Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)
- Tóm Lược: Ngược lại với tuyên truyền cộng sản rằng Việt Nam
Cộng Hòa (VNCH) chết sau khi cộng sản xâm lăng và chiếm đóng
miền Nam Việt Nam vào năm 1975, VNCH vẫn còn sống và tiếp tục
phồn vinh là một nước, tuy bị chiếm đóng, và là một dân tộc
theo các định nghĩa, học thuyết, lý thuyết, về nước, quốc gia,
và dân tộc. Như Liên Sô, Việt Nam cộng sản sẽ sụp đổ vì tàn
bạo cực độ và lừa đảo cực độ. Ngoài ra, Việt Nam cộng sản
là một quốc gia bấ́t hợp pháp, theo tân thuộc địa dưới ông chủ
Tàu cộng, và là một quốc gia không có dân tộc. Sự sụp đổ
của chế độ cộng sản hiện nay không tránh được. Nước và dân
tộc VNCH sẽ nổi lên để trở thành một quốc gia có chủ quyền
cho toàn thể nước Việt Nam.
Trong bài về ý nghĩa lá cờ vàng của VNCH đối với người Việt
hải ngoại (NVHN) (Cao-Đắc 2014), tôi viết, "Dựa vào định nghĩa
rộng rãi của 'quốc gia' trên căn bản bốn yếu tố chính của dân
tộc: ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống, và nguồn gốc dân tộc
(Council 2005), tôi có thể lý luận là quốc gia Việt Nam Cộng
Hòa chưa chết." Gần đây, trong một bài bác bỏ lý luận của Cù
Huy Hà Vũ trong bài có hai phần của ông ta (Cao-Đắc 2015), tôi
viết, "VNCH vẫn sống và phát huy mạnh mẽ là một nước, tuy bị
chiếm đóng, và một dân tộc." Trong bài này, tôi sẽ khai triển
khái niệm này và cho thấy VNCH quả thực vẫn còn sống và phồn
thịnh là một nước, tuy bị chiếm đóng, và là một dân tộc.
Ngoài ra, tôi sẽ cho thấy quốc gia Việt Nam cộng sản hiện nay
là bất hợp pháp và trước sau gì cũng sẽ sụp đổ và sẽ được
thay thế bằng nước (Nam) Việt Nam và/ hoặc dân tộc VNCH.
Bài này được chia làm ba phần. Phần A xem xét ý nghĩa của các
từ ngữ "nước (country)," "quốc gia (state)," và "dân tộc
(nation)" và tình trạng của VNCH trong mỗi loại. Phần B đưa đến
kết luận rằng Việt Nam cộng sản là một quốc gia bất hợp
pháp. Phần C thảo luận sự sụp đổ của đảng cai trị cộng sản
và sự nổi lên của VNCH.
A. VNCH vẫn còn sống và phồn thịnh là một nước, tuy bị chiếm đóng, và một dân tộc:
Ta cần phải hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của các từ ngữ
nước ("country"), quốc gia ("state"), và dân tộc ("nation"). Từ
ngữ "quốc gia" (state) thực ra có nghĩa "quốc gia có chủ quyền
hoặc quốc gia có quyền tối cao" (sovereign state) trong nội dụng
hiện tại. Trong tiếng Anh, những từ ngữ này có định nghĩa khá
rõ ràng tuy không phải ai cũng hiểu chúng hoàn toàn. Trong
tiếng Việt, những từ ngữ này không có phân biệt rõ rệt, dẫn
đến lẫn lộn, vô tình hay cố ý.
Cho mục đích bài này và những lý do sẽ cho biết sau, tôi sẽ
dịch các từ ngữ sau đây sang tiếng Việt như sau: country:
"nước"; state: "nước/quốc gia"; sovereign state: "nước/quốc gia
có chủ quyền" (với nhấn mạnh trên quyền tối cao, lãnh thổ,
đất đai và sông ngòi biển cả); nation: "dân tộc/ quốc gia" (tùy
vào bối cảnh); nation-state: "quốc gia dân tộc."
Đặc biệt, ta nên cẩn thận trong việc dịch chữ "nation" và
"nationalism." Phần cuối (hậu tố) -ism ý chỉ "chủ nghĩa," "học
thuyết," "trạng thái," "điều kiện," hoặc "bản chất," "đặc
tính," "tinh thần" của một người hoặc một sự việc. Vì "nation"
có thể có nghĩa "dân tộc" hay "quốc gia" tùy vào nội dung,
chữ "nationalism" cũng có thể được dịch là "chủ nghĩa/ học
thuyết quốc gia," "chủ nghĩa/ học thuyết dân tộc," "bản
chất/đặc tính/tinh thần quốc gia," và "bản chất/đặc tính/tinh
thần dân tộc." Trong khi cách phân biệt có thể có trong tiếng
Anh dựa vào văn cảnh, ý nghĩa của các từ ngữ tiếng Việt này
có thể khác nhau và tạo ra hiểu lầm hoặc lẫn lộn khi được
đọc dưới nội dung của từ ngữ.
Thực ra, ngay cả trong tiếng Anh, khó định nghĩa các từ ngữ
này. Đa số không phân biệt chúng và dùng chúng lẫn lộn. "Bất
kỳ nỗ lực nào tìm một định nghĩa rõ ràng cho nước chẳng mấy
chốc lao vào một rừng ngoại lệ và bất thường" (The Economist
2010). Những tiêu chuẩn như công nhận ngoại giao, thành viên Liên
Hiệp Quốc (LHQ), khả năng phát sổ thông hành. v.v. đều không
thỏa đáng. Thí dụ, Đài Loan không phải là thành viên của LHQ
và có liên hệ ngoại giao chính thức với chỉ có 23 nước. Tuy
nhiên, đó là một nước, và là một nước quan trọng. Các thí dụ
khác là Kosovo, Northern Cyprus, Somaliland, State of Palestine, v.v.
(Xem, thí dụ như, sđd.; Wikipedia 2015b).
1. VNCH là một nước bị quân cộng sản Việt Nam chiếm đóng:
"Một nước là một vùng được biết là một thực thể rõ ràng về
địa lý chính trị (địa chính, political geography). Một nước
(country) có thể là một quốc gia độc lập có chủ quyền hoặc một quốc gia bị chiếm đóng bởi một quốc gia khác, như là một phân chia chính trị không có chủ quyền hoặc có chủ quyền trước đó" (Wikipedia 2015a. Nhấn mạnh thêm.)
Trong định nghĩa này, một nước có thể là một quốc gia có
chính quyền có quyền tối thượng trên lãnh thổ và người dân,
hoặc một quốc gia bị một quốc gia khác chiếm đóng và do đó
có thể không có quyền tối thượng. Lịch sử thế giới, nhất là
Thế chiến I và Thế chiến II, có nhiều thí dụ như vậy. Trong
thế chiến thứ hai, nhiều nước bị Đức Quốc Xã (Nazi) chiếm
đóng, kể cả Áo, Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Pháp, Đan Mạch, Nam
Tư, Hy Lạp, Na Uy và Tây Ba Lan. Những nước này không có chính
quyền của chính họ, hoặc chỉ có chính quyền bù nhìn, và ở
dưới kiểm soát của Đức Quốc Xã và không có quyền tối thượng
trên lãnh thổ của mình, nhưng những nước này hiện hữu. Sự
chiếm đóng có thể được hóa trang là việc thống nhất đất
nước, nhất là khi người dân của nước bị chiếm đóng có cùng
dân tộc tính và nói cùng ngôn ngữ với lực lượng chiếm đóng.
Thí dụ, Áo bị nhập vào Đức Quốc Xã dưới cớ là thống nhất
(Anschluss) (Wikipedia 2015g).
Nên ghi chú rằng chính phủ một nước có thể là một chính phủ
hợp pháp đại diện dân, hoặc là một chính phủ bất hợp pháp
không đại diện dân. Trong Thế chiến thứ hai, chính phủ Vichy ở
Pháp chỉ là chính phủ bù nhìn hợp tác với quân Đức Quốc Xã.
Chế độ Saddam Hussein là thí dụ của một chế độ bất hợp pháp
dù Saddam nắm quyền hơn 30 năm. Việt Nam cộng sản hiện nay là
thí dụ một nước mà chính phủ cộng sản bất hợp pháp vì nó
không đại diện dân, Đặc biệt, VNCH là thí dụ một nước bị
chiếm đóng bởi phe cộng sản miền Bắc xưng là quốc gia, giống
như nước Áo bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trong Thế chiến thứ
hai.
Với định nghĩa này, nước Nam Việt Nam, được đại diện bởi
chính thể VNCH, vẫn còn sống và chỉ ở dưới sự chiếm đóng
của phe cộng sản miền Bắc. Thực ra, toàn thể nước Việt Nam,
kể cả miền Bắc và miền Nam, ở dưới sự chiếm đóng của phe
cộng sản miền Bắc. Nước (Nam) Việt Nam, do đó, có y hệt vị
thế như các nước Áo, Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Pháp, Đan Mạch,
Ba Tư, Hy Lạp, Na Uy, dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã trong
Thế chiến thứ hai. Sự khác nhau giữa nước (Nam) Việt Nam và đa
số các nước Âu châu này là: (1) kẻ chiếm đóng, quân Đức Quốc
Xã, nói ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của các nước này (ngoại
trừ Áo, vài vùng của Lục Xâm Bảo và Bỉ); và (2) thời gian
chiếm đóng chỉ kéo dài 4 năm. Những sự khác biệt này, tuy
nhiên, chỉ là hình thức và không phải nội dung.
Rất quan trọng phân biệt giữa nước Việt Nam được đưa ra thế
giới bởi chế độ cai trị cộng sản hiện nay và nước Nam Việt
Nam đang bị dưới sự chiếm đóng cộng sản. Lý do tại sao sự phân
biệt này tinh tế và không rõ ngay với thế giới ở ngoài Việt
Nam là vì phe chiếm đóng, cộng sản miền Bắc, đại diện bởi
Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), cũng có gốc gác từ dân Việt.
Hầu hết đảng viên ĐCSVN có gốc gác dân Việt (hoặc Kinh), có
cùng màu da, vẻ mặt, và nói cùng ngôn ngữ với đa số dân Việt.
Vì phe chiếm đóng hòa nhập dân dưới ách cai trị của chúng,
thế giới bên ngoài Việt Nam tưởng lầm rằng lực lượng chiếm
đóng này được bầu bởi dân để đại diện họ. Trên thực tế, không
hề có bầu cử tự do và dân chủ tại Việt Nam từ khi quân cộng
sản giành quyền.
Việt cộng có hai cách mô tả Chiến tranh Việt Nam. Tùy trường
hợp, chúng sẽ lựa lý luận thích hợp để bào chữa hành động
xâm lăng và sự chiếm đóng bất hợp pháp miền Nam Việt Nam.
Trong cách thứ nhất, chúng tuyên truyền rằng Chiến tranh Việt
Nam là cuộc nội chiến và vì vậy không có xâm lăng. Miền Bắc
thắng và đất nước được thống nhất vào 1975. Để hỗ trợ cái
lý thuyết "nội chiến" này và giúp chúng thắng cuộc chiến,
chúng lập ra Mặt trận giải phóng miền Nam và dựng nó là một
phong trào trong miền Nam lật đổ chính quyền miền Nam (Duiker
1996, 213; Fall 1967, 183; Joes 2001, 49; Karnow 1997, 245). Trên thực
tế, Mặt trận giải phóng miền Nam được kiểm soát và chỉ huy
bởi miền Bắc và "Chính phủ Cách mạnh Lâm thời luôn luôn là
một nhóm sinh ra từ VNDCCH" (Truong 1986, 268). Cái lý thuyết
"nội chiến" bịa đặt này có nhiều người theo kể cả nhiều
người không cộng sản trong miền Nam vì họ lẫn lộn giữa nội
dung và hình thức. Bề ngoài, cuộc chiến được đánh bởi những
người có cùng nét thể chất, văn hóa, lịch sử, và ngôn ngữ.
Trên thực tế, Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa hai quốc
gia độc lập (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2015), không phải là hai
phe trong cùng một quốc gia, và do đó, nó không thể nào được
định nghĩa là cuộc nội chiến.
Nội chiến được định nghĩa là bất cứ một cuộc xung đột vũ
trang nào liên hệ đến hành động quân sự bên trong thủ phủ của
phe hệ thống quốc gia (Xem, thí dụ như Sarkees, 5; Fearon 2006).
Nội chiến còn được gọi là cuộc "xung đột vũ trang không quốc
tế" bởi các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, "trong một xung đột
vũ trang không quốc tế ít nhất một trong hai phe đối nghịch là
một nhóm vũ trang không quốc gia" (ICRC 2012). Vì Bắc Việt và
Nam Việt đều là quốc gia có chủ quyền trong chiến tranh Việt
Nam, không có phe nào là nhóm vũ trang không quốc gia. Do đó,
dưới các tiêu chuẩn quốc tế, Chiến tranh Việt Nam không phải là
một cuộc nội chiến. Những người tin sai lầm cuộc chiến Việt
Nam là cuộc nội chiến quả thực là bị lừa dối bởi cộng sản
về Mặt trận giải phóng miền Nam hoặc lẫn lộn về định nghĩa
của "quốc gia (state)" là một quốc gia tự chủ và "tiểu bang
(state)" của Hoa Kỳ (Xem, thí dụ như, Wikipedia 2015i and Flaherty
2006 khi người phê bình Jane Flaherty trích dẫn sách nói là
Cuộc Nội Chiến Mỹ tiêu biểu cho "cuộc chiến giữa các tiểu
bang"). Ngoài ra, nhiều người không cộng sản, hoặc ngay cả chống
cộng, thường liên kết Chiến tranh Việt Nam với sự mô tả "nội
chiến" do từ tình cảm cho tình anh em của hai khối dân trong hai
quốc gia. Trong khi việc này có vẻ là một hành động vô tội
tưởng nhớ một quá khứ huy hoàng, nó rất nguy hiểm về phương
diện chính trị vì nó dễ bị cộng sản khai thác và xuyên tạc.
Trong cách thứ hai, cộng sản tuyên truyền rằng Chiến tranh Việt
Nam là cuộc chiến tranh kháng chiến trong đó dân miền Bắc và
cộng sản trong Nam đánh nhau với quân Mỹ đế quốc, kẻ xâm lăng
Việt Nam. Bằng cách mô tả Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh
kháng chiến, cộng sản muốn thúc đẩ̀y nhiều ý tưởng bịa đặt.
Ý tưởng thứ nhất là người Việt cộng sản "không có cách nào
hơn là đánh" (Joseph 2008, 18) và do đó họ chỉ phòng thủ đất
nước và không xâm lăng miền Nam. Ý tưởng thứ nhì là kêu gọi
lòng ái quốc qua việc đồng hóa Chiến tranh Việt Nam với Chiến
tranh Đông Dương thứ nhất chống Pháp và qua tuyên truyền rằng
"những hành động của Mỹ và Pháp không công bình như nhau, và
động cơ của hai nước này ắt phải là một và giống nhau: đô hộ
Việt Nam" (sđd.).
Cho dù cộng sản nói gì, thực tế là Chiến tranh Việt Nam được
đánh bởi hai quốc gia có tự chủ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
(VNDCCH) và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), và do đó không thể nào là
nội chiến, và lại càng không phải là cuộc kháng chiến khi
cộng sản đem quân xâm lăng miền Nam (vào năm 1959) trước khi quân
Mỹ đặt chân lên Việt Nam vào năm 1965. Việc người dân hai bên có
nhiều đặc tính chung không thay đổi định nghĩa này. Người dân
Áo và Đức có nhiều đặc tính chung nhưng khi Đức Quốc Xã chiếm
đóng Áo trong Thế chiến thứ hai, sự chiếm đóng này không thể
nào được gọi là thống nhất đất nước. Cuộc chiếm đóng miền
Nam Việt Nam của cộng sản là bất hợp pháp vì nó vi phạm hiệp
định Paris năm 1973. Nó là kết quả của một cuộc xâm lăng dài
hạn dưới sự chỉ đạo của Liên Sô và Tàu cộng. Nước VNCH, do
đó, không sụp đổ, mà chỉ bị chiếm đóng.
2. VNCH không là một quốc gia có chủ quyền/ quyền tối cao
nhưng cái chủ quyền do cộng sản Việt Nam xưng thì bất hợp
pháp:
Quốc gia (state) được định nghĩa bởi Max Weber là "cơ quan trong
xã hội có độc quyền về bạo lực hợp pháp" (Gellner 2008, 3).
Một quốc gia cũng có thể được định nghĩa lỏng lẻo là một
"định chế hay một số các định chế liên hệ rõ rệt với việc
thi hành lệnh" (sđd., 4). Một quốc gia, do đó, cần phải
có quyền hành nào đó để áp đặt lên người dân sống trong lãnh
thổ̉ nó kiểm soát.
Để mô tả quyền tối thượng này rõ rệt hơn, từ ngữ "quyền tối
cao/có chủ quyền" (sovereign) thường được liên kết với từ ngữ
"quốc gia." "Trong luật quốc tế, một quốc gia có quyền tối cao
là một thực thể hành chánh tư pháp không vật chất được đại
diện bởi một chính quyền trung ương có chủ quyền trên một vùng
địa lý. Luật quốc tế định nghĩa các quốc gia có quyền tối
cao là có dân số lâu bền, lãnh thỗ xác định, một chính phủ,
và có khả năng tạo liên hệ với các quốc gia có chủ quyền
khác" (Wikipedia 2015c). Quyền tối cao được định nghĩa với nhiều
ý nghĩa khác nhau không nhất quán. Krasner (1999) đề nghị bốn
ý nghĩa khác nhau của quyền tối cao: quyền tối cao trong nước,
quyền tối cao liên độc lập, quyền tối cao luật pháp quốc tế,
và quyền tối cao theo thuyết Westphalian. Trong quyền tối cao
luật pháp quốc tế, vấn đề cốt yếu là quốc gia có được các
quốc gia khác công nhận không (sđd.,14).
Bất chấp các định nghĩa khác nhau của quyền tối cao, tầm quan
trọng của một quốc gia có chủ quyền là quyền tối thượng trên
dân và lãnh thổ, và khả năng có liên hệ ngoại giao với các
quốc gia có chủ quyền khác. Những liên hệ ngoại giao này có
thể gồm có thương mại, văn hóa, quân sự, và các hoạt động xã
hội khác. Như thảo luận trên, một nước ở dưới sự chiếm đóng
của một nước khác hay một phe của chính nó thì không phải là
một quốc gia có chủ quyền. Những nước bị Đức quốc xã chiếm
đóng trong Thế chiến thứ hai không phải là quốc gia có chủ
quyền. Nước VNCH, hiện đang bị cộng sản chiếm đóng, không phải
là một quốc gia có chủ quyền. Nhưng điều đó không có nghĩa là
các nước này ngừng hiện hữu. Thực ra, như lịch sử cho thấy,
ngay sau khi Đức quốc xã bị lật đổ, các nước này lấy lại
quyền tối cao và phồn thịnh từ đó. Tương tự, ngay sau khi chế
độ cộng sản tại Việt Nam bị lật đổ, nước VNCH sẽ lấy lại
quyền tối cao.
Ta nên ghi chú rằng quyền tối cao không nhất thiết hàm ý sự
hợp pháp. Trong việc ngoại giao, đa số các quốc gia có chủ
quyền không thắc mắc về tính chất hợp pháp của một quốc gia
có chủ quyền khác vì quyền tối cao, nhất là quyền tối cao
trong nước, là một vấn đề nội bộ hoặc trong nước. Ngoài ra,
việc công nhận một quốc gia hoặc một chính phủ của một quốc
gia có thể thay đổi qua thời gian trong tiến trình phát triển
quốc tế. Thí dụ, Đài Loan đã được công nhận bởi hầu hết mọi
cường quốc Tây phương trước thập niên 1970. Sau khi Tàu cộng được
nhận vào LHQ năm 1979, Đài Loan duy trì liên hệ ngoại giao chính
thức với chỉ có một ít nước. Ngoài ra, khi chính quyền của
một quốc gia có chủ quyền trở nên quá tai ác trong việc đối
xử với dân, cộng đồng thế giới có thể can thiệp. Thí dụ như,
chính quyền Iraq dưới Saddam Hussein là một chính quyền bất hợp
pháp mặc dù Iraq lúc ấy là một quốc gia có chủ quyền, là
một thành viên của LHQ, và có liên hệ ngoại giao với nhiều
quốc gia có chủ quyền khác. Sự thay đổi chế độ ở Iraq bằng
hành động quân sự trong chính quyền Bush năm 2003 nhắm vào hai
mục tiêu chính: (1) chấm dứt chương trình Vũ Khí Phá Hủy Đại
Chúng (Weapons of Mass Destruction, WMD) và (2) hủy bỏ hỗ trợ cho
khủng bố Al Qaeda. Đáng ghi nhớ, một mục tiêu phụ thuộc là
giải phóng dân Iraq và đem lại ổn định và dân chủ trong vùng
Trung Đông (Katzman 2005).
Quyền tối cao xưng bởi cộng sản Việt Nam là quyền tối cao bất
hợp pháp vì quyền hành chưa từng bao giờ được ban cho đảng
cộng sản cai trị bằng ý tự do của dân. Với chỉ có 4 triệu
đảng viên trong một nước có 90 triệu người, rõ ràng là người
cộng sản đại diện cho thiểu số và do đó không thể đại diện
dân. Ngoài ra, như sẽ được thảo luận thêm nữa sau đây, nước Việt
Nam cộng sản là một quốc gia có chủ quyền bất hợp pháp bởi
vì, qua ĐCSVN, nó chỉ là một quốc gia tân thuộc địa dưới sự
kiểm soát của Tàu cộng, ông chủ tân thuộc địa của nó.
3. VNCH là một dân tộc phát đạt có tính chất chống cộng là đặc điểm:
Dân tộc (nation) và chủ nghĩa/học thuyết/ tinh thần dân tộc
(nationalism) là đầu đề của nghiên cứu và học hỏi rộng rãi
trong thế kỷ qua. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn còn có nhiều lẫn
lộn và tranh cãi về ý nghĩa của chúng. Đặc biệt, có những
hiểu lẩm, lạm dụng, và lẫn lộn về chữ "nation" (dân tộc) và
"state" (quốc gia) (Connor 1978, 36).
Trong bài này, tôi không có ý định thảo luận chi tiết các khái
niệm của dân tộc và chủ nghĩa/học thuyết/ tinh thần dân tộc.
Thay vào đó, tôi sẽ chỉ thảo luận các khía cạnh của các khái
niệm này có liên hệ đến VNCH.
"Dân tộc có nhiều ý nghĩa, và ý nghĩa thay đổi theo thời gian.
Khái niệm 'dân tộc' liên hệ với 'cộng đồng chủng tộc' hoặc
chủng tộc. Một cộng đồng chủng tộc thường có huyền thoại về
nguồn gốc và dòng dõi, cùng chung lịch sử, các yếu tố văn
hóa đặc biệt, liên kết lãnh thổ chung, và ý thức đoàn kết
nhóm. Một dân tộc, theo so sánh, thì ít tình cảm hơn, trừu
tượng, và chính trị công khai hơn một nhóm chủng tộc. Nó là
một cộng đồng văn hóa chính trị ý thức được sự chặt chẽ,
đoàn kết, và những quyền lợi đặc thù của nó" (Wikipedia 2015d;
2015f). Nhiều tác gỉả và học giả định nghĩa dân tộc hoặc
các tiêu chuẩn cho dân chúng được phân loại là dân tộc. Định
nghĩa dân tộc rất khó vì "điểm thiết yếu của dân tộc thì
không cụ thể" (Connor 1978, 36). Bất kỳ cái gì mà không cụ thể
đều có thể có nhiều nghĩa tùy vào quan điểm của một người
và các bối cảnh liên hệ.
Chữ "dân tộc" (nation) đến từ tiếng La tinh ý chỉ cùng chung
máu mủ (Connor 1978, 38). Tuy nhiên, chữ "dân tộc" (nation) cũng
được dùng để nói đến các khía cạnh khác hơn là cùng chung
máu mủ hoặc chủng tộc. Vào đầu thế kỷ thứ 17, chữ đó được
dùng để mô tả "những người cư ngụ của một nước" và sau đó để
nói đến "dân chúng" hoặc "công dân" (sđd.).
Donnan and Wilson (2001, 6) định nghĩa dân tộc là "cộng đồng của
những người liên hệ với nhau qua cùng chung văn hóa, có mục tiêu
chính trị tối thượng là đạt được hình thức nào đó của độc
lập, tự trị hoặc chuyển giao quyền lực." Họ phân biệt dân tộc
với các nhóm chủng tộc qua vai trò chính trị trong một quốc
gia, và qua các mục tiêu chính trị của họ (sđd.). Gellner
(2008, 6-7) nhận ra rằng khái niệm về văn hóa chia sẻ thì thật
quan trọng cho dù hơi phức tạp để định nghĩa rõ ràng văn hóa
là gì. Theo Baycroft and Hewitson (2006, 5), Gellner tuyên bố "...
đặc điểm căn bản của dân tộc và chủ nghĩa/ học thuyết/ tinh
thần dân tộc là sự phát triển một nền văn hóa cao cấp, có
học thức, và tiêu chuẩn hóa, và sự nối dài của nó tới toàn
thể dân chúng qua giáo dục và truyền thông." Hobsbawm (1990,
37-38) tin rằng có ba tiêu chuẩn để là một dân tộc: sự liên hệ
lịch sử với một quốc gia hiện tại hoặc một quốc gia với một
quá khứ khá dài và cận đại, sự hiện hữu một nhóm tinh hoa
văn hóa lâu đời, và một khả năng xâm chiếm được chứng minh.
Anderson (2006, 6) định nghĩa dân tộc là "một cộng đồng chính
trị được tưởng tượng - và được tưởng tượng là có giới hạn
cố hữu và có quyền tối cao." Anderson phát biểu thêm rằng cộng
đồng này được tưởng tượng là có quyền tối cao vì "dân tộc mơ
ước được tự do" và "cái tiêu chuẩn đánh giá và biểu tượng
cho sự tự do này là quốc gia có quyền tối cao" (sđd., 7).
Weber (1948, 22) nhấn mạnh rằng dân tộc không giống y hệt như dân
chúng của một quốc gia hoặc một cộng đồng nói cùng thứ
tiếng. Greenfield (1992, 167-168) nhận định sự thay đổi ý nghĩa
của chữ "dân tộc" (nation) theo thời gian.
Các thí dụ của dân tộc là: Dân tộc thổ dân Mỹ châu như dân tộc
mọi da đỏ Cherokee (Native American Nations), dân tộc người Kurd
(Black 2014).
Chính yếu, dân tộc nói về một nhóm người có gốc gác và ý
muốn chính trị tương tự. Một đặc tính quan trọng của một dân
tộc là không có lãnh thổ và công nhận quốc tế. Điểm trọng tâm
của một dân tộc nằm ở người dân và các ý thích và quyền
lợi chia sẻ như lịch sử, văn hóa, và các niềm tin chính trị.
Vì chữ "dân tộc (nation)" có thể có nhiều nghĩa như thảo luận
trên, ta nên cẩn thận khi dịch chữ đó sang tiếng Việt. Dựa trên
sự chú trọng vào người dân và các ý thích quyền lợi chia sẻ,
có lẽ chữ gần nhất trong tiếng Việt là "dân tộc." Tuy nhiên,
như Connor (1978, 36) vạch ra, chữ "nation" cũng thường được dùng
để chỉ "state" (quốc gia) hoặc "sovereign state" (quốc gia có
quyền tối cao). Sự lẫn lộn này còn sâu rộng cho các chữ khác
trong cùng nhóm với "nation" như "national," "nationalist," và
"nationalism." Connor (sđd., 40) ghi nhận, "Với các khái
niệm về dân tộc và quốc gia lẫn lộn một cách vô phương cứu
chữa, có lẽ không ngạc nhiên là nationalism có nghĩa xác định
với quốc gia thay vì lòng trung thành với dân tộc."
Chúng ta không biết sự lẫn lộn này xảy ra như thế nào; có lẽ
chữ "state" được hiểu là chính quyền trung ương thay vì khía
cạnh lãnh thổ của một thực thể chính trị. Ngoài ra, dạng
tính từ của "state" có thể không thịnh hành. Connor (sđd.,
40) dùng "statal" là tính từ của state; nhưng "statal" có vẻ
không thông dụng và có thể hàm ý khác hẳn (chẳng hạn như tính
chất quyền lực trung ương của chính quyền). Tương tự,
"statalist" hoặc "statalism" không thịnh hành hoặc có thể có ý
nghĩa khác. Sự lẫn lộ̣̣n lại còn gia tăng thêm cho các từ ngữ
chỉ các liên hệ toàn cầu, chẳng hạn như "international" (quốc
tế). Tên của các tổ chức toàn cầu (thí dụ như, United Nations,
International Monetary Funds) là "những diễn giải quan trọng cho
cái khuynh hướng thông thường nhưng sai lầm trong việc đồng nghĩa
quốc gia (state) và dân tộc (nation)" (sđd.). Vì những vấn
đề này, chữ "nation" và dạng tính từ của nó "national" có
thể được dịch sang tiếng Việt là "quốc gia" hoặc "dân tộc" tùy
vào bối cảnh. Tương tự, như thảo luận trên, chữ "nationalism"
có thể được dịch là "chủ nghĩa/ học thuyết quốc gia," "chủ
nghĩa/ học thuyết dân tộc," "bản chất/đặc tính/tinh thần quốc
gia," và "bản chất/đặc tính/tinh thần dân tộc" tùy trường hợp.
Tuy có sự lẫn lộn giữa các chữ "state (quốc gia)" and "nation
(dân tộc)," khi được dùng thích đáng, ý nghĩa của chúng khá
rõ, như thảo luận ở trên. Sắc thái chính của "dân tộc (nation)"
là người dân và sắc thái chính của "quốc gia (state)" là lãnh
thổ hoặc/và chính quyền trung ương.
Dưới định nghĩa của dân tộc, VNCH hiện tại, như được đại diện
qua NVHN và đa số dân Việt Nam sống tại Việt Nam, là một dân
tộc và là một dân tộc phồn thịnh. Sự kiện rằng đa số người
miền Nam trước đây hiện đang sống cùng với người không thuộc
miền Nam trên lãnh thổ Việt Nam không xóa bỏ những đặc điểm
đặc thù về văn hóa, xã hội, và chính trị của người dân đã
từng sống trên quốc gia có chủ quyền VNCH. Dân số của dân VNCH
nguyên thủy được ước tính là khoảng 10 triệu người sinh sống
tại Việt Nam vào năm 2014 (Cao-Đắc 2014), và ít nhất là 3 triệu
NVHN sống trên khắp thế giới. Với dân số nguyên thủy hơn 13
triệu dân, người dân miển Nam Việt Nam, trong và ngoài nước, đại
diện một cộng đồng chủng tộc đáng kể. Những người miền Nam
Việt Nam này chia sẻ cùng văn hóa, cùng lịch sử, nói cùng ngôn
ngữ, có cùng liên kết lãnh thổ (đất đai, sông ngòi, và các
biển đảo của Việt Nam), và một tinh thần đoàn kết chính trị
chống cộng cao. Họ cũng phát huy các chương trình văn chương, xã
hội, và văn hóa trong dân. Với việc dùng Internet và các phương
tiện truyền thông xã hội (thi dụ, Facebook, các tổ chức xã
hội dân chủ), NVHN, người miền Nam, và toàn thề dân Việt sống
trong Việt Nam đã thúc đẩy liên lạc, truyền bá tin tức, và
giáo dục trong cộng đồng họ. Dân tộc VNCH vẫn sống và thịnh
vượng, như được cho thấ́y qua nhiều câu chuyện thành công của
NVHN trên thế giới.
Ta nên ghi chú rằng từ ngữ "miền Nam Việt Nam" hoặc "VNCH" trong
nhóm chữ "dân tộc miền Nam Việt Nam" hoặc "dân tộc VNCH" nói
đến nguồn gốc của dân tộc đó. Nó không nói đến vùng địa lý
của VNCH trước 1975, tức là vùng miền Nam của nước Việt Nam.
Một đặc tính quan trọng của dân tộc VNCH là chống cộng. Không
những đặc tính này có tính chất chính trị, mà còn văn hóa
và xã hội. Vì vậy, nó là một tính chất đặc biệt phân biệt
dân tộc VNCH với dân tộc của người Việt khác, thí dụ như người
Việt thiểu số theo cộng sản.
Do đó, hầu như bất cứ người chống cộng gốc Việt nào cũng đều
là thành phần của dân tộc VNCH. (Ta phải nói "hầu như" vì
chống cộng không phải là điều kiện duy nhất để là thành phần
của dân tộc VNCH.) Vì vậy, dân tộc VNCH không chỉ gồm có những
người chống cộng từng sống tại miền Nam Việt Nam trước 30
tháng 4, 1975. Nó có thể gồm có dân Việt chống cộng từng sống
ở miền Bắc Việt Nam dưới kiểm soát cộng sản. Ngoài ra, như
thảo luận ở trên, ít nhất 3 triệu người chống cộng trong dân
tộc VNCH sinh sống ngoài Việt Nam. Do đó, dân số hiện tại của
dân tộc VNCH vượt quá xa dân số nguyên thủy ước tính 13 triệu
người.
Dân số hiện tại của dân tộc VNCH là bao nhiêu?
Như đề cập ở trên, một đặc điểm chính trị, văn hóa, và xã
hội của đa số người miền Nam Việt Nam trước 1975 là chống
cộng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, vì sự đàn áp đặt lên
dân do nhóm thiểu số cai trị cộng sản, khó cho dân tự nhận
mình là chống cộng hoặc trung dung. Tuy ta không biết chính xác
bao nhiêu người trong dân tộc VNCH sống tại Việt Nam, ta có thể
ước lượng là rất cao vì sự bất mãn ngày càng gia tăng của dân
đối với nhóm cầm quyền cai trị. Càng ngày càng có nhiều
đảng viên ĐCSVN bỏ đảng và trở thành chống cộng mạnh mẽ. Tôi
sẽ không ngạc nhiên nếu dân số của dân tộc VNCH lên đến 80 - 85
triệu người.
Ta nên ghi chú rằng nước (Nam) Việt Nam và dân tộc VNCH khác
nhau. Khi ta nói đến nước (Nam) Việt Nam, ta nói đến một thực
thể địa chính đã từng là một quốc gia có chủ quyền/ quyền
tối cao nhưng bây giờ đang bị cộng sản chiếm đóng. Khi ta nói
đến dân tộc VNCH, ta nói đến người dân có đặc tính chính là
chống cộng. Những (cựu) công dân của nước (Nam) Việt Nam sống
trong vòng biên giới cố định trước đó của quốc gia (Nam) Việt
Nam. Ngược lại, dân chúng trong dân tộc VNCH gồm có những người
sống trong vòng biên giới của Quốc Gia Việt Nam trước đó, gồm
cả Bắc lẫn Nam, và NVHN. Vì vậy, có một phần trùng khớp giữa
dân của nước (Nam) Việt Nam và dân của dân tộc VNCH. Phần không
trùng khớp có dân số lớn hơn, gồm có người Bắc chống cộng và
NVHN. Đặc biệt, sức mạnh của NVHN, kể cả chính trị và tài
chánh, rất to tát.
Tóm lại, miền Nam Việt Nam hoặc VNCH không bị tiêu hủy vào ngày
30 tháng 4, năm 1975. Ngược lại, nó còn sống khỏe mạnh và
phồn vinh là một dân tộc và một nước. Tuy nhiên, có người sẽ
hỏi, "Thì đã sao? Có ích gì khi chỉ hiện hữu là một cộng
đồng phân tán hoặc một cộng đồng bị đàn áp và không có quyền
lực cụ thể tối cao, quyền thế, kiểm soát, và công nhận bởi
các nước hoặc quốc gia có chủ quyền khác?" Chúng ta sẽ xem
xét vấn đề này trong các đoạn kế tiếp.
B. Việt Nam
cộng sản là một quốc gia hoặc một quốc gia - dân tộc bất hợp
pháp vì nó không đại diện dân và trên thực tế là một quốc gia
tân thuộc địa dưới sự kiểm soát của Tàu cộng.
Quốc gia - dân tộc (nation-state), đôi khi viết không có gạch nối,
được định nghĩa hạn hẹp hơn dân tộc. "Một quốc gia dân tộc là
một vùng địa lý có thể được xác nhận là có sự hợp pháp
chính trị do việc là một dân tộc có chủ quyền. Một quốc gia
là một thực thể chính trị và địa chính, trong khi một dân tộc
là một thực thể văn hóa và chủng tộc. Từ ngữ 'quốc gia dân
tộc' ngụ ý hai thực thể đó trùng vào nhau, nhưng sự thành lập
'quốc gia dân tộc' có thể xảy ra tại nhiều thời điểm khác
nhau ở các phần khác nhau trên thế giới" (Wikipedia 2015e;
2015f).
Một quốc gia - dân tộc có thể có nhiều đặc tính, chẳng hạn
như một lãnh thổ được xác định theo địa lý rõ ràng, quyền
tối cao trên lãnh thổ của nó, sự hiện hữu của một chính
quyền, biên giới cố định, một chính quyền xưng độc quyền ép
buộc trên dân, nhận thức quốc gia, sự tuân lệnh và trung thành
của dân cư trú (Opello and Rosow 2004, 3). Dưới định nghĩa này, đa
số các nước hiện nay trên thế giới đều được coi là quốc gia -
dân tộc.
Nước (Nam) Việt Nam không phải là một quốc gia - dân tộc. Nó là
một nước bị chiếm đóng và vì vậy nó không có một chính
quyền của riêng nó. Dân tộc VNCH không phải là một quốc gia -
dân tộc vì nó không có một lãnh thổ được xác định, quyền tối
cao trên lãnh thổ nó, và một chính quyền. Dân tộc VNCH là một
trong nhiều dân tộc không quốc gia trên thế giới, như dân tộc
người Kurd, người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), người Tây Tạng, và ngay cả
người Hồng Kông. Những dân tộc không quốc gia này có thể sẽ
trở thành quốc gia có chủ quyền trong tương lai. Lịch sử cho
thấy nhiều dân tộc không quốc gia trở thành quốc gia có chủ
quyền, thí dụ như Bosnia và Herzegovina, Serbia (Xem, thí dụ như,
Wikipedia 2015h).
Câu hỏi là Việt Nam cộng sản có thực sự là quốc gia - dân tộc
hay không. Câu trả lời ngắn gọn là "Không." Việt Nam cộng sản
có thể có sự hợp pháp ngoại giao qua lừa đảo, nhưng hợp pháp
ngoại giao không có nghĩa là hợp pháp trong nước. Hợp pháp
ngoại giao chỉ hàm ý hợp pháp được cảm nhận bởi các quốc gia
dân tộc khác. Một chính quyền, như phe cộng sản Việt Nam, bằng
bạo tàn và lừa đảo, có thể đạt được sự hợp pháp ngoại giao
nhưng không nhất thiết hợp pháp trong nước bởi vì nó không đại
diện dân. Như thảo luận ở trên, Iraq dưới Saddam Hussein là một
thí dụ của quốc gia - dân tộc bất hợp pháp. Cộng đồng thế
giới can thiệp để thay đổi chế độ và cho phép dân Iraq tự do
lựa chọn chính quyền của họ. Việt Nam cộng sản là một quốc
gia bất hợp pháp vì chính quyền của nó bất hợp pháp và không
đại diện dân. Trên thực tế, Việt Nam cộng sản là một quốc gia
tân thuộc địa (neo-colonial) dưới sự kiểm soát của Tàu cộng.
Từ ngữ "quốc gia thuộc địa" thường được dùng để mô tả một
nước trở thành thuộc địa của một nước mạnh hơn, thường là
một đế quốc, như Pháp, Anh, hoặc Tây ban nha trong thế kỷ 18 và
19. Từ ngữ "quốc gia tân thuộc địa" nói đến một hình thức mới
của quốc gia thuộc địa khi quốc gia thuộc địa có "tất cả
những hình thức bên ngoài của quyền tối cao thế giới" nhưng
"hệ thống kinh tế và do đó chính sách chính trị được điều
động từ bên ngoài" (Nkrumah 1965). Các học gỉả Marxist mô tả
thể chế tân thuộc địa là "khí cụ chính yếu của chủ nghĩa đế
quốc" và là "dạng tệ hại nhất của chủ nghĩa đế quốc" (sđd.).
Trong Chiến tranh Việt Nam, miền Nam Việt Nam thường bị mô tả
bởi các học giả Marxist là một quốc gia tân thuộc địa dưới sự
kiểm soát của Hoa Kỳ (sđd.).
Oái oăm thay, tất cả các đặc tính dùng bởi học giả Marxist để
mô tả một quốc gia tân thuộc địa bây giờ lại áp dụng y hệt
cho Việt Nam hiện nay mà chủ là Tàu cộng. Trước hết, "những
kẻ cai trị các quốc gia tân thuộc địa lấy quyền thế cai trị
không phải từ ý dân mà từ sự hỗ trợ họ có được từ các ông
chủ tân thuộc địa của họ" (sđd.). Chúng ta đã biết rõ
các lãnh tụ ĐCSVN là nô lệ của Tàu cộng từ cuộc họp thượng
đỉnh bí mật tại Thành Đô, Tứ Xuyên, vào tháng 9, 1990 khi các
lãnh tụ Tàu cộng và Việt cộng "viết thông báo thỏa thuận bí
mật về Cambodia và giải quyết trên nguyên tắc các cản trở cho
việc bình thường hóa quan hệ" (Womack 2006, 208). Thứ nhì, viện
trợ từ các ông chủ tân thuộc địa "chỉ là tín dụng tuần hoàn,
được trả bởi ông chủ tân thuộc địa, cho qua quốc gia tân thuộc
địa và trở lại ông chủ tân thuộc địa dưới dạng lợi tức gia
tăng" (sđd.). Trong Chiến tranh Việt Nam, các học gỉả
Marxist thường mô tả loại viện trợ này là "viện trợ quân sự."
Ngày nay, đối diện với sự ổn định địa chính, loại viện trợ
lộ liễu đó không khả thi. Vì vậy, nó phải được hóa trang dưới
dạng khác như tín dụng tài chánh. Đây chính là cá́i mà Tàu
cộng đang làm với Việt cộng. Mục tiêu của viện trợ hoặc tín
dụng là tạo ra sự lệ thuộc của quốc gia tân thuộc địa vào ông
chủ tân thuộc địa của nó. Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Tàu
cộng đã đến mức nguy hiểm (VOV 2015). Thứ ba, các dụng cụ khác
hơn kinh tế như các khí cụ văn hóa có thể được dùng trong các
theo đuổi tân thuộc địa. Thí dụ gồm có ngôn ngữ, giáo dục,
tôn giáo, và các dạng quyền lực mềm (soft power) khác (Molag
2014). Viện Khổng Tử, tiêu biểu cho quyền lực mềm của Tàu, đã
được thiết lập trên khắp thế giới. Vào cuối năm 2013, 440 viện
được thành lập. Tại Việt Nam, một viện Khổng Tử khai trương
vào tháng chạp 2014 tại Hà Nội và được quản lý bởi Đại Học
Hà Nội của Việt Nam và Đại Học Sư Phạm Quảng Tây của Tàu. Có
vẻ là Viện Khổng Tử tại Việt Nam là một thí dụ cho khí cụ
quyền lực mềm của Tàu tân thuộc địa để theo đuổi các mục tiêu
tân thuộc địa.
Cuối cùng, Việt Nam cộng sản không những là một quốc gia - dân
tộc bất hợp pháp, nó còn là một quốc gia không có dân tộc.
Nói cách khác, nó hiện hữu là một quốc gia nhưng không có dân
tộc hỗ trợ hoặc tự nguyện chấp nhận các mục tiêu và lý
tưởng đặt ra bởi quốc gia, đó là xã hội chủ nghĩa và/ hoặc
chủ nghĩa cộng sản. Thực ra, dân tộc đáng kể duy nhất hiện
hữu trong và ra ngoài biên giới của Việt Nam cộng sản là dân
tộc VNCH, như mô tả ở trên, tiêu biểu cho tất cả những gì trái
ngược lại với xã hội chủ nghĩa và/ hoặc chủ nghĩa cộng sản.
Ta phải hiểu nhóm chữ "không có dân tộc" ở đây có nghĩa là
"không có dân tộc được xác định hoặc đồng đều" đối với các
mục tiêu tổng quát của quốc gia đặt ra bởi chính quyền quốc
gia. Nói cách khác, người dân tạo nên "quốc gia không có dân
tộc" có thể không được xác định rõ ràng, hoặc có các niềm
tin và lý tưởng khác hẳn với các niềm tin và lý tưởng đặt ra
do chính quyền quốc gia, hoặc đến từ nhiều gốc và có nhiều
đặc tính căn bản khác nhau kể cả ngôn ngữ, niềm tin chính trị
và/hoặc tôn giáo, các khía cạnh chủng tộc và/hoặc lịch sử.
Có nhiều quốc gia không có dân tộc khác trên thế giới. Thí dụ
cho những quốc gia này gồm có Iraq (Black 2014), Tàu cộng
(Fitzgerald 1998, 57), cộng hòa Áo (Morrissey 2012), và Mã lai Á
(Stockwell 2005, 210).
Một quốc gia không có dân tộc vẫn có thể tồn tại nếu nó thỏa
mãn vài điều kiện căn bản. Một điều kiện quan trọng là đa số
dân tộc trong quốc gia đó hoặc các dân tộc khác nhau trong quốc
gia đó đồng ý sống hòa bình phù hợp với mục tiêu đặt ra bởi
chính quyền quốc gia. Nếu có vi phạm điều kiện này, quốc gia
đó sẽ sụp đổ. Việt Nam cộng sản là một thí dụ của quốc gia
như vậy bởi vì những mục tiêu về xã hội chủ nghĩa hoặc cộng
sản tương phản với ý muốn của đa số dân. Ngoài ra, nhiều thực
hành cộng sản đi ngược lại với những truyền thống dân Việt.
Vài thí dụ cho các thực hành này là sự sùng bái Hồ Chí
Minh, việc dựng tượng Lê-Nin, sự nhượng bộ hèn nhát với Tàu
cộng về Biển Đông, và việc dùng cờ một thành phố Tàu làm
quốc kỳ.
C. Nước (Nam)
Việt Nam hoặc dân tộc VNCH sẽ trở thành quốc gia có chủ quyền
trên toàn thể Việt Nam trong tương lai gần khi chế độ cộng sản
sụp đổ.
Quốc gia hoặc dân tộc có thể phát huy hoặc đổ ngã. Quyền tối
cao của một quốc gia hoặc một quốc gia - dân tộc có thể bị
thách đố bởi nhiều lực: thay đổi trong chiến cụ, toàn cầu hóa
chủ nghĩa tư bản, rạn nứt nhận thức quốc gia, và sự nổi lên
của các hệ thống truyền thông cao cấp (Opello and Rosow 2004,
245). Nhiều nhóm trong một quốc gia - dân tộc "tự tưởng tượng
mình là một dân tộc" và "tìm danh xưng quốc gia"(sđd.,
257). Những người tị nạn chính trị hoặc kinh tế thì "chín mùi
cho các kêu gọi cho nhận dạng chính trị khác đối với nhận
dạng chính trị của quốc gia - dân tộc" (sđd., 259). Ngoài
ra, sự thịnh hành của kỹ thuật truyền thông cao cấp, như
Internet và truyền thông xã hội, "khiến cho quốc gia khó kiểm
soát các lưu thông tin tức bên trong và đi qua biên giới nó" và
"đang nảy nở sự gắn bó công chúng làm đe dọa quyền tối cao
của các quốc gia dựa vào lãnh thổ" (sđd., 263). Dân tộc
VNCH theo đúng y hệt khuôn mẫu này. Nhiều dân sống tại Việt Nam
là những người tị nạn chính trị (thí dụ, những người đấu
tranh dân chủ) hoặc kinh tế (thí dụ, sinh viên ra trường không có
việc, dân oan) bị mắc kẹt trong nước. NVHN gồm có đa số là
người tị nạn chính trị. Cùng với nhau, họ đồng nhất đấu tranh
cho tự do và dân chủ cho Việt Nam qua mọi hình thức, kể cả và
nhất là Internet.
Davies (2011, 732) đưa ra lý thuyết rằng có ít nhất năm cơ chế
đóng góp vào cái chết của một quốc gia: sụp đổ hướng nội
(implosion), xâm chiếm, liên kết, phá sản, và "tử vong lúc sơ
sinh." Một thí dụ của sụp đổ hướng nội là Liên Sô. Trong tiến
trình này, "một khoảng trống được tạo ra, các phần cấu thành
bị tách rời, và cái toàn thể bị tiêu hủy" (sđd., 732).
Thông thường, cái chết của một quốc gia có chủ quyền dẫn đến
sự sinh ra hoặc tái sinh các quốc gia độc lập mới. "Mười lăm
cộng hòa Sô Viết lệ thuộc được biến thành mười lăm quốc gia
độc lập" (sđd., 725).
Gellner (2008, 6) tin rằng dân tộc và quốc gia "được sắp đặt cho
nhau" nhưng "trước khi chúng có thể trở thành cho nhau, mỗi cái
phải nổi lên, và sự nổi lên của chúng thì độc lập và ngẫu
nhiên." Những học gỉả về dân tộc vững tin rằng quốc gia và dân
tộc phù hợp nhau: cho mỗi quốc gia nên có một dân tộc và cho
mỗi dân tộc nên có một quốc gia (Gellner 2008, 128). Ngoài ra, dân
tộc được hình thành không phải chỉ vì lý do hiện hữu. Luôn
luôn có một móc nối tới "quyền tối cao quốc gia - dân tộc vả
lãnh thổ quốc gia trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hy
vọng" (Donnan and Wilson 2001, 6). Vì vậy, khi một dân tộc phát
triển càng lúc càng mạnh mẽ, nó bắt buộc phải nổi lên là
một quốc gia có chủ quyền, nhất là khi nó thay thế một quốc
gia chủ quyền đang sụp đổ.
Dân tộc VNCH và quốc gia Việt cộng bất hợp pháp đưa ra một
tình cảnh hay cho sự thay thế, trong tương lai, một quốc gia có
chủ quyền thối nát bằng một dân tộc lành mạnh. Thí dụ về
Liên Sô thảo luận ở trên có thể giúp giải thích tình cảnh
này. Có nhiều lý do cho sự sụp đổ của Liên Sô, nhưng cái thiết
yếu của những lý do này thì không phức tạp. "Hệ thống Sô
Viết được xây dựng trên lực cực độ và lừa đảo cực độ. Hầu
như mọi việc mà Lenin và những người theo Lenin làm đều được
kèm theo bởi giết chóc; hầu như những gì họ nói đều dựa vào
các lý thuyết nửa mùa, hoàn toàn thiếu lương thiện và là
những dối trá trắng trợn và to tát" (Davies 2011, 725). Chính
hai cực điểm này đưa đến cái chết của Liên Sô bằng sụp đổ
hướng nội.
Như Liên Sô, quốc gia Việt cộng bất hợp pháp hiện nay không thể
tồn tại vì nó cũng được xây dựng trên lực cực độ và lừa đảo
cực độ. Lực cực độ và lừa đảo cực độ phạm bởi Việt cộng
đã được biết rõ và ghi nhận rõ ràng. Thí dụ gồm có cuộc
Cải cách ruộng đất vào thập niên 1950 ở Bắc Việt, vụ Nhân Văn
Giai Phẩm, các lừa đảo do Hồ Chí Minh và đồng chí, những hành
động khủng bố gây trên dân miền Nam trong cuộc chiến, sự đối
đãi tàn bạo với binh lính và nhân viên chính phủ của VNCH sau
cuộc chiến, sự đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ hiện nay,
và các bằng chứng khác. Ngoài ra, Việt cộng còn gây tội ác
tệ hại hơn cộng sản Sô Viết, như bán đất cho Tàu cộng, dung
dưỡng buôn người, cướp bóc dân, phá hủy văn hóa và tài nguyên
đất nước. Cái có vẻ là quyền lực của nhóm cầm quyền cộng
sản chỉ là cái che giấu cho một cốt lõi thối nát. ĐCSVN đã
bị suy đồi qua nhiều năm vì nhiều lý do, kể cả tranh giành
quyền lực, tham nhũng, lừa đảo, tham lam, bất tài, và quản trị
sai quấy.
Trong khi sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam thì
không tránh được, nước (Nam) Việt Nam và dân tộc VNCH sẽ khiến
cho sự sụp đổ này xảy ra sớm hơn. Dân tộc VNCH đang phát triển
càng ngày càng mạnh mẽ như cho thấy qua sự đoàn kết giữa
người Việt trong và ngoài nước, các ảnh hưởng chính trị và
tài chánh gia tăng của NVHN, và những hoạt động gia tăng trong
cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ bởi các nhà
đấu tranh nhân quyền và dân chủ. Dân tộc VNCH bây giờ sẵn sàng
"kiếm danh xưng quốc gia" và "chín mùi cho các kêu gọi cho nhận
thức chính trị khác" nhờ sự gia tăng dân số của người tị nạn
chính trị và kinh tế, NVHN, và sự thịnh hành của Internet và
các phương tiện truyền thông xã hội, theo các tiêu chuẩn đưa ra
bởi Opello and Rosow (2004, 245, 257, 259). Ngoài ra, sức đề kháng
tiềm tàng của nước (Nam) Việt Nam bị chiếm đóng sẽ giúp đẩy
mạnh dân tộc VNCH nổi lên thành một quốc gia có chủ quyền dẫn
đến cái chết bằng sụp đổ hướng nội của chế độ cộng sản
Việt Nam.
Ngay cả nếu quốc gia Việt Nam cộng sản bất hợp pháp không sụp
đổ ngay, nước (Nam) Việt Nam và/ hoặc dân tộc VNCH vẫn có thể
"tách ra khỏi quốc gia để gia nhập xã hội thế giới qua ly khai
hoặc tái chiếm đất cũ (irredentism)" (Kaya 2012, 67). Thực ra,
"các nhóm dân tộc phân quốc gia (sub-state) đang hoạt động trong
một bối cảnh quốc tế" (sđd., 93). 'Tác nhân quốc tế' nên
được định nghĩa rộng rãi để bao gồm "quốc gia và đủ các loại
tác nhân phi quốc gia (kể cả các nhóm phân quốc gia và những
người sống xa quê hương)" (sđd.). Với sự mở mang gia tăng
của các xã hội dân sự và NVHN, tiêu biểu cho các nhóm phân
quốc gia và người xa quê hương, và sự công nhận quốc tế về các
nỗ lực của các nhà tranh đấu dân chủ như văn sĩ Nguyễn Xuân
Nghĩa (Dân 2015) và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mạng 2015),
việc tạo thành một quốc gia cho dân tộc VNCH, là một quốc gia
thay thế cho Việt Nam cộng sản hiện nay hoặc là một quốc gia
mới bằng ly khai hoặc tái chiếm đất cũ, đang trở thành càng
ngày càng có thật.
D. Kết Luận
Sau 1975, VNCH vẫn còn sống là một nước bị cộng sản chiếm
đóng. Quan trọng hơn, VNCH là một dân tộc phồn huy với một dân
số to tát của những người chống cộng sống tại Việt Nam, cả
Nam và Bắc, và hải ngoại.
Sự sụp đổ của quốc gia Việt cộng bất hợp pháp thì không
tránh được. Nó sẽ được thay thế bởi dân tộc VNCH khỏe mạnh và
đầy sức sống, hỗ trợ bởi sức đề kháng tiềm tàng của nước
(Nam) Việt Nam bị chiếm đóng. Cuộc chuyển tiếp sẽ đưa đến quốc
gia có chủ quyền VNCH. Tên của chính thể có thể thay đổi theo
ý dân, nhưng đặc tính thiết yếu của nó vẫn không thay đổi:
chống cộng.
Tuy nhiên, ngay cả trong cảnh yên bình nhất, sự sụp đổ của chế
độ cộng sản phải được khởi đầu bằng hành động của người dân.
Người dân phải đứng lên và đòi hỏi lật đổ chế độ cộng sản.
Đặc biệt, thế hệ trẻ phải ý thức rằng họ có bổn phận bảo
vệ tổ quốc. Sự lựa chọn duy nhất là lật đổ chế độ cộng
sản, phục hồi chính nghĩa của VNCH, và sống phù hợp với tinh
thần bất khuất của dân Việt.
19/07/2015
_________________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Anderson, Benedict. 2006. Imagined Communities. Reflections on the Origin and Spread of Nationalism. Revised Edition. Verso, New York, U.S.A.
2. Baycroft, Timothy and Hewitson, Mark (Eds.). 2006. What is a Nation? Europe 1789-1914. Oxford University Press, New York, U.S.A.
3. Black, Eric. 2014. Iraq is a state but not a nation; Kurdistan is the opposite. 16-6-2014. https://www.minnpost.com/eric-black-ink/2014/06/iraq-state-not-nation-kurdistan-opposite (truy cập 16-7-2015).
4. Cao-Đắc, Tuấn. 2015. Xâm lăng, quốc gia, mất nước, và ngày quốc hận. 10-6-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/xam-lang-quoc-gia-mat-nuoc-va-ngay-quoc.html (truy cập 16-7-2015).
5. _________. 2014. Ý nghĩa lá cờ vàng của người Việt hải ngoại. December 23, 2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/12/y-nghia-la-co-vang-cua-nguoi-viet-hai_23.html (truy cập 31-5-2015).
6. Connor, Walker.1978. A Nation is a Nation, is a State, is an Ethnic Group, is a ..., (pp. 36-46), in Nationalism, 1994, edited by John Hutchinson and Anthony D. Smith, Oxford University Press. Oxford, U.K.
7. Council of Europe. 2005. The concept of “nation”. December 13, 2005.
assembly.coe.int/ASP/Doc/XrefViewHTML.asp?FileID=11332&Language=EN (truy cập 20-12-2014).
8. Dân Làm Báo. 2015. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được Hội Nhà văn Na Uy trao giải thưởng Tự do Ngôn luận. 22-3-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/nha-van-nguyen-xuan-nghia-uoc-hoi-nha.html (truy cập 18-7-2015).
9. Davies, Norman. 2011. Vanished Kingdoms. The Rise and Fall of States and Nations. Penguin Group. New York, NY, U.S.A.
10. Donnan, Hastings and Wilson, Thomas M. 2001. Borders – Frontiers of Identity, Nation and State. Berg, U.K.
11. Duiker, William. 1996. The Communist Road To Power In Vietnam.Second Edition. Westview Press, Boulder, Colorado, U.S.A.
12. Fall, Bernard B. 1967. The Two Viet-Nams: A political and Military Analysis. Second Revised Edition, Frederick A. Praeger, New York, U.S.A.
13. Fearon, James D. 2006. Civil war definition transcends politics. April 10, 2006. http://fsi.stanford.edu/news/civil_war_definition_transcends_politics_20060410 (truy cập 18-7-2015).
14. Fitzgerald, John. 1998. Awakening China: Politics, Culture, and Class in the Nationalist Revolution. Stanford University Press, Stanford, California, U.S.A.
15. Flaherty, Jane. 2006. Review the book Nicholas Onuf and Peter Onuf, Nations, Markets, and War: Modern History and the American Civil War. Charlottesville, VA: University of Virginia Press, 2006. 10-2006.
http://eh.net/book_reviews/nations-markets-and-war-modern-history-and-the-american-civil-war/ (truy cập 18-7-2015).
16. Gellner, Ernest. 2008. Nations and Nationalism. Second Edition. Cornell Paperbacks. Cornell University Press. Ithaca, New York, U.S.A.
17. Greefield, Liah. 1992. Types of European Nationalism (pp.
165-171), in Nationalism, 1994, edited by John Hutchinson and Anthony D.
Smith, Oxford University Press. Oxford, U.K.
18. Hobsbawm, E.J. 1990. Nations and Nationalism since 1780. Programme, Myth, Reality. Cambridge University Press, Cambridge, U.K.
19. Hutchinson, John and Smith, Anthony D. (Eds.). 1994. Nationalism. Oxford University Press. Oxford, U.K.
20. ICRC. 2012. Internal conflicts or other situations of violence – what is the difference for victims? 12-10-2012.
https://www.icrc.org/eng/resources/documents/interview/2012/12-10-niac-non-international-armed-conflict.htm (truy cập 18-7-2015).
21. Joes, Anthony James. 2001. The War for South Vietnam, 1954-1975. Praeger Publishers, Connecticut, U.S.A.
22. Joseph, Alex. 2008. Teaching the War: What the Vietnamese Government Wants Students to Learn About the American-Vietnam War. ISP Collection. Paper 593.
http://digitalcollections.sit.edu/isp_collection/593 (truy cập 18-7-2015).
23. Karnow, Stanley. 1997. Vietnam: A History, Second Edition, Penguin Books, New York, U.S.A.
24. Katzman, Kenneth. 2005. Iraq: U.S. Regime Change Efforts and
Post-Saddam Governance. Congressional Research Service, The Library of
Congress. Updated January 28, 2005. http://www.law.umaryland.edu/marshall/crsreports/crsdocuments/RL3133901282005.pdf (truy cập 30-5-2015).
25. Kaya, Zeynep N. 2012. Maps Into Nations: Kurdistan, Kurdish Nationalism and International Society. Ph. D. thesis, London School of Economics and Political Science. 2012. http://etheses.lse.ac.uk/645/1/Zeynep_Maps_into_Nations.pdf (truy cập 18-7-2015).
26. Krasner D. Stephen. 1999. Sovereignty – Organized Hypocrisy. Princeton University Press, New Jersey, U.S.A.
27. Mạng Lưới Blogger Việt Nam. 2015. Thành viên Mạng Lưới
Blogger Việt Nam - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Civil Rights Defenders
trao giải thưởng “Người bảo vệ Nhân quyền của năm”. 11-4-2015.
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/thanh-vien-mang-luoi-blogger-viet-nam.html (truy cập 18-7-2015).
28. Molag, Trevor. 2014. Neo-Colonialism in the Modern Age. January 19, 2014.
https://medium.com/@trevormolag/neo-colonialism-in-the-modern-age-39138aaf2d82 (truy cập 17-7-2015).
29. Native Amerian Nations. Unknown date. The Cherokee Nation of Indians. Unknown date. http://www.nanations.com/cherokee_nation.htm (truy cập 1-6-2015).
30. Nkrumah, Kwame. 1965. Neo-Colonialism, the Last Stage of Imperialism.
31. Opello, Walter C., Jr. and Rosow, Stephen J. 2004. Nation-State and Global Order. A Historical Introduction to Contemporary Politics. Lynne Rienner Publishers, Boulder, Colorado, U.S.A.
32. The Economist. 2010. Defining what makes a country - In quite a state. 8-4-2010. http://www.economist.com/node/15868439 (truy cập 29-5-2015).
33. MacFarquahr, Neil. 2006. Saddam Hussein, Defiant Dictator Who Ruled Iraq With Violence and Fear, Dies. 30-12-2006. http://www.nytimes.com/2006/12/30/world/middleeast/30saddam.html?pagewanted=all&_r=0 (truy cập 17-6-2015).
34. Morrissey, Jill. 2012. The Republic of Austria: A State Without a Nation. Master's thesis, presented to The Faculty of the Graduate School of Arts and Sciences, Brandeis University. May 2012. https://bir.brandeis.edu/bitstream/handle/10192/82/Final%20Thesis.pdf?sequence=1 (truy cập 17-7-2015).
35. Rosenberg, Matt. Không rõ ngày. Country, State, and Nation. Không rõ ngày.
http://geography.about.com/cs/politicalgeog/a/statenation.htm (truy cập 16-7-2015).
36. Sarkees, Meredith Reid. Unknown date. The COW Typology of War: Defining and Categorizing Wars (Version 4 of the Data). Unknown date.
http://cow.la.psu.edu/COW2%20Data/WarData_NEW/COW%20Website%20-%20Typology%20of%20war.pdf (truy cập 18-7-2015).
37. Stockwell, Tony. 2005. Forging Malaysia and Singapore: Colonialism, Decolonization, and Nation-Building.
Chapter Eight in "Nation Building: Five Southeast Asian Histories,"
edited by Gungwu Wang, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore.
38. Truong Nhu Tang. 1986. A Vietcong Memoir. With David Chanoff and Doan Van Toai. Vintage Books, New York, U.S.A.
39. VOV. 2015. Economist warns of Vietnam’s over dependence on China. 5-3-2015. http://english.vov.vn/Economy/Trade/Economist-warns-of-Vietnams-over-dependence-on-China/291752.vov (truy cập 17-7-2015).
40. Weber, Max. 1948. The Nation (pp. 21-25) in Nationalism, 1994, edited by John Hutchinson and Anthony D. Smith, Oxford University Press. Oxford, U.K.
41. Wikipedia. 2015a. Country. 9-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Country (truy cập 29-5-2015).
42. _________. 2015b. List of states with limited recognition. 28-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_states_with_limited_recognition (truy cập 29-5-2015).
43. _________. 2015c. Sovereign state. 28-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Sovereign_state (truy cập 29-5-2015).
44. _________. 2015d. Nation. 9-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Nation (truy cập 29-5-2015).
45. _________. 2015e. Nation state. 20-5-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Nation_state (truy cập 29-5-2015).
46. _________. 2015f. Quốc gia dân tộc. 7-3-2015.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c (truy cập 1-6-2015).
46. _________. 2015g. Anschluss. 22-6-2015.
https://en.wikipedia.org/wiki/Anschluss#Nazi_Germany_and_Austria (truy cập 5-7-2015).
48. _________. 2015h. Stateless nation. 13-7-2015. https://en.wikipedia.org/wiki/Stateless_nation (truy cập 16-7-2015).
49. _________. 2015i. Civil war. 11-7-2015. https://en.wikipedia.org/wiki/Civil_war (truy cập 16-7-2015).
50. Womack, Brantly. 2006. China and Vietnam: The Politics of Asymmetry. Cambridge University Press, Cambridge, U.K.
© 2015 Cao-Đắc Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét