Sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí phương Tây và cũng là niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Vậy, chỉ với sức mạnh kinh tế này, Trung Quốc có thể kiểm soát thế giới được hay không ? Thực tế cho thấy trên nhiều phương diện, Trung Quốc còn thua xa Hoa Kỳ và dường như Bắc Kinh cũng nhận thức được điều này khi Nhân dân nhật báo, ngày 20/08/2010 lược đăng bài “Trung Quốc không thực sự kiểm soát thế giới”, dựa trên bài viết của Gatsiounis Ioannis được đăng trên tuần báo Newsweek, ấn bản ngày 09/08/2010.
Sự vươn lên của Trung Quốc, như tất cả chúng ta biết hiện nay, rõ ràng là một câu chuyện về kinh tế và chính trị của thời đại chúng ta. Mỗi tuần lại có một đầu đề cuốn sách mới thông báo sự chuyển dịch “không thể cưỡng lại được” nghiêng về phía Đông, sự trỗi dậy của mối quan hệ “Mỹ Trung” và một tương lai không-quá-xa khi Trung Quốc "lãnh đạo" hành tinh này. Các phương tiện truyền thông dòng chính, và đặc biệt là báo chí kinh tế, bị cuốn hút vào câu chuyện kể về việc Trung Quốc kiểm soát thế giới – còn các tiêu đề chính khác trên Financial Times và The Wall Street Journal đều chú ý tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, các thông tin nói về sự xâm nhập toàn cầu của Trung Quốc đã rất ít nói về bối cảnh, đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc làm như thế nào để - và không thể - vượt qua Mỹ với tư cách là một siêu cường trên thế giới. Có rất nhiều chuyện nói về một dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ hay một công ty Trung Quốc dàn xếp một hợp đồng để thỏa mãn “cơn thèm khát” về nguyên liệu, trong khi một sự tham gia tương tự hoặc ở quy mô lớn hơn của phương Tây sẽ ít có may để trở thành một tít lớn của mọi tờ báo.
Việc xem xét kỹ lưỡng các chỉ số kinh tế chinh và những sắc thái tinh tế của quyền lực, chẳng hạn như ảnh hưởng văn hóa và viện trợ nhân đạo, cho thấy là trong khi Trung Quốc thực sự là một trong những cường quốc lớn trên thế giới hiện nay (cuối tháng trước, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới), ảnh hưởng của nước này vẫn không rõ ràng và thường bị chèn lấn bởi ảnh hưởng của Mỹ.
Thương mại của Trung Quốc với các khu vực như châu Phi và châu Mỹ Latinh đang tăng trưởng theo cấp số nhân, nhưng vẫn chưa qua mặt được Hoa Kỳ. Thương mại của Mỹ có xu hướng đa dạng hóa hơn. Tại châu Á, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn, nhưng luồng hàng chủ yếu vẫn là những sản phẩm cấp thấp, trong khi Mỹ chiếm vị thế cao hơn với các sản phẩm cao cấp. Viện trợ của Mỹ và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực này vẫn làm lu mờ các hoạt động tương tự của Trung Quốc, quyền lực mềm và có thể cả sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn còn ngự trị, mặc dù có sự lớn mạnh gần đây của Trung Quốc trong khu vực này.
"Chỉ có sức nặng về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó.", ông Charles Onyango-Obbo, một phóng viên viết cho tuần báo Đông Phi nói như vậy. Gần đây ông đã viết một bài bình luận có tiêu đề Sự kiểm soát của Trung Quốc? Tôi không mất bất kỳ giấc ngủ nào. Ông Onyango-Obbo viết "Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hoá (điện ảnh Hollywood và âm nhạc), kinh doanh, và thể thao Mỹ đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp nơi", "Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới nhưng sẽ không có vai trò thống trị"
Có lẽ không ở đâu mà điều này lại rõ ràng hơn là tại châu Phi, nơi mà Trung Quốc đã được mô tả như là người chiến thắng thông minh trong một cuộc chạy đua mang mầu sắc chủ nghĩa thực dân mới để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ phát triển - chủ yếu dưới hình thức hàng chế biến giá rẻ, đầu tư cơ sở hạ tầng, và các khoản tín dụng lãi suất thấp. Không nghi ngờ gì là sự hiện diện của Trung Quốc trên lục địa này đã lan rộng đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi nam Sahara, chiếm 15% của tổng thương mại của châu Phi, so với 10% của Trung Quốc.
Thật vậy, phần lớn thương mại Trung Quốc-Châu Phi là nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc đến từ năm quốc gia, và thậm chí ngay cả đối với dầu lửa – được coi là tâm điểm động cơ của Trung Quốc tại châu lục này – thì Mỹ vẫn chiếm vị trí dẫn đầu khá xa. Trung Quốc nhập khẩu 17% của tổng sản lượng dầu lửa châu Phi, so với 29% của Mỹ (và 35% của châu Âu). Các công ty phương Tây là các đối tác nước ngoài hàng đầu trong các dự án dầu lửa ở Nigeria, nước sản xuất dầu lửa lớn nhất ở châu Phi nam Sahara, và tại những quốc gia sản dầu lửa lớn nhất đang trỗi dậy trên lục địa này như Ghana và Uganda.
Cần nhấn mạnh là sự tham gia sâu rộng và đa dạng hơn của Mỹ không chỉ tại châu Phi mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, thông qua các định chế quốc tế cũng như viện trợ nhân đạo và trợ giúp quân sự. Mặc dù có quan hệ nổi bật với Zimbabwe và Sudan, nhưng Trung Quốc ít hiện diện về quân sự ở châu Phi và hầu như không có ở Mỹ Latinh, thậm chí vẫn còn bị Mỹ làm lu mờ ngay cả tại sân sau của mình. Ví dụ, tháng trước tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã được hoan nghênh khi có mặt tại Diễn đàn khu vực ASEAN, diễn đàn lớn nhất về an ninh tại châu Á, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới một cuộc họp Mỹ-ASEAN lần thứ hai trong mùa thu, và các ngoại trưởng ASEAN đã mời Hoa Kỳ tham dự một cuộc đối thoại khu vực - Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, mà theo giới ngoại giao, là để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong tháng bảy, phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm nói rằng Mỹ và Việt Nam "gác lại quá khứ" và hai nước tăng cường quan hệ thương mại và quân sự. Thương mại hai chiều đã tăng vọt từ $ 2,91 tỷ năm 2002 lên đến $ 15,4 tỷ năm ngoái. Hoa Kỳ cũng có những bước tiến tương tự với Indonesia, ký kết một thỏa thuận vào tháng tư vừa rồi, cho phép Mỹ đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Đương nhiên, châu Á vẫn là một khu vực trên thế giới mà ở đó Trung Quốc hiện chiếm ưu thế thương mại khu vực – tổng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và phần còn lại của lục địa này đạt $ 231 tỷ so với Mỹ là $ 178 tỷ trong năm 2008. Nhưng hầu hết các trao đổi mậu dịch là sản phẩm trung cấp có giá trị thấp. Quan hệ thương mại này không thúc đẩy việc chuyển giao kỹ năng mà các quốc gia Đông Nam Á đang rất cần nhằm phát triển trình độ công nghệ lên mức cao hơn. Các nước như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia vẫn dựa vào sự hợp tác với Mỹ trong kinh doanh, công nghệ, và giáo dục để làm việc này. Và Mỹ vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại khu vực, 8,5% so với 3,8% của Trung Quốc, hoặc $ 3,4 tỷ so với $ 1,5 tỷ trong năm 2009.
Ở những nơi khác mà Trung Quốc đang ngày càng nổi bật về kinh tế, chẳng hạn như tại châu Mỹ Latinh, thì Hoa Kỳ cũng vẫn có những lá bài quan trọng. Năm ngoái, Trung Quốc thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Brazil, và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Venezuela, Chilê, Peru, Costa Rica, và Achentina. Nhưng trong khi tổng trao đổi thương mại của châu Á (chủ yếu là của Trung Quốc) với khu vực đã tăng 96% trong thập kỷ qua, thì Mỹ lại có một tỷ lệ tăng cao hơn, 118%.
Cũng như ở nhiều khu vực, các hàng rào văn hóa và địa lý hạn chế quan hệ Trung Quốc – Mỹ Latinh phát triển khăng khít. Ông Kevin Casas-Zamora, một chuyên gia về Mỹ Latinh tại Viện Brookings nói, "Mỹ và châu Mỹ Latinh phải cam chịu sống gần gũi với nhau, và Trung Quốc không bao giờ có thể cạnh tranh với điều này",
Sự hấp dẫn của quyền lực mềm của Mỹ trong khu vực làm giảm bớt sự hấp dẫn của Trung Quốc ; nó lại được khuyếch tán thông qua văn hóa, ngôn ngữ và những ý tưởng được dân chúng ưa chuộng. Quyền lực mềm cũng còn được sử dụng nhiều tại châu Phi, nhất là do mối liên hệ của tổng thống Obama với khu vực (tất cả mọi thứ từ nhà hàng để nơi rửa xe hơi được đặt tên ông). Những dấu hiệu của văn hóa Mỹ, từ phim, âm nhạc đến thời trang, tràn ngập khu vực.
Tuy nhiên, các thông tin nói về sự xâm nhập toàn cầu của Trung Quốc đã rất ít nói về bối cảnh, đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc làm như thế nào để - và không thể - vượt qua Mỹ với tư cách là một siêu cường trên thế giới. Có rất nhiều chuyện nói về một dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ hay một công ty Trung Quốc dàn xếp một hợp đồng để thỏa mãn “cơn thèm khát” về nguyên liệu, trong khi một sự tham gia tương tự hoặc ở quy mô lớn hơn của phương Tây sẽ ít có may để trở thành một tít lớn của mọi tờ báo.
Việc xem xét kỹ lưỡng các chỉ số kinh tế chinh và những sắc thái tinh tế của quyền lực, chẳng hạn như ảnh hưởng văn hóa và viện trợ nhân đạo, cho thấy là trong khi Trung Quốc thực sự là một trong những cường quốc lớn trên thế giới hiện nay (cuối tháng trước, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới), ảnh hưởng của nước này vẫn không rõ ràng và thường bị chèn lấn bởi ảnh hưởng của Mỹ.
Thương mại của Trung Quốc với các khu vực như châu Phi và châu Mỹ Latinh đang tăng trưởng theo cấp số nhân, nhưng vẫn chưa qua mặt được Hoa Kỳ. Thương mại của Mỹ có xu hướng đa dạng hóa hơn. Tại châu Á, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn, nhưng luồng hàng chủ yếu vẫn là những sản phẩm cấp thấp, trong khi Mỹ chiếm vị thế cao hơn với các sản phẩm cao cấp. Viện trợ của Mỹ và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực này vẫn làm lu mờ các hoạt động tương tự của Trung Quốc, quyền lực mềm và có thể cả sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn còn ngự trị, mặc dù có sự lớn mạnh gần đây của Trung Quốc trong khu vực này.
"Chỉ có sức nặng về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó.", ông Charles Onyango-Obbo, một phóng viên viết cho tuần báo Đông Phi nói như vậy. Gần đây ông đã viết một bài bình luận có tiêu đề Sự kiểm soát của Trung Quốc? Tôi không mất bất kỳ giấc ngủ nào. Ông Onyango-Obbo viết "Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hoá (điện ảnh Hollywood và âm nhạc), kinh doanh, và thể thao Mỹ đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp nơi", "Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới nhưng sẽ không có vai trò thống trị"
Có lẽ không ở đâu mà điều này lại rõ ràng hơn là tại châu Phi, nơi mà Trung Quốc đã được mô tả như là người chiến thắng thông minh trong một cuộc chạy đua mang mầu sắc chủ nghĩa thực dân mới để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hỗ trợ phát triển - chủ yếu dưới hình thức hàng chế biến giá rẻ, đầu tư cơ sở hạ tầng, và các khoản tín dụng lãi suất thấp. Không nghi ngờ gì là sự hiện diện của Trung Quốc trên lục địa này đã lan rộng đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi nam Sahara, chiếm 15% của tổng thương mại của châu Phi, so với 10% của Trung Quốc.
Thật vậy, phần lớn thương mại Trung Quốc-Châu Phi là nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc đến từ năm quốc gia, và thậm chí ngay cả đối với dầu lửa – được coi là tâm điểm động cơ của Trung Quốc tại châu lục này – thì Mỹ vẫn chiếm vị trí dẫn đầu khá xa. Trung Quốc nhập khẩu 17% của tổng sản lượng dầu lửa châu Phi, so với 29% của Mỹ (và 35% của châu Âu). Các công ty phương Tây là các đối tác nước ngoài hàng đầu trong các dự án dầu lửa ở Nigeria, nước sản xuất dầu lửa lớn nhất ở châu Phi nam Sahara, và tại những quốc gia sản dầu lửa lớn nhất đang trỗi dậy trên lục địa này như Ghana và Uganda.
Cần nhấn mạnh là sự tham gia sâu rộng và đa dạng hơn của Mỹ không chỉ tại châu Phi mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, thông qua các định chế quốc tế cũng như viện trợ nhân đạo và trợ giúp quân sự. Mặc dù có quan hệ nổi bật với Zimbabwe và Sudan, nhưng Trung Quốc ít hiện diện về quân sự ở châu Phi và hầu như không có ở Mỹ Latinh, thậm chí vẫn còn bị Mỹ làm lu mờ ngay cả tại sân sau của mình. Ví dụ, tháng trước tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã được hoan nghênh khi có mặt tại Diễn đàn khu vực ASEAN, diễn đàn lớn nhất về an ninh tại châu Á, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới một cuộc họp Mỹ-ASEAN lần thứ hai trong mùa thu, và các ngoại trưởng ASEAN đã mời Hoa Kỳ tham dự một cuộc đối thoại khu vực - Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, mà theo giới ngoại giao, là để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong tháng bảy, phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm nói rằng Mỹ và Việt Nam "gác lại quá khứ" và hai nước tăng cường quan hệ thương mại và quân sự. Thương mại hai chiều đã tăng vọt từ $ 2,91 tỷ năm 2002 lên đến $ 15,4 tỷ năm ngoái. Hoa Kỳ cũng có những bước tiến tương tự với Indonesia, ký kết một thỏa thuận vào tháng tư vừa rồi, cho phép Mỹ đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Đương nhiên, châu Á vẫn là một khu vực trên thế giới mà ở đó Trung Quốc hiện chiếm ưu thế thương mại khu vực – tổng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và phần còn lại của lục địa này đạt $ 231 tỷ so với Mỹ là $ 178 tỷ trong năm 2008. Nhưng hầu hết các trao đổi mậu dịch là sản phẩm trung cấp có giá trị thấp. Quan hệ thương mại này không thúc đẩy việc chuyển giao kỹ năng mà các quốc gia Đông Nam Á đang rất cần nhằm phát triển trình độ công nghệ lên mức cao hơn. Các nước như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia vẫn dựa vào sự hợp tác với Mỹ trong kinh doanh, công nghệ, và giáo dục để làm việc này. Và Mỹ vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại khu vực, 8,5% so với 3,8% của Trung Quốc, hoặc $ 3,4 tỷ so với $ 1,5 tỷ trong năm 2009.
Ở những nơi khác mà Trung Quốc đang ngày càng nổi bật về kinh tế, chẳng hạn như tại châu Mỹ Latinh, thì Hoa Kỳ cũng vẫn có những lá bài quan trọng. Năm ngoái, Trung Quốc thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Brazil, và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Venezuela, Chilê, Peru, Costa Rica, và Achentina. Nhưng trong khi tổng trao đổi thương mại của châu Á (chủ yếu là của Trung Quốc) với khu vực đã tăng 96% trong thập kỷ qua, thì Mỹ lại có một tỷ lệ tăng cao hơn, 118%.
Cũng như ở nhiều khu vực, các hàng rào văn hóa và địa lý hạn chế quan hệ Trung Quốc – Mỹ Latinh phát triển khăng khít. Ông Kevin Casas-Zamora, một chuyên gia về Mỹ Latinh tại Viện Brookings nói, "Mỹ và châu Mỹ Latinh phải cam chịu sống gần gũi với nhau, và Trung Quốc không bao giờ có thể cạnh tranh với điều này",
Sự hấp dẫn của quyền lực mềm của Mỹ trong khu vực làm giảm bớt sự hấp dẫn của Trung Quốc ; nó lại được khuyếch tán thông qua văn hóa, ngôn ngữ và những ý tưởng được dân chúng ưa chuộng. Quyền lực mềm cũng còn được sử dụng nhiều tại châu Phi, nhất là do mối liên hệ của tổng thống Obama với khu vực (tất cả mọi thứ từ nhà hàng để nơi rửa xe hơi được đặt tên ông). Những dấu hiệu của văn hóa Mỹ, từ phim, âm nhạc đến thời trang, tràn ngập khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét