Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Ngày Xa Đà Nẵng


Tù Khúc : Ngày xa Đà Nẵng
T.Vấn & Bạn Hữu
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tốn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng  hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.

Vũ Cao Hiến : Ngày xa Đà Nẵng

Ngày xa Đà Nẵng -Tranh : Trần Thanh Châu
Tất cả những bài tù khúc đều được ghi lại theo trí nhớ, cả nhạc lẫn lời ( bởi tác giả, bởi người hát, thậm chí bởi người nghe do yêu thích mà nhớ nằm lòng ) , lý do tại sao tưởng cũng không cần giải thích. Do đó, sự khác biệt , cả về lời lẫn nhạc, ở những người hát khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Riêng trường hợp các sáng tác trong tù của Vũ Cao Hiến , sự khác biệt lớn hơn ở những bài tù khúc của các tác giả khác. Lý do : Vũ Cao Hiến đã mất tích trên đường vượt biên vào những năm cuối 80s. Anh không còn sống để chính anh ghi lại những sáng tác của mình. Kết quả, chỉ riêng bài “ Ngày xa Đà Nẵng “ mà chúng tôi giới thiệu kỳ này , lời ghi lại và lời trong bài hát có nhiều chỗ khác nhau khá xa. Kể cả tên bài hát ( có tới 3 tên khác nhau cho tù khúc này : Ngày xa Đà Nẵng, Nhớ Đà Nẵng, Đêm Di Tản – Nhạc phổ kèm theo dưới đây ghi tên bài “ Đêm Di Tản “ do anh Trọng Minh ghi lại theo bản thu âm với người hát là Đinh Quốc Trực ) ) .Và người hát Trần Gia Tỏan cũng không còn có mặt trên cõi đời này nữa để kiểm chứng.
Xin có phần chú thích này để quý độc giả tường lãm.
Nhóm Thực Hiện
Ngày xa Đà Nẵng – Nhạc &Lời : Vũ Cao Hiến. Trình bày : Trần Gia Tỏan
http://t-van.net/wp-content/uploads/2012/05/vch-dem-di-tan-150x150.jpg
( Nhạc Audio )


Nhớ ngày tôi ra đi
Xa Đà Nẵng lòng não nề
Bao giờ biết ngày trở về
Ngọn cờ vàng gió vẫn tung bay
Từng nòng đạn pháo vẫn quanh đây
Đêm di tản nỗi nhớ vơi đầy
Chiến thuyền xuôi phương Nam
Xin từ giã từng đọan đường
Bao giọng nói lời hỏi chào
Giòng kỷ niệm quấn quýt bên nhau
Mùa biển động bão táp đêm đông
Hoa phượng về tắm nắng ven sông
Thương sao những đêm trăng
Sóng nước Mỹ Khê
Thương sao dáng chinh nhân
Phong sương ngày về
Một mình dừng chân nơi quán vắng
Tìm lại thời thanh xuân đã mất
Tiếc nuối tuổi hoa niên xưa
Theo thời gian chẳng trở lại
Em còn ước vọng cuộc đời
Vùng tuyệt vời trống vắng bao năm
Mà nửa đời vẫn kiếp vong thân
Thương phận người kiếp sống long đong


Chuyên Mục Tù Khúc
T.Vấn & Bạn Hữu  thực hiện (2012)

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Chiến Mã Ca


Tù Khúc : Chiến Mã Ca
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tốn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng  hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.
Trần Lê Việt & Lê Trần : Chiến Mã Ca
Tranh: Trần Thanh Châu
“ . . . Ngựa về gục khóc trường giang lạnh
Gươm súng đưa chàng theo núi sông
( Khúc Minh )
Ngày tàn cuộc chiến, chàng kéo lê cuộc sống tù đầy , mang kiếp những con ngựa già trơ xương vì đói, vì lạnh, vì nhớ rừng xưa , mà ngày thoát cũi sổ lồng cứ xa ngút ngàn và mơ hồ như những câu chuyện cổ tích :
Vàng phai trên thanh gươm,
Người mái tóc điểm sương
Ngựa tung vó trong đêm trường trên quê hương sầu thương
Đường mây vỡ tan thang mộng trong cô đơn còn mơ
Sa trường . . .
Trong ý nghĩa đó, CHIẾN MÃ CA   là chứng từ  sống về một thời đại nhiễu nhương, là kinh cầu hồn cho một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam tội nghiệp , một thế hệ ” tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương ” ( Lê Xuân Nho ), một thế hệ ý thức rõ ràng rằng ” thời gian qua đi, riêng tôi ngừng lại ” ( Vũ Cao Hiến ).
Vì đó là một thời bi tráng. . . “ ( T.Vấn )
Chiến Mã Ca – Nhạc: Trần Lê Việt . Lời : Lê Trần
Trình bày : Trần Gia Tỏan
( Nhạc Audio )
Vàng phai trên thanh gươm
Người mái tóc điểm sương
Ngựa tung vó trong mưa buồn trên quê hương sầu thương
Đường mây vỡ tan thang mộng trong cô đơn còn mơ sa trường
Bóng xô nghiêng hòang hôn
Mài gươm trong cô đơn
Người nuốt những hờn căm
Ngựa nuôi móng non thay bờm trên quê hương sầu thương
Đường xa dẫu xa muôn trùng trong đêm nay ngựa phi lên đường
Bóng dõi bóng quê hương
Chiến mã tiến đến sát dòng sông trong đêm khuya mênh mông
Sao chưa hừng đông
Chiến mã rất khát miếng nước trong
Trên quê hương tang thương
Ai qua Trường giang
Ai qua Trường giang . . .

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Hai hàng cây So Đũa



Tù Khúc : Hai hàng cây So Đũa
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tốn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng  hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20
0
 Nguyên Huy & Trọng Minh: Hai hàng cây So Đũa
 Hai hàng cây so đũa – Tranh : Trần Thanh Châu
Về sự ra đời của bài tù khúc được công chúng biết đến nhiều nhất, anh Trọng Minh đã cho biết như sau :
““Tôi nhớ lúc đó khoảng tháng 6 năm 1981, chúng tôi bị giam giữ tại trại Gia Ray, thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, bí số của nó là Z.30A. Vào một buổi trưa, chúng tôi được anh Nguyên Huy mời dự một cái party nho nhỏ. Vì hôm trước đó thí anh đựơc chị cùng với hai đứa con lên thăm, có mang theo cho anh một ít quà bánh. Vì anh đã quá xúc động nên đêm hôm trước đó anh có làm một bài thơ. Anh có đọc cho mọi người nghe. Bài thơ thật cảm động và cũng nói lên một phần nào tâm trạng của riêng tôi. Nên tôi yêu cầu anh chép cho tôi bài thơ đó. Thì thật là may mắn tôi đã có đủ cảm xúc và hứng thú để hoàn thành cái bài nhạc trong hai ngày sau đó, lấy tựa đề là Hai hàng cây So Đũa.
Nội dung bài nhạc đó, nói lên tâm trạng của người vợ đưa con lên thăm chồng trong tù, để từ giã trước khi lên đường vượt biên. Trong nỗi hoang mang không biết có đi trót lọt hay không, gặp nguy hiểm gì hay không, không biết có còn gặp lại nhau hay không, đó là những tình cảm hoài nghi, quyến luyến giữa 2 vợ chồng. Điều đó làm tôi xúc động nên viết bài Hai Hàng Cây So Đũa này.” ( Trích RFA 04-29-2012 )
” . . . Nghe một ca sĩ thời danh hát Tù Khúc, cảm xúc thực sự của người đã từng sống qua tù đày khó mà trọn vẹn. Ngược lại, cũng cùng bài hát ấy, người hát là một người cựu tù ( chắc chắn không thể hát hay bằng ca sĩ chuyên nghiệp ) hay thân nhân của cựu tù, cảm xúc ở người nghe ( đã từng sống qua tù đày ) hẳn sẽ trọn vẹn hơn. Thí dụ như bài tù khúc mà rất nhiều người biết đến : “ Hai Hàng Cây So Đũa “ của hai anh  Trọng Minh và Nguyên Huy . Có nhiều ca sĩ hải ngọai hát bài này. Nhưng cá nhân chúng tôi lại cảm thấy xúc động hơn rất nhiều khi nghe chị Minh Hòa ( một người vợ tù cải tạo ) hát với phần nhạc đệm , hòa âm không chuyên nghiệp lắm. Hãy tưởng tượng, người vợ tù dắt con đến trại thăm chồng, thăm cha lần cuối trước khi vượt biên. Khi chia tay, nhìn bóng chồng gầy gò khuất sau dẫy nhà thăm nuôi lòng đã quặn đau vì không biết đến bao giờ cha con chồng vợ mới gặp lại, đã vậy, đứa con còn ngây thơ hỏi : mẹ ơi đến bao giờ/lên thăm ba lần nữa/mắt em nhòa hơi mưa /. Tôi chủ quan nghĩ rằng, phải là người vợ tù, đã từng sống qua cảnh tượng “ đầm đìa nước mắt “ ( chứ chẳng phải chỉ “ nhòa hơi mưa “ ) ấy, mới diễn tả được trọn vẹn cảm xúc của lời và nốt nhạc. . . ” ( T.Vấn)
Hai hàng cây So Đũa
Thơ : Nguyên Huy. Nhạc: Trọng Minh . Trình bày : Minh Hòa
http://t-van.net/wp-content/uploads/2012/05/hai-hang-cay-so-dua-150x150.jpg
( Nhạc Audio )
Hai hàng cây so đũa
Lặng đứng nhìn xa qua
Lên thăm anh lần cuối
Hàng cây cũng nhạt nhòa
Lên thăm anh lần cuối
Trong lòng em khóc thầm
Lên thăm anh lần cuối
Trong lòng em khóc thầm
Đưa con đi tìm sống
Trùng dương thật mênh mông
Bờ Tự Do vẫy gọi
Họp tan rồi có không?
Hợp tan rồi có không??
Đời anh rồi vắng không!
Đời em rồi vắng không!! Vắng không!!!
Ra đi bao hờn tủi
Em ngậm ngùi xót thương
Thương anh đợi mòn mỏi
Hờn căm ngút đoạn trường
Lên xe về, con hỏi
Mẹ ơi! đến bao giờ
Lên thăm ba lần nữa
Mắt em nhòa hơi mưa
(Nhạc…)
Đưa con đi tìm sống
Trùng dương thật mênh mông
Bờ Tự Do vẫy gọi
Họp tan rồi có không?
Hợp tan rồi có không??
Đời anh rồi vắng không!
Đời em rồi vắng không!! Vắng không!!!
Ra đi bao hờn tủi
Em ngậm ngùi xót thương
Thương anh đợi mòn mỏi
Hờn căm ngút đoạn trường
Lên xe về, con hỏi
Mẹ ơi! đến bao giờ
Lên thăm ba lần nữa
Mắt em nhòa hơi mưa
Mắt em nhòa hơi mưa