Ảo
Tưởng – Tranh : Trần Thanh Châu
1.
Hôm nay là thứ sáu cuối cùng của
năm 2012.
Tuần trước, lịch cổ Mayan chấm dứt
vào ngày thứ sáu 21 tháng 12 năm 2012 . Nhiều người tin rằng đó là ngày thứ
sáu cuối cùng của nhân lọai.
Điều đó đã không xẩy ra. Vì thế,
tôi còn có dịp ngồi đây, ba điều bẩy chuyện với trang ghi chép dang dở, gián
đọan từ nhiều tháng nay. |
Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
Ghi chép vụn cuối năm
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
Chút tình tri ngộ1
Ngoan thân!
Không lẽ ngày 22-4-1973 chia tay lần cuối.?Mình không gặp được Ngoan và gia đình ở La s vegas là cả một nỗi bất hạnh cho đời mình .Biết làm sao hơn được.Thông thường trong nỗi bất hạnh lại có niềm hạnh phúc riêng tư, đóa hoa hồng nào lại không gai Ngoan nhỉ.Đừng để thân phận chìm đắm vào mê cung.hoan lạc.Niềm nuối tiếc nào dễ phai
Không lẽ ngày 22-4-1973 chia tay lần cuối.?Mình không gặp được Ngoan và gia đình ở La s vegas là cả một nỗi bất hạnh cho đời mình .Biết làm sao hơn được.Thông thường trong nỗi bất hạnh lại có niềm hạnh phúc riêng tư, đóa hoa hồng nào lại không gai Ngoan nhỉ.Đừng để thân phận chìm đắm vào mê cung.hoan lạc.Niềm nuối tiếc nào dễ phai
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Chút tình tri ngộ 2
L T NT3
Chút
tình tri ngộ 2 hay vệt sáng trong đêm
Thân
gửi toàn thể NT3
Thời
gian này VN trời đã vào đông
Mưa triền miên ,mưa xối xả.Mưa phủ kín mặt người.Mưa che dấu niềm đau .Mưa buồn hơn nắng
Mưa như tiếng gọi của người tình.,bao điều ấp ủ mang nhiều nỗi nhớ chắt
chiu.Ngày mai vào cõi vô biên,nhớ nhau mang cả vào miền hư vô.Mình đã một lần đặt
chân lên xứ lạ.Chỉ một lần thôi cũng đã nhớ nhau ngàn đời…Cho ánh mặt trời soi
rọi tận con tim đang rỉ máu từng ngày Tận sâu thẳm của ý thức.Mắt ướt buồn phiền
trược qua hư vô .Xô ngã mọi thần tượng dù những tín điều bất khả phản kháng
Mang tính giáo điều ,chân lý của những kẻ cuồng tín hung bạo nhất của xã hội
loài người.Làm sao hô vang đồng dao thuở nọ để miệt mài kinh sử thiên thu ,Khua
động mái chèo để tiếp bước cha anh trong những trận thư hùng quyết tử.
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
Hải Đảo Lưu Đày
Hải đảo lưu đầy- Nhạc và lời : Xuân Điềm
Trình bà Tuy : Đứcấn - Thực hiện ; TKS
Ngày 23 tết năm 1975 từ trại tù Hóc Môn bị đày đến trại số 5 đảo Phú Quốc. Mang tâm trạng người bị lưu đầy từ đất liền ra hải đảo, bốn bề mây nước đường về quá xa vời. Sự đói khát và cách đối xử quá khắc nghiệt của cai tù CS, không ai có hy vọng trốn thóat hoặc gặp lại vợ con, mà đành chấp nhận sẽ ở đây đến “ mút mùa lệ thủy “. Thời gian này đứa con thứ ba sẽ ra chào đời, hòan cảnh gia đình đang thiếu thốn mọi bề và lại vắng bóng cha.
Vì đâu và vì ai đã gây nên cảnh đọan trường này cho cả dân tộc Việt Nam ? ( Xuân Điềm ). http://t-van.net/?p=6947
http://youtu.be/76ZypeF_CWo
TKS
Trình bà Tuy : Đứcấn - Thực hiện ; TKS
Ngày 23 tết năm 1975 từ trại tù Hóc Môn bị đày đến trại số 5 đảo Phú Quốc. Mang tâm trạng người bị lưu đầy từ đất liền ra hải đảo, bốn bề mây nước đường về quá xa vời. Sự đói khát và cách đối xử quá khắc nghiệt của cai tù CS, không ai có hy vọng trốn thóat hoặc gặp lại vợ con, mà đành chấp nhận sẽ ở đây đến “ mút mùa lệ thủy “. Thời gian này đứa con thứ ba sẽ ra chào đời, hòan cảnh gia đình đang thiếu thốn mọi bề và lại vắng bóng cha.
Vì đâu và vì ai đã gây nên cảnh đọan trường này cho cả dân tộc Việt Nam ? ( Xuân Điềm ). http://t-van.net/?p=6947
http://youtu.be/76ZypeF_CWo
TKS
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
Máy tính bảng "siêu rẻ" made in India
Ấn Độ tung ra thị trường máy tính bảng rẻ nhất thế giới
REUTERS
Hơn một năm sau khi cho lưu hành một chiếc máy tính bảng từng
được cho là giá rẻ vô địch, ngày 12/11/2012, Ấn Độ lại tung ra thị
trường một phiên bản mới của sản phẩm đó. Điểm đáng nói là chiếc máy
tính bảng đời mới này của Ấn Độ không những mạnh hơn thế hệ trước, mà
lại còn rẻ hơn, bán ra cho sinh viên Ấn Độ với một giá mà không ai có
thể cạnh tranh được là 1.130 rupee, tương đương với vỏn vẹn 15 euro.
Bửa cơm tù
TuoiTreYeuNuoc_Kính chuyển đến quý vị nhạc phẩm Bữa Cơm Tù – nhạc & lời Quốc Nội, nội dung bài nhạc nói lên nổi đau hiểm họa mất nước do csVN nhu nhược, vì lòng yêu nước chống Tàu Gian – Chống Cộng Nô – Chống Tham Ô của bạo quyền csVN các nhà Đấu Tranh Dân Chủ và biết bao Sinh Viên – Nhạc Sĩ yêu nước bị chế độ hèn nhát csVN bịt miệng, nhưng họ vẫn Anh Hùng dưới mọi hình phạt của csVN.
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
Thành phố lá me xanh
Thành phố lá me xanh-Nhạc và lời : Trần Lê Việt.
Trình bày : Khánh Duy - Thực hiện : TKS.
" Tù khúc Thành phố lá me xanh được viết năm 1980 tại trại cải tạo Vĩnh Quang ( Vĩnh Phú ), thôi thúc từ nỗi nhớ Sài Gòn, cộng thêm những cảm giác ấm ức khi nghe bài " Thành phố hoa phượng đỏ ", tôi nghĩ không lẽ chỉ có kẻ thắng mới được quyền ca ngợi thành phố quê hương của họ, thế là những dòng nhạc đầu tiên của bài " Thành phố lá me xanh " ra đời. Tôi cố ý chọn tựa bài cũng 5 chữ và có ý nghĩa đối chọi : Hoa phượng đỏ /Lá me xanh , như một sự đối kháng . . . tiêu cực của mình. Tôi chọn hình ảnh từ dinh Độc Lập đến nhà thờ Đức Bà, quãng đường mà tôi nghĩ chắc không có người dân Sài Gòn nào chưa một lần đi ngang qua để làm câu kết bài :
" . . . được bước giữa phố thênh thang / thảnh thót tiếng hát giáo đường/ dù phải thở hơi cuối cùng ." ( Trần Lê Việt ) . . . "Trần lê Việt : Thành phố lá me xanh" Nguồn T.Van
Trình bày : Khánh Duy - Thực hiện : TKS.
" Tù khúc Thành phố lá me xanh được viết năm 1980 tại trại cải tạo Vĩnh Quang ( Vĩnh Phú ), thôi thúc từ nỗi nhớ Sài Gòn, cộng thêm những cảm giác ấm ức khi nghe bài " Thành phố hoa phượng đỏ ", tôi nghĩ không lẽ chỉ có kẻ thắng mới được quyền ca ngợi thành phố quê hương của họ, thế là những dòng nhạc đầu tiên của bài " Thành phố lá me xanh " ra đời. Tôi cố ý chọn tựa bài cũng 5 chữ và có ý nghĩa đối chọi : Hoa phượng đỏ /Lá me xanh , như một sự đối kháng . . . tiêu cực của mình. Tôi chọn hình ảnh từ dinh Độc Lập đến nhà thờ Đức Bà, quãng đường mà tôi nghĩ chắc không có người dân Sài Gòn nào chưa một lần đi ngang qua để làm câu kết bài :
" . . . được bước giữa phố thênh thang / thảnh thót tiếng hát giáo đường/ dù phải thở hơi cuối cùng ." ( Trần Lê Việt ) . . . "Trần lê Việt : Thành phố lá me xanh" Nguồn T.Van
Chiều sơn Thôn
Chiều Sơn Thôn - Không biết tác Giả và Người hát- Clip : TKS
Hiện nay, chúng tôi không có một chi tiết cần biết nào về bản tù khúc " Chiều Sơn Thôn". Thậm chí đến cả tên người hát đến tác gỉa, chúng tôi cũng không biết là ai .
Xin quý độc gỉa, thính giả nào biết được lai lịch và / hoặc có được bản nhạc ký âm ( nhạc phổ ) của bài tù khúc này vui lòng liên lạc với chúng tôi để chúng ta có thể hòan chỉnh việc giới thiệu "Chiều Sơn Thôn " . ( T.Vấn & Bạn Hữu ).
Hiện nay, chúng tôi không có một chi tiết cần biết nào về bản tù khúc " Chiều Sơn Thôn". Thậm chí đến cả tên người hát đến tác gỉa, chúng tôi cũng không biết là ai .
Xin quý độc gỉa, thính giả nào biết được lai lịch và / hoặc có được bản nhạc ký âm ( nhạc phổ ) của bài tù khúc này vui lòng liên lạc với chúng tôi để chúng ta có thể hòan chỉnh việc giới thiệu "Chiều Sơn Thôn " . ( T.Vấn & Bạn Hữu ).
Chuyện hai người Lính
"Ta lại nhớ về một thời trai trẻ
phải gác bút nghiên, hoài bão cuộc đời
Để xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
mà lòng phơi phới dậy tương lai"(1)
Tôi cũng vậy nhớ lại thời trai trẻ
gác bút nghiên theo tiếng gọi lên đường
khác với anh tôi đi bảo vệ quê hương
nhưng không muốn "đường vinh quang xây xác..."
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
Thư trả lời các ông Huỳnh Tấn Mẫm,....
Thư trả lời các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu và Lê Hiếu Đằng
vv. Tuyên bố Phản đối hành vi trấn áp thô bạo biểu tình chống Bắc Kinh
Kính thưa các ông,
Thay mặt văn phòng Thủ Tướng nước CHXHCNVN (sẽ đổi tên thành Phủ An Nam
trực thuộc nước CHND Trung Hoa), chính thức trả lời Tuyên Bố của các ông
như sau:
Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012
Anh Vẫn Sống-Xuân Điềm-
http://t-van.net/?p=6837
Anh
Vẫn Sống – Nhạc và Lời : Xuân Điềm –Trình bày : Chu Ly-Hiếu Trung
Tù khúc Anh Vẫn Sống được sáng tác
tháng 7 năm 1981 tại trại Z30D Hàm Tân, khi nhìn thấy cảnh những bạn tù vượt
trốn bị bắt lại trên đường dẫn về trại. Bọn cán bộ như bầy thú rừng, chúng xúm
lại giáng những trận đòn dã man sấm sét trên thân thể người tù rách nát, bê bết
máu, nằm bất động, rồi chúng bỏ đi. Nhưng cuối cùng người tù xấu số cũng sống
sót.Anh sống để nhìn thấy bạn bè rời trại đi đến một phương trời vô định nào đó
hay được về với gia đình. Và Anh Vẫn Sống để mỉm nụ cười ngạo nghễ nhìn những
kẻ sắt máu, những kẻ đã muốn chôn vùi cuộc đời anh dưới những lớp bùn đen. Với
một niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước, Anh Vẫn Sống. Người chiến sĩ
VNCH vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
Tù khúc Anh Vẫn Sống đã được phát
thanh trên đài Little Sài Gòn Radio từ năm 1993 đến nay đã gần 20 năm. . . (
Xuân Điềm )
Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012
Tù Khúc Du Ca
Tranh : Trần Thanh Châu |
Nhạc và Lời : Xuân Điềm --Trình bày : Khánh Ly -Thực hiện : TKS
" Tù khúc Du Ca Tù được sáng tác tháng 6 năm 1979 tại trại tù Đồng Ban, Tây Ninh, sau những lần tham gia văn nghệ có canh gác ở các trại tù trong vùng. Lúc này, các tù nhân đang phá rừng để lập trại ở gần nhau, nhưng không có hàng rào bao bọc chung quanh mà cán bộ coi tù thường nói rằng " các anh đang ở trong hàng rào lương tâm, mọi người nên cảnh giác và tuân giữ luật trại mà thôi . . . "
Cảm thấy mình như người du ca đang đi hát rong cho bạn tù nghe t6am trạng mình. Người tù hát trên ruộng ngô, trên cánh đồng, hát trên dòng sông để tiếng hát vọng về nguồn, nói cho mọi người nghe về kiếp sống đày phiêu lãng tháng ngày của những người đang mất tự do, đang hát về tình yêu quê hương . . . " ( Xuân Điềm )
Trích từ : T.Vấn & Bạn Hữu
Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012
Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012
Hẹn thề-Việt Long
Hẹn thề - Nhạc và lời : Việt Long-Trình bày : Việt Long
Thực hiện : TKS
" .......Anh Việt Long, tác gỉa tù khúc " Hẹn thề " tâm tình về " đứa con trong tù " của mình như sau :
" . . . Bài "Hẹn thề" được sáng tác tại trại tù Z30A -- Xuân Lộc khoảng năm 1982-83, lúc phong trào sáng tác và trình diễn nhạc tù ca lên cao nhất tại nơi đó. Tôi viết bài này như một lời thề hứa đoàn viên với vợ hiền, con ngoan để rồi lại lên đường chiến đấu giành lại quê hương, rồi sẽ đoàn tụ vĩnh viễn trong một đất nước tự do, theo mộng tưởng của mình vào lúc đó.
Trong bài có hai câu : "Bên ngoài đời vẫn trôi đi- Riêng ta đứng mãi giữa mịền trầm luân" là ý thơ của Vũ Cao Hiến trong một nhạc bản của anh mà tôi mượn lấy ( Biết Bao Giờ -- Vũ Cao Hiến ), trước khi nói với Hiến về điều đó.
Câu cuối cùng của bài hát : Trăm năm tơ tóc chứa chan ân tình. " Chứa chan ân tình", câu chữ đó đơn giản như vậy và sừng sững trước mắt, mà tôi mất hai ngày không viết đầy được vần thơ "Trăm năm tơ tóc...???? ... ân tình" . Tôi đã hỏi bác biện lý Phan Văn Kế. Bác ngẫm nghĩ khoảng gần 1 phút, nhìn mông lung ra phía xa, rồi vỗ vai tôi cuời " Cái chữ đó ngay truớc mắt anh và tôi kia kìa! Núi Chứa Chan đó. Thì "chứa chan ân tình", được không? "
Chẳng biết bác Kế nay còn hay mất, đang ở nơi nào. ( Việt Long ).
( Trích từ T.Vấn & Bạn Hữu)
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012
Sài gòn ngày trở lại
Tù Khúc : Sài Gòn ngày trở lại
T.Vấn & Bạn Hữu
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tồn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.
Trần Lê Việt : Sài Gòn ngày trở lại
Sài
Gòn ngày trở lại – Tranh : Trần Thanh Châu
“ . . . Cuối năm 1983, sau gần 9 năm
xa Sài Gòn, – thành phố của cả một thời tuổi trẻ đầy ắp những mơ ước cho đời ,
cho mình – tôi đặt lại bước chân mệt mỏi trên mảnh đất cũ với tâm trạng của một
kẻ phụ tình, kẻ bất lực , kẻ đáng kiếp lưu đầy. Sau lưng tôi, những ngày tháng
tù ngục thoang thỏang như một giấc ngủ trưa dậy muộn, bỗng bừng mắt, thấy mình
như cái ông Hạ Trí Chương (1) nào đó bên Tàu . Ông này giã nhà ra đi tìm công
danh sự nghiệp từ khi còn rất trẻ. Sau gần 50 năm trải qua bao thăng trầm trong
bước công danh hoạn lộ, ông trở về thăm lại quê xưa, tìm kiếm bạn bè cũ, nhưng
chẳng còn mấy người sống sót, duy chỉ có mặt hồ trong như gương trước ngõ vẫn
còn nguyên vẹn những dợn sóng ngày xưa .Đếm bước chân buồn tênh trên hè phố cũ,
tôi bùi ngùi nhớ lại giây phút cuối cùng chia tay với những người bạn vẫn còn
mòn mỏi chờ đợi tấm giấy ra trại ( giấy tha tù cải tạo), và hình ảnh mình ôm
cây đàn thô sơ tự chế, hát những lời nhạc tiên tri :
Khi ta về, nhìn Sài Gòn thật quen
Ngày đêm nào ta chẳng thấy trong mơ
Sài Gòn ơi, sao nhìn ta xa lạ
Bao năm rồi, đâu phải mới hôm qua
( Sài Gòn ngày trở lại – Nhạc và lời :Trần Lê Việt)
Và cứ thế , trong cái ngậm ngùi khi
nhìn lại thành phố tuổi trẻ và tấm thân xác “ gìa háp” mới 33 tuổi, bài hát của
anh bạn nhạc sĩ đã từng chia sẻ ngọt bùi với tôi hầu như gần 9 năm cuộc đọan
trường thất thanh cứ đuổi theo từng nẻo đường tôi bước qua trong ngày đầu tiên
tái ngộ Sài Gòn. Sự ra đi của ông Hạ Trí Chương là một cuộc ra đi lập thân. 50
năm xa quê của ông là 50 năm ông lao vào cuộc giành giựt những hư ảo đời người.
Ông chỉ trở về lại quê hương sau khi đã chán chê mọi thăng trầm cuộc đời vốn
nhẹ tênh như lá mùa thu. Còn sự ra đi của chúng tôi là một cuộc lưu đày, dẫu
mới chỉ 9 năm, nhưng có khác gì hai chàng Lưu Nguyễn xưa, quên mất cả lối về :
Có mấy ngã đường, dẫn vào thành phố
Khi bước chân về, bối rối bơ vơ
Biết lối đường nào về vùng kỷ niệm
Tìm lại dùm ta dáng nhỏ quen xưa
(Sài Gòn ngày trở lại – Nhạc và lời :Trần Lê Việt)
Sài Gòn những năm đó, là một thành
phố chết. Người Sài Gòn thực sự, lớp bỏ nước ra đi từ tháng 4/75, lớp vượt
biên, lớp tù cải tạo, lớp đi kinh tế mới. Người Sài Gòn còn lại ( lúc ấy ) chỉ
sống dật dờ như những cái bóng. Và câu thơ Nguyên Sa bỗng như lời mai mỉa . Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Thế nên, người nhạc sĩ, dù bị che
khuất bởi những hàng rào kiên cố của trại giam ở một nơi xa tít tắp tận miền
trung du Bắc Việt , vẫn nhìn thấy được :
Sài Gòn nay, không còn áo lụa
Sao ta nghe xót bỏng trong lòng
(Sài Gòn ngày trở lại – Nhạc và lời :Trần Lê Việt) . . . “
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
“ . . . Tháng
7 năm 2009, từ mảnh đất tha hương, tôi trở về Sài Gòn thăm nhà. Một buổi sáng
có hẹn với những người bạn cũ nơi một địa điểm ở Gò Vấp, tôi đã bị lạc gần 2
tiếng đồng hồ ngay trong thành phố mà tôi hằng tin tưởng rằng mình đã thuộc
lòng những con đường như những đường chỉ tay . Đường đã thay tên. Công
viên xưa nay đã thành khách sạn, nhà hàng. Quán cà phê xinh xắn xưa nay đã
thành nhà chứa . Giữa những con đường ồn ào tiếng kèn xe bóp vô tội vạ, bụi cát
của những lô cốt đào nát mặt đường bay mù trời, những khuôn mặt bịt kín bằng
những miếng khẩu trang dơ dáy kệch cỡm và chiếc nón bảo hộ quái đản, tôi
biết rằng Sài Gòn của tôi, của anh bạn Trần Lê Việt đã chết rồi. Đã chết
thật rồi. Cái tên Sài Gòn, nếu có đòi lại được, cũng chỉ là áo lụa Hà Đông mặc
vào tấm thân xác vô hồn của người đã chết từ một mùa hè nào xa lắc.
Sau đó, trong buổi họp mặt
của một nhóm nhạc ” vàng “, tôi đã có cơ hội hát lại bài hát một thời : ”
Sài Gòn ngày trở lại ” của Trần Lê Việt. Vẫn là bài hát đó, vậy mà âm vang nó
xa vắng mênh mông như con đường trở lại làng xưa của hai chàng Lưu
Nguyễn.
Hôm ấy, đứng giữa Sài Gòn , người
tình một thời đã chỉ còn là kỷ niệm, tôi không thể không nhớ đến một ngày cuối
năm 1983, ngồi bó gối ở sân tập họp chờ giờ đi lao động của trại cải tạo Z30 A,
tên tôi được xướng lên khi anh chàng cán bộ trưởng trại trịnh trọng đọc danh
sách những người tù được tha về . Tôi nghe tên mình mà lòng dửng dưng như nghe
tên một người nào đó. Ở tù lâu quá rồi nên lòng đã nguội lạnh chăng . Hay vì
biết chẳng còn ai chờ đợi mình nữa ngòai một thành phố Sài Gòn xơ xác xác xơ.
Tôi không biết và cũng không bận lòng tìm biết. Tối hôm ấy, những người có tên
trong danh sách tha về được chuyển qua ở tập trung một chỗ bên trại Z30 B, nơi
người bạn Trần lê Việt của tôi đã ở đó từ dạo chuyển trại năm trước. Tôi nhắn
người mượn của Việt cây đàn guitar tự chế, cây đàn chúng tôi đem về từ ngòai
Vĩnh Phú , miền trung du Bắc Việt. Đêm hôm đó, chúng tôi đã có được một đêm hát
tù khúc thật đáng nhớ. Tôi ôm đàn hát “ Sài Gòn ngày trở lại “ của Trần Lê Việt
mà lòng rưng rưng . Biết lối nào tìm vùng trời kỷ niệm .Tìm lại dùm ta ngõ nhỏ
quen xưa. Ngày mai này tôi về lại Sài Gòn . Ôi ! Chuyện tình xưa như mây chiều
lang bạt. Mây xa xôi nên quá đỗi vô tình. Quá nửa đêm, cán bộ trại đập cửa phòng
tịch thu cây đàn và hăm he giữ mấy anh em chúng tôi lại, không cho về nữa.
Không có đàn, chúng tôi hát “ chay “ với linh cảm rằng rồi đây sẽ không còn có
dịp được hát với nhau như thế này .
Linh cảm năm xưa đã là sự thật. Mãi
mấy chục năm sau, tôi mới có dịp hát “ Sài Gòn Ngày trở lại “ giữa Sài Gòn mà
lòng cứ thầm nhủ :
Thôi nhé em . Xin vĩnh biệt Sài Gòn
của tôi, của chúng ta. Hãy ngủ yên em nhé !
T.Vấn
Sài Gòn tháng 7, 2009
Sài
Gòn ngày trở lại
Nhạc
và Lời : Trần Lê Việt. Trình bày : Hạ My
( Xin
bấm vào hình để mở lớn )
(Nhạc Audio)
Khi ta về, nhìn Sài Gòn thật quen
Ngày đêm nào ta chẳng thấy trong mơ
Sài Gòn ơi sao nhìn ta xa lạ
Bao năm rồi đâu phải mới hôm qua
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát*
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông*
Sài Gòn nay không còn áo lụa
Sao ta nghe cháy bỏng trong lòng
Có mấy ngã đường, dẫn vào thành phố
Khi bước chân về bối rối bơ vơ
Biết lối nào tìm vùng trời kỷ niệm
Tìm lại dùm ta dáng nhỏ quen xưa
Xin một lần nhìn được người để nhớ
Rồi ngày mai rừng núi bọc đời ta
Chuyện tình xưa như mây chiều lang
bạt
Mây xa xôi nên quá đỗi vô tình
*Thơ Nguyên Sa
T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2012)
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
Từng sợi tóc rơi
Tù Khúc : Từng sợi tóc rơi
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà
những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.
Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tồn để con cháu
chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của
lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.
Trần Ngọc Phong : Từng sợi tóc rơi
Từng sợi tóc rơi - Tranh : Trần Thanh Châu
Viết về Trần Ngọc Phong :
“ . . . Từ Vĩnh Quang , Vĩnh Phú,
chúng tôi được đưa đến trại Xuân Lộc Z30. Trại này có 3 phân trại : A, B và C.
Đa số nhóm Vĩnh Quang ở hai phân trại A và C. Riêng tôi, bị chuyển qua B. Tuy
buồn, nhưng lại may. Ở trại B, tôi quen được một số bạn tù mới cũng từ miền
Bắc, các trại Thanh Phong, Nam Hà vừa được chuyển về mấy tuần trước. Những anh
em viết tù khúc từ những trại ngòai Bắc, bây giờ có cơ hội tụ tập lại với nhau
thành nhóm, cuối tuần rủ nhau đi “ lưu diễn” ở các phòng trong trại. Đời sống
miền Nam dễ chịu, cuối tuần cán bộ vệ binh ra ăn chơi ngoài chợ gần đó, ít khi
vào trại, mà nếu có, anh em sẽ báo động. Hơn nữa, họ nghĩ, cùng lắm anh em
chúng tôi tụ tập cũng chỉ để hát nhạc vàng. Lúc này, mấy tiệm cà phê ngòai chợ
vẫn phát nhạc vàng hàng ngày cho khách nghe.
Trong số những người bạn tù mới quen
nơi đây, tôi để ý nhất Trần Ngọc Phong, tác giả nhiều bài tù khúc có tiết tấu
lạ, giọng ca của anh cũng đặc biệt, mang nặng âm hưởng Jazz. Lời những bài tù
khúc của Phong cũng khá độc đáo . Chẳng hạn như bài “ Ai yêu ta ? “ có những
đọan :
“ Giê Su đã nói yêu ta / Marx cũng nói yêu ta/ Và em cũng nói yêu ta /
Nhưng ai yêu ta ?
Chúa hứa một thiên đường / Marx hứa một vườn hồng / Thiên đường chưa
tới / Vườn hồng đỏ chói máu và đầy gai /
Cho đời tăm tối, cho tình gian dối, cho em quên cả đường về . . . “
Hiện giờ, sống yên ấm với gia đình ở
miền Bắc Cali, chắc Phong đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi ngày nào “ Ai yêu
ta ? “.
Trần Ngọc Phong, cùng với những tác
giả tù khúc khác, lập thành “ Nhóm tù ca Xuân Lộc “.( Trần Lê Việt – Những Hình Bóng Cũ )
Nhạc
&Lời : Trần Ngọc Phong
Trình
bày : Trần Gia Tỏan
(Nhạc Audio)
Thượng đế sinh ra em
Người đã dạy lời
Một vì sao lên ngôi
Một hạt bụi vào đời
Bồng bềnh con nước trôi
Bồng bềnh theo nước xuôi
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Ngày đó anh yêu em
Chỉ biết dặn lời
Ta đừng mơ xa xôi
Cho trọn vẹn tình ngời
Cuộc đời như khói mây
Cuộc đời bao đổi thay,
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi!
Đường quá gập ghềnh
Cuộc đời sao chênh vênh
Đưa giọt lệ vào tình
Cùng dòng con nước trôi
Cùng dòng sao rẽ đôi
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
(Nhạc…)
Ngày tháng trôi lênh đênh
Đường quá gập ghềnh
Cuộc đời sao chênh vênh
Đưa giọt lệ vào tình
Cùng dòng con nước trôi
Cùng dòng sao rẽ đôi
Tất cả đều do Người.
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
Từng sợi tóc rơi, Từng sợi tóc rơi
Cũng theo ý Người, ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
ôi Thượng đế ơi !
Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012
Nhớ cố hương
Tù Khúc : Nhớ Cố Hương
T.Vấn & Bạn Hữu
Những tác phẩm tù khúc, dấu tích khốn khó của một thời nhiễu nhương mà những ai đã từng sống qua sẽ không thể nào quên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Mai đây, thế hệ chúng tôi sẽ ra đi, nhưng những chứng tích này phải được bảo tồn để con cháu chúng ta có cơ hội đọc, nghe, cảm nỗi thống khổ của cha ông mà cố gắng hết sức mình ngăn ngừa mọi sự lập lại của lịch sử, nhất là lịch sử 50 năm sau cùng của thế kỷ 20.
Phạm
Thiên Tứ & Lê Trần : Nhớ Cố Hương (Chiều Hòang Liên Sơn)
Chiều
Hòang Liên Sơn – Tranh : Trần Thanh Châu
“ . . . Đời anh tha hương ngay trên quê hương . . .
Vị đắng của những năm tháng Thái
Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú, Gia Trung, Cà Tum, Trảng Lớn, Long Giao,
Xuân Lộc … sẽ còn đọng lại mãi mãi trong tâm tư chúng ta. Vị đắng của những năm
tháng khoác bộ quân phục của chính mình nhưng không phù hiệu, không cấp bậc.
Thay vào đó là những mảnh vá của mồ hôi. Của máu và thù hận. Của đói khát và
nhục nhằn.
“Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương… “ Lời bài tù khúc thở than cho một số
phận ? cho những mảnh đời đã mất ? hay nỗi uất ức vì đã không trọn lời thề năm
xưa khi lần duy nhất trong đời chúng ta quỳ xuống long trọng tuyên thệ TỔ QUỐC
– DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM. Lời thề bất tử cùng với thời gian và cả không gian.
Nhưng nước thì đã mất, nhà đã tan, dân đỏ rên xiết giữa đọa đầy của “ Tù Ngoài “.
Còn chúng ta, trong “ Nhà Tù Trong “ cúi đầu uất hận.
Đời anh tha hương ở ngay trái tim
buồn quê hương. Bước chân trần thất thểu giữa cát sỏi lưu đầy ngay trên đất Tổ
Hùng Vương của những chàng trai tóc bời lộng gió ngày nào đã đề lại những dấu
ấn đậm nét trong Lịch sử. Những dấu ấn của một nỗi bất lực
khủng khiếp . Những dấu ấn của một trách nhiệm không được chu toàn. Những dấu
ấn của những đêm mê sảng vì sốt rét rừng mơ thấy ngọn cờ Tổ Quốc vẫn ngạo nghễ
giữa Cổ Thành Uy Nghi..
. “( Trích : Đọan Trường Thất Thanh )
Tù khúc “ Nhớ Cố Hương “ là tâm sự
của bất cứ người tù cải tạo nào. Theo lời anh Lê Trần, những ý tưởng trong bài
đã sống trong lòng anh từ nhiều năm, nhưng chỉ đến khi được chuyển từ trại tù
miền Bắc về lại miền Nam ở trại Xuân Lộc Z30 B khỏang năm 1982-1983, bài thơ
mới có cơ hội thành hình và ngay sau đó, anh Phạm Thiên Tứ chắp cánh cho những
ý thơ thành nhạc bay đến những anh em đồng cảnh ngộ, nhắc nhau đừng quên rằng “Đời anh tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương “.
“ Nhớ Cố Hương “ là một trong những
tù khúc được nhiều anh em ở Xuân Lộc biết đến. Sau này, khỏang thời gian những
đợt HO ồ ạt đến Mỹ, anh Việt Long , tuy cũng mới vừa chân ướt chân ráo như
những anh em khác, đã không bỏ lỡ cơ hội nói lên tiếng lòng chung của anh em
giữa không khí tự do hải ngọai. Và qua làn sóng điện Little Sài Gòn Radio những
năm khỏang 1993-1996, người hải ngọai đã có dịp nghe bài tù khúc vang lộng tâm
sự một thời của những người tù cải tạo qua giọng hát tuy không chuyên nghiệp
nhưng đã chuyên chở chính xác và trọn vẹn nội dung bài hát đến với người nghe.
Phần âm thanh của bài tù khúc “ Nhớ
Cố Hương “ chúng tôi giới thiệu ở đây cũng vẫn qua giọng hát của anh Việt Long
thâu lại nhiều năm sau. Giọng hát dường như u uẩn hơn vì sau gần 10 năm “ tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương “, thì nay , sau gần 20 năm lưu lạc xứ người ,
tâm sự người tù năm xưa phải chăng là “ Giữ gìn chút
hương trầm thơm /Mơ về cố hương “ như hai câu kết ngậm ngùi của bài tù khúc. (T.Vấn & Bạn Hữu )
Nhớ
Cố Hương (Chiều Hòang Liên Sơn)
Nhạc:
Phạm Thiên Tứ . Lời : Lê Trần. Trình bày : Việt Long
(Nhạc Audio)
Chiều xuống rưng rưng
Người tiễn người hết con đường
Người đi hoang mang vấn vương
Bể dâu biết đâu là hướng
Đời anh tha hương ở ngay trái tim
buồn quê hương
Giáo đường dóng kinh mùa thương
Mi người mờ khói hơi sương
Chiều xuống bâng khuâng
Người nhớ người chốn khuê phòng
Thời gian phôi pha sắc hương
Nửa đêm dỗ con bằng bóng
Đời em đau thương ở ngay trái tim
buồn quê hương
Xếp lại phấn son lược gương
Ru hồn tượng đá buồn
Em biết không, đêm lạnh Hòang Liên
Sơn
Mơ ngày Sài Gòn nắng ấm
Nghe lòng nhỏ tiếng tơ chùng
Người hôm mai nhặt từng hạt sương
Gom vào giờ phút tương phùng
Đời giương cánh buồm trùng dương
Đời vẫn tơ vương, người vẫn tưởng
nhớ thiên đường
Đầu sông trông mong cuối sông
Khổ đau nhấp nhô lượn sóng
Hẹn nhau sang sông , dòng thời gian
sẽ phai mờ sau lưng
Giữ gìn chút hương trầm thơm
Mơ về cố hương
Chuyên Mục Tù KhúcT.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2012)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)