Chăn Gối Với Kẻ Thù (Sleeping With the Enemy)
James Webb/Giang chuyển ngữ
Biết giải thích như thế nào với những
đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của
những người cùng thời lại nhằm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa
Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây
nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không
hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ
gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc
bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả
Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.
Sau khi Tổng Thống Nixon từ chức vào
tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa thu năm ấy mang lại 76 tân Dân biểu thuộc đảng
Dân Chủ và 8 Thượng nghị sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt chân ráo này đã
tranh cử dựa trên cương lĩnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như
những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy
rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một
nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.
Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate nầy
diễn hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành
điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất
kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn: Nam Việt Nam. Không nên lầm
lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết
của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời Việt Nam hai năm
trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.
Bởi những lý do mà không một viện dẫn
lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh
Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền dân chủ còn phôi thai của Nam
Việt Nam. Phụ tá sau này của Tòa Bạch Ốc Harold Ickes và nhiều người khác trong
“Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chính” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi
trẻ nhiều tham vọng Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ
của Quốc Hội nhằm giúp Miền Nam Việt Nam tự bảo vệ.
Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều
hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối
hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học
Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong
chính quyền Miền Nam Việt Nam. Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục
thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người
Việt Nam chống Cộng, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến
binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị Bắc Việt được khối Xô Viết
yểm trợ.
Rồi đến đầu năm 1975, Quốc Hội
Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không Cộng Sản. Tân
Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho Việt Nam và
Cam Bốt của Tổng Thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho
quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến
thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ.
Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris
1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân
sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba, phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu
quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho
Việt Nam và Cam Bốt.
Trong các cuộc tranh luận, luận điệu
của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến
tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các
quốc gia nầy dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi Dân biểu Christopher
Dodd, tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy
điệu bộ:
“Gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm
nhục chữ nghĩa… Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân
Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này
là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”
Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại
trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những
cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn
một phần ba dân số của quốc gia này, như sau, “Chính phủ cảnh cáo rằng nếu
chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho
việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu
hiện nay.”
Trên chiến trường Việt Nam, việc chấm
dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp
chỉ huy quân đội của Miền Nam Việt Nam đã được bảo đảm về việc viện trợ trang
thiết bị khi người Mỹ rút quân -tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho
Nam Hàn và Tây Đức- và bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc nếu Miền Bắc tấn công
Miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng
nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Xô Viết vẫn tiếp
tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.
Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa
choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với
những thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân Miền Bắc được tái trang bị đầy
đủ lập tức phát động ra cuộc tổng tiến công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô
lập, quân Miền Bắc tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày. Những năm
về sau, tôi phỏng vấn các người lính Miền Nam Việt Nam còn sống sót trong các
cuộc giao tranh, nhiều người trải qua hơn chục năm trong các trại tập trung của
Cộng Sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Điệp khúc này không bao giờ chấm dứt:
– “Tôi không còn đạn dược.”
– “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.”
– “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.”
– “Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa những lời kêu gọi xin tiếp viện.”
– “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.”
– “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.”
– “Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa những lời kêu gọi xin tiếp viện.”
Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự sụp đổ này
cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong
nhiều vấn để chúng ta đang đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng
chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan
điểm chính trị với họ, đây là một tháng đen tối và tuyệt vọng. Những khuôn mặt
mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Quân là những khuôn mặt rất
thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những
thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc
sau khi đeo bám tuyệt vọng vào thân trực thăng hay phi cơ, có thể là những
người chúng ta quen biết hoặc từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn
niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt
cuộc chiến.
Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc
chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ
mộng hoá những ý định của người Cộng Sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ
trách nhiệm của mình trong sự sụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt
Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng. Ở trung tâm Luật Khoa của đại
học Georgetown, nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều
cam kết về hòa bình và bầu cử trong Hiệp định Paris 1973, và tiếng xe tăng của
Bắc Quân trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.
Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan
trong năm 1997, nhưng thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của những cố
gắng không ngừng nghỉ của phong trào phản chiến trong những năm theo sau sự rút
quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố
với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của
CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể
thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của
mình, ứng cử viên Tổng thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu
gối, bình luận, “Anh không hiểu là tôi không muốn chúng ta chiến thắng cuộc
chiến đó sao?”. Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một
nhóm nhỏ nhưng vô cũng có ảnh hưởng. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn.
Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn
cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện
ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi Miền Nam sụp
đổ. Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim
tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố
gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền dân chủ của Miền Nam Việt
Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai
trong câu chuyện của David Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng
thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình. Đứng trước
máy vi âm ông ta nói:
“Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở
đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”
Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood
xảy ra, dù giờ đây đã được cố tình quên đi. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà
nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích
của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta,
đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim
của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của
Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.
Chúng ta, những người đã từng chiến đấu
ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh
khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được.
Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta?
Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ
tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng
Sản, kẻ đã làm thiệt mạng trên 58.000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ
trương ủng hộ dân chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong
cùng một đất nước?
Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào
của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của
Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến
binh Miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56.000 người thiệt mạng, 250.000 bị giam
hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng
bách di dân, tham nhũng, hay là chế độ công an trị mà hiện vẫn còn đang tiếp
diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ
thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn
tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung
cảnh có thật.
Tại sao?
Bởi vì cộng
đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại
“đỉnh cao trí tuệ” trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay
cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường
phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn
ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào,
những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ
thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ
đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.
Giữa những người dân Mỹ bình thường,
thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren nầy lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau
những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công
dân của chúng ta đồng ý với chúng ta, những người đang chiến đấu, hơn là với
những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng
với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống
chiến tranh.
Như được tường trình lại trong bài Ý
Kiến Quần Chúng, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa
Kỳ chấm dứt sự tham dự cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam
lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng Giêng năm 1973, khi 68%
dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ
có 49% những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện nầy cho thấy giới
trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết
quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn
là George McGovern bằng tỷ lệ 52 so với 46%.
Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ
những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lĩnh giới báo chí và giới
khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm
1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ… – Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối
rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người
chết ở Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần
6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý
kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng Năm năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc
Miền Bắc, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.
Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi
bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là
những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình
thường tôn trọng.
Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ
trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, năm 1980, ủy
quyền bởi Veterans Administration), 73% công chúng và 89% cựu chiến binh Việt
Nam đồng ý với câu phát biểu “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là quân đội chúng ta
được yêu cầu chiến đấu trong một cuộc chiến mà các lãnh tụ chính trị ở
Washington không để cho họ được phép chiến thắng”; 70% những người từng chiến
đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu “Những gì chúng ta gây ra cho
nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ”, 91% những người đã từng phục vụ chiến đấu
ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74% nói rằng họ thấy
thoải mái với thời gian trong quân đội. Hơn nữa, 71% những người phát biểu ý
kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa, ngay cả nếu biết
rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ
trở về.
Bản thăm dò này còn có cái gọi là
“nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm
người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10… Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt
Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền
hình 6.1, chính trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ
trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.
Trái ngược với những câu chuyện huyền
thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là
quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77% những người tử trận là
quân tình nguyện. Trong số những người tử trận: 86% là da trắng, 12.5% người Mỹ
gốc Phi Châu và 1.2 % thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như
là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công
tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình
trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi
trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã
kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính
mình, phòng khi sau này bị lịch sử phán xét.
Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.
Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.
Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình
tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ,
sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải
có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh
thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm
ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng
trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 % sẽ vùi thây ngoài
biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người
Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu
người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân”.
Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn
nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh,
hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam,
mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý
tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều
đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó
thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy
ở quê hương của em.
It is difficult to explain to my
children that in my teens and early twenties the most frequently heard voices
of my peers were trying to destroy the foundations of American society, so that
it might be rebuilt according to their own narcissistic notions. In retrospect
it’s hard even for some of us who went through those times to understand how
highly educated people—most of them spawned from the comforts of the
upper-middle class—could have seriously advanced the destructive ideas that
were in the air during the late ’60s and early ’70s. Even Congress was
influenced by the virus.
After President Nixon resigned in
August of 1974, that fall’s congressional elections brought 76 new Democrats to
the House, and eight to the Senate.. A preponderance of these freshmen had run
on McGovernesque platforms. Many had been viewed as weak candidates before
Nixon’s resignation, and some were glaringly unqualified, such as
then-26-year-old Tom Downey of New York, who had never really held a job in his
life and was still living at home with his mother.
This so-called Watergate Congress rode
into town with an overriding mission that had become the rallying point of the
American Left: to end all American assistance in any form to the besieged
government of South Vietnam. Make no mistake—this was not the cry of a few
years earlier to stop young Americans from dying. It had been two years since
the last American soldiers left Vietnam, and fully four years since the last
serious American casualty calls there.
For reasons that escape historical
justification, even after America’s military withdrawal the Left continued to
try to bring down the incipient South Vietnamese democracy. Future White House
aide Harold Ickes and others at "Project Pursestrings"—assisted at
one point by an ambitious young Bill Clinton—worked to cut off all
congressional funding intended to help the South Vietnamese defend themselves.
The Indochina Peace Coalition, run by David Dellinger and headlined by Jane
Fonda and Tom Hayden, coordinated closely with Hanoi throughout 1973 and 1974,
and barnstormed across America’s campuses, rallying students to the supposed
evils of the South Vietnamese government. Congressional allies repeatedly added
amendments to spending bills to end U.S. support of Vietnamese anti-Communists,
precluding even air strikes to help South Vietnamese soldiers under attack by
North Vietnamese units that were assisted by Soviet-bloc forces.
Then in early 1975 the Watergate
Congress dealt non-Communist Indochina the final blow. The new Congress icily
resisted President Gerald Ford’s January request for additional military aid to
South Vietnam and Cambodia. This appropriation would have provided the
beleaguered Cambodian and South Vietnamese militaries with ammunition, spare
parts, and tactical weapons needed to continue their own defense. Despite the
fact that the 1973 Paris Peace Accords called specifically for "unlimited military
replacement aid" for South Vietnam, by March the House Democratic Caucus
voted overwhelmingly, 189-49, against any additional military assistance to
Vietnam or Cambodia.
The rhetoric of the antiwar Left during
these debates was filled with condemnation of America’s war-torn allies, and
promises of a better life for them under the Communism that was sure to follow.
Then-Congressman Christopher Dodd typified the hopeless naiveté of his peers
when he intoned that "calling the Lon Nol regime an ally is to debase the
word.... The greatest gift our country can give to the Cambodian people is
peace, not guns. And the best way to accomplish that goal is by ending military
aid now." Tom Downey, having become a foreign policy expert in the two
months since being freed from his mother’s apron strings, pooh-poohed the
coming Cambodian holocaust that would kill more than one-third of the country’s
population, saying, "The administration has warned that if we leave there
will be a bloodbath. But to warn of a new bloodbath is no justification for
extending the current bloodbath."
On the battlefields of Vietnam the
elimination of all U.S. logistical support was stunning and unanticipated news.
South Vietnamese commanders had been assured of material support as the American
military withdrew—the same sort of aid the U.S. routinely provided allies from
South Korea to West Germany—and of renewed U.S. air strikes if the North
attacked the South in violation of the 1973 Paris Peace Accords. Now they were
staring at a terrifyingly uncertain future, even as the Soviets continued to
assist the Communist North.
As the shocked and demoralized South
Vietnamese military sought to readjust its forces to cope with serious
shortages, the newly refurbished North Vietnamese immediately launched a major
offensive. Catching many units out of position, the North rolled down the
countryside over a 55-day period. In the ensuing years I have interviewed South
Vietnamese survivors of these battles, many of whom spent ten years and more in
Communist concentration camps after the war. The litany is continuous: "I
had no ammunition." "I was down to three artillery rounds per tube
per day." "I had nothing to give my soldiers.." "I had to
turn off my radio because I could no longer bear to hear their calls for
help."
The reaction in the United States to
this debacle defines two distinct camps that continue to be identifiable in
many of the issues we face today. For most of those who fought in Vietnam, and
for their families, friends, and political compatriots, this was a dark and
deeply depressing month. The faces we saw running in terror from the North
Vietnamese assault were real and familiar, not simply video images. The bodies
that fell like spinning snowflakes toward cruel deaths after having clung
hopelessly to the outer parts of departing helicopters and aircraft may have
been people we knew or tried to help. Even for those who had lost their faith
in America’s ability to defeat the Communists, this was not the way it was
supposed to end.
For those who had evaded the war and
come of age believing our country was somehow evil, even as they romanticized
the intentions of the Communists, these few weeks brought denials of their own
responsibility in the debacle, armchair criticisms of the South Vietnamese
military, or open celebrations. At the Georgetown University Law Center where I
was a student, the North’s blatant discarding of the promises of peace and
elections contained in the 1973 Paris Accords, followed by the rumbling of
North Vietnamese tanks through the streets of Saigon, was treated by many as a
cause for actual rejoicing.
Denial is rampant in 1997, but the
truth is this end result was the very goal of the antiwar movement’s continuing
efforts in the years after American withdrawal. George McGovern, more
forthcoming than most, bluntly stated as much to this writer during a break in
taping a 1995 edition of cnn’s "Crossfire." After I had argued that
the war was clearly winnable even toward the end if we had changed our
strategy, the 1972 presidential candidate who had offered to go to Hanoi on his
knees commented, "What you don’t understand is that I didn’t want us to
win that war." Mr.. McGovern was not alone. He was part of a small but
extremely influential minority who eventually had their way.
There is perhaps no greater testimony
to the celebratory atmosphere that surrounded the Communist victory in Vietnam
than the 1975 Academy Awards, which took place on April 8, just three weeks
before the South’s final surrender. The award for Best Feature Documentary went
to the film Hearts and Minds, a vicious piece of propaganda that assailed
American cultural values as well as our effort to assist South Vietnam’s
struggle for democracy. The producers, Peter Davis and Bert Schneider [who
plays a role in David Horowitz’s story—see page 31], jointly accepted the
Oscar.. Schneider was frank in his support of the Communists. As he stepped to
the mike he commented that "It is ironic that we are here at a time just
before Vietnam is about to be liberated." Then came one of the most
stunning—if intentionally forgotten—moments in Hollywood history. As a
struggling country many Americans had paid blood and tears to try to preserve
was disappearing beneath a tank onslaught, Schneider pulled out a telegram from
our enemy, the Vietnamese Communist delegation in Paris, and read aloud its
congratulations to his film. Without hesitating, Hollywood’s most powerful
people rewarded Schneider’s reading of the telegram with a standing ovation.
Those of us who either fought in
Vietnam or supported our efforts there look at this 1975 "movie
moment" with unforgetting and unmitigated amazement. Who were these people
who so energetically poisoned the rest of the world’s view of us? How had they
turned so virulently against their own countrymen? How could they stand and
applaud the victory of a Communist enemy who had taken 58,000 American lives
and crushed a struggling, pro-democratic ally? Could they and the rest of us be
said to be living in the same country anymore?
Not a peep was heard then, or since,
from Hollywood regarding the people who disappeared behind Vietnam’s bamboo
curtain. No one has ever mentioned the concentration camps into which a million
South Vietnamese soldiers were sent; 56,000 to die, 250,000 to stay for more
than six years, and some for as long as 18. No one criticized the forced
relocations, the corruption, or the continuing police state. More to the point,
with the exception of the well-intentioned but artistically weak Hamburger
Hill, one searches in vain for a single major film since that time that has
portrayed American soldiers in Vietnam with dignity and in a true context.
Why? Because the film community, as
with other elites, never liked, respected, or even understood those who
answered the call and served. And at a time when a quiet but relentless battle
is taking place over how history will remember our country’s involvement in
Vietnam, those who ridiculed government policy, avoided military service, and
actively supported an enemy who turned out to be vicious and corrupt do not
want to be remembered as having been so naive and so wrong.
Among everyday Americans, attitudes
during this troubled time were much healthier.. Behind the media filtering and
distortion on Vietnam, the fact is that our citizenry agreed far more
consistently with those of us who fought than with those who undermined our
fight. This was especially true, interestingly, among the young Americans now
portrayed as having rebelled against the war.
As reported in Public Opinion, Gallup
surveys from 1966 to the end of U.S. involvement show that younger Americans
actually supported the Vietnam war longer than any other age group. Even by
January of 1973, when 68 percent of Americans over the age of 50 believed it
had been a mistake to send troops to Vietnam, only 49 percent of those between
25 and 29 agreed. These findings that the youth cohort as a whole was
distinctly unradical were buttressed by 1972 election results—where 18- to
29-year-olds preferred Richard Nixon to George McGovern by 52 to 46 percent.
Similarly, despite persistent
allegations to the contrary by former protesters who now dominate media and
academia, the 1970 invasion of Cambodia—which caused widespread campus
demonstrations, including a riot that led to four deaths at Kent State
University—was strongly supported by the public. According to Harris surveys,
nearly 6 in 10 Americans believed the Cambodian invasion was justified. A
majority in that same May 1970 survey supported an immediate resumption of
bombings in North Vietnam, a complete repudiation of the antiwar movement.
Vietnam veterans, though persistently
maligned in film, news reports, and classrooms as unwilling, unsuccessful
soldiers, have been well thought of by average Americans. In the most
comprehensive study ever done on Vietnam vets (Harris Survey, 1980,
commissioned by the Veterans Administration), 73 percent of the general public
and 89 percent of Vietnam veterans agreed with the statement that "The
trouble in Vietnam was that our troops were asked to fight in a war which our
political leaders in Washington would not let them win." Seventy percent
of those who fought in Vietnam disagreed with the statement "It is
shameful what my country did to the Vietnamese people." Fully 91 percent
of those who served in Vietnam combat stated that they were glad they had
served their country, and 74 percent said they had enjoyed their time in the
military. Moreover, 71 percent of those who expressed an opinion indicated that
they would go to Vietnam again, even knowing the end result and the ridicule
that would be heaped on them when they returned.
This same survey contained what was
called a "feelings thermometer," measuring the public’s attitudes
toward various groups on a scale of 1 to 10. Veterans who served in Vietnam
rated a 9.8 on this scale. Doctors scored a 7..9, TV reporters a 6.1,
politicians a 5.2, antiwar demonstrators a 5.0, and draft evaders who went to
Canada came in at 3.3.
Contrary to persistent mythology,
two-thirds of those who served during Vietnam were volunteers rather than
draftees, and 77 percent of those who died were volunteers. Of those who died,
86 percent were Caucasian, 12.5 percent were African-American, and 1.2 percent
were from other races. The common claim that it was minorities and the poor who
were left to do the dirty work of military service in Vietnam is false. The
main imbalance in the war was simply that the privileged avoided their
obligations, and have persisted since that time in demeaning the experience in
order to protect themselves from the judgment of history.
And what of these elites who misread
not only a war but also their own countrymen? Where are they now, other than in
the White House? On this vital historical issue that defined our generation,
they now keep a low profile, and well they should.
What an eerie feeling it must have been
for those who staked the journey of their youth on the idea that their own
country was an evil force, to have watched their naiveté unravel in the years
following 1975. How sobering it must have been for those who allowed themselves
to move beyond their natural denial, to observe the spectacle of hundreds of
thousands of South Vietnamese fleeing the "pure flame of the
revolution" on rickety boats that gave them a 50 percent chance of death
at sea, or to see television pictures of thousands of Cambodian skulls lying in
open fields, part of the millions killed by Communist "liberators."
How hollow the memories of drug-drenched and sex-enshrined antiwar rallies must
be; how false the music that beatified their supposedly noble dissent.
Indeed, let’s be frank. How secretly
humiliating to stare into the face of a disabled veteran, or to watch the
valedictory speech of the latest Vietnamese-American kid whose late father
fought alongside the Americans in a cause they openly mocked, derided, and
despised. And what a shame that the system of government that allowed that
student to be so quickly successful here is not in place in the country of her
origin.
James Webb, a Marine rifle platoon and
company commander in Vietnam, has served as Secretary of the Navy and is the
author of several novels.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét