Thực hư xung quanh đơn vị 61398
Tổng
thống Mỹ Obama cảnh báo rằng đe dọa từ mạng là một trong những thách
thức nghiêm trọng nhất đối với quốc gia, còn Bộ trưởng Quốc phòng Leon
Panetta thì nói an ninh mạng thực sự quan trọng khi một số nước đang có
khả năng tạo ra một “vụ Trân Châu Cảng trên mạng”.
Vấn
đề này được đặt ra sau khi một báo cáo dài 74 trang của Công ty An ninh
mạng Mandiant của Mỹ đưa ra những khuyến cáo nhạy cảm. Lập tức quan hệ
Mỹ - Trung lại trở nên căng thẳng sau khi Washington tố cáo Bắc Kinh
đứng sau các vụ tấn công mạng, cùng những vụ đánh cắp thông tin nhạy
cảm.
Từ cáo buộc của Mỹ và phản ứng của Trung Quốc
Trong
báo cáo dài 74 trang được công bố hôm 19/2, Công ty An ninh mạng
Mandiant (có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ) khẳng định: Quân giải phóng
nhân dân Trung Quốc (PLA) đứng đằng sau vụ việc này và đơn vị 61398 là
người đã đánh cắp thành công hàng trăm terabyte dữ liệu từ ít nhất 141
tổ chức kể từ năm 2006.
Công
ty An ninh mạng Mandiant cũng cho biết, đơn vị 61398 đã nhằm vào 20
ngành công nghiệp, từ các nhà thầu quân sự đến các nhà máy hóa chất,
công ty khai thác mỏ, công ty vệ tinh & viễn thông với nội dung thu
thập bao gồm những chi tiết về các thương vụ sáp nhập và thâu tóm.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã bày tỏ quan ngại sâu sắc
về các vụ tấn công tin tặc có xuất xứ từ Trung Quốc bởi Washington coi
hoạt động tin tặc kiểu này là mối đe dọa đối với không chỉ an ninh quốc
gia, mà còn lợi ích kinh tế của Mỹ. Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney
cũng cho biết, Mỹ thường xuyên nêu vấn đề kể trên với giới chức Trung
Quốc, trong đó có các quan chức quân sự nước này.
Báo
New York Times (Mỹ) ngày 31/1 tố cáo tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào hệ
thống của báo liên tục 4 tháng. Biếm họa của báo La Prensa ( Panama )
Giới
truyền thông đưa tin, Mỹ đã sẵn sàng áp đặt một khoản tiền phạt lớn
cùng sự trừng phạt thương mại nhằm trả đũa việc hacker Trung Quốc đánh
cắp thông tin từ cơ sở dữ liệu của chính quyền Mỹ và những bí mật hợp
tác thương mại với nhiều quốc gia khác.
Bộ
trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã trình bày một số điểm trong sách lược
mới tại một cuộc họp báo ở Washington , trong đó nhấn mạnh: vụ việc này
là một đe dọa cho kinh tế và an ninh của nước Mỹ.
Hội
đồng Tình báo Quốc gia Mỹ cũng chuẩn bị một bản đánh giá tình báo quốc
gia, trong đó đề cập tới mối đe dọa mạng đang ngày càng gia tăng, đặc
biệt từ Trung Quốc. Do đó, Mỹ sẽ có những bước đi chủ động hơn, thậm chí
là tấn công phủ đầu nhằm đáp trả những chiến dịch đánh cắp dữ liệu qua
Internet.
Các
nhà làm luật Mỹ ước tính, trong năm 2012, các doanh nghiệp Mỹ đã thiệt
hại hơn 300 tỉ USD do các vụ đánh cắp bí mật thương mại, phần lớn được
thực hiện bởi “gián điệp mạng” có xuất xứ từ Trung Quốc. Mặc dù trong
báo cáo của Công ty An ninh mạng Mandiant giữ bí mật tên của các công ty
từng bị tấn công, nhưng thương vụ thất bại của Tập đoàn Coca-Cola (Mỹ)
năm 2009 được quy kết cho đơn vị 61398.
Coca-Cola
đã thất bại trong nỗ lực thâu tóm Tập đoàn nước ép Hối Nguyên của Trung
Quốc với giá 2,4 tỉ USD sau khi bị đơn vị 61398 lấy được chiến lược đàm
phán của vụ thâu tóm.
Và ông Hồng Lỗi nói chính phủ TQ phản đối mạnh hoạt động của tin tặc.
Ngay
sau khi thông tin kể trên xuất hiện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Hồng Lỗi lập tức phủ nhận những cáo buộc của Công ty An ninh
mạng Mandiant, đồng thời cho biết: Trung Quốc cũng là nạn nhân của các
hacker, trong đó có những tin tặc đến từ Mỹ. Ông Hồng Lỗi còn dẫn báo
cáo của Bộ Thông tin truyền thông và Công nghiệp Trung Quốc để minh
chứng cho tuyên bố của mình. Theo đó, riêng năm 2012, tin tặc đã dùng
virus và các mã độc tấn công 38.000 website tại Trung Quốc.
Theo
báo cáo của Trung tâm phản ứng khẩn cấp mạng lưới máy tính quốc gia
Trung Quốc liên kết với PLA cho biết, có tới 73.000 địa chỉ IP nước
ngoài được xác định có liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào 141 triệu
máy tính ở nước này, trong đó có nhiều cuộc tấn công xuất phát từ Mỹ.
Ông Hồng Lỗi cũng cho rằng, tội phạm mạng là vấn đề quốc tế và cần được
giải quyết thông qua hợp tác quốc tế trên cơ sở tin cậy, tôn trọng lẫn
nhau…
Mặc
dù ông Hồng Lỗi tuyên bố như vậy, nhưng lại không đưa ra được bằng
chứng thuyết phục về vấn đề nhạy cảm này. Ngày 20/2, Bộ Quốc phòng Trung
Quốc không những bác bỏ cáo buộc của Công ty An ninh mạng Mandiant, mà
còn coi báo cáo này hoàn toàn “thiếu căn cứ pháp luật” bởi họ chưa bao
giờ ủng hộ bất kỳ hoạt động tin tặc nào.
Những đồn đoán xung quanh đơn vị 61398
Công
ty An ninh mạng Mandiant cho biết, họ bắt tay điều tra hàng trăm vụ xâm
nhập dữ liệu từ năm 2004 và mọi kết quả đều cho thấy: các cuộc tấn công
mạng xuất phát từ một tòa nhà 12 tầng ở khu Phố Đông, ngoại ô thành phố
Thượng Hải, Trung Quốc. Theo tìm hiểu của Công ty An ninh mạng
Mandiant, tòa nhà này do PLA làm chủ và đơn vị 61398 là một trong những
bộ phận chính làm việc tại đây với nhiệm vụ quản lý hàng trăm, thậm chí
hàng nghìn tin tặc.
Công
ty An ninh mạng Mandiant cho rằng, nhóm hacker Thượng Hải (còn gọi là
nhóm tin tặc APT1 hay Comment Crew) có thể thực hiện một khối lượng lớn
công việc trong một thời gian dài nhất định phải có sự hỗ trợ trực tiếp
từ Chính phủ Trung Quốc.
Thông
tin của Công ty An ninh mạng Mandiant khiến giới chuyên môn quan tâm
bởi đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục như tài liệu nội bộ của China
Telecom thảo luận về quyết định cài đặt đường dây cáp quang tốc độ cao
cho đơn vị 61398. Hợp đồng giữa China Telecom và đơn vị 61398 nói rõ:
China Telecom đồng ý cung cấp với giá do PLA đưa ra vì đây là vấn đề
liên quan đến an ninh quốc gia.
Tòa nhà 12 tầng được cho là tổng hành dinh của đơn vị 61398
Cũng
theo kết quả điều tra của Công ty An ninh mạng Mandiant, trong tòa nhà
12 tầng này có đủ chỗ cho 2.000 người làm việc. Bên cạnh tòa nhà có cửa
hàng, quán karaoke, sân thi đấu cầu lông, kể cả nơi khám bệnh… Để không
gây chú ý với xung quanh, đơn vị 61398 đặt trụ sở tại tòa nhà 12 tầng
bởi nó nằm giữa một khu đông đúc gồm nhà hàng, tiệm massage và công ty
nhập khẩu rượu vang ở đường Đại Đồng, ngoại ô thành phố Thượng Hải.
Toà
nhà 12 tầng này gắn biểu tượng “Bát Nhất” của Quân đội Trung Quốc và
được canh gác cẩn mật với tấm bảng “cấm chụp hình” viết bằng tiếng Anh
và tiếng Trung.
Đơn
vị 61398 tuyển dụng trực tiếp người từ các trường đại học, ưu tiên
những kỹ sư máy tính trình độ cao và giỏi tiếng Anh. Được biết, từ năm
2003 đơn vị 61398 đã tuyển nhiều sinh viên trình độ thạc sĩ ngành công
nghệ và khoa học máy tính của Đại học Chiết Giang. Thậm chí họ còn cấp
học bổng có điều kiện cho những sinh viên chấp nhận về làm việc cho đơn
vị 61398 sau khi tốt nghiệp.
Theo
Washington Post, thông báo tuyển dụng vẫn tồn tại trên mạng Internet
tới ngày 20-2-2013 về việc đơn vị 61398 hứa cung cấp học bổng cho các
sinh viên đủ tiêu chuẩn đồng ý về đơn vị này làm việc sau khi tốt
nghiệp, nhưng không đề cập công việc cụ thể họ sẽ làm tại đây là gì.
Công ty An ninh mạng Mandiant đã nhận dạng được 3 tin tặc thuộc đơn vị
61398 (theo tên của họ trên màn hình). Một trong số đó có biệt danh
“UglyGorilla”, bị phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004. Một tin tặc khác
mang bí danh “Dota” có vẻ là fan của Harry Potter.
Theo
thông báo của Công ty An ninh mạng Mandiant, từ năm 2006 tới nay, đơn
vị 61398 đã thực hiện nhiều vụ tấn công, nhưng họ chỉ phát hiện được hơn
140 vụ tấn công. Tình báo Mỹ và các công ty an ninh mạng cho biết, mới
phát hiện hơn 20 nỗ lực tấn công an ninh mạng từ Trung Quốc mỗi ngày.
Sau 6 năm nghiên cứu, điều tra hoạt động của nhóm hacker mang biệt danh
"Comment Crew", Công ty An ninh mạng Mandiant mới đưa ra kết luận gây
chấn động dư luận.
Ông
Richard Bejilitch, Trưởng phòng Bảo mật Công ty An ninh mạng Mandiant
cho biết, sau khi thấy cùng một nhóm đánh cắp dữ liệu của các nhà bất
đồng chính kiến Trung Quốc và các nhà hoạt động người Tây Tạng, tiếp đến
là công ty hàng không vũ trụ nên họ biết đang đi đúng hướng.
Theo
tờ New York Times, mục tiêu của nhóm hacker Thượng Hải không chỉ các
công ty thương mại lớn của Mỹ, mà còn tập trung vào những công ty có
liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ như điện, khí và nước.
Trong báo cáo của Công ty An ninh mạng Mandiant có đoạn: với những quan
sát và nghiên cứu trong một thời gian dài cho thấy, PLA thực hiện các
hoạt động tình báo, do thám trên mạng và ăn cắp dữ liệu một cách có hệ
thống đối với nhiều tổ chức trên khắp thế giới.
Ông Richard Bejtlich, Trưởng Toán an ninh của Mandiant
Giám
đốc phụ trách các mối đe dọa tình báo của Công ty an ninh mạng Mandiant
cho biết, trước khi công bố một phần đáng kể trong báo cáo về đơn vị
61398 họ đã phải cân nhắc kỹ bởi đây là một đơn vị đặc biệt, siêu bí mật
được PLA thành lập để tiến hành các vụ tấn công mạng.
Để
phát hiện ra đơn vị 61398, Công ty An ninh mạng Mandiant phải thuê một
đội ngũ chuyên gia giỏi về phần mềm, phần cứng… trong một thời gian dài
mới phát hiện ra sự liên quan gián tiếp của 61398 tới những vụ tấn công
mạng thời gian qua. Theo thông tin của tờ The New York Times, đơn vị
61398 thuộc Phòng 2, Cục 3, là một đơn vị tình báo kỹ thuật - công nghệ
của PLA.
Trong
khi sự tồn tại và hoạt động của đơn vị 61398 không được đề cập tới
trong bất kỳ một văn bản chính thức nào của PLA, nhưng nó từng được nhắc
đến trong báo cáo năm 2011 của Viện Nghiên cứu an ninh Virginia . Khi
đó, đơn vị 61398 bị coi là “một thực thể chuyên nhắm mục tiêu vào các cơ
quan hàng đầu của Mỹ và Canada với các vụ tấn công thu thập tin tình
báo từ chính trị, kinh tế đến quân sự, ngoại giao.
Công
ty An ninh mạng Mandiant phát hiện ra rằng, có 2 loạt địa chỉ IP được
sử dụng trong các vụ tấn công đều được đăng ký trong cùng một khu vực là
tòa nhà của đơn vị 61398. Công ty An ninh mạng Mandiant không phải là
hãng tư nhân đầu tiên theo dõi đơn vị 61398. Năm 2011, ông Joe Stewart,
nhà nghiên cứu của Hãng Dell SecureWorks đã phân tích phần mềm độc hại
được sử dụng trong vụ tấn công RSA và phát hiện ra rằng, các hacker đã
sử dụng một công cụ tin tặc để che giấu vị trí thật sự của mình - phần
lớn dữ liệu bị mất cắp đều được chuyển tới các địa chỉ IP ở Thượng Hải.
Hãng
Dell SecureWorks tin rằng, đơn vị 61398 có thể đứng đằng sau “Chiến
dịch Hắc ám RAT” - chiến dịch tình báo máy tính rộng lớn kéo dài 5 năm
bị phát hiện năm 2011 với hơn 70 tổ chức, cơ quan chính phủ quốc tế là
mục tiêu bị tấn công.
Tới những thông tin đáng quan ngại
Các
cơ quan tình báo Mỹ gọi đơn vị 61398 là “Byzantine Candor”. Chủ tịch Ủy
ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cho biết, báo cáo của Công ty An
ninh mạng Mandiant hoàn toàn phù hợp với các tin tình báo đã thu thập
được. Cựu trợ lý của Giám đốc điều hành FBI, ông Shawn Henry (hiện là
Chủ tịch của Công ty An ninh CrowdStrike) cho rằng, thay vì bảo các công
ty tăng cường an ninh mạng, chính phủ phải tập trung hơn vào việc ngăn
chặn các hacker và các nước đang hậu thuẫn cho hoạt động của chúng và
cần xác định đâu là giới hạn đỏ và hậu quả của nó sẽ là gì.
Phát
ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tommy Vietor cho biết, Nhà
Trắng đã nhận thức được nội dung của bản báo cáo và đã nhiều lần tăng
mối quan tâm ở cấp cao nhất về các hoạt động tình báo của Trung Quốc.
Cựu Giám đốc CIA Michael Hayden coi đây là điều chưa từng có tiền lệ -
việc một quốc gia tấn công các công ty tư nhân.
Theo
báo cáo của Công ty An ninh mạng Mandiant, các hacker đã sử dụng các
mạng lưới máy chủ trên toàn thế giới để đảm bảo rằng không ai lần ra dấu
vết của họ. Theo thống kê, Trung Quốc hiện có nhiều máy chủ nhất thế
giới (709), tiếp đến là Mỹ (109), Hàn Quốc (11), Đài Loan (6), Canada
(3), Australia, Mexico, Na Uy (2), Bỉ, Đan Mạch, Indonesia, Ấn Độ và
Singapore (1). Các máy chủ này đều được sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau, từ việc trung chuyển dữ liệu bị đánh cắp cho tới rải phần mềm độc
hại tới các mạng lưới máy tính của nạn nhân.
Phóng viên John Sudworth đài BBC.
Cách
đây không lâu, John Sudworth, phóng viên kỳ cựu của Hãng BBC và một số
phóng viên nước ngoài khi đang định tiếp cận để chụp ảnh tòa nhà 12 tầng
ở khu Phố Đông thì bị lực lượng an ninh ngăn lại. Phóng viên John
Sudworth bị bắt tạm giam, bị yêu cầu giao nộp toàn bộ những thước phim
đã chụp khu vực này.
Giới
truyền thông đưa tin, sau Apple, Facebook, Twitter…, một đại gia công
nghệ thông tin khác của Mỹ là Microsoft vừa thông báo bị tin tặc tấn
công. Một số chuyên gia cho rằng, nhóm thủ phạm có nguồn gốc từ Trung
Quốc nhưng nước này bác bỏ mọi cáo buộc. Theo thống kê, Google cùng 20
doanh nghiệp khác của Mỹ từng nhiều lần cáo buộc bị tấn công, đánh cắp
bí mật kinh doanh từ hacker Trung Quốc.
Tờ
Telegraph của Anh từng cho rằng, phần lớn các vụ tấn công mạng xuất
phát từ Trung Quốc đều nhằm vào Mỹ và Anh. Năm 2012, Ấn Độ từng lên
tiếng về các vụ đột nhập vào hệ thống máy tính của hải quân của nước này
ở quanh khu vực Visakhapatnam - máy tính của hải quân Ấn Độ bị nhiễm
một loại virus bí mật thu thập và chuyển dữ liệu mật về địa chỉ IP tại
Trung Quốc. Australia cũng cho biết, họ là một trong số 13 quốc gia bị
hacker có liên quan tới Quân đội Trung Quốc sử dụng để tiến hành các vụ
tấn công mạng vào các tổ chức thương mại trên toàn thế giới.
Ngày
20/2, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố một chiến lược
mới nhằm đối phó với tình trạng đánh cắp bí mật thương mại ngày càng
nghiêm trọng. Chiến lược này được ban hành chỉ 1 ngày sau khi Washington
bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc tấn công tin tặc có xuất xứ từ
Trung Quốc liên tục nhắm vào các cơ quan và tổ chức ở Mỹ. Và sự quan
ngại này xuất phát từ kết quả điều tra của Công ty An ninh mạng
Mandiant.
Theo
đó, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ
(USTR) nước này phải phối hợp với các quốc gia đồng minh để đưa ra chiến
lược khẩn cấp chống lại vấn nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Tư
pháp Mỹ Eric Holder cảnh báo: công nghệ mới đã xé nát các rào chắn
truyền thống bảo vệ doanh nghiệp và thương mại quốc tế, khiến bọn tội
phạm dễ ăn cắp các bí mật và phạm pháp ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Cựu
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Michael Chertoff cho rằng: nhắm mắt làm
ngơ trước thực trạng này không phải là kế sách dài lâu. Hiện Cục Điều
tra Liên bang Mỹ (FBI) đang tăng cường nỗ lực chống xâm nhập vi tính do
các hacker cá nhân hoặc hacker của công ty và của quốc gia tiến hành để
ăn cắp bí mật thương mại.
Đông Ngàn - Từ Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét