản ứng tế nhị của cựu TT.BUSH về cái chết của Bin LADEN: “Victory for America “, tức là đây là chiến thắng của cả nước Mỹ, chứ không cho riêng ai như cho TT.Bush hay TT.Obama chẳng hạn.
  Những Nghi vấn bắt đầu được thảo luận trên các Đài Truyền Hình
  Sáng thứ Ba ngày 03.05.2011, chưa đến giờ xem Truyền Hình, tôi đọc kỹ những bài báo. Một bài Quan Điểm do chính Chủ nhiệm Pierre RUETSCHI của Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE, 03.05.2011, trang nhất, làm tôi chú ý đặc biệt. Ông viết:
  “Mais l’euphorie a été de courte durée. Hier, il suffit de quelques heures après l’annonce par Barack Obama de la mort du terroriste pour qu’un sentiment de suspicion se répande dans les  médias et les réseaux sociaux. “
(Nhưng sự hồ hởi đã chỉ kéo dài thời gian ngắn. Hôm qua, chỉ cần một vài giờ sau khi Barack Obama tuyên bố về cái chết của tên khủng bố để một tình cảm nghi ngờ lan rộng trong giới truyền thông và những hệ thống xã hội).
  Câu nói này khiến tôi ghi lại vào DVD những tin tức và thảo luận trên các Đài Truyền Hình như CNN, EURONEWS, TF1 Pháp, A2 Pháp, TSR1 Thụy sĩ Pháp thoại.  
  =>     Đài TSR1 Thụy sĩ Pháp thoại
  Chúng tôi lưu ý đặc biệt đến cuộc Hội luận của Đài Truyền Hình TSR1 Thụy sĩ Pháp thoại.
  Vào 22 giờ, Đài này có cuộc Hội luận gọi là INFRAROUGE. Cuộc Hội luận có sự hiện diện tại  chỗ hoặc viễn diện từ Luân Đôn, Paris,  của Luật sư Mỹ Charles ADAMS (đảng Dân chủ) hiện đang vận động vốn tranh cử cho OBAMA tại Thụy sĩ, Gíao sư Mahmoud Ould MOHAMEDOU, Giáo sư IHEID Genève và Chuyên viên tại Trung tâm về Chính trị An Ninh, Giáo sư Marcelo KOHEN, Giáo sư về Luật Quốc tế tại IHEID Genève, Ký giả Xavier COLIN, Chuyên viên về Địa lý-Chính trị của Truyên Hình Thụy sĩ,  Ký giả Antoine BASBOUS, Chính trị học và Giám đốc Viện Quan sát Paris về những nuớc A-rập, Giáo sư Tariq RAMADAN, Giáo sư về Hồi giáo tại Đại học Oxford, Kinh tế gia Nyrer ZAKI, Chuyên viên về các Bảng Cân Đối Kế toán.
  Những thảo luận xoay chung quanh những câu hỏi :
  *        Cuộc Hành quân trọn vẹn là có thực, và cho dù có một người chết thực, nhưng đâu là bằng chứng người chết ấy chính là Bin LADEN. Những nguồn tin khẳng định người chết ấy là Bin LADEN  chỉ có tính cách độc chiều từ Nhà Trắng. Tối thiểu phải có hình ảnh kiểm chứng người chết ấy là Bin LADEN.
*        Giám đốc CIA lấy lý do nghi ngờ tính cách chơi hai mặt của phía Chính quyền Pakistan để Hoa kỳ quyết định Hành quân đơn phương. Vậy trong mức độ nào việc Hành quân tại Lãnh thổ Pakistan gây tiền lệ cho việc vi phạm chủ quyền một Quốc gia.
*        Trong những năm gần đây, vị trí Lãnh đạo của Bin LADEN đã xuống rất thấp do chính Thống kê đưa ra từ Đài CNN. Khi Hoa kỳ giết Bin LADEN và coi đây là việc diệt trừ Al-Qaida, điều đó có thể mang ảnh hưởng ngược lại, nghĩa là “đánh thức con sư tử Al-Quaida đang nằm ngủ“
*        Al-Quaida là một hệ thống Tổ chức bí mật (Organisation secrète), nghĩa là phải tổ chức thành những đơn vị thuộc mỗi địa phương (Organisation modulaire régionale), chứ không theo hệ thống chóp bu ra lệnh (Organisation híerarchique). Vì vậy việc giết chóp bu không có hiệu lực diệt được một Tổ chức theo đơn vị địa phương khá độc lập.
*        Tinh thần dân chúng A-rập đang chuyển hướng về mô hình Dân chủ Tây phương bằng Cách Mạng chống độc tài dân sự hay tôn giáo. Vậy việc giết Bin LADEN có tác hại gì đến Phong trào Cách Mạng Hoa Lài đang lan rộng hiện nay tại Bắc Phi và Trung Đông hay không?
*        Kinh tế gia Nyrer ZAKI, Chuyên viên về các Bảng Cân Đối Kế toán, đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tranh chấp Chính trị nội tại của Hoa kỳ trong cái chết của Bin LADEN, nghĩa là đến khía cạnh tranh cử của TT.OBAMA và đảng Dân chủ.
*        Mọi người tham dự hầu như đồng ý rằng, hậu việc giết Bin LADEN, tình hình khủng bố trở thành căng thẳng hơn vì mang tính cách báo thù.
  Sau phần thảo luận, này, Đài Truyền Hình TSR1 cho chiếu phim Tài liệu của BBC. Trong phim Tài liệu này, một số những nhân chứng khẳng định rằng Bin LADEN đã chết trước đây rồi. Do đó cái xác chết mà Biệt Hải Hoa kỳ Thủy táng mới đây có thể là “cú“ Chính trị bầy đặt ra. Vì vậy, việc công bố hình của Bin LADEN hầu như là bó buộc.
  =>     Đài EURONEWS
  Trong suốt đêm 03.05.2011 và sáng 04.05.2011, Đài EURONEWS lập đi lập lại việc dân chúng đòi hỏi Nhà Trắng phải phổ biến hình Bin LADEN bị giết. Theo Đài EuroNews, việc không phổ biến hình đang là lý do  làm cho việc nghi ngờ Hoa kỳ càng ngày càng lan rộng. Đài EuroNews cũng cho chiếu lại những phản ứng của dân chúng Ả rập không tin vào sự thành thực của Hoa kỳ.
  Những Phóng viên phỏng vấn những Sinh viên Pakistan tại chỗ và một số Sinh viên nói rằng họ tin chắc Bin LADEN đã chết trước đây rồi. Một số cho rằng Hoa kỳ tung ra biến cố này để rút khỏi Afganistan mau chóng và cắt việc trợ tiền tỉ cho Pakistan .
  Đài EURONEWS cũng đưa ra một số những thông tin từ nguồn Nhà Trắng và nêu ra những bất nhất như:
*        Tin đưa ra lúc đầu là một người đàn bà đã làm bia đỡ đạn và chết. Nhưng sau đó 24 tiếng đồng hồ thì báo chí Nhà Trắng lại nói rằng người đàn bà ấy chỉ thương ở chân và còn sống.
*        Bản tin thứ nhất của Nhà Trắng nói rằng Bin LADEN có võ khí chống lại, nên bị bắn. Nhưng sau đó, thì bản tin thứ hai lại nói rằng Bin LADEN không có mang khí giới.
*        Hiện có người gái nhỏ tuổi của Bin LADEN còn sống và chứng kiến cái chết của cha mình. Vậy đây là việc hành quyết một người không khí giới một cách lạnh lùng trước mặt gia đình hay sao ?
  =>     Đài CNN
  Khi chúng tôi viết đến đây, sáng sớm  05.05.2011 (Giờ Thụy sĩ), thì Đài CNN cho biết TT.OBAMA nhất quyết không cho phổ biến hình của Bin LADEN.
  Đài CNN cũng cho chạy hàng chữ lớn:
“NO RELEASE OF BIN LADEN PHOTOS“
“FAKE IMAGE OF BIN LADEN GOES VIRAL“
“SENATORS MISLED BY LIKELY FAKE BIN LADEN PHOTOS“
  Một ý kiến đề nghị: nếu TT.OBAMA lấy lý do phổ biến hình Bin LADEN có thể gây xúc động thù oán từ quần chúng Hồi giáo, thì tại sao không trao Hình ấy cho một số Thương Nghị sĩ Cộng Hòa có tín nhiệm để kiểm chứng và khẳng định công khai.
 Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 05.05.2011
*********************************************************************************************************************

Time: Five Mistakes the Obama Administration Has Made in the Aftermath of Bin Laden Killing

5 sai lầm của chính quyền Mỹ sau cái chết của Osama bin Laden
 
Tổng thống Barack Obama, quân đội và tình báo Mỹ đã nhận được những lời khen ngợi cho chiến dịch nhằm tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda tại Pakistan . Nhưng trong 48 giờ qua, chính quyền Mỹ đã vấp phải những sai lầm sau cái chết của Osama bin Laden.


Osama bin Laden bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt tại Pakistan hôm 2/5.

1. Không trung thực

Osama bin Laden có mang vũ khí hay không? Người phụ nữ nào trong căn nhà của Bin Laden trở thành bia đỡ đạn? Ai thực sự đã bị giết ngoài mục tiêu chính? Chính quyền Obama xứng đáng với những lời khen ngợi về nỗ lực kiên trì và đáng chú ý nhằm thông báo với thế giới về sứ mệnh, dù biết rằng rất nhiều thông tin cần được giữ lại để bảo vệ các nguồn tin, mật vụ, các phương thức và những dữ liệu nhạy cảm. Nhưng việc Nhà Trắng không nhất quán và trung thực trong việc công bố thông tin đã gây ra các hệ quả là truyền thông đưa tin kém, các đối thủ của Tổng thống lên tiếng chỉ trích, các chi tiết khác của sứ mệnh bị nghi vấn, những kẻ tìm kiếm thuyết âm mưu và các giả thuyết về những tên tội phạm toàn cầu đã có chỗ để tồn tại.

2. Không đánh giá cao George W. Bush trong việc giúp đưa Bin Laden ra công lý

Thậm chí nếu Nhà Trắng tin rằng người tiền nhiệm không giúp ích gì với sứ mệnh cuối cùng của Bin Laden, sẽ tốt hơn cho sự đoàn kết dân tộc và vận mệnh chính trị của chính Tổng thống Obama nếu ông cảm ơn người tiền nhiệm. Lời mời ông Bush tham gia một sự kiện tổ chức vào ngày 5/5 tại Khu vực số Không (ông Bush đã bị từ chối) là sáng kiến đúng đắn, nhưng đến muộn.

3. Để cuộc tranh luận về ảnh thi thể của Osama bin Laden vượt ra khỏi vòng kiểm soát

Quyết định về việc có công bố ảnh trùm khủng bố sau khi chết hay không là một điều không dễ dàng. Nhưng các tuyên bố mẫu thuẫn của chính quyền Mỹ và sự tò mò của công chúng đã khiến vấn đề càng trở nên rối hơn. Nhà Trắng đã trượt chân khi phạm phải một quy định sắt đá của Washington : Khi một điều gì đó trở nên nổi tiếng vì không được công bố, áp lực từ truyền thông để công bố nó là rất lớn.

4. Không kiểm soát được cuộc tranh luận về cuộc chiến tại Afghanistan

Đã có những dấu hiệu cho thấy một số cố vấn của Tổng thống đang tìm cách giảm bớt cam kết của Mỹ tại Afghansitan sớm hơn. Nhưng do thất bại trong việc xác định và bảo vệ bất kỳ chính sách nào mà Tổng thống muốn theo đuổi, Nhà Trắng đã cho phép những người hối thúc chấm dứt cuộc chiến tại Afghanistan sử dụng cái chết của Bin Laden để làm đòn bẩy.

5. Để cuộc tranh luận về Pakistan vượt ra ngoài vòng kiểm soát

Kêu gọi của quốc hội và truyền thông về một sự thay đổi quyết liệt trong quan hệ giữa Mỹ với Pakistan đang sôi lên như một trận cháy rừng. Chính quyền biết rằng một sự thay đổi trong chính sách là rất phức tạp và gây tổn hại, và không nhất thiết xét về mặt quyền lợi của Mỹ. Các quan chức đang bày tỏ sự hoài nghi rằng liệu người Pakistan có biết Osama bin Laden đã ẩn náu sâu bên trong lãnh thổ nước này hay không. Nên và sẽ có một cuộc tranh luận về vấn đề này, nhưng những hành động của chính quyền Mỹ đang cho thấy dường như điều đó sẽ không là vấn đề thảo luận của họ.
An BìnhTheo Time
By MARK HALPERIN – Wed May 4, 12:15 pm ET
Aftermath can be heck.
The White House's brilliant conceptualization and execution of the plan to bring Osama bin Laden to justice has, in the last 48 hours, been complicated by mistakes.
No one can question the heroism of the US military, the doggedness of the intelligence community, or the cajones of the President in making the call. But the administration has since made real errors, some with political costs, some with substantive costs, and some with both. (See pictures of Osama bin Laden's Pakistan hideaway.)
The major errors so far:
1. Not getting its story straight: Was bin Laden armed or not? What woman served as a human shield? Who actually was killed beyond the main target? The administration deserves mountains of credit for its painstaking, conspicuous effort to brief the world on the mission, knowing a lot of information would have to be held back to protect sources, operatives, methods, and sensitive data. Which makes the carelessness of the errors somewhat surprising. The costs: the media coverage sours, the President's opponents (especially on talk radio) go crazy, other details of the mission unfairly get called into question, and the wild theories of global enemies and conspiracy seekers get a foothold.
2. Not giving George W. Bush enough credit for helping bring bin Laden to justice: Even if the White House believes the previous occupant had nothing to do with OBL's ultimate demise, it would have been better for national unity and Obama's own political fortunes if he had gone out of his way to thank 43. His invitation to Bush to join the event Thursday at Ground Zero (an offer declined) was the right idea, but belated. (Watch "President Obama on the Death of bin Laden.")
3. Letting the photo debate get out of control: The decision about whether to release images of a dead bin Laden is not an easy one. But the administration's conflicting statements and public agonizing has created an extended distraction. The White House has stumbled by violating one of Washington 's iron rules: when something becomes famous inside the Beltway for not being released, the pressure from the media to release it becomes unrelenting.
4. Letting the debate about the war in Afghanistan get out of control: There are signs that some of the president's advisers are looking to scale back the commitment in Afghanistan sooner rather than later. But by failing to go on the offensive in defining and defending whatever policy the President wants to pursue, the White House has allowed those pressing for an end of the war to use bin Laden's death as rhetorical leverage. (See pictures of Osama bin Laden's life of terror.)
5. Letting the debate about Pakistan get out of control: The congressional and media demand for a radical change in America 's relationship with Pakistan is burning like wildfire. The administration knows that a shift in policy is complicated and compromising, and not necessarily in the United States ' interest. Stoking the problem: executive branch officials, publicly and privately, are expressing incredulity that the Pakistanis were unaware bin Laden was hiding in plain sight in their country. There should be and will be a debate about all this, but the administration's actions and inactions is making it less likely it will be on their terms.