Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Sổ tay hàng ngày: Như một bóng ma đang ám ảnh các quốc gia trong vùng, trong đó có Việt Nam!




Nguyễn Xuân Nam
Cali Today News – Tối qua, tôi có đọc một bài báo của Ishaan Tharoor với tựa đề “A Sea of Troubles: Asia Today Compared to Europe Before World War I” trên tạp chí Time số mới ra và một số bài báo khác nói về sự thay đổi quyền lực trên thế giới.
Đó là một bài viết hay, có nhiều vấn đề, mà tôi muốn trích và chia xẻ lại với bạn trong bài báo này.

Ảnh một người biểu tình đứng sau lá cờ Trung Cộng tại một cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Nhật ở Budapest vào ngày 24 tháng 9 năm rồi. Photo courtesy: ATTILA KISBENEDEK / AFP / GETTY IMAGES
Một bóng ma ám ảnh hiện nay ở Á châu, nếu có, chính là “sự trỗi dậy về địa lý chính trị” của Trung Quốc. Ngày trước, trong Tuyên Ngôn Dân Chủ, thế giới tự do gọi chủ nghĩa cộng sản là “một bóng ma ám ảnh nhân loại” thì ngày nay, bóng ma ám ảnh không chỉ châu Á và thế giới (The specter haunting the continent is that of China’s geo-political rise) chính là “sự điên cuồng” tự cho rằng 90% biển đông là ao nhà của Trung Quốc (internal lake). Họ đụng chạm và đối đầu với Nam Hàn ở Bắc Á, với Nhật Bản ở Đông Á, với Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia,… ở Đông Nam Á,…
Trung Cộng đang vươn vai, lấy gồng cơ bắp để bành trướng lãnh thổ, và lãnh hải, khiến các chính phủ trên thế giới không thể làm ngơ…

Một Trung Cộng phi dân chủ đang vươn mình và thách thức khu vực và thế giới.
Trước vấn đề này, có 2 điều được nói đến.
Điều thứ nhất là sự liên tưởng đến châu Âu vào thời tiền đệ nhất thế chiến. Sự căng thẳng hiện nay tại khu vực Á châu khiến một số nhà ngoại giao liên tưởng đến châu Âu một thế kỷ trước, lúc ấy Anh quốc đang trên đà suy thoái và Đức thì trong thế đang lên sau khi thống nhất kể từ năm 1871 và từ đó, Đức đi tìm thế đứng mới của mình, quân bình sức mạnh, sự ảnh hưởng và quyền lực với Anh. Hoàn cảnh lúc đó giống như tình hình hiện nay: Mỹ và Nhật đang trải qua suy thoái, và Trung Quốc đang cố vươn ra chiếm lĩnh hay quân bình sức mạnh của Mỹ và Nhật ở châu Á Thái Bình Dương, trên các lãnh vực quân sự, kinh tế và ngoại giao.
Trong lịch sử, sự thay đổi như thế được gọi là Major Power Shifts (sự thay đổi lớn của cán cân quyền lực) và thông thường, đây là thời điểm thay đổi lịch sử và tạo ra chiến tranh, nếu các nhân vật chính trong sự thay đổi này phạm sai lầm ngoại giao nghiêm trọng.
Sự căng thẳng giữa Nhật và Trung Cộng trong thời gian qua cho thấy họ đã bắt đầu phạm sai lầm và đi quá đà: Từ biểu tình tẩy chay và đập phá nhà máy Nhật ở Trung quốc cho đến máy bay và tàu chiến truy đuổi nhau trên không lẫn trên biển,… Chưa hết, Mỹ tuyên bố đứng về đồng minh Nhật và tân thủ tướng S. Abe khởi động chạy đua quốc phòng và tái kích thích kinh tế,…
Trong bối cảnh rất gay cấn này, bất cứ một sự sai lầm nghiêm trọng nào đó cũng có thể dẫn đến chiến tranh trên quy mô khủng khiếp.
Một thế kỷ trước vùng biển Balkans ở châu Aâu cũng là nơi chồng chéo lên các tuyên bố chủ quyền giữa các quốc gia, và có thể dẫn đến chiến tranh trên quy mô lớn và toàn diện. Ngày nay, cựu thủ tướng và ngoại trưởng Úc là Kevin Rudd cho rằng hiện tình biển đông mà Trung Quốc xem là “ao nhà” (internal lake) của họ và sự tranh giành giữa các quốc gia trong vùng, giống như Balkans trong thế kỷ trước ở châu Aâu, và có thể xảy ra chiến tranh toàn diện. Còn phức tạp hơn vùng Balkans ở châu Aâu trước đây, vùng tranh chấp biển đảo ở Á châu hiện nay có ít nhất 3 đồng minh thân cận của Mỹ. Nếu chiến tranh giữa các nước đồng minh này với Trung quốc xảy ra, Mỹ sẽ ra tay ngay vì hiệp ước bắt buộc và vì danh dự trên thế giới. Nếu điều này xảy ra, thì sẽ xảy ra một cuộc thay đổi lớn về quyền lực tại châu Á Thái Bình Dương.
Ông cựu ngoại trưởng Nam Hàn là Yoon Young-kwan còn cho là tình cảnh suy thoái của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương và sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là bối cảnh của tình trạng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực hiện nay. Luật chơi (the rules of games) đang thay đổi trong vùng và nguy cơ khủng hoảng và đối đầu có thể xảy ra.
Một sự cẩn trọng và đúng mức trong ngoại giao vào thời điểm này rất là quan trọng để tránh né chiến tranh xảy ra. Ví dụ, ngay sau khi đắc cử thủ tướng, ông S. Abe vừa tuyên bố và hành động rất cứng rắn, nhưng cũng vừa mềm dẽo cử đặc sứ đến Bắc Kinh trực tiếp trao thư tay đến Tập Cận Bình và hai bên sẽ gặp gỡ trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
Hai thái độ (cứng và mềm, ngoại giao và quân sự) luôn đi song đôi nhau. Một sự sai lầm nào cũng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Điều cần nói thứ hai là chủ nghĩa quốc gia quá khích và cực đoan đang tăng lên đáng kể trong vùng, từ Nhật đến Ấn Độ.
Tập Cận Bình tuyên bố không nhân nhượng đối với những vùng biển đảo đang tranh chấp với các quốc gia khác, trong lúc đó các tướng lãnh diều hâu của Trung Quốc thì phát biểu rất hiếu chiến, đòi tuyên bố “ra tay trước, tấn công trước” (strike first) và tiến hành chiến tranh nhanh và quyết liệt…. Họ luôn nhắm vào Việt Nam để răng đe, khiến Việt Nam nhiều lúc lúng túng và sợ hãi, nhất là Việt Nam trong bối cảnh “mồ côi” thiếu đồng minh với Mỹ như Nhật và Phi Luật Tân.
Cái thái độ hiếu chiến đó của Trung Quốc khiến các sử gia có thể nhớ lại, liên tưởng giữa một nhà nước Trung Cộng độc tài hiện nay và đế chế Prussian Otto von Bismarck, người thống nhất nước Đức, ảnh hưởng châu Aâu nặng nề trong mấy thập niên  và là kiến trúc sự của đế quốc Đức. Tinh thần quốc gia cực đoan kiểu vua cuối cùng của đế chế Đức là Kaiser Wilhelm II lại vang vọng và nghe thấy ở Bắc Kinh hiện nay, khi giới cầm quyền độc tài nước này đang phất lên những kích động ái quốc, mà chúng ta thấy được qua hiện tượng bài Nhật vừa qua, hay thái độ trịch thượng với Việt nam lâu nay…
Bài báo nói trên còn cảnh cáo rằng nếu một ngày nào đó mà chúng ta thấy dòng chữ Wilhelmine Germany (đế chế Đức) trở lại trên trang bình luận thì cũng đừng ngạc nhiên.

Thái độ ngoại giao hiếu chiến: Van xì cho sự căng thẳng nội tại?
Giới phân tích cho rằng điều nhức đầu của Trung Cộng là vấn đề quốc nội. Hiện nay, nước này đứng trước sức ép kinh hoàng là làm sao giữ được mức phát triển vũ bão mà họ đã từng có, sang bằng khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng và khống chế những phong trào kêu gọi cởi mở chính trị… Đó là trận địa chính của họ, và những trò gây áp lực ngoại giao nói trên có thể là van xì hơi cho những căng thẳng nội tại của họ (A muscular pose in foreign affairs can be an escape valve for tensions at home), khiến những nhà ái quốc cực đoan có thể cảm thông và đồng tình với chính phủ.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với ấn bản Time quốc tế, cựu thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã nói đến “ý thức số phận được thức tỉnh” trong dân chúng Trung Quốc, mà “ý thức số phận được thức tỉnh” đó chính là siêu quyền lực của một quốc gia, như tình trạng đế chế, đại quốc mà Trung quốc đã từng có và áp dụng với lâng bang trong quá khứ, trong những thế kỷ trước đây, khiến các quốc gia láng giềng luôn khó chịu và chống cự lại.
Đó chính là một chương mới trong lịch sử mà không một quốc gia nào ở Á châu muốn nhìn thấy lại…
Nó giống như bóng ma đang ám ảnh các quốc gia trong vùng, trong đó có Việt Nam!
Nguyễn Xuân Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét