Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Phi Cơ không người lái


PHI CƠ KHÔNG NGƯỜI LÁI
   Hoa Kỳ dùng phi cơ không người lái vào việc tuần tra, thám sát và thu thập tin tức. Phi cơ không người lái Hoa Kỳ đã tuần tra biên giới Afghanistan và Pakistan, biên giới Hoa Kỳ và Mexico, vùng ven biển Somalia để phát hiện hải tặc, và mới đây, phi cơ không người lái được yểm trợ cho lực lượng NATO trong chiến dịch Odyssey Dawn thực hiện vùng cấm bay trên bầu trời Libya của Gaddafi.
   Hệ thống phi cơ không người lái (Unmanned Aircraft System = UAS)
   Sở dĩ gọi là hệ thống (System) là vì một chuyến bay được thực hiện bởi những hệ thống bao gồm những con người và kỹ thuật rất phức tạp, có liên quan đến việc thiết kế chiếc phi cơ, đến trạm điều khiển từ xa trên mặt đất, và hệ thống vệ tinh quân sự trên bầu trời. Những hệ thống nối kết chặt chẽ qua lại, giữa 3 vị trí nói trên. Phi cơ trên bầu trời của khu vực quan sát, trạm điều khiển từ xa trên mặt đất, vệ tinh quân sự trên trời.  
   Hệ thống phi cơ không người lái (Unmanned Aircraft System - UAS hay là Unmanned Aerial Vehicle - UAV), còn gọi là Drone. Hệ thống nầy không có người lái ngồi trên phi cơ, nhưng phải có một phi công (Pilot) ngồi tại trạm điều khiển từ xa trên mặt đất. Xăng là nhiên liệu của Predator.
   MQ-1 Predator … MQ-9 Reaper
   Tên đầy đủ là General Atomics MQ-1 Predator. General Atomics là tên công ty sản xuất, cũng giống như Boeing 747, MiG-25, Lockheed F-22 Raptor…  
   MQ-1 Predator trước tiên được Không Quân Hoa Kỳ và CIA xử dụng để dọ thám từ xa. Được thiết kế nhiều máy ảnh và nhiểu bộ cảm ứng (Sensor) để thu thập và gởi về màn hình những hình ảnh đầy đủ màu sắc và cử động, di động. Về sau, những cải tiến liên tục cho thích hợp với nhu cầu chiến trường, được trang bị 2 hỏa tiển nhỏ AGM-114 Hellfire (thuộc loại chống xe tăng) và đại liên.
   AGM = Air-to-Ground Missile, là hỏa tiển không đối đất.
   Cũng có thể viết: ASM = Air-to-Surface Missile.
   Từ năm 1995, Predator được xử dụng ở các chiến trường Bosnia, Iraq, Yemen, Afghanistan và ở Libya ngày 21-4-2011.
   Động cơ nhiên liệu xăng, được đẩy bằng cánh quạt. Phi cơ bay tới mục tiêu cách xa 740 Km rồi trở về trong thời gian bay là 14 giờ.
   Việc điều khiển và các bộ phận cảm ứng
   Năm 1980, Bộ Quốc Phòng và CIA thí nghiệm loại phi cơ nầy với những chiếc nhỏ, nhẹ. Năm 1990, CIA thích thú với loại cải tiến mang tên Amber. CIA đặt mua 5 chiếc cải tiến tên là Gnat. Đặc điểm là tiếng động rất nhỏ, giống như tiếng máy cắt cỏ trên không trung.  
   Thiết kế sau cùng mang tên Predator, được sản xuất 12 chiếc với 3 trạm điều khiển trên mặt đất. (Ground Control Station)
   Năm 2001, Hoa Kỳ có 60 chiếc Predator và cho biết đã bị mất 20 chiếc trong các cuộc hành quân, bao gồm 1 chiếc bị địch bắn hạ, nhưng đa số vì thời tiết quá lạnh. Một bộ phận làm tan băng được gắn vào để cải tiến.
   Predator được nâng cấp cuối cùng mang tên là MQ-9 Reaper.
   Hệ thống điều khiển và các bộ phận cảm ứng
   Ở mặt trận Yugoslavia, một phi công của chiếc Predator ngồi chung với nhiều chuyên viên trên một chiếc xe Van đậu sát phi trường mà chiếc Predator sẽ cất cánh và trở về đáp xuống.  
   Điều khiển cho chiếc phi cơ cất cánh
   Những số liệu được chuyển trực tiếp, từ chiếc xe Van đến hệ thống vệ tinh quân sự trên trời bằng kênh nối kết, và từ vệ tinh, những lịnh điều khiển được truyền đến chiếc phi cơ để cất cánh và bay đến mục tiêu. Tất cả gồm 2,000 tín hiệu liên lạc nối kết nhau chặt chẽ, và hoàn tòan chính xác, thì phi cơ mới cất cánh được.  
   Từ chiếc phi cơ, tất cả mọi hình ảnh nằm trong vùng quan sát được chuyển về trạm điều khiển để phi công ở đó nhận xét và ra những lịnh để phi cơ thi hành, như bắn vào mục tiêu, hoặc bay trở về.
   Cơ quan CIA đề nghị những chuyến bay không người lái được điều khiển từ trung tâm của CIA ở Langley, Virginia. Mặc dù không có người lái ngồi trên phi cơ, nhưng mỗi chuyến bay phải có phi công ngồi tại trạm điều khiển từ xa.
   Phi cơ được gắn dụng cụ để xác định vị trí và tọa độ mục tiêu, một máy chụp hình (Camera) màu, một Camera TV, một camera hồng ngoại tuyến, cho nên nó có thể nhận thấy mục tiêu xuyên qua màn khói, mây che và sương mù. Hình ảnh nhận được với đầy đủ màu sắc và cử động, di chuyển…Hình ảnh được thu nhận liên tục trong khu vực thám sát ở những tọa độ khác nhau.
   Sau nầy, chiếc Predator được gắn thêm hệ thống Laser để có thể liên lạc được với phi công của những máy bay trên cùng một khu vực của bầu trời. Hệ thống Laser đồng thời cũng được dùng để hướng dẫn hỏa tiển đi đến đúng mục tiêu.
   Thảo ráp Predator
   Một chiếc Predator có thể được tháo ra làm 6 phần rời, bỏ vào một container. Điều nầy cho phép việc triển khai nhanh chóng, đến khắp các nơi trên địa cầu bằng phi cơ vận tải hoặc bằng tàu biển. Bộ phận lớn nhất là trạm điều khiển từ xa, được thiết kế cho vừa vặn, để chiếc C-130 Hercule chở đi khắp nơi.
   Băng Tần Sóng nối kết với 24 vệ tinh quân sự trên bầu trời, được phóng đi nhờ một Ănten Chảo đường kính 6.1 mét.
   Đường của sân bay dành cho Predator
   Phi cơ nầy cần một đường băng rộng 40m, dài 1,500 m trên một bề mặt trống trải, không có chướng ngại vật làm lệch hướng đi, hoặc ngăn chận làn sóng điện từ trạm điều khiển trên mặt đất lên vệ tinh, rồi từ vệ tinh xuống phi cơ. 
   Tháng 4 năm 2010, một tài liệu tiết lộ tổng số giờ phi cơ không người lái đã thực hiện là trên một triệu giờ. Chuyến bay dài nhất trên bầu trời là 40 giờ 5 phút.
   Năm 2009, Không Quân HK có 195 chiếc Predator MQ-1 và 28 chiếc nâng cấp MQ-9 Reaper.
   Tai nạn và bị bắn rơi
   Tháng 3 năm 2009, một báo cáo cho biết Hoa Kỳ đã mất 70 chiếc Predator, trong đó 55 chiếc rơi và phát nổ vì trục trặc máy móc và bay lạc mất. 4 chiếc bị bắn rơi ở chiến trường Bosnia, Kosovo. Tại chiến trường Iraq, rơi 11 chiếc.
   Tháng 3 năm 2011 vừa qua, Không Quân Hoa Kỳ tiếp nhận lần cuối cùng những chiếc Predator. Sau đó, không còn sản xuất nữa.
   Tổ chức những đội bay Predator
   Tháng 4 năm 1996, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã chọn Không Quân để điều hành hệ thống phi cơ không người lái Predator. Nhiều đội bay được thành lập tại những căn cứ Không Quân Hoa Kỳ.  
   Trên chiến trường Afghanistan, 10 trong 15 chiếc Predator, được đánh giá là thành công xuất sắc. Hai chiếc Predator xác định vị trí của một người cao, ốm, mặc quần áo trắng tại khu nhà của Bin-Laden ở Tarnak, bên ngoài Kandahar. Hình dáng đó được xác nhận là Osama Bin-Laden.
   Ngày 4-9-2001, Tổng thống Bush chấp thuận cho dùng Predator tìm diệt Bin-Laden, nhưng nước chủ nhà của phi trường là Uzbekistan không cho phép Predator trang bị hỏa tiển.
   Predator bi MIG-25 bắn hạ
   Ngày 23-12-2002, chiếc MIG-25 của Iraq đã bắn hạ chiếc Predator.
   Sự việc như sau. Chiếc Predator được trang bị hỏa tiển không đối không AIM-92, được dùng làm mổi, để nhử cho chiếc MIG-25 cất cánh, sau đó, Predator chạy trốn, để MIG ở lại làm bia bị bắn hạ.
   Nhưng trong trường hợp đó, không biết vì trở ngại gì, mà chiếc Predator lại không bỏ chạy đi theo kế hoạch, và nó phóng một hỏa tiển tầm nhiệt vào chiếc MIG-25. Nhưng hỏa tiển tầm nhiệt lại đuổi theo một hỏa tiển do chiếc MIG phóng ra, cả hai hỏa tiễn cùng nổ, và chiếc MIG-25 bắn hạ chiếc Predator.
   Đặc tính kỹ thuật của Predator
Phi hành đoàn: không    Chiều dài: 8.22 m    Sải cánh: 16.84m
Cao: 2,1m   Nặng: 512 kg (không có vũ khí)   Sức nặng có vũ khí: 1020 kg
Động cơ: Một máy nổ 4 xy lanh, 115 mã lực (horse power)
Vũ khí
   2 Hỏa tiễn AGM-114 Hellfire (AGM = Air-to-Ground Missile)
   4 Hỏa tiễn AAM-92 Stinger (AAM = Air-to-Air Missile)
   6 hỏa tiển Griffin (Loại không đối đất)
Hỏa tiễn AGM-114 Hellfire
   AGM là Air-to-Ground Missile, còn được gọi là ASM = Air-to-Surface Missile. Chủ yếu là trang bị cho trực thăng chiến đấu.
Nặng: 47 kg   Tầm xa: 8 km
Năm 2007, Hoa Kỳ có tổng số 21,000 AGM-114, mỗi quả giá 68,000 USDollars và được trang bị trên trực thăng Apache, Cobra, Kiowa và Predator.
Hỏa tiễn AIM-92 Stinger hay còn gọi là AAM-92 Stinger
Dài: 1.52 m   Đường kính: 70 mm (2.8 in)   Nặng 16 kg   Đầu nổ: 3 kg
Tốc độ: 750 mét/giây   Tầm xa: 4.5 km   Tiền hoa Griffin
Là hỏa tiển không đối không, trang bị cho Predator:
Đường kính: 5.5. in   Nặng: 20.4 kg   Length: 42   Đầu không có: 13 pounds.  
   Tóm lại, phi cơ không người lái MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper là loại phi cơ nhỏ, nhẹ, trang bị hỏa tiển cũng nhỏ, nhẹ, cho nên hỏa lực rất yếu so với vũ khí của các chiến đấu cơ khác.
   Như vậy, loại phi cơ nầy có giá trị thám thính nhiều hơn hỏa lực công phá. Hoa Kỳ gởi phi cơ thám thính đến Libya mà không gởi chiến đấu cơ có vũ khí mạnh, thì hiệu quả rất hạn chế.
   Thật ra, ngoài chiếc Predator, Hoa Kỳ còn những loại phi cơ không người lái có vũ khí mạnh hơn nhiều. Có lẽ đợi tới khi chiến tranh leo thang, thì mới mang ra xử dụng. Đó là loại Boeing X-45Northrop Grumman X-47.
   Boeing X-45
   X-45 là phi cơ chiến đấu không người lái do công ty Boeing thiết kế và sản xuất theo hợp đồng của Hải Quân. Bên Không Quân cũng có loại phi cơ không người lái giống như X-45, nhưng do công ty Northrop Grumman sản xuất, với cái tên X-47.
   Ngày 18-4-2004, thử nghiệm X-45 lần đầu tiên thành công tại căn cứ Không Quân Edwards, nó phóng hỏa tiển 250 lbs chính xác vào mục tiêu.  
   Ngày 4-2-2005, trong lần bay thứ 50, hai chiếc X-45 báo động có mục tiêu xuât hiện, hai chiếc tự động xác định xem chiếc nào sẽ dùng vũ khí tấn công, kế đó một chiếc bay ra khỏi khu vực chiến đấu, và người phi công ở trạm điều khiển từ xa, ra lịnh tấn công.  
   Đặc biệt là hai chiếc X-45 phối hợp hoạt động với nhau như là một nhóm.
   Năm 2010, hảng Boeing thiết kế cho chiếc X-45 được thực hiện tiếp liệu trên không.
Đặc tính của X-45  
   Phi công: không có    Dài: 8.08m    Sải cánh: 10.3m   Cao: 2.14m  
   Trọng lượng 3,630 kg không có vũ khí    Động cơ 1 máy GA-100 Turbofan  
   Tốc độ tối đa: 919 km/giờ   Tầm hoạt động xa: 2,405 km.
Vũ khí
   8 bệ phóng hỏa tiển, mỗi bên 4 bệ.
   Bom JDM loại đường kính nhỏ.
   Northrop Grumman X-47
   Northrop Grumman X-47 là loại phi cơ chiến đấu không người lái, do công ty Northrop Grumman thiết kế và sản xuất theo hợp đồng của Không Quân. Công dụng cũng giống như  X-45 của Hải Quân. Hai bên có 2 chương trình khác nhau.  X-47 có hình dáng giống như đầu của mũi tên hình tam giác.  
Đặc tính X-47
   Phi công: không    Dài: 5.95m    Sải cánh: 5.94m    Cao: 1.86m
   Trọng lượng không có vũ khí: 1,740 kg    Trọng lượng có vũ khí: 2,212 kg.
   Động cơ 1 máy Turbofan    Vận tốc tối đa: dưới âm thanh.
   Tầm hoạt động xa: 2,778 km.
Vũ khí
      2 bệ phóng hỏa tiển, mỗi bệ chỉ có một quả 500 pounds (225 kg)
      X-47 được cải tiến và nâng cấp thành X-47A, X-47B, X-47C
      Riêng X-47C, to hơn. Sải cánh 52.4 m, Trọng lượng có vũ khí là 4,500 kg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét