Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Trại Yên Bái (5/1977-10/1977)


Trại Yên Bái (5/1977-10/1977)

......
1.
Đoàn xe Molotova  rời ga tiếp tục lăn về Yên-Bái .Tù nhân đứng bám vào thành xe, cây cối bên đường vùn vụt qua,tưởng như đang trên đường hành quân,vào một vùng xa lạ ,Nón cối  súng trận  cầm tay.Một thời ngang dọc hào hùng ,thân trai bốn bể làm nhà .Mong ngày thống nhất Nam Bắc .Chí cả không thành .Thua trận thành tù nhân bị đày ra phương Bắc.Như phương hoàng gẫy cánh. Như Hổ " Nhớ Rừng "của Thế Lữ .Một bài thơ thời trung học tôi rất thích ,nhưng không ngờ bài thơ  ứng vào đời tù cải tạo :
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
........."
Như  Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò" :Trong chuyến  xe lửa bí mật chở tử tù Nguyễn Thái Học cùng các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng vào tháng  sáu năm 1930 từ Hỏa Lò tới Yên Bái .Tới ngày 17-6-1930 ,Nguyễn thái Học cùng  mười hai liệt sĩ VNQDĐ bị hành quyết bằng máy chém đồng hô to "Việt Nam Vạn Tuế "Liệt sĩ Nguyễn Thái Học đã để lại cho hậu thế: "Không thành công cũng thành nhân".Xác những vị anh hùng  chôn gần ga xe lửa Yên Bái khoảng một cây số .
Để tưởng niệm các vị anh hùng .Tác giả Thiên Kim trong bài thơ "Tưởng Niệm Những Anh Hùng Yên Bái "với bốn câu thơ đầu :
Ngày mười bẩy tháng sáu năm ba mươi 
Một sáng tinh sương trời đất ngậm ngùi
Đoàn thanh niên tay xiềng chân xích
Tiến lên pháp trường bình tĩnh mỉm cười  
....
hay
"Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm một đầu rơi rụng
Việt Nam muôn năm người kế tiếp tiến lên "
   (Ngày tang Yên Bái-Sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ )
 

Lịch sử lại tái diễn ,bốn mươi bảy năm sau ,người lính thua trận bị dụ vào tù được Cộng Sản áp giải từ Long Khánh đến Sài Gòn rồi tới Yên Bái dài gần 2000Km .Từ nước uống tới  đồ ăn ,vệ sinh quá tồi tệ....Rồi  đây họ được đối  xử như thế nào ? Vẫn chưa có câu trả lời.Đem vào rừng thủ tiêu hay có được cái chết rõ ràng ,oanh liệt như các vị anh hùng Yên Bái 17-6-1930.Hay không thể  giết hàng loạt mà để họ chết dần chết mòn trong rừng sâu nước độc Yên Bái .....
2.
Đầu óc tôi  miên man về "Nhớ Rừng" về  các vị anh hùng Yên Bái, về thân phận của người tù.Làng mạc phố xá đìu hiu vụt lướt qua theo tiếng động cơ .bụi bay vào mắt,đưa tay lên dụi .Bổng nghe  tiếng kèn inh ỏi phía sau.Một đoàn xe chở tù khác đòi qua mặt,từ xe,từ xe một lướt qua .đưa mắt cố nhìn không thấy người quen nào cả.Thế rồi một chiếc xe chạy ngang xe tôi .Tôi reo mừng gọi to : Vũ trọng Khảo ,Nguyễn Đỗ Tiến. ....Trên  xe bên kia Khảo và Tiến đưa mắt nhìn chưa kịp nhận dạng nhau ,xe đã chạy qua rồi.Tôi chợt vui  bởi lẽ hơn bốn năm qua mới thấy mặt bạn .Biết  bạn mình còn sống ,ở tù như mình .
Khoảng trưa ,xe chạycặp theo một dòng sông nước lờ đờ màu đỏ ,không biết có phải là sông Hồng Hà hay một phụ lưu của sông Hồng.Lòng sông  không có ghe như miền Nam mà thấy xa xa như cái thúng lềnh bềnh trên mặt sông .Đoàn xe dừng lại  lần lượt qua bên kia sông .Nhìn mái nhà dân hai bên sông.Tôi nghĩ đến gia đình ,đến  nhửng người vợ tù , đến con tù  giờ này sinh sống ra sao?Cuộc sống mỏng manh ví như những cái thúng lênh đênh trên sông lỡ gặp cuồng lưu .Tôi chợt nhớ "Anh Phải Sống "trong tập chuyện ngắn của Khái Hưng-Nhất Linh :Chuyện tả một gia đình đông con quá nghèo vớt củi trên sông kiếm sống ,Xảy ra trên đê Yên Phụ vào môt buổi chiểu trên dòng  sông  nước chảymạnh, mặt nước  mang theo rất nhiều củi,gỗ trên rừng .Hai vợ chồng đắn đo vì nguy hiểm, nhà thì  hết  gạo,cần củi thì mới vay được gạo...Chồng gạt  bảo vợ về trông con ...Một mình chồng chèo thuyền ra vớt củi .Vợ về nhà nghĩ ngợi quay trở lại năn nỉ xin đi cùng chồng . Có mệnh hệ nào thì cũng biết  bơi..
Chồng lái vợ bơi,ra tới giữa dòng sông đang chảy xiết ,vớt nhiều củi bỏ lên thuyền,mừng rỡ, chưa kịp quay thuyền về,Chiều bỗng đổ cơn mưa,nước mưa làm nặng thuyền,rồi lật.Vợ nói với chồng em đủ sức bơi.Được một lúc, sức khỏe vợ yếu.Nên chồng một tay xốc vợ, một tay bơi.Đến một lúc, chồng kiệt sức,kêu vơ bám lấy chồng .Chồng nguyện cùng  chết theo vợ .Âu yếm nhìn nhau...Vợ khẽ bảo :"  các con đang chờ .Anh Phải Sống "rồi  buông tay chìm xuống đáy sông,  để chồng đủ sức bơi vào bờ ...
Chồng đi tù cải tạo,không bản án, biết bao giờ trở về.Vợ ở nhà , chịu nhục nhằn ,trăm nghìn cay đắng nuôi con .Vì con, vì chồng, vợ ráng mà sống nhen vợ !Anh cũng thế.Phải sống mong ngày đoàn tụ.Dạy con biết phân biệt đúng sai,hòa nhịp cùng bước tiến của nhân loại  .Mong một ngày nhìn thấy chế độ độc đảng  không còn tồn tại.Mong một ngày dân Việt nhìn thấy sự bịp bợm, dối trá,lường gạt của Cộng Sản sau bao thập niên qua .Bừng con mắt dậy thấy bị đàn áp, bịt mắt ,bịt tai ,bịt miệng mất tự do ,nghèo đói bịnh tật,Còn  người lính bị Cộng Sản bắt đi tù cải tạo .Dẫn ra một trang sử đắng cay ,bi hùng .Một trong hai người nếu không chống đỡ nổi sự trù dập của Cộng Sản.Buông tay ... bởi:
"Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!"( Câu nói sau năm 1975 của Nguyễn Hộ một Cộng Sản gộc nằm vùng.)
Hay chủ trương của Lê DuẩnTrong cuốn sách"365 ngày ở Việt nam " của nhóm công tác Liên Sô chỉ đạo  trang 83:
"Đồng Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày 30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra trong một cuộc họp của bộ chính trị…”.

Tôi nghe cay đắng ,xót xa trong lòng .

Qua sông đoàn xe chở tù tiến về dãy núi Hoàng Liên Sơn.Đường lên dốc mỗi lúc một quanh co.Những cánh rừng hiện ra hai bên đường,những vách núi ,đồi  được  xẻ ,phá ra làm đường trải nhựa có lẽ có từ thời Pháp thuộc vừa đủ cho chiếc xe . Đoàn tù đi qua rừng qua núi , những khẩu AK luôn  chỉa vào phía họ, nhất cử nhất động đều bị theo dõi.Dạy núi Hoàng Liên Sơn học trong giờ Địa lý chập chùng hiện ra xa xa .Ngọn Phan-xi-Păng  cao 3.143m không biết chỗ nào.Đoàn xe tù vẫn chạy, Tôi không biết thuộc địa phận nào ở tỉnh Yên Bái.Có người nói ở Yên Chấn ,có người nói Nghĩa Lộ .Tất cả với tôi đều xa lạ chỉ có chữ Yên Bái là quen thuộc.Tôi cũng chẳng quan tâm đến ,vì nếu có nghe rồi cũng quên.Biết ra sao ngày  sau.
Xe qua vài buôn làng có lẽ của dân tộc Thái trắng.Ánh nắng chiều dịu xuống ,xuyên qua nhành cây kẽ lá xanh tươi,gió thổi làm lay nhẹ lá rừng. Vài chiếc lá rơi là đà trên đất .Một vài con chim bị động vỗ cánh bay đi.Xe dừng lại ở giữa rừng.Suốt cả cuộc hành trình 2000Km khoảng 1200 người tù sao mà hiền hòa đến vậy .
Được lệnh xuống xe.xếp hàng theo từng đội.Bạn tù lặng lẽ mang cái gia tài tù tội của mình xuống xe.Khuôn mặt mệt mỏi,dáng đi uể oải, nặng nề.Bốn năm ngày di chuyển trong điều kiện ăn uống yếu kém, thất thường.Giờ không biếtchúng đưa mình đi chỗ nào, mà thả xuống giữa rừng.Thế rồi, từng đội theo cán bộ rẽ trái vào con đường mòn rộng chừng hai tới ba mét.Lôi thôi lếch thếch kéo nhau đi .Những cặp mắt tù mệt mỏi nhìn nhau.Có những người bạn quá yếu, đi không nổi .Phải nhờ bạn tù dìu đi.Bên cạnh tiếng hô hoán ,dục dã, đôi khi mắng nhiếc làm náo động cả khu rừng.Không biết đi dược bao lâu ,trước mặt tôi chắc là một trại tù. Có các lớp hàng rào cao khỏi đầu bằng vầu hay nứa. Cũng khó mà nhìn được vào trong .

 
                                          Tranh Trần Thanh Châu
Đội tù của tôi vòng theo hàng rào đi tiếp vào sâu trong rừng núi .Tôi cảm thấy rợn người,tiếng cán bộ la ôi ối,thúc đám tù  đi cho nhanh.Ánh mặt trời sẽ dần tắt,Đời tôi cũng tắt theo hay sao.Chân tay ,thể xác tôi đã mỏi  rời ,trí óc tôi đặc sệt lại chỉ còn  làm theo lệnh bản năng .Bảo đi thì đi, bảo đứng thời  đứng....
Ngó nhau như bầy ma
Tâm sự nào cay đắng
Tâm tư nào thiết tha ?
       Xin cho tôi-Tạ Tỵ (suối máu 1976 )
Xa xa, hiện ra một dãy nhà mờ mờ trong màn sương, tàng lá bóng cây,Gió lạnh, đời tù tội, đang rẽ theo một khúc quanh mới .
"Ở đây những núi cùng rừng
Trời nghiêng lũng thấp,nửa rừng mây che
Núi cao ngăn bước nẻo về
Rằng mê khép kín cơn mê cuối đời
Xa vắng quá bạn bè ơi !
Màu xanh khỏa lấp chân trời nhớ thương
Lỡ tay đánh mất thiên đường
Xác chìm Địa Ngục còn vương dáng hồng
Xin đừng đợi cũng đừng mong
Hận thù khép kín một vòng thời gian
Đầm đìa lệ,nến tuôn tràn
Đêm đêm hồn nhỏ băng ngàn về suôi ./."
Núi Rừng -Tạ Tỵ ( Yên Bái 1977)
3.
Đoàn tù lần lượt đi vào trại, xếp thành hàng đầy đủ đồ cá nhân ,trước căn nhà bằng vầu nứa.Cán bộ đội nói :" Nhờ chính sách khoan hồng độ lượng của cách mạng tha tội chết cho các anh và tạo điều kiện cho các anh ra Bắc học tập cải tạo tiến bộ để sớm trở về với gia đình......và dặn dò , khộng được rời bỏ phòng giam đi linh tinh ....."
Sau khi tan hàng ,đội chia  thành từng tổ theo thứ tự mà xếp chỗ nằm .Chỗ nằm bằng sàn nứa hai bên,chừa lối đi ở giữa.May mắn trong tổ của tôi có bạn TrầnThanh Châu  và Nguyễn Hữu Huế.Chúng tôi nằm liền nhau. Tôi ở giữa,hai bạn tôi hai bên.vách nhà bằng nứa.Căn nhà dài năm gian thì phải (dài khoảng 20 m )Mái lợp cũng bằng nứa..Đòn tay bằng vầu cột có khi bằng vầu hay gỗ rừng .căn nhà chưa được làm xong cần phải tu bổ. nằm sát bìa rừng phía sau là  nhà cầu bên cạnh đồi độ dốc khoảng 45 độ.Trong hàng rào còn vài cây nứa chưa đốn dài lêu khêu trong màn đêm ..Ăn xong phần bo bo,Tù lăn ra ngủ.
Sáng thức dậytheo tiếng kẻng.Lớp sương mờ giăng khắp rừng cây kẽ lá lúc tinh mơ,Hàng rào cạnh con dường mòn, bên trong là dòng suối trước cổng trại đã lô nhố tù cải tạo,xúc miệng chà răng bằng muối hay than,rửa mặt, tay chân, sau bao ngày không tắm giặt.Nươc thật lạnh cùng tiếng chào hỏi ,gặp nhau ,tay bắt  mặt mừng.Vì bạn tù được "biên chế " toàn những tù nhân xa lạ từ những đội khác,trại khác .
Trại nằm thoai thoải cạnh con lạch dưới lòng thung lũng hai bên là rừng đồi cao.Con lạch này chạy tới trại tù ở bên ngoài.Ngoài hàng rào  có vài ruộng rau muống  nhà ở của cán bộ.Từ cổng trại  nhìn vào khoảng trống làm sân trại.Bên trái một nhà bếp và hai dãy nhà cho tủ ở.Tôi  ở dãy sau cùng sát hàng rào chân đồi. .Bên phải chừng bốn dãy nhà .Đồn canh trước sau .
Buổi sáng ngày đầu tiên,trước lúc đi lao động .cán bộ nhắc lại nội quy của trại .Lưu ý các trại viên :
-Nước suối rất lạnh ,trong, có thể độc hại.không được tắm lâu ,nhiều có thể bị bịnh như sốt rét ....
-Khi vào rừng có nhiều rắn độc .Có một loại ong làm tổ dưới đất,Nếu đạp trúng  thì bị ong đốt mà chết.
-Vùng này có nhiều Quế .Nếu thấy sẽ không được lấy và không được chặt cây Bạch Đàn .
Ngày ngày tôi lên rừng đốn vầu (loại cây như cây Lồ Ô {Tre } ở miền Nam nhưng vỏ dày hơn ,lóng dài cả thước cao từ mười lăm tới hai mươi mét,đường kính  từ một tấc tới  một tấc rưỡi ), đốn nứa ( Cây lứa giống cây vầu nhưng lóng dài hơn  ,vỏ mỏng ) chặt dang (Loại cây như cây le ờ miền Nam  dùng chẻ lạt làm dây cột rất là dẻo ,bền ,tốt ),Có bạn  lấy măng .Nhiều bạn tù chưa bao giờ biết cách chặt cây vầu, cây nứa, cây dang.Nên rất là cực nhọc,Có  khi bị  vàu ,nứa đâm vào người.Chặt xong một cây vầu hay nứa một mình một cây vác cũng không muốn nổi.Đa số tìm khoảng trống tuông cây vầu từ chỗ chặt xuống chân đồi.Cây vầu lao xuống dốc rất nhanh .Vô phước bạn nào làm việc phía dưới trúng phài . Bị vầu đâm thì chỉ có chết .
Có bạn tù lấy ống nứa làm thành đồ đựng thức ăn hay trữ nước để sáng rửa mặt .
Hết thi đua này tới thi đua nọ ,chỉ tiêu mổi ngày một gia tăng,nước thỉ độc ,ăn uống thì thiếu thốn.Sống cách biệt hẳn thế giới bên ngoài.Cơ thể tôi đã yếu giờ càng yếu thêm .Bệnh đường ruột chưa lành hẳn nay lại  tái phát .Tôi phải vào rừng tìm bất cứ loại lá cây có vị chát mà nhai.Bệnh phù thủng ,bàn chân, đầu gối, mặt xưng ,ngón tay nhấn vào thịt lún sâu .Một tháng sưng phù hai lần .Lổ tai có mủ ở tai trong,,đàm xanh...không thuốc thang gì cả.
Những ngày mưa ,nếu mưa lớn được nghỉ thì đỡ khổ ,còn mưa nhỏ thì vẫn phải vào rừng làm việc.Nơi đây rừng núi âm u. U tối như người tù cải tạo .Tôi nghĩ đến câu thơ người lính thú đời xưa khi còn học trung học :
...... Chém (đốn ) tre, đẵn( chặt) gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những dang (8) cùng nứa, lấy ai bạn cùng
..........
Và người tù cãi tạo hôm nay :
"Nào những buổi, lên rừng chém nứa,
Đẵn gỗ về cất lán ,làm sàn.
Làm phênh, đập nứa ta đan,
Cắt tranh về lợp trang hoàng nhà ta."
Rời Rừng-Nguyễn Đình Lang (Giáng sinh 1977)
Lâu lâu,có được ngày nghỉ chủ nhật.Tôi mang quần áo rách ra vá .Kim làm bằng  dây đồng, chỉ bằng bao cát dành dụm từ Long Giao .Lẳng lặng từng mũi  kim sơi chỉ,đầu óc như gởi về phương trời xa xôi ,nơi có cha mẹ, anh em ,có bạn bè, có gia đình ...Mờ nhạt ,mờ dần trong tận cùng của đớn  đau ,trong tận  cùng uất  ức của  người thua cuộc.Mũi kim sợi chỉ có thể vá lại mảnh đời rách nát của riêng tôi .Nhưng với mệnh hệ của cả nước thì xa rồi vuột khỏi,vuột khỏi, mà bị áp đặt sẵn  những bàn tay lông lá ngoại bang..Tôi đi  giặt đồ,tôi đi tắm ,tôi ngủ vùi.tôi đi tới đi lui, đói xanh cả mặt.Đói rụng rời cả tay chân ,Đói không buồn nói ,không còn cười ,đói mờ con mắt ,đói mờ lương tri...chờ rã ruột, chờ non tô bánh canh làm bằng bột mì .Hy vọng hảo huyền với lòng khoan dung đô lượng của người thắng cuộc .
Rồi những đêm trăng thao thức không ngủ ,Những đêm trời tối đen như mực ,rừng núi  âm u.Tiếng côn trùng nỉ non ru canh thâu.Nhớ vợ thương con :
Trăng rừng lạnh lẽo cô đơn
Sương khuya mờ ảo,gió luồn khe song
Nhớ con thương vợ não lòng
Chợ đời bạc bẽo long đong một mình.
              Trăng đêm trên đất bắc XHCN-Đtá Nguyễn Huy Hùng (Yên bái 1976)
Hay những đêm nghe tiếng gió rít, cây rừng xao động.Mưa gió bão bùng,tiếng sấm  sét  nổ vang trời,âm ầm, phá tan màn đêm u tối, phá tan núi rừng Tây -Bắc ,phá tan ...phá tan những u minh trói thúc đời tù tội,phá tan bầy quỉ đội lốt người....Thiếp đi ...mơ hồ về một buồi sáng bình minh, nghe tiếng chim kêu thanh thót,tiếng cười đùa,nhộn nhịp phố chợ đông vui .
Hay những buổi chiều Yên Bái, nắng nhạt nhòa ,gió rừng nhè nhẹ,đâu đây tiếng chim kêu lạc bầy,khô khốc....Làm xao động nỗi lòng người tù cô đơn ,bên dòng suối lờ đờ chảy, bật lên bài thương ca dĩ vãng một thời ;
"....Mưa rơi như rơi trong lòng ta, chiều thương nhớ quê xa
Người ơi từ nơi phương trời ấy, còn nhớ gì đến ta
Trong hòang hôn Yên Bái, bên dòng suối cô đơn
Ngồi đây ta đếm lại, bao kỷ niệm yệu thương.
                        Chiều Yên Bái-nhạc sỉ Phạm  Ni Tấn
Ngày  lại  ngày ,tháng lại tháng.Tôi ở phương trời này nhớ  phương trời kia.U, ,u ,mịch mịch như kẻ không hồn.Vòng xoáy ngục tù cuốn phăng tôi đi,làm rơi dần niềm hy vọng.Ngày ngày cuốc đất ,xẻ núi  ban nền nhà.Đêm đêm ngồi  nghe kiểm thảo phê bình.bao chuyện xấu : nhỏ như hạt  bụi được phơi bày ,tạo thành tích dâng cho đảng .Những giọt mổ hôi, nước mắt quyện vào nhau, rỉ thấm, bàn  tay phồng lên rồi chai đi làm thiêu rụi tất cả niềm ước mơ.
Ước mơ nào tôi đang mơ vào sáng nay .Khi Trần Thanh Châu cuốc vào đá non ,đá bể ra ,một thứ màu giống như màu chocolate..Châu chỉ vào và nói :"Giờ mà có thỏi chocolate thì tuyệt quá"Tôi mỉm cười mà nước miếng tuôn ra ...thèm .Châu ít nói,nó cứ im ĩm suốt ngày,tuy nhỏ con mà sức bền.Có những ngày hai đứa phải khiêng vầu từ trong trại theo chỉ tiêu ra ngoài đường chất đống .Nghe đâu mang đi làm giấy.Những ngày trời  mưa đường rừng trơn trợt.Hai đứa khiêng vầu.Tôi cao nhồng đi phía trước Châu thấp người đi phía sauNhững khi leo dốc tôi lảo đảo,khi xuống dốc đường trơn  như xe không  trớn kéo Châu theo .Châu la làng .Vác  vầu chung với Châu tôi mới thấy Châu khỏe, bền thật chưa bao giờ thấy Châu than van...
Nhớ những ngàyNguyễn Hữu Huế bị ốm, mà còn phải đi lao động, về tới nhà là nó  nằm dài  ra .Thuốc men thì không.Anh em nghĩ rằng Huế bị cảm do chướng khí của núi rừng,cũng bắt gió đủ thứ mà vẫn không thuyên giảm.Người Huế cao và ốm  bây giờ lại càng ốm hơn.Tôi và Châu chỉ còn cách thay phiên nhau đấm bóp cho Huế để khơi lại mạch sống ,tiềm năng còn lại trong cơ thể,vững tinh thần chống chọi bịnh tật mà vượt qua...Rối Huế cũng vượt qua cơn bịnh ngặt nghèo.
Trong người tôi mang nhiều mầm  bịnh ,nên mỗi buổi sáng tôi ra ngoài trời tập lắc tay,hít thở không  khí trong lành,chào đón một ngày mới trong tù.Chuẩn bị cho mùa đông sắp đến.Nghe nói mùa đông lạnh lắm,không biết có đủ sức vượt qua hay không.Thế mà chiều nay, trước đôi ,cán bộ tập họp nói:" Có một số anh  luyện tập võ nghệ chờ cơ hội trốn trại".Tôi ngẫm ngĩỉ thấy có ai tập gì đâu ? sao vậy.? Ngày sau tôi ngưng tập chờ nguội đi rồi lại tập tiếp .
Những bữa cơm,bọn tôi ngồi xếp bằng trên sàn,Trinh trọng nhai từng miếng bánh canh,múc từng muổng nước canh vào miệng. ôi sao ngon ngọt quá...Tôi có một cái tô lũng lỗ nhặt từ sông măng (tên con sông làm ranh giới Viêt nam và Cambodge vùng Bù Đốp )Tới Long Giao lấy nhôm tán  kín lại ,một cái chén do một người bạn gò cho có hàng trăm vết đập .Ấy thế mà nó theo tôi suốt cuộc đời tù tội .
Đời tù, quen dần với tiếng kẻng sáng tối,quen dần với những bửa ăn.Quen dần  với những đêm kiểm thảo,quen dần với những giờ "lên lớp".quen dần với những ngày lao động.Nhưng có một thứ làm cho người tù ghê tởm,đáng sơ:"Antena "
Ở tù thời nào mà không có.Đó là hạng người vì lợi ích của riêng mình.Báo cáo  hành vi  của bạn tù cho cai tù.Nhưng hành vi báo cáo này rất là kín đáo khó mà  kiểm chứng .Chỉ cần một hai người có hành vi này thì trong đội đó vô cùng khốn khổ vì ban ngày phải lao động cực khổ đêm phải ngồi cả hai tiếng đồng hồ  để nghe,từ ngày này qua ngày khác .Thật mệt với bọn này.Cuối cùng tù vẫn là tù.
Thế rồi một đêm trong tháng mười 1977.Trại tù chìm đắm trong màn sương,núi rừng  rền rã tiếng côn trùng .Ánh trăng bàng bạc soi ngàn cây ngọn cỏ .Từng cơn gió lạnh thổi vể  xuyên qua vách nứa,nghe đến rợn người.Trong láng có người ngủ say, có người thao thức nhớ vợ thương con.Bỗng tiếng  kẻng đâp dồn dập .Bộ đội ập tới đầy phòng ra  lịnh :Mang tất cả đổ dùng ra khám xét.Mọi người bừng dậy  xếp mùng,mền,mang tất cả đồ dùng cá nhân ra sân, dười ánh trăng mờ ảo. với những đọn đèn pin sáng trưng của Bộ Đội..Đồ đạc cá nhân được bầy ra trước mặt theo thứ tự từng hàng.Những gì cần dấu trong cuộc khám xét phải nghĩ ra cách dấu.Sau khi khám xét xong .Từng đội xếp hàng , nghe đoc tới tên mình thì ra  một hàng khác .Khi biên chế vừa xong  thì đoàn người di chuyển trong đêm,dưới họng súng dưới ngọn đèn pin theo đường rừng để ra con lộ chính .
Đời tù cải tạo, không bản án nào có ngày mai !
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu !
             Kim Vân Kiều -Nguyễn Du

Nguyễn văn Ngoan
 ngày 27-9-2016
























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét