cambodia buy weapon china Đội xe jeep của Cam Bốt do Trung Quốc cung cấp vào giữa năm 2010 (Reuters)
Theo thông tín viên Arnaud
Dubus, phụ trách khu vực Đông Nam Á, và thường trú tại Bangkok, trục
hợp tác quân sự Bắc Kinh – Phnom Penh được củng cố không chỉ gây lo ngại
tại Thái Lan mà còn đe dọa sự đoàn kết nhất trí trong khối ASEAN đã
từng bị chính Cam Bốt làm sứt mẻ vào năm ngoái khi họ kiên quyết bênh
vực quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông. Trước tiên hết, Arnaud Dubus
phác họa lại toàn cảnh bang giao Phnom Penh - Bắc Kinh :
Arnaud Dubus : Ai cũng biết rõ lịch sử khu vực trong những thập niên vừa qua. Trung Quốc đã trợ giúp lực lượng Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, rồi sau đó tiếp tục hỗ trợ du kích quân Khmer Đỏ ở vùng biên giới Thái Lan cho đến thời hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991.
Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, và từ khi ông Hun Sen nắm lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước vào năm 1997, Phnom Penh đã chơi ván bài cân bằng chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt rất chặt chẽ, cho dù tinh thần bài Việt Nam khá phổ biến trong dân chúng Cam Bốt. Tuy nhiên, cùng lúc Phnom Penh cũng dần dần xích lại gần Bắc Kinh hơn, tránh né những quan điểm, lập trường có thể làm Bắc Kinh phật ý, như trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn.
Về mặt kinh tế, sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt ngày càng mang tính chất thống trị. Chỉ riêng trong năm 2011, đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt lên đến 8 tỷ đô la. Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường dài 400 cây số, phần lớn sẽ chạy dọc theo biên giới với Thái Lan.
Mới đây, Phnom Penh đã hành động như một người thừa lệnh Bắc Kinh, đặc biệt là khi Cam Bốt làm chủ trì luân phiên khối ASEAN vào năm 2012. Phnom Penh đã ngăn chặn mọi cố gắng đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận, mặc dù vấn đề liên quan đến 4 quốc gia trong Hiệp hội Đông Nam Á : Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.
Trên bình diện quân sự, từ nhiều năm qua quân đội Cam Bốt đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt thiết bị và huấn luyện. Do việc chính quyền Hun Sen vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ vào năm 2010 đã hủy bỏ một hợp đồng chuyển giao xe vận tải và xe jeep. Trung Quốc đã điền ngay vào chỗ trống, và hiện đã trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí hàng đầu cho quân đội Cam Bốt.
RFI : Hệ quả của việc Trung Quốc và Cam Bốt tăng cường hợp tác quân sự có thể ra sao đối với khu vực ?
Arnaud Dubus : Thái Lan là nước hết sức quan ngại do tình hình căng thẳng chung quanh đền Preah Vihear ở vùng biên giới với Cam Bốt. Càng gần đến ngày Toà án Quốc tế ra phán quyết - dự kiến vào tháng 10 sắp tới – về việc nước nào có chủ quyền trên vùng đất chung quanh đền thờ, quan hệ Bangkok- Phnom Penh càng xấu đi.
Trong những ngày qua lãnh đạo quân đội Thái Lan còn gợi lên « khả năng một cuộc chiến tranh », nhưng khẳng định đấy chỉ là « giải pháp tối hậu ».
Trong bối cảnh căng thẳng như thế, việc Cam Bốt tăng cường tiềm lực quân sự với sự tiếp sức của Trung Quốc, đang đặt Thái Lan vào trong một tình thế khó khăn và tế nhị, nhất là khi mà Bangkok, vốn có quan hệ rất tốt với Bắc Kinh, lại không thể chỉ trích hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc cho Cam Bốt.
Ngoài ra, còn có vấn đề Biển Đông. Thỏa thuận quân sự Cam Bốt-Trung Quốc là một đòn chế nhạo đối với Philippines và Việt Nam, hai nước luôn luôn chỉ trích thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực.
Cam Bốt làm như là đã phớt lờ tâm tư của các đồng minh trong ASEAN để hành động vì quyền lợi trước mắt của mình. Đấy là một cách tiếp cận thiển cận, hàm chứa nhiều rủi ro cho tương lai.
RFI : Còn hậu quả của tình hình trên đối với tổ chức ASEAN có thể là như thế nào ?
Arnaud Dubus : Tình hình đó sẽ làm suy yếu Hiệp hội Đông Nam Á. Thái độ của Cam Bốt trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2012 đã cho thấy là nguyên tắc đồng thuận, luôn được khối Đông Nam Á đề cao, chỉ là một điều giả tạo. Nguyên tắc này không vận hành được khi nẩy sinh những vấn đề thực thụ.
Trên thực tế, trong ASEAN đã xuất hiện hai cực : một bên là Cam Bốt và bên kia là Philippines và Việt Nam, Brunei. Còn Thái Lan, với thói quen cố hữu, thì ngồi ở giữa.
Nghịch lý là thái độ hoàn toàn thần phục Trung Quốc một cách thẳng thừng của Cam Bốt, đã rõ ràng tạo ra một tâm lý nghi kỵ đối với Trung Quốc bên trong khối ASEAN, cho dù thái độ đó không được tất cả các quốc gia công khai bộc lộ.
Thành công mà Nhật Bản gặt hái được nhân chuyến công du mới đây của thủ tướng Nhật Shinzo Abe qua Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cũng như chuyến đi thăm Philippines, Singapore và Brunei của ngoại trưởng Fumio Kishida, có thể được giải thích bằng tâm lý đó.
Arnaud Dubus : Ai cũng biết rõ lịch sử khu vực trong những thập niên vừa qua. Trung Quốc đã trợ giúp lực lượng Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, rồi sau đó tiếp tục hỗ trợ du kích quân Khmer Đỏ ở vùng biên giới Thái Lan cho đến thời hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991.
Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, và từ khi ông Hun Sen nắm lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước vào năm 1997, Phnom Penh đã chơi ván bài cân bằng chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt rất chặt chẽ, cho dù tinh thần bài Việt Nam khá phổ biến trong dân chúng Cam Bốt. Tuy nhiên, cùng lúc Phnom Penh cũng dần dần xích lại gần Bắc Kinh hơn, tránh né những quan điểm, lập trường có thể làm Bắc Kinh phật ý, như trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn.
Về mặt kinh tế, sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt ngày càng mang tính chất thống trị. Chỉ riêng trong năm 2011, đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt lên đến 8 tỷ đô la. Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường dài 400 cây số, phần lớn sẽ chạy dọc theo biên giới với Thái Lan.
Mới đây, Phnom Penh đã hành động như một người thừa lệnh Bắc Kinh, đặc biệt là khi Cam Bốt làm chủ trì luân phiên khối ASEAN vào năm 2012. Phnom Penh đã ngăn chặn mọi cố gắng đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận, mặc dù vấn đề liên quan đến 4 quốc gia trong Hiệp hội Đông Nam Á : Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.
Trên bình diện quân sự, từ nhiều năm qua quân đội Cam Bốt đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt thiết bị và huấn luyện. Do việc chính quyền Hun Sen vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ vào năm 2010 đã hủy bỏ một hợp đồng chuyển giao xe vận tải và xe jeep. Trung Quốc đã điền ngay vào chỗ trống, và hiện đã trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí hàng đầu cho quân đội Cam Bốt.
RFI : Hệ quả của việc Trung Quốc và Cam Bốt tăng cường hợp tác quân sự có thể ra sao đối với khu vực ?
Arnaud Dubus : Thái Lan là nước hết sức quan ngại do tình hình căng thẳng chung quanh đền Preah Vihear ở vùng biên giới với Cam Bốt. Càng gần đến ngày Toà án Quốc tế ra phán quyết - dự kiến vào tháng 10 sắp tới – về việc nước nào có chủ quyền trên vùng đất chung quanh đền thờ, quan hệ Bangkok- Phnom Penh càng xấu đi.
Trong những ngày qua lãnh đạo quân đội Thái Lan còn gợi lên « khả năng một cuộc chiến tranh », nhưng khẳng định đấy chỉ là « giải pháp tối hậu ».
Trong bối cảnh căng thẳng như thế, việc Cam Bốt tăng cường tiềm lực quân sự với sự tiếp sức của Trung Quốc, đang đặt Thái Lan vào trong một tình thế khó khăn và tế nhị, nhất là khi mà Bangkok, vốn có quan hệ rất tốt với Bắc Kinh, lại không thể chỉ trích hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc cho Cam Bốt.
Ngoài ra, còn có vấn đề Biển Đông. Thỏa thuận quân sự Cam Bốt-Trung Quốc là một đòn chế nhạo đối với Philippines và Việt Nam, hai nước luôn luôn chỉ trích thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực.
Cam Bốt làm như là đã phớt lờ tâm tư của các đồng minh trong ASEAN để hành động vì quyền lợi trước mắt của mình. Đấy là một cách tiếp cận thiển cận, hàm chứa nhiều rủi ro cho tương lai.
RFI : Còn hậu quả của tình hình trên đối với tổ chức ASEAN có thể là như thế nào ?
Arnaud Dubus : Tình hình đó sẽ làm suy yếu Hiệp hội Đông Nam Á. Thái độ của Cam Bốt trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2012 đã cho thấy là nguyên tắc đồng thuận, luôn được khối Đông Nam Á đề cao, chỉ là một điều giả tạo. Nguyên tắc này không vận hành được khi nẩy sinh những vấn đề thực thụ.
Trên thực tế, trong ASEAN đã xuất hiện hai cực : một bên là Cam Bốt và bên kia là Philippines và Việt Nam, Brunei. Còn Thái Lan, với thói quen cố hữu, thì ngồi ở giữa.
Nghịch lý là thái độ hoàn toàn thần phục Trung Quốc một cách thẳng thừng của Cam Bốt, đã rõ ràng tạo ra một tâm lý nghi kỵ đối với Trung Quốc bên trong khối ASEAN, cho dù thái độ đó không được tất cả các quốc gia công khai bộc lộ.
Thành công mà Nhật Bản gặt hái được nhân chuyến công du mới đây của thủ tướng Nhật Shinzo Abe qua Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cũng như chuyến đi thăm Philippines, Singapore và Brunei của ngoại trưởng Fumio Kishida, có thể được giải thích bằng tâm lý đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét