Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

PHÂN ƯU-Cám tạ

                                                  THU CAM TA

   TOI XIN THAY MAT THAN MAU VA TOAN THE TANG  QUYEN KINH GOI DEN CAC BAN  VA  GIA DINH LOI CAM ON CHAN THANH :

  
DA CAU NGUYEN, PHUNG DIEU VA  CHIA BUON VOI TANG QUYEN CHUNG TOI.
   

NGUYEN XIN THIEN CHUA TRA CONG BOI HAU CHO TAT CA QUY  ANH CHI EM THUOC DAI GIA DINH NGUYEN TRAI . VA QUY QUYEN !

                                                   NAY KINH,
                                NGUYEN PHAP VA TANG QUYEN
 
                                               DONG CAM TA

                                                     

Nhận được tin buồn
Cụ Phê Rô Nguyễn văn Phú


Thân phụ của NT3 Nguyễn Pháp.


Vừa mãn phần tại Việt Nam ngày 30 tháng 8 năm 2010, hưởng thọ 88 tuổi. Tang lễ sẽ được cử hành ngày 1 tháng 9 năm 2010 tại Thánh Đường giáo xứ Hiệp Lực, Đồng Nai , Việt Nam.


Đại Gia đình Nguyễn Trãi 3 ở khắp nơi xin chân thành chia buồn cùng anh chị Nguyễn Pháp và tòan thể tang quyến.


Nguyện cầu linh hồn Phê Rô sớm được hưởng hồng phúc Thiên Chúa.


Đại Gia Đình Khóa Nguyễn Trãi 3






                                                 Thành Kính phân ưu

                                           cùng Nguyển Pháp và đại gia đình
                                           Nguyện cầu Linh Hồn
               Cụ Ông PHERO NGUYỂN VĂN PHÚ sớm được về nước Chúa Trời.
                                          Hoàng Kim Thiện và gia đình




                  Thành thật chia buồn cùng bạn Nguyễn Pháp và gia đình về sự mất mát to lớn này .
                  Nguyện cầu linh hồn Cụ Ông Phê Rô Nguyễn văn Phú sớm được về nước Chúa .


                                          THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
                                           Tiêu khôn Cơ và Gia đình




                    Xin thành thật chia buồn cùng anh chị Nguyễn Pháp ,
           và xin hiệp chung lời cầu nguyện cho linh   hồn cụ ông sớm được hưởng phúc thiên đàng .
                                        gia đình Nguyễn chí Hiếu .


                                                        Nhận được tin buồn


                                               Thân Phụ NT3 Nguyễn Pháp :
                                    Cụ Ông : PHÊRÔ NGUYỄN VĂN PHÚ
                            Vừa từ trần ngày 30 tháng 08 năm 2010 , tại Việt Nam
          Nhóm k3 vùng Đông Bắc Hoa Kỳ , chân thành chia buồn với A/C Nguyễn Pháp và Tang Quyến .
                           Nguyện linh hồn PHÊRÔ sớm hưởng Nhan Thánh Chúa .
                                          T/M nhóm k3 / Đông Bắc / HK
                                               NT3 . Vũ minh Hùng



    XIN CHIA BUON CUNG BAN NGUYEN PHAP TRUOC SU DAU BUON LON LAO NAY     .
   NGUYEN CAU HUONG LINH BAC PHERO NGUYEN VAN PHU SOM VE NUOC CHUA .


       T.M ANH EM NT3/ NAM CALIFORNIA
                TRUONG NGOC KHOA

Gia đình Đặng Hiếu Sinh xin chia buồn với Nguyễn Pháp
Chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn cụ Phê rô sớm được hưởng nhan Thánh CHúa
Sinh



                THANH KINH PHAN UU
           VOI GIA DINH NGUYEN PHAP.
                 Gia dinh Le Cong Hao


Phap o ben Viet Nam yen tam lo an tang cho bac trai .
Ben nay, chi Phap da to chuc le phat tang toi ngay 31-8-2010.
Co anh chi Hue, chi Quy, Hung cung cac chau chiu tang.
Dac biet co chau Giang vua chiu tang xong, lai sua soan
de hom sau len duong di Phi Chau lo viec tu hoc.
Vo chong toi va gia dinh vo con Diep co den tham gia buoi
le cau nguyen .
Chung toi thanh that chia buon cung anh chi Phap va gia dinh.
Nguyen cau huong linh Phero som huong Nhan Thanh Chua.
Phillip Le

Nhan duoc tin than phu anh NT3 Nguyen Phap vua that loc tai Viet Nam .
Chung toi la NT3 vung DALLAS va FORTWORTH thanh that chia buon cung gia dinh ban va tang quyen .
Nguyen cau huong linh cu PHERO som an nghi noi coi vinh hang.


Thay mat nhom NT3 DFW .
Chau v Dang

CÁO PHÓ

         CHUNG TOI XIN KINH BAO CUNG QUY ANH CHI EM  CAC CHAU TRONG DAI GIA DINH NGUYEN TRAI 1,2 ,3,4,5,6  TRONG NUOC CUNG NHU NGOAI NUOC,
ANH CHI EM CUU TU K4,

        CHONG,CHA,ONG NOI,ONG NGOAI CUA CHUNG TOI LA CU ONG :
                                    PHERO NGUYEN VAN PHU,
                                               sinh nam 1923
                                       HUONG THO 88 TUOI

DA DUOC CHUA GOI VE TRONG AN BINH VA LONG THUONG XOT CHUA VAO LUC 10GIO 25 PHUT NGAY 30 THANG TAM TAI GIAO XU HIEP LUC,XUAN TAM XUAN LOC TINH DONG NAI VIETNAM.
        
    SAU DAY LA CHUONG TRINH LE AN TANG :
1/ LE NHAP QUAN VAO LUC 6 GIO 30 NGAY 31 THANG TAM NAM 2010

2/ THANH LE AN TANG VAO LUC 4 GIO 30 SANG NGAY 1 THANG 9 NAM 2010
    TAI THANH DUONG GIAO XU HIEP LUC.XUAN TAM XUAN LOC TINH DONG NAI.
3/ AN TANG TAI NGHIA TRANG GIAO XU HIEP LUC ,DONG NAI.
  CUNG NGAY .

                                   THAY MAT TANG GIA :
  BA QUA PHU NGUYEN VAN PHU ,NGUYEN THI HANH  VO , VN

 GIA DINH NGUYEN PHAP VO VA CAC CON,CHAU, USA
 GIA DINH NGUYEN VAN GIOANG VO VA CAC CON CHAU,VN
 GIA DINH QUA PHU NGUYEN THI NGA VA CAC CON CHAU ,VN
 GIA DINH NGUYEN THI KIM ANH,CHONG VA CAC CON CHAU,     USA,VN
 GIA DINH NGUYEN THI THANH TAM,CHONG VA CAC CON ,USA

                                   TANG GIA DONG KINH BAO

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Mỹ sẽ bán đứng Việt Nam tại Biển Đông?

§ Trần Mạnh Trác
Những diễn biến ngọai giao gần đây đã gây ra một luồng dư luận sôi nổi là phải chăng Mỹ đang muốn liên minh với Việt Nam để đối phó với một nước Trung Hoa đang mưu đồ bá quyền, mà trường hợp trước mắt là những lấn ép lãnh hải tại Biển Đông?
Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên nắm lấy cơ hội nghìn năm một thuở này mà duy tân như nước Nhật đã từng làm.
Dĩ nhiên là, trong một bàn cờ rối như ở Biển Đông thì có một nước cờ mà đi cũng là một niềm vui, dù cho rằng tòan thể thế cờ hình như vẫn còn là một thế kẹt.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là, đây có phải là khởi đầu của một thế cờ mới chăng?
Biển Đông là một bàn cờ có nhiều tay chơi cho nên diễn biến ra sao còn tùy thuộc vào não trạng của từng tay chơi một.
Não trạng của con cọp Trung Hoa khổng lồ thì ai cũng rõ biết, đó là nó đang muốn sổ lồng, nó muốn cả vùng Biển Đông là cái ao tắm của nó.
Não trạng của các nước nhỏ quanh vùng thì rõ ràng là "thủ". Giống như một anh chàng tay không bỗng thấy mình đứng trước một con cọp dữ thì vũ khí chính chỉ là tiếng hét mà thôi.
Còn não trạng của "con cọp giấy" Hoa Kỳ (tên mà Mao đặt cho Mỹ năm 1956) là gì?
Vì đây là một tay chơi vừa nhập cuộc cho nên việc tìm hiểu anh ta cho rõ ràng là rất cần thiết.
Nếu có thể lấy lịch sử mà đóan trước tương lai, thì nước Mỹ là một nước luôn luôn hành động và trung thành theo đuổi một tư tưởng "thịnh thời". Những tư tưởng này có nhiều hình thức và tên gọi khác nhau (như lý thuyết, chương trình, sách lược) nhưng chung qui thì đó là một lọai đồng thuận phát sinh ra bởi một môi trường tự do tư tưởng, lưỡng đảng và chính sách minh bạch mà ra.
Thử nhìn lại một số tư tưởng "thịnh thời" gần gũi với chúng ta nhất.
George_C._Marshall.jpg
Sau thế chiến thứ hai, người Mỹ tin rằng để chống lại chủ thuyết Cộng Sản đang phát triển mạnh trong các nước bị tàn phá thì điều cần phải làm là tái thiết. Do đó họ đã bỏ ra 44.3 tỷ Mỹ Kim từ năm 1945 cho đến 1953 để phục hồi nền kinh tế Âu Châu. Những chương trình viện trợ đó thường được gọi chung là Marshall Plan (Truman, 1948).
Marshall Plan không những chặn đứng Cộng Sản ở Châu Âu mà còn đưa Tây Âu đến một thời cực thịnh chưa từng thấy, và đó cũng là lý do gián tiếp của sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết sau này.
Bên phía Á Châu thì người Mỹ tin rằng với những quốc gia nhược tiểu nhưng có nhiều liên hệ về văn hóa lịch sử như Trung Hoa, Việt Nam,Thái Lan và Mã Lai, thì một quốc gia bị đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ dính chùm của các quốc gia khác. Dwight D. Eisenhower đặt tên lập luận đó là lý thuyết Domino (Domino Theory, 1954.) vì nó giống như một hàng domino, một con cờ bị lật sẽ dồn những con cờ khác lật theo.
Vì vậy suốt từ năm 1950 cho tới 1980 người Mỹ đã không tiếc tiền đổ vào miền Đông Nam Á để be bờ, ngăn chặn. Những nỗ lực này thất bại vì Trung Hoa và bán đảo Ấn Trung (trong đó có Việt Nam) đã bị mất, nhưng đổi lại các quốc gia khác trong vùng như Thái Lan, Mã lai, Ấn Độ và Indonesia đã có đủ thời gian để tự cải tiến và vượt qua cái hấp dẫn của chủ nghĩa Cộng Sản.
Sự kiện chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975 tuy bị coi là một thất bại của lý thuyết Domino nhưng thực ra nó còn là hệ lụy của một chủ thuyết mới ở Mỹ. Lúc này người Mỹ đã nhận ra rằng cả hai bên Tư Bản và Cộng Sản đã phát triển vũ khí hạt nhân nhiều đến nỗi, ngay cả lực lượng trừ bị lọai thứ ba cũng đủ sức tiêu diệt tòan thể nhân lọai nhiều lấn (nghĩa là nếu một nước bị tấn công bất ngờ và lực lượng nguyên tử lọai tấn công bị tiêu diệt tới hai lần liên tiếp thì lực lượng nguyên tử lọai thứ ba cũng vẫn có thể tự sát cả thế giới.) Trong một bối cảnh như thế thì chiến thắng là vô nghĩa và do đó con đường phải đi là hòa hõan với nhau (Detente), cuộc chiến về quân sự đã lỗi thời và chiến tuyến mới chính là kinh tế. Từ năm 1969 cho tới 1977 Nixon và Kissinger đã làm hòa với Nga, làm bạn với Tàu để mở rộng thị trường trong một chính sách hòa hõan và xáp lại gần nhau (Detente and Rapprochement). Việt nam là một con cờ lỗ lã trong nước cờ kinh tế này, và vì thế mà bỏ đi càng sớm thì càng tốt.
Từ năm 1981 cho đến 1989 sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ đã vững mạnh đến nỗi Reagan có thể chủ trương "Hòa Bình trong thế mạnh" (peace through strength). Ông không để cho Liên Bang Xô Viết rảnh tay lo việc kinh tế nữa bằng cách giáp công ba mặt: (1) Không bán cho LBXV những kỹ thuật cao, (2) cạnh tranh hàng hóa để mặt hàng LBXV mất giá và (3) tăng cường chi phí quốc phòng làm cho LBXV phải chạy đua. Trong những năm sau cùng của cuộc chiến tranh lạnh, Moscow đã phải chi tới 25% GDP (tổng sản lượng quốc gia) cho kinh phí quân sự mà vẫn không theo kịp Mỹ trong khi tòan dân đói khát phải xếp hàng cả nửa ngày để mua được một mẩu bánh mì. Cuộc chiến đã kết thúc không một tiếng súng trong thời Tổng Thống Bush (cha).
Từ đó cho đến nay, Những tin tưởng cuả Hoa Kỳ vẫn phản ảnh những ưu tiên đã có từ thời Nixon và Kissinger. Nghĩa là vẫn tìm thị trường phát triển bằng cách kết thân với Trung Quốc. Nhưng với sự chỗi dậy của Nga và sự phát triền hải quân của Tàu mới đây, nhiều lý thuyết gia Mỹ đã bắt đầu đặt lại phương trình.
George_Friedman.jpg
Một lý thuyết gia được nói tới nhiều là George Friedman. Trên tạp chí hàng đầu của giới trí thức Mỹ, khi người ta đăng bài của Tổng Thống Obama về những kỳ vọng của 40 năm sắp tới, ngay bên cạnh người ta cũng đăng ý kiến của ông về viễn ảnh thế giới 40 năm sau (The Smithsonian, special issue, Our 40th Anniversary 1970-2010.)
Có thể gọi ông là một quân sư vì ông là chủ tịch của một hãng tình báo tư, hãng STRATFOR. Hãng của ông cung cấp tình báo cho các chính phủ và các cơ sở thương mãi. Đây là hãng tư nhân duy nhất được nối mạng với hệ thống chiến tranh giả định của chính phủ HK (Joint Theater Level Simulation by the Joint Warfighting Center.)
Không rõ ông có tiếng nói gì trong những chính sách của Obama hay không, nhưng là một tiến sĩ chính trị tại Cornell University, ông đã viết nhiều sách tiên đóan về tương lai thế giới như The Next 100 Years, America's Secret War, The Intelligence Edge, and The Future of War.
Ông là người duy nhất trong các tác giả hiện đại đã tính tóan một vấn đề dựa trên các dữ liệu của cả hai yếu tố kinh tế và quân sự.
Những tiên đoán của ông có khi lạ lùng khó tin, nhưng quan trọng không phải là ở sự việc có xảy ra hay không, hoặc sẽ xảy ra đúng ngày giờ không, mà là những yếu tố cấu tạo ra sự việc có tính cách thuyết phục hay không.
Ông tiên đoán:
- Năm 2020 Nước Tàu sẽ phân chia.
- Năm 2050 Thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra giữa các liệt cường là Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Nhật.
Tại sao Ba Lan (nền Kinh Tế thứ 21 trên thế giới) sẽ trở thành liệt cường trong vòng 40 năm thì đó là việc cần phải chờ xem và Friedman cũng không đưa ra nhiều chứng cớ rõ ràng. Tuy nhiên ông nói Ba Lan vì ở giữa hai gọng kìm Đức và Nga cho nên sẽ luôn luôn là đồng minh trung thành của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ (nền Kinh Tế thứ 17) là nước tiền tiến nhất của khối Hồi Giáo, có quân đội hùng mạnh nhất Châu Âu, đang là một thế lực hải quân ở Địa Trung Hải, sẽ có thể trở thành trung tâm của khối Hồi Giáo và sẽ cần một lực lượng hải quân rộng hơn để nối liền các quốc gia hồi giáo quanh vùng Ấn Độ Dương.
Về việc nước Tầu, Friedman cho rằng Trung Hoa sẽ không thể trở thành một đe dọa cho Mỹ vì trong sân nhà của Trung Hoa sẵn có một tỷ người đang đói rách, khác chủng tộc, và sống trong các vùng khô cằn. Một quốc gia với vóc dáng kinh tế và quân sự chưa vững vàng như vậy thì việc lo nội trị đã đủ là một vấn đề rồi. Chưa kể đó là những yếu huyệt sẽ quật ngã Trung Hoa nếu chiến tranh tòan diện xảy ra, cho nên Trung Hoa sẽ tránh những đụng độ lớn.
Nước Nhật là quốc gia có nền kinh tế ngang ngửa với Trung Hoa, nhưng dân Nhật đòan kết, nền kinh tế và quân sự vững bền. Con đường sống của Nhật là hàng hải cho nên họ ưu tiên phát triển hải quân và đang đứng đầu Á Châu. Mỗi năm chi phí quốc phòng của Nhật là 45.8 tỷ, chỉ sau Hoa Kỳ và Anh Quốc, to gấp rưỡi chi phí của Tẩu (29.9 tỷ). Quan trọng hơn, kinh phí đó chỉ là 1% GDP của họ, có nghĩa là họ có thể tăng gấp 3 lực lượng hải quân một cách dễ dàng (Mỹ 3.6% GDP kể chung các binh chủng.)
Friedman không đề cập nhiều đến Ấn Độ và Ba Tây. Có thể ông cho rằng Ấn Độ sẽ không bao giờ thách thức Mỹ, hoặc như nhiều nhà phân tích khác (i.e Joel Kotkin) thì Ấn Độ sẽ không tiến xa chỉ vì xã hội Ấn luôn luôn phân hóa. Còn Ba Tây thì cho đến nay vẫn chưa là một hải lực quan trọng.
Friedman tiên đóan Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật sẽ thách thức sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ và cuộc chiến sẽ khởi đầu bằng những đụng độ trên không gian để tiêu diệt vệ tinh viễn thông của nhau.
Như đã nói ở trên, những tiên đóan của Friedman lạ lùng và khó tin, nhưng quan trọng không phải là ở sự việc có xảy ra hay không mà là những chứng cớ gây nên sự việc có sức thuyết phục hay không. Về điểm này thì hầu như các bình luận gia của Mỹ đồng ý với nhận xét của Friedman về hai nước Nhật và Tầu, ít ra là chưa có nhiều ý kiến đối lập.
Thế kỷ 21 cho thấy tầm quan trọng về kinh tế của khu vực Thái Bình Dương, số lượng giao thương đã vượt qua Đại Tây Dương.
Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất tiếp cận với cả hai đại dương cùng một lúc, và là cường quốc duy nhất kiểm sóat tất cả các mặt biển trên trái đất. Sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ tùy thuộc vào Hải Quân. Cho nên sẽ không ai được thách thức Hải Quân của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ kềm giữ những ai có tham vọng phát triển Hải Quân để trở thành một mối lo cho họ.
Hoa Kỳ trong một tương lai gần sẽ vẫn là vô địch về kinh tế và quân sự. Trong vòng 40 năm tới, dân số Hoa Kỳ sẽ trẻ lên 42%, trong khi Trung Hoa già đi 10%, Âu Châu già đi 25% Nam Hàn già đi 30% và Nhật 40% (Theo ước tính cùa sở kiểm tra dân số Hoa Kỳ.) Sự trẻ trung hóa đó cộng với một nền giáo dục thúc đẩy công nghệ cao (các trường Đại Học Mỹ đào tạo nhiều kỹ sư hơn Ấn Độ và Nhật xét theo cả hai hai phương diện tỳ số và số lượng,) cộng với yếu tố đất rộng, nhiều tài nguyên nội địa, là những lý do giúp Hoa Kỳ duy trì vị thế độc tôn này.
Nếu giới quân sự Mỹ đồng ý với Friedman về những thế lực có thể thách thức sức mạnh của Mỹ trong tương lai thì quốc gia mà Mỹ sẽ lưu tâm trong vùng Thái Bình Dương là Nhật chứ không phải là Trung Hoa. Và lý do Mỹ phải bảo vệ đường biển tại Biển Đông là có chủ ý không cho Nhật có cái lý do là cần phát triển hải quân thêm nữa để bảo vệ lấy mình.
Một khi Trung Quốc nhượng bộ quyền hải lưu của Nhật và Mỹ vừa đủ, thì thái độ của Hoa Kỳ sẽ lập tức đổi chiều. Mỹ vẫn coi trọng thị trường rộng lớn của Trung Hoa và vẫn coi Trung Hoa là không nguy hiểm.
Việt Nam trở nên quan trọng với Mỹ chỉ vì Trung Quốc đã đi quá đà cần phải điều chỉnh lại. Nhưng sự quan trọng này là tạm bợ và không thỏai mái vì kinh nghiệm đã làm cho Mỹ không tin vào Việt Nam được. Sự liên kết hay tương trợ này chỉ có thể kéo dài nếu Việt Nam được sự hậu thuẫn chính trị tại chính nước Mỹ và, tuy chưa đủ khả năng kiểm sóat Biển Đông thì cũng phải có khả năng phá thối.
Nhìn vào thế cờ Biển Đông, cho đến khi Việt Nam thực sự là một tay chơi có bản lĩnh và căn cơ, Việt nam vẫn chỉ là một nước cờ người khác tạm dùng.
Và nếu thực sự như vậy, thì những lạc quan của người Việt khắp nơi vẫn giống như những giọt bọt bèo mau vỡ mà thôi.
Trần Mạnh Trác

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Nhạc Phạm Chinh Đông



Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Nguyễn Trãi 5 ai điếu

"Đời người như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao"
T Đ

Nhận được tin NT3 Phạm Ngọc Yên từ trần, chúng ta bàng hoàng, hụt hẫng. Hình ảnh một hào kiệt đất phương Nam vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng ta, nhất là lần chia tay sau cùng với anh không xa lắm.
Mái tóc anh bạc quá nửa, vóc dáng anh nhỏ thấp nhưng hoạt bát,nhanh nhẹn. Nụ cười hào sảng không hề tắt trên khuôn mặt chân thành, phúc hậu tuy có hơi khắc khổ, rắn rỏi, tạo nên ái lực cuốn hút, khiến cho mọi người cảm thấy thật gần gũi và quý mến ngay từ lần gặp đầu tiên.
Tất niên 2007, anh Cả Đạm tạo cơ hội để các khóa gặp mặt nhau, tại nhà hàng Thuận Tuấn ,Saigon. K5 đóng góp bằng số tiền 200 USD của vợ chồng Đỗ Vĩnh Bảo ở Canada gửi về cho, chúng ta được anh cả giao phần đón khách.
Anh chị NT3 Phạm Ngọc Yên và NT5 Phạm Trung Hiếu cùng ở Long Xuyên, tuy ở xa nhưng là những người đầu tiên hiện diện.
Anh em gặp nhau, niềm vui vỡ òa, nhưng ngay lúc đó chúng ta lại thấy nghèn nghẹn, xót xa. Không biết các vị này đã phải bán đi mấy thùng thóc, mấy con gà và trăn trở bao đêm suy tính về cái khoản kinh phí bé nhỏ để lo tiền tàu xe cho lần phó hội này.
Không có một ngòi bút nào có thể tả được cảm xúc của mọi người, vì nó thuộc về phạm trù thiêng liêng, huyền nhiệm !
Khi có tuổi, chúng ta nghiệm ra rằng trong những điều quý giá của cuộc đời có : bạn cũ, sách cũ và rượu cũ....
Chúng ta siết chặt tay anh nhiều lần cùng với tâm tình thổn thức :" Khi có dịp, chúng em sẽ ghé thăm gia đình anh và các cháu quý mến!"
Nhưng than ôi ! Cuộc đời biến động với vô vàn trắc trở !
Lần đầu tiên các Niên Đệ đến nhà anh cùng với Đại Gia Đình Nguyễn Trãi, cũng là lần tiễn biệt sau cùng
Đoàn lữ hành xuyên đêm, đến nhà anh vào lúc hai giờ sáng, chứng kiến cảnh ngơ ngác, bối rối đến tận cùng của vợ con anh.
Trái tim mọi người se thắt ngậm ngùi, nghiêng mình trước linh cữu anh được quàn trong cỗ áo quan dành cho những người nghèo khó, cơ cực trong xã hội.
Những điều đó như thú nhận, có lẽ gia đình anh vừa trải qua cơn bối rối, khủng hoảng tài chính từ lúc anh ngã bệnh cho đến khi lo hậu sự mai táng.
Dường như anh không có anh em trai, chúng ta được gặp hai người em gái, trong đó có một nữ tu , một người là em cột chèo, một người nữa là em rể của anh.
Đặc biệt, chúng ta đã gặp anh Quý, là người bạn chí thân của Niên Trưởng quá cố, Anh Quý dáng người cao to, vạm vỡ như Thủ Khoa NT3 Triệu Duy Toản, anh Quý điều hành mọi việc hậu sự một cách nhẹ nhàng, êm ả, thể theo đúng lời trăn trối của người bạn già lúc lâm chung.
Bảy giờ sáng động quan, sau khi bái chào ngôi Thánh đường Chánh Tòa của Thành Phố Long Xuyên, nơi anh đã dành phần thời gian còn lại trong cuộc mưu sinh để phụng sự Chúa và cộng đoàn. Đoàn xe tang đi hơn hai mươi cây số, đến Đất Thánh Năng Gù để anh an giấc nghìn thu.
Một lần nữa, chúng ta lại se thắt ngậm ngùi,
Người ta xây huyệt mộ cho anh nửa nổi, nửa chìm, chứng tỏ vào mùa nước nổi có lẽ nghĩa trang này cũng ngập chìm trong biển nước.
Nơi anh nằm là cạnh bìa hiu hắt của Nghĩa Trang Năng Gù khang trang rộng lớn,
"mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi" ..... (TCS).
Người em cột chèo của anh thắc mắc, tại sao anh Yên học ở Đà Lạt lại không làm quan ? Mọi người đổ thừa do số phận mà thôi !
Ngày hôm nay người cán bộ nòng cốt của TĐ 40 CTCT nằm lại nơi biên cương của Đất Thánh để được thinh lặng, thanh thản mà suy ngẫm về nột cõi vô thường.
" Khi chúa gọi tôi về, hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ"
Cộng đoàn cất cao lời hát khi đưa anh vào huyệt mộ.
Chúng tôi bùi ngùi hướng về di ảnh của anh một lần nữa. Khuôn mặt anh buồn rười rượi, đong đầy nước mắt, không đúng như anh lúc sinh thời. Phải chăng tiếng hát cố làm vơi đi nỗi buồn ?...
Vì sự chết nên anh phải chia tay với người gắn bó suốt cuộc trầm luân với anh. Bao lần tiến về SaiGon để mong làm cuộc đổi đời cho gia đình là bấy nhiêu lần thất bại, là phải trải qua bao cơ cực đắng cay.
Ôm ấp bao nhiêu hoài bão, ngậm ngùi trở về cố hương mà lòng còn nặng nợ sông hồ. Hai đứa con gái, mới ngày nào vì lam lũ sinh kế mà anh không kịp theo sát bước tiến từng ngày của chúng, nay đã là cô giáo yên bề gia thất. Hơn ai hết, anh biết, các con rất thương cha và rất cần đến anh , nhất là trong lúc này.
Anh cũng day dứt mãi vì không tìm được lời nào đúng mực để bày tỏ lòng cảm ơn của anh dành cho anh Quý. Anh Quý là người bạn tri kỷ duy nhất đã chia sẻ với anh những lúc bệnh hoạn, khó khăn thiếu thốn và đã làm hết sức mình để làm tròn lời hứa với anh trước lúc ra đi.
Cho đến tận những giây phút cuối đời, anh vẫn hy sinh cho gia đình, Anh đã hiên ngang đón nhận thần chết đến với mình, những mong vợ con không lâm cảnh nợ nần một khi anh nằm xuống, anh đã được toại nguyện. Chỉ xót xa cho vợ và các con anh không có cơ hội để bày tỏ trọn vẹn tấm lòng thương yêu, kính trọng với người chồng, người cha mẫu mực .
Giờ đây, trong lúc khó khăn, bối rối nhất thì các anh Cả, các Niên Trưởng, Niên Đệ trong đại gia đình Nguyễn Trãi đã kịp thời mang theo biết bao tình cảm thân thương của mọi người trong và ngoài nước đến sưởi ấm nỗi cô đơn, giá lạnh của gia đình anh.
Những tấm lòng quảng đại, bao dung, chan chứa tình người, nồng ấm nghĩa đệ huynh trong đại gia đình Nguyễn Trãi muốn chia sẻ bớt phần nào khó khăn, đau thương để anh được thêm phần thanh thản mà sớm về cõi vĩnh hằng.
Sau bao năm phiêu bạt theo dòng cát bụị, Cố NT3 Phạm Ngọc Yên chỉ có` một ước nguyện là những năm tháng còn lại được phụng sự Thiên Chúa và Cộng đoàn, phụ giúp vợ con và gần gũi giáo dục các cháu ngoại của mình.
Ngoài ra, đôi lúc anh còn một khát khao cháy bỏng là được sống lại với những kỷ niệm thời thanh xuân, trai trẻ với các bạn hữu và đại gia đình Nguyễn Trãi.
Thân phận con người vô cùng yếu đuối, mỏng dòn trước quyền năng tối thượng,
Anh đã gạt nước mắt, vâng lời.
Tiễn đưa anh trong những ngày thật buồn, toàn cõi Tây Nam Bộ sụt sùi mưa dầm tháng Bảy. Dòng sông Hậu cuồn cuộn chở năng phù sa như mang tất cả nỗi trầm luân, thống khổ về với biển, để linh hồn anh bềnh bồng, phiêu lãng.
Chúng ta tin rằng anh mãn nguyện, hài lòng vì lúc sinh thời anh đã đối với chúng ta bằng cả tấm lòng, và hôm nay chúng ta đáp lại thật trọn vẹn.
Chúng ta tin rằng trong cõi đời này còn có những tấm lòng tìm đến với nhau kịp thời và hữu hiệu. Đó là sự thật trong muôn vàn sự thật hiển hiện xung quanh chúng ta. Bằng những việc làm nhỏ bé góp phần làm sáng tỏ sự thật và đẹp lòng người sống cũng như người đã chết.

" Sự thật, dẫu là sự thật đau đớn nhất, cũng luôn giải phóng con người. Sự thật nối kết, sự thật mang lại sự công bằng, Sự thật chỉ ra con đường hòa hợp "
Lech Kaczynxki
(Cố tổng Thống Ba Lan 2010 )

Nguyện xin linh hồn Phao Lô được nghỉ ngơi trong Chúa.

TM.NT5 tại VN
Vũ Quý Ngọc

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Các ngòi Bút VN bị giam cầm

Phỏng Vấn CSQ miền Bắc về Hoàng Sa Trường Sa

     Get this widget |     Track details  |         eSnips Social DNA   

Tình Trạng ngập úng Đô Thị VN

Thư Cám Ơn-ĐDNT3VN

Kinh goi cac chu, cac bac, cac co trong gia dinh NT!
      Gia dinh chung con tran trong goi loi cam on chan thanh den cac bac, cac chu, cac co da tan tinh giup do gia dinh con trong viec chua tri benh cung nhu an tang va lap mo cho ba con. Xin cam on cac chu, cac bac, cac co da khong ngai duong xa de den dua ba con ve noi an nghi cuoi cung, cung nhu cac chu bac trong dai gia dinh NT da giup do gia dinh con ve tai chinh cung nhu tinh than. Gia dinh chung con nguyen se luon mai khac ghi nghia cu cao dep cua cac chu, cac bac, cac co. Cau mong moi dieu tot dep nhat se den voi moi nguoi trong dai gia dinh NT cua ba con. 
       Trong luc tang gia boi roi, co dieu gi thieu sot,  mong cac chu bac, cac co niem tinh tha thu bo qua cho.
      Gia dinh PHAM NGOC YEN

         TÒAN THỂ KHÓA NGUYỄN TRÃI 3 VN VÀ GIA ĐÌNH PHẠM-NGỌC-YÊN
         XIN GỞI ĐẾN QÚY GIA ĐÌNH CÁC ANH CÁC BẠN VÀ CÁC EM TRONG ĐẠI GĐ NGUYỄN TRÃI LỜI CHÚC :
          SỨC KHỎE , HẠNH PHÚC VÀ THẮNG LỢI .
          KÍNH MONG QÚY GIA ĐÌNH NHẬN NƠI ĐÂY LÒNG CHÂN THÀNH BIẾT ƠN CỦA CHÚNG TÔI .
         TRONG VIỆC QÚY ANH CHỊ TRONG ĐẠI GIA ĐÌNH NGUYỄN TRÃI HẢI  NGỌAI VÀ GIA ĐÌNH BẠN NT3 NGUYỄN PHÁP ĐÃ CHIA XẺ VÀ TẬN TÌNH GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH PHẠM-NGỌC-YÊN TRONG VIỆC CHỮA TRỊ BỆNH VÀ ỦNG HỘ KINH PHÍ TRONG TANG LỄ VÀ LẬP MỘ . GIÚP NT3 VN LÀM TRÒN NHIỆM VỤ VỚI NGƯỜI BẠN QÚA CỐ .

TRÂN TRỌNG
ĐẠI DIỆN KHÓA NT3 TẠI VN
LE-HÙNG-ANH

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Trung Quốc : Thế lực toàn cầu mới

  Bài đăng : Thứ năm 22 Tháng Bẩy 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 22 Tháng Bẩy 2010
Quân đội diễn tập chuẩn bị kỷ niệm 60 ngày thành lập CHND Trung Hoa
Quân đội diễn tập chuẩn bị kỷ niệm 60 ngày thành lập CHND Trung Hoa

Thành công kinh tế vượt bực của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã được nước này chuyển hóa thành sức mạnh chính tri, ngoại giao và quân sự, kích thích tham vọng lãnh thổ, mà biểu hiện mới nhất là việc xác định Biển Đông là « vùng quyền lợi quốc gia thiết thân » của Bắc Kinh.
Trong bài viết mang tựa đề « Ảnh hưởng toàn cầu mới của Trung Quốc – China’s New Global Leverage », đăng trên website Asia Sentinel ngày 14/07/2010, nhà nghiên cứu Mỹ Bruce Stokes đã phân tích các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm khẳng định uy lực của mình trên trường quốc tế và ngay cả đối với các láng giềng châu Á. RFI xin giới thiệu bài viết này với quý vị.

Trung Quốc có phải là một thị trường đang vươn lên với những ước vọng hạn chế mang tính khu vực như Bắc Kinh cố cho thấy hay không ? Hay họ là một nền kinh tế quyết đoán, ngày càng hùng mạnh, một thế lực chiến lược đang càng lúc càng thách thức châu Âu, Hoa Kỳ và các láng giềng châu Á ?
Phương Tây từng có một lịch sử lâu dài hay la hoảng về Trung Quốc, khởi đầu bằng khái niệm « Hiểm họa Da vàng » vào thế kỷ 19. Mới đây thì nỗi lo ngại về Trung Quốc phản ánh thái độ thiếu tự tin của Âu Mỹ về năng lực bản thân trong việc duy trì mức sống hiện nay của mình, trước sức cạnh tranh của Trung Quốc.
Thái độ âu lo cũng được giới tân bảo thủ khuyến khích vì họ cần tạo ra một kẻ thù để động viên quần chúng ủng hộ việc tăng cường chi phí quân sự và tiếp tục duy trì ảnh hưởng toàn cầu của nước Mỹ. Hơn nữa, nỗi lo âu như vậy đã không chú ý đến nhu cầu phát triển to lớn của Trung Quốc, của hàng trăm triệu con người còn sống trong cảnh túng thiếu ngặt nghèo.
Cho dù vậy, các dấu hiệu trong những tháng gần đây gợi lên một Trung Quốc càng lúc càng tự tin, với một năng lực và một quyết tâm tác động lên thế giới chưa từng thấy. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Lịch sử đã cho thấy rằng các cường quốc đang lên đều diễu võ giương oai và thử sức với châu Âu và Hoa Kỳ. Các láng giềng châu Á của Trung Quốc không nhất thiết phải lo sợ, nhưng cần phải dè chừng.
Thái độ quyết đoán mới đây của Trung Quốc bắt nguồn từ một thành công kinh tế chưa từng thấy. Quy mô nền kinh tế của họ đã lớn lên gấp đôi trong vòng 7 năm qua, và thu nhập theo đầu người của họ đã nhân đôi trong vòng 6 năm. Thành quả kinh tế đó đã biến người Trung Quốc thành dân tộc tự mãn nhất thế giới, nếu căn cứ vào kết quả cuộc thăm dò dư luận toàn cầu gần đây nhất của Tổ chức Pew. 9 trên 10 người Trung Quốc hài lòng với đường lối kinh tế của nước họ, thoải mái với hiện trạng kinh tế và lạc quan về tương lai kinh tế quốc gia.
Và phần còn lại của thế giới càng lúc càng thấy Trung Quốc là một siêu cường kinh tế đang vươn lên. Cũng trong bản điều tra dư luận của Pew tại 22 nước, đa số, hoặc số đông ở 8 quốc gia chọn Trung Quốc làm cường quốc kinh tế hàng đầu, trong lúc vào năm 2009, chỉ có dân chúng tại 2 nước suy nghĩ như vậy mà thôi. Một nửa dân chúng ở Đức, Jordan, Nhật Bản, Pháp và Hoa Kỳ hiện xếp Trung Quốc vào vị trí thứ nhất.
Từ năm 2009, tại 13 trên tổng số 21 quốc gia có thăm dò về yếu tố này, tỷ lệ dư luận xem Trung Quốc là cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới đã tăng vọt, với mức 29 % ở Nhật Bản, 23% ở Đức và 21% ở Jordan.
Trung Quốc có vẻ như càng lúc càng sẵn sàng dùng vị thế đang lên của mình để gây sức ép trên mặt ngoại giao, an ninh và kinh tế. Giờ đây, họ không còn khấu đầu trước Hoa Kỳ nữa. Khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama đi thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm 2009, cuộc tiếp xúc chính của ông với công chúng là với sinh viên tại Thượng Hải. Sự kiện này chỉ được phát trên đài truyền hình địa phương chứ không phải toàn quốc như trong cuộc gặp gỡ nổi tiếng của Bill Clinton nhân chuyến công du đầu tiên của ông trong cương vị Tổng Thống. Tệ hơn nữa, báo chí vào khi ấy đã kiểm duyệt nội dung, chẳng hạn như đối với bài phỏng vấn ông Obama trong chương trình ‘’Southern Weekend’’.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu Copenhagen vào tháng 12 năm 2009, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không tham dự cuộc họp đầu với tổng thống Mỹ Obama, mà cử một viên chức cấp thấp hơn đi thay. Trong một chừng mực nào đó, ông Obama phải chịu đựng một bài diễn văn do một viên chức cao cấp Trung Quốc mò mẫm đọc. Nếu Hoa Kỳ cư xử như thế đối với một lãnh đạo Trung Quốc thì hiển nhiên sẽ dẫn đến một sự cố ngoại giao.
Bắc Kinh cũng trở nên hung hăng trên vấn đề thương mại và đầu tư, yêu cầu các công ty nước ngoài đăng ký bằng sáng chế công nghệ ở Trung Quốc và phải tuân theo chuẩn mực Trung Quốc nếu muốn bán hàng trên thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã từng kiện tụng những nhà sản xuất phương Tây bán sản phẩm tại Trung Quốc.
Trên mặt chính trị, quan chức Trung Quốc cũng bắt đầu mở rộng đòi hỏi về chủ quyền. Từ lâu nay, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng Tây Tạng và Đài Loan là « vùng quyền lợi quốc gia thiết thân » và nước ngoài phải tránh can thiệp vào các « vấn đề nội bộ » đó. Bây giờ thì Bắc Kinh bắt đầu áp dụng chính sách ngoại giao này
đối với vùng Biển Đông, một khu vực rộng 1,2 triệu dặm vuông và là nơi qua lại của ít nhất là 1/3 hàng hóa chuyển vận bằng đường biển của thế giới và hơn một nửa năng lượng nhập khẩu của vùng Đông Bắc Á.
Đòi hỏi của Bắc Kinh đe doạ quyền lợi về ngư nghiệp cũng như dầu hoả của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Malaysia, đe dọa quyền qua lại của hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Cùng lúc Bắc Kinh cũng khẳng định trở lại đòi hỏi chủ quyền cũ xưa tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, và cho tăng cường quân lính đóng ở vùng sát biên giới phía Đông Bắc Ấn Độ để đòi hỏi của họ có thêm trọng lượng.
Trung Quốc còn muốn đóng một vai trò to lớn hơn ở Nam Á. Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho chính quyền Sri Lanka để sử dụng trong cuộc nội chiến dai dằng chống lực lượng Hổ Tamul. Họ còn mở rộng các chiến dịch hải quân ra tận Ấn Độ Dương, đồng thời cho xây dựng hải cảng tại một loạt quốc gia trong vùng, từ Miến Điện cho đến Pakistan.
Quan hệ kinh tế với Miến Điện và Afghanistan được tăng cường trong lúc quan hệ chiến lược với Pakistan được nâng lên qua đề nghị trợ giúp trong lãnh vực hạt nhân dân sự... Trung Quốc đã loại Ấn Độ ra khỏi các cơ cấu ngoại giao Đông Á, mà Trung Quốc thống lĩnh ?
Sẽ thông cảm được với các nước láng giềng của Trung Quốc nếu như họ bắt đầu quan ngại về việc Trung Quốc gắn liền quyền lợi quốc gia thiết thân, chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ song song với đà gia tăng của các chi phí quân sự. Hiện nay Bắc Kinh chi 4,3% GDP của mình vào quốc phòng, cao hơn rất nhiều so với các láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Việt Nam.
Nhưng Trung Quốc cũng dùng đến phưong tiện gây sức ép mới khám phá ra « thái độ bất động ». Bắc Kinh đã kháng cự rất lâu trước áp lực muốn họ nâng giá đồng nhân dân tệ. Quyết định vào tháng 6/2010, ngừng gắn đồng tiền của họ với đồng đô la đã không làm cho đồng yuan tăng giá đáng kể. Bắc Kinh cũng không muốn gây sức ép đối với Bắc Triều Tiên bị cho là thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc. Bắc Kinh cũng đã cố đòi giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc đối với Iran trên chương trình hạt nhân trước khi bò phiếu thông qua các biện pháp này, cho thấy rằng lợi ích kinh tế của Trung Quốc tại Iran đã lấn át các mối quan ngại chiến lược của châu Âu và Hoa Kỳ về chương trình này.
Rõ ràng là Bắc Kinh đã tung ra những tín hiệu cho thấy là Trung Quốc không thể mãi mãi chấp nhận nguyên trạng quốc tế hiện nay. Họ đã thiết lập một loạt cột mốc, và quan hệ của họ với các nước khác đã vĩnh viễn thay đổi .
Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng nhiều lần trắc nghiệm xem ranh giới ảnh huởng của họ đến đâu và thái độ nhẫn nại của phương Tây và các láng giềng châu Á của họ đến mức nào, để rồi sau đó lùi lại. Nếu tất cả những động thái của Trung Quốc cho đến lúc này chỉ mang tính chất phô diễn thì tình hình còn có thể xử lý được.
Nguy cơ tình hình quốc tế căng thẳng lên và tính toán sai lầm sẽ chỉ xẩy ra nếu thái độ kiên quyết của Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong những tháng tới đây.
Còn những vùng nào, những vấn đề nào khác mà Trung Quốc sẽ xếp vào diện « quyền lợi quốc gia thiết thân » và do đó sẽ nằm ngoài phạm vi chỉ trích của quốc tế ? Chính sách nhân quyền ở trong nước ? Vấn đề thải khí carbon kỷ lục ? Đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở Trung Á ?
Liệu các công ty Trung Quốc có tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt kinh tế Iran hay không, qua đó cám dỗ Đức, Hàn Quốc, hay Nhật bản đi theo ? Liệu Bắc Kinh có sẽ sử dụng số lượng công trái phiếu của Mỹ khổng lồ mà họ nắm trong tay để tác động trực tiếp lên thái độ của Hoa Kỳ hay không ?
Sẽ là không thực tế nếu chờ đợi một Trung Quốc thành công về mặt kinh tế, ngày càng tự tin hơn, mà lại không muốn đóng một vai trò rộng lớn hơn trên thế giới. Nhưng thực tế đó không cho Bắc Kinh quyền tung sức mạnh đi mọi nơi mà không sợ bị trừng phạt, cho dù trong quá khứ đã có quốc gia làm như thế.
Châu Âu, châu Mỹ và phần còn lại của châu Á phải cảnh giác, Trung Quốc đang vươn lên. Và những thế lực đang vươn lên thì thường hay làm đảo lộn nguyên trạng.
tags: Chuyên mục trên mạng

Giới phân tích Bắc Kinh coi tập trận Mỹ-Việt là chống lại Trung Quốc



Thanh Phương
Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á
Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á
Ảnh: Reuters
 Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh, hôm nay cũng ra một bài bình luận nhận định rằng, việc chiến hạm Mỹ tập trận với kẻ thù cũ Việt Nam càng khiến người ta phải tự hỏi là phải chăng Hoa Kỳ đang muốn xây dựng một khối NATO kiểu châu Á? Đây cũng là ý kiến của một đại tá không quân Trung Quốc và cũng một nhà phân tích chiến lược đăng trên trang web China.org.cn.
Cuộc thao dượt chung của hải quân hai nước Hoa Kỳ Việt Nam hôm nay bước sang ngày thứ hai và sẽ kéo dài đến ngày thứ bảy 14/8. Về mặt chính thức thì những hoạt động hợp tác huấn luyện này là nằm trong khuôn khổ đợt kỷ niệm 15 năm bình thường hoá bang giao Mỹ Việt và đây chỉ là những cuộc thao dược không có tính chất tác chiến, mà chỉ là tìm kiếm cứu nạn hay hay sửa chữa khẩn cấp trên biển, v.v. . .
Cho tới nay, chưa thấy Trung Quốc có phản ứng chính thức gì, nhưng theo hãng tin Hoa ngữ CNA của Đài Loan hôm nay, đối với các chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cuộc tập trận chung này chính là nhằm chống lại Trung Quốc. Trích dẫn báo chí Hồng Kông, hãng tin này cho rằng những phân tích cho thấy cuộc tập dượt chung do Việt Nam hoạch định với một ý đồ chống Trung Quốc, sau một loạt những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông.
Hãng tin CNA trích lời một sĩ quan cao cấp của hải quân Trung Quốc nhận định rằng, một loạt những cuộc biểu dương lực lượng quân sự của Mỹ gần đây biểu thị một tư duy mới trong chính sách ngoại giao của nước này đối với Trung Quốc và qua đó cũng chứng tỏ Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số một thế giới. Cũng theo hãng tin CNA, một giáo sư về quốc phòng Trung Quốc cho rằng cơ sở cho việc tăng cường hợp tác vẫn tồn tại vì hai nước Mỹ Trung chia sẽ quyền lợi chung, nhưng ông nói thêm là sau một loạt những hành động “khiêu khích” nói trên, Bắc Kinh phải xét lại lập trường đối với Hoa Kỳ. Hãng tin CNA trích lời một sĩ quan cao cấp khác của Trung Quốc tuyên bố rằng không thể cho phép Hoa Kỳ làm bất cứ gì họ muốn.
Tờ Nhân dân Nhật báo, bản tiếng Anh, hôm nay cũng ra một bài bình luận nhận đình rằng, việc chiến hạm Mỹ tập trận với kẻ thù cũ Việt Nam càng khiến người ta phải tự hỏi là phải chăng Hoa Kỳ đang muốn xây dựng một khối NATO kiểu châu Á? Đây cũng là ý kiến của một đại tá không quân Trung Quốc và cũng một nhà phân tích chiến lược đăng trên trang web China.org.cn hôm qua (11/8). Theo tác giả bài viết này, các cuộc tập trận gần đây ở vùng Hoàng Hải và tuyên bố can thiệp vào các vấn đề ở vùng biển Hoa Nam ( Biển Đông ) là những nỗ lực nhằm bao vây Trung Quốc. Nói cách khác, Hoa Kỳ đang mưu toan thành lập một “NATO châu Á” bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các nước Đông Nam Á.
Trước đó, tờ nhật báo Anh ngữ China Daily ngày 9/8 cũng đã đăng bài chỉ trích Việt Nam nhân sự kiện hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington đậu ngoài khơi Đà Nẳng. Tờ báo cho rằng Việt Nam đã ngả theo lập trường của lập trường của Mỹ trên vấn đề Tây Sa ( tênTrung Quốc gọi Hoàng Sa ) khi Hà Nội lên án việc Trung Quốc tiến hành khảo sát điạ chất ở khu vực gần Hoàng Sa.
Tờ báo trích lời một học giả thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Việt Nam đã cố tình quốc tế hóa vấn đề biển Hoa Nam, để có thể làm đối trọng mạnh hơn với Trung Quốc, với sự yểm trợ của Mỹ. Vị học giả này cho rằng: “ Hoa Kỳ cần Việt Nam như là một công cụ nhằm làm đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng hai nước sẽ không xích lại quá gần nhau, mà trong lúc này, mỗi bên chỉ lấy những gì cần từ phía bên kia”.

tags: Chính trị - Hoa Kỳ (Mỹ) - Phân tích - Quân sự - Trung Quốc - Việt Nam

Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tăng tốc


Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn
hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo,
nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
REUTERS/Guang Niu
Mai Vân

Quyết định của Bắc Kinh đặt Biển Đông vào diện "quyền lợi quốc gia thiết yếu" thể hiện một tham vọng độc chiếm khu vực được mệnh danh là « Vịnh Ba Tư của Châu Á ». Hành động này trực tiếp xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều nước Đông Nam Á, và thách thức Hoa Kỳ nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành vì Biển Đông đã trở thành cần thiết và Bắc Kinh tự cho rằng đã đủ khả năng khống chế.

Trong bài phân tich ngày 13/07/2010 mang tựa đề ‘’Full steam ahead for China’s territorial ambitions’’, Peter Hartcher, biên tập viên quốc tế của nhật báo Úc Sydney Morning Herald phân tích các yếu tố thúc đẩy tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Quyết định về Biển Đông là yếu tố mới nhất trong một loạt những hành động gần đây nhằm thực hiện chủ thuyết mới về Hải quân của Bắc Kinh. Điều được tác giả nêu bật là thái độ của Trung Quốc coi thường phản ứng quá yếu ớt của các nước Đông Nam Á, và trong tình hình quyền lợi của Mỹ cũng bị đụng chạm, Hoa Kỳ sẽ phải gánh vác trách nhiệm tìm ra giải pháp. RFI xin hân hạnh được chuyển dịch bài viết này để quý vị độc giả tham khảo.

Trong một câu châm ngôn nổi tiếng, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình kêu gọi đồng hương của mình "che giấu vẻ hào nhoáng để chờ thời". Đó là cách đây hơn 20 năm. Giờ đây, dường như giới lãnh đạo Trung Quốc đã hoàn tất việc chờ thời.

Với chủ trương định nghĩa lại một cách quyết đoán vị trí của mình trên thế giới, Trung Quốc đã đặt biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vào diện "quyền lợi quốc gia thiết yếu", tức là nơi mà không ai khác có thể đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ - tương tự như Đài Loan và Tây Tạng. Trung Quốc đã vạch một đường màu đỏ trên bản đồ châu Á và thách thức bất cứ ai vượt qua.

Điều này đã đẩy Trung Quốc vào thế xung đột trực tiếp với các đòi hỏi của năm nước láng giềng, và thách thức vai trò thống trị của Hải quân Mỹ trên vùng biển. Một phần ba của tất cả hàng hóa chuyển vận bằng đường thủy đều đi qua vùng biển mà giờ đây Trung Quốc tuyên bố độc quyền, giáp Đài Loan ở phía bắc, Việt Nam ở phía tây, Philippines ở phía đông, Malaysia và Brunei ở phía nam.

Vùng này chứa các mỏ dầu khí; một số nhà phân tích Trung Quốc đã gọi nơi này là "vịnh Ba Tư ở châu Á" do tiềm năng dầu hỏa dồi dào và trải rộng của khu vực. Chủ trương của Trung Quốc đặc biệt khiêu khích, vì như vậy họ đã bác bỏ thỏa thuận không ràng buộc năm 2002 với các nước láng giềng Đông Nam Á để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng hòa bình.

Đây là một cuộc khủng hoảng, nhưng là một cuộc khủng hoảng thầm lặng. Lý do chủ yếu là vì các nước bị đụng chạm đang phản ứng một cách dè dặt đầy lo âu trước người láng giềng đang vươn lên của họ. Việt Nam đã minh thị yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận, nhưng những nước khác đã gần như im hơi lặng tiếng.

Còn Hoa Kỳ thì sao ? Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, Kurt Campbell, đã nói với nhật báo Úc Herald: "Tôi nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc có một cuộc đối thoại phong phú ở cấp nhà nước trên một loạt vấn đề. Trong bối cảnh bao quát đó, luôn luôn có các vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc bất đồng với nhau, và chúng tôi hiểu rằng những khác biệt đó liên quan không chỉ đến vấn đề quyền của Đài Loan hoặc các vấn đề như Tây Tạng, nhưng cũng liên quan đến các vấn đề như biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

"Chúng tôi đã tìm cách hợp tác chặt chẽ để thiết lập một cuộc đối thoại, không chỉ với Trung Quốc mà với cả những bạn bè của chúng tôi ở Đông Nam Á, sao cho chúng tôi có thể hoàn toàn hỗ trợ tiến trình năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nhằm giải quyết mọi vấn đề nổi cộm thông qua ngoại giao.''

Nói cách khác, Mỹ cũng muốn Trung Quốc trở lại nguyên trạng trước đây, đàm phán thay vì đơn phương đòi hỏi. Như thường lệ, Hiệp hội các nước Đông Nam Á lại vô dụng khi phải đối mặt với rắc rối. Vai trò tìm kiếm một giải pháp một lần nữa lại phải do Mỹ gánh vác.

Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), có thêm Trung Quốc, Mỹ, Úc và một loạt các nước khác, họp lại tại Hà Nội ngày 23 tháng bảy. Biển Đông là một chủ đề nóng.

Tại sao Trung Quốc nhòm ngó Biển Đông ? Bởi vì đó là điều cần phải làm, theo như lời một quan chức hàng đầu của hải quân Trung Quốc. Chuẩn Đô đốc Trương Hoa Trần, Phó Tư lệnh Đông Hải Hạm đội, đã nói với nhật báo Singapore The Straits Times: "Với việc mở rộng quyền lợi kinh tế của Trung Quốc, lực lượng hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến giao thông vận tải, và đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải chủ chốt của mình."

Walter Russell Mead, chuyên gia thuộc Hội đồng Đối ngoại (Council on Foreign Relations) không tán đồng : "Giải thích này rất nghèo nàn nếu xét đến những tham vọng thương mại của Trung Quốc; họ bảo vệ loại thương mại nào? Trung Quốc đang cần đến nguồn năng lượng và nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới."

Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng ở Biển Đông vì đã có khả năng làm việc này, theo Tô Quang Vũ, một viên tướng Trung Quốc đã về hưu. Ông nói với nhật báo Hồng Kông South China Morning Post: "Sự vắng mặt lâu dài của Trung Quốc tại vùng biển đặc quyền kinh tế trong các thập kỷ qua là một điều bất thường trong lịch sử, và bây giờ mới bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Sở dĩ chúng tôi lặng yên trong việc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong quá khứ , đó là vì hải quân của chúng tôi chưa đủ sức bảo vệ các khu kinh tế của mình, nhưng bây giờ thì hải quân đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ."

Vào lúc này, Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể điềm nhiên thúc đẩy tham vọng lãnh thổ mà vẫn vô sự. Theo Vương Hàn Linh, một chuyên gia về các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc : "Trên thực tế, tranh chấp đã nẩy sinh từ khi dầu mỏ và các nguồn tài nguyên đại dương khác được phát hiện dưới quần đảo Điếu Ngư [mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi Senkaku] ở vùng biển Hoa Đông , và quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong thập niên 1970.''

Vào thời đó, đã từng có suy nghĩ là các quốc gia Đông Nam Á có thể hình thành một mặt trận chung chống lại Trung Quốc, một khả năng “từng làm Bắc Kinh lo ngại", theo lời ông Vương, nhưng mối quan ngại này ngày nay đã tan biến sau ba thập kỷ bất động từ phía các nước Đông Nam Á. "Chúng tôi thấy rằng bản thân các nước láng giềng còn tranh chấp lãnh thổ với nhau, và có lợi ích quốc gia để bảo vệ, cho nên khó mà xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi họ thành công trong việc liên kết với nhau, thì họ vẫn không đủ mạnh để đánh bại Trung Quốc ".

Xác định Biển Đông là vùng quyền lợi quốc gia thiết thân là một trong nhiều động thái Bắc Kinh tiến hành trong năm nay để mở rộng phạm vi thống trị của Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên hết, họ đã loan báo một chủ thuyết hải quân mới mang tính bành trướng. Cho đến nay, khu vực hoạt động của Hải quân Trung Quốc được giới hạn ở cái gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ Nhật Bản đến Philippines. Nhưng bây giờ Bắc Kinh tuyên bố chính sách “phòng ngự viễn dương”, vươn tới Chuỗi đảo thứ hai, một khu vực trải dài và vươn ra mọi hưóng xuống đến tận đảo Guam, Indonesia và Úc.

Kế đến, Trung Quốc đã tung ra những chiến dịch tuần tra hung hãn hơn và những cuộc tập trận hải quân để bổ sung hiệu năng tác chiến cho học thuyết mới. Trong tháng tư 2010 chằng hạn, một hạm đội gồm 10 chiếc tàu đã vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất, một cuộc diễn tập có quy mô chưa từng thấy đối với Trung Quốc.

Động thái thứ ba là Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường năng lực cho hải quân, trong đó việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm dưới mặt đất trên đảo Hải Nam, và một hàng không mẫu hạm chiến đấu, dự trù triển khai trong vài năm tới.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard, cho biết trong tháng tư : "Đặc biệt đáng quan ngại là các yếu tố hiện đại hóa quân sự đó của Trung Quốc lại có dấu hiệu là nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực."

Với nền kinh tế thịnh vượng và năng lực ngày càng gia tăng, Bắc Kinh không còn chờ thời nữa mà đang hành động để khẳng định bản thân.
tags: Biển Đông - Châu Á - Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ - Quân sự - Trung Quốc - Việt Nam

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Chúc Mừng

Duoc tin :

Anh chi NT3 Nguyen Duc Hung
se lam le thanh hon cho
 con trai la Nguyen Duc Duy
vao ngay 28 thang 8 nam 2010 sap toi.
Gia dinh khoa NT3 xin chuc mung
 cho anh chi Nguyen Duc Hung co duoc dau hien.

Chuc hai chau tram nam hanh phuc.
Khoa Nguyen Trai 3 va gia dinh


Tổng Hội Ái Hữu CSVSQ/TDHCTCT/ DL vừa nhận được hồng thiệp của

Anh Chị NT3 NGUYỄN ĐỨC HÙNG báo tin sẽ làm LỄ THÀNH HÔN cho TRƯỞNG NAM là :

Cậu NGUYỄN ĐỨC DUY
Đẹp duyên cùng:
TRẦN THỊ MỸ YẾN

Hôn lễ sẽ được cử hành tại tư gia vào lúc 10 AM ngày Thứ Bảy 28 tháng 08 năm 2010
tại Thành Phố Worcester, Massachusetts.

Toàn thể Cựu SVSQ các Khóa Nguyễn Trải
Xin chung vui cùng hai họ NGUYỄN-TRẦN

Cầu chúc cho đôi Tân Hôn ĐỨC DUY&MỸ YẾN Trọn Đời Hạnh Phúc.

TM/BCH/NK 15
THP/NV
NT2 Đào Văn Luận

Đại Nhạc Hội Cám Ơn AnhThương Phế Binh VNCH kỳ 4

http://www.youtube.com/view_play_list?p=FCD91F90F888AADB

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

K2 &K5 PHÂN ƯU

http://farm1.static.flickr.com/209/464003176_1237dc18a0.jpg?v=0
PHÂN ƯU



Chúng tôi vừa nhận được tin buồn

Niên trưởng Phao Lô PHẠM NGỌC YÊN
Cựu SVSQ Khóa 3 TĐH/CTCT Đà Lạt

Vừa Qua Đời Vào Ngày 8/8/2010 (28/6 Canh Dần)
 Tại An Giang ,Việt Nam.
Hưởng thọ 61 tuổi

Toàn Thể Gia Đình Cựu SVSQ  Khóa Nguyễn Trãi 5
  Xin Thành Tâm Chia Xẻ
Niềm Tiếc Thương Lớn Lao Nầy
Cùng Đại Gia Đình Khóa Nguyễn Trãi 3 ,
Chị Phạm Ngọc Yên ,Các Cháu Và Toàn Thể Tang Quyến.

NGUYỆN CẦU  LINH HỒN  PHAO LÔ PHẠM NGỌC YÊN

SỚM VỀ CỎI VĨNH HẰNG HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA

FTD  Loving Remembrance Wreath

 THÀNH KÍNH PHÂN ƯU




TM.Khóa NT5
Đại diện khóa
NT5 Trần tri Phương


Nhân dịp này, khóa NT5 chúng tôi có nhờ niên trưởng NT3 Trần Xuân Choai chuyển giúp 100$ để mua hoa viếng mộ niên trưởng PHẠM NGỌC YÊN.

                                                                        

                                                                            NT5NDLe post
Vô Cùng Thương Tiếc Nhận Được Tin :
Anh Phao Lô PHẠM NGỌC YÊN
Cựu SVSQ Khóa 3 TĐH/CTCT Đà Lạt

Vừa Qua Đời Vào Ngày 8/8/2010 (28/6 Canh Dần)

Tại An Giang ,Việt Nam. Hưởng thọ 61 tuổi
Toàn Thể Gia Đình Cựu SVSQ Khóa Nguyễn Trãi 2 ThànhTâm Chia Xẻ
Niềm Tiếc Thương Lớn Lao Nầy Cùng Đại Gia Đình Khóa Nguyễn Trãi 3 ,
Chị Phạm Ngọc Yên ,Các Cháu Và Toàn Thể Tang Quyến.

NGUYỆN CẦU LINH HỒN PHAO LÔ PHẠM NGỌC YÊN
SỚM HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Ban Đại Diện Khóa 2Trần Thanh Kiều Diệp-Lê Văn Tụ-Đào Trung Chính

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

NT3 Phạm Ngọc Yên

LHA TRAN TRONG THONG BAO : NT3 PHAM-NGOC-YEN da duoc CHUA goi ve luc 6 gio 55 phut sang nay gio VN (cn 8/8/2010 nham ngay 28/06/CANH DAN ) dien bien dua tien va thu tuc HA se dua den cac ban trong nhung email ke tiep .Trân trọng-LHA .

-12 gio ngay 08 / 08 /2010 : liem .-07 gio ngay thu ba 10 /08 /2010 dong quan ; Gia dinh NT VN se den AN-GIANG truoc gio dong quan de vieng va tien dua linh hon PHAO LO PHAM - NGOC - YEN ve nuoc CHUA ./.Tran trong thong bao LHA

Cũng như Hải Thọt, tui cứ tưởng Yên sẽ cầm cự được vài tháng nữa, không ngờ Yên giã từ dương gian quá sớm. Hay tin một thằng bạn vừa từ giã cõi đời, tui ngẩn ngẩn ngơ ngơ, một chút bùi ngùi xót thương, dẫu biết rằng rồi ai cũng sẽ đến giờ phải lên đường về cõi vĩnh hằng. Tôi nhớ rất rõ khuôn mặt, dáng dấp Phạm ngọc Yên. Với chiều cao khiêm nhường chắc Phạm Ngọc Yên phải là quân số của Đại Đội D/LĐSVSQ

Khi ở trên trường Phạm Ngọc Yên và Trương Quang Lý hay vào Câu Lạc Bộ nhậu và khi quá "xỉn", Yên hay khóc sướt mướt và kể lể:" Tao nhớ vợ nhớ con tao quá tụi bay ơi". Khi hết say hỏi lại thì mới biết Yên chưa vợ chưa con, đó chỉ là cái tật khi uống say mà thôi. Bây giờ thì trong một góc nào đó ở cõi vĩnh hằng Lý và Yên đang nhậu xỉn và 2 thằng này cũng đang nhớ vợ nhớ con.

Lý do Phạm Ngọc Yên ra trường với cái lon Trung Sĩ có phải là:

Vào một buổi tối Yên và Lý vào CLB nhậu xỉn, thấy một ông sĩ quan khóa sinh đang ngồi một góc trong CLB, không biết gì lý do gì Lý và Yên gây sự và cho ông sĩ quan khóa sinh này một quả đấm vào mặt, ông ta vào phòng hành quân, trình sĩ quan trực và nôi vụ được đưa ra hội đồng kỷ luật. Luật sư Trương Văn Vấn và ĐoànVăn Mã "cãi" cho 2 bạn mình, vì cãi quá dỡ nên Phạm Ngọc Yên đành phải mang lon Trung Sĩ về TĐ40/CTCT, sau năm thứ nhất ?

Khi bọn mình ra trường về Cần Thơ, anh em thường hay lui tới nhà Yên, lúc ấy anh mướn căn nhà lá trứơc cổng TĐ40 chung sống với một nữ quân nhân, không biết có phải là chị Phạm Ngọc Yên bây giờ không? Hậu cứ của TĐ40/CTCT nằm dưới dốc cầu Bình Thủy, cách Thị Xã Cần Thơ chừng 3 cây số về hướng Tây, trên đường đi Long Xuyên, Châu đốc, nhà Yên là nơi anh em K3 tụ họp nhậu nhẹt khi anh em có dịp về Cần Thơ. Khi các quan k3 tụ họp nhậu nhẹt thường thấy một cô hàng xóm xinh xinh có cái răng khểnh có duyên lượn tới luợn lui, tự xưng tên mình là "Cún ". Không biết cô hàng xóm có cái răng khểnh bây giờ ở đâu ?cái răng khểnh bây giờ còn để nhai trầu hay đã rụng mất tiêu rồi.

Phạm Ngọc Yên sống chí tình chí nghĩa với bạn bè, anh em. Yên đã vào cõi bình an. Xin mọi người cùng tưởng nhớ và nguyện cầu cho Phaolo Phạm Ngọc Yên luôn được ấm ủ trong tình yêu bao la của Chúa và Mẹ Maria.

LPH.
Kính thưa Lý lão gia,
STHĐ xin cám ơn Lý lão gia đã có lòng chia sẻ với quý vị dân làng những kỷ niệm ngày xửa ngày xưa, nhờ vậy STHĐ hết còn thắc mắc lý do tại sao anh Yên lại ra trường mang lon Trung sĩ.
Số là hôm nọ, sau khi nghe tin anh Yên lâm trọng bệnh, STHĐ cứ liên tục hối thúc ông GMM mau mau gọi điện thoại an ủi cũng như nhanh chóng góp tiền để anh Yên an tâm chữa bệnh.  STHĐ cứ kể tới kể lui:
-Tính tình của anh Yên thiệt là vui vẻ hết sức!  Hôm đó, tuy chưa biết em là bà nào nhưng vừa mới gặp mặt là anh ấy đã cười nói huyên thuyên, tưởng chừng như cả hai đều quen biết nhau từ đời nào rồi vậy.
Ông GMM bèn cười cười nói:
-Ừ, thì tại cái tật ham nói nên mới ra trường đeo lon Trung sĩ.
-Ủa, sao kỳ vậy?  Bộ nói nhiều cũng bị giáng chức sao?
-Đâu phải, chỉ tại nói nhiều mà lại hay nhậu nên mới ra cớ sự.
STHĐ không hỏi nữa nhưng trong bụng vẫn thắc mắc tại sao tướng tá của anh Yên trông hiền lành, phúc hậu, chuyện trò vui vẻ, cởi mở mà sao lại mang họa như vậy. 
Sáng nay, STHĐ thức dậy sớm để chuẩn bị vài thứ cho ông GMM đi làm.  Trở lại giường nằm, STHĐ không thể nào ngủ lại được, đầu óc cứ nghĩ lan man về bữa tiệc chia tay với anh chị Sinh-Nguyệt vào tối hôm qua, về lần họp mặt với Gia Đình Nguyễn Trãi tại Việt Nam.  Những lời nói, những nụ cười, những câu chuyện tâm tình, những tấm hình chụp chung với nhau...  ai ai cũng đều hào hứng, vui vẻ, cùng hòa chung niềm vui hội ngộ.  Dường như mọi người cố tận hưởng những giây phút vô tư hiếm hoi trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. 
                                                                                                           Niềm vui mới qua mau
                                                                                                  Vừa mới cười vui đó mà bổng chốc
                                                                                                   Anh Yên đã  trở về với cát bụi rồi !
Rồi thì... hình ảnh anh Yên đang cầm ly rượu vui cười, nhảy múa vào ngày họp mặt đầu tháng 3 vừa qua lại hiện lên.  Tự nhiên, STHĐ bật khóc!  Không biết STHĐ cảm thương cho sự mất mát của gia đình anh Yên hay tiếc thương cho số phần của anh Yên, hoặc là... mừng cho anh Yên đã thoát khỏi cơn đau vật vã trong những ngày cuối của cuộc đời?  Quả thật vậy, từ nay chẳng còn gì phải lo lắng nữa, phải không anh Yên?  
Vĩnh biệt anh Yên và cầu mong sao anh sớm gặp lại họ hàng thân thuộc đã vĩnh viễn ra đi cũng như những bạn bè vắn số ở thế giới bên kia, một nơi chốn thảnh thơi hơn để anh có thể an nhiên cười nói, nhảy múa bất cứ lúc nào và không cần phải ưu tư, phiền muộn về bất cứ một chuyện gì (như những người còn tại thế) nữa.
Oánh-Thoại Anh từ Úc Châu xin thành thật chia buồn cùng chị Yên và các cháu.  Cầu mong sao chị và các cháu có nhiều nghị lực để chịu đựng nỗi đau buồn mất mát quá đột ngột này.                
Thoại Anh
T.B. Vì nhận thấy rằng email này quá dài dòng văn tự và có nhiều chi tiết "độc đáo" của anh Yên nên STHĐ cảm thấy e ngại, chưa dám gởi cho gia đình anh Yên.  Xin anh Lê Hùng Anh làm ơn kiểm duyệt (cắt xén bớt) và chuyển dùm.  Xin cám ơn anh.
                                                              PHÂN ƯU

NT3 Phạm Ngọc Yên

 sinh ngày 20-12-1950 tại Ninh Bình, VN.

Từ trần ngày 08-08-2010 tại An Giang, VN.



Anh em Khóa Nguyễn Trãi 3 khắp nơi trên thế giới xin chân thành chia buồn với chị :
 Phạm Ngọc Yên và các cháu .



Chị và các cháu mất đi một người chồng và một người cha. Chúng tôi mất đi một người bạn. Sự mất mát nào cũng đau đớn nhưng xin chị và các cháu hãy phó thác mọi sự cho Thiên Chúa.

Anh em chúng tôi và gia đình sẽ cùng với gia đình chị và các cháu cầu nguyện cho linh hồn Phao Lồ Phạm Ngọc Yên sớm được về nước Thiên Đàng.

TM. Gia đình Khóa Nguyễn Trãi 3

Trương văn Vấn

Nhom anh em k3 vung Dong Bac Hoa Ky vo cung thuong tiec nguoi Ban cung khoa da ra di ve mien vien mien : NT3 PHAM NGOC YEN
  Nguyen cau linh hon Phaolo Pham Ngoc Yen som huong phuc lanh truoc Nhan Thanh Chua.
                           VO CUNG THUONG TIEC .
    
  ( Nhom k3/ Dong Bac Hoa Ky ).


Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Khóc lên đi,ôi quê hương yêu dấu!




T.VẤN
clip_image002
Hãy khóc cùng tôi này em nhé
Non sông hoa gấm đã xa rồi
Chinh chiến cũng qua rồi em hỡi
Thiên thu còn giọt lệ cho đời

( Thơ Ngọc Phi )
1.
Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu. Đó là nhan đề một quyển sách dịch , của dịch giả Nguyễn Hiến Lê, từ tác phẩm : Cry! The beloved country ! của Alan Paton, một nhà văn người Nam Phi, viết về đất nước Nam Phi thời chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc vẫn còn ngự trị trên đất nước vừa đăng cai thành công giải vô địch túc cầu thế giới tháng 6 năm 2010 (World Cup) vừa qua.

Câu văn của tiềm thức, gần 50 năm trước, bỗng bật lên trong trí tôi, khi nhìn thấy một cô gái Nam Phi có khuôn mặt xinh xắn, trên đó còn in dấu hai hàng lệ chảy ra từ khóe mắt. Cô khóc cho đội bóng tròn của đất nước cô đã phải sớm từ biệt những cuộc tranh tài quốc tế trên sân cỏ. Lúc ấy, tôi đã thầm ganh tị với cô gái nhỏ tội nghiệp. It nhất, cô cũng còn có một quê hương để nhỏ đôi hàng nước mắt, dù chỉ với lý do đội bóng nhà đã bị thua trong một trận đấu, dù có thể ngay sau đó cô sẽ hòan tòan quên bẵng đi tại sao mình đã khóc. Còn tôi, tôi đã không còn có quê hương để thêm một lần được khóc, dù với những lý do lớn hơn rất nhiều cái lý do khiến cô gái Nam Phi phải nhỏ lệ.
Câu văn của tiềm thức 40 năm xa xưa ấy, lại một lần nữa bật lên trong trí, vào một ngày tháng 7 nóng như đổ lửa. Tôi vừa gập lại quyển sách của sử gia Mỹ Andrew Wiest :” Một quân đội bị quên lãng của Việt nam. Anh hùng và phản bội trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa “ ( Vietnam’s forgotten army. Heroism and betrayal in the ARVN ). Quả thật, tôi có quá nhiều lý do để khóc cho một quê hương đã chỉ còn trong trí nhớ, cái trí nhớ còm cõi của một người không còn trẻ. Cái nóng đổ lửa của một ngày hè xứ người, cũng chỉ khiến trí nhớ còm cõi ấy thêm nhớ những mùa hè đỏ lửa quê nhà. Khóc lên đi ! ôi quê hương yêu dấu ! Bi kịch này của đất nước hẳn sẽ còn ám ảnh người trong cuộc cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay .
Tác phẩm của sử gia Mỹ Andrew Wiest, phát hành từ năm 2008, đã được nhiều người nói tới *. Đó là một quyển sử liệu dưới góc nhìn khác với những quyển sách viết về chiến tranh Việt Nam trước đó. Tài liệu căn bản của tác phẩm, được dựa vào những dữ kiện do tác giả phỏng vấn những người trong cuộc, những nhân vật đã từng sống qua cuộc chiến. Tất cả được rọi chiếu bằng một nhãn quan nhân bản : tâm tình của người lính trong cuộc, nhất là khi phải đối diện với sự sống và sự chết, chẳng những của chính mình mà còn của đồng đội, của những người lính thuộc quyền. Trọng tâm của tác phẩm là hai viên sĩ quan quân lực VNCH : cựu thiếu tá Trần Ngọc Huế và cựu trung tá Phạm văn Đính. Do những tình cờ của số phận ( cá nhân và đất nước ), họ đã đi song hành với nhau gần hết cuộc đời lính chiến. Họ lần lượt là những cấp chỉ huy, từ nhỏ đến lớn, ở cùng một đại đơn vị vùng hỏa tuyến, cùng tham dự nhiều trận đánh lớn và cùng nhanh chóng trở thành những vị chỉ huy trẻ, giỏi giang, anh hùng của quân lực VNCH. Tháng 3 năm 1971, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiếu tá Huế , với cương vị tiểu đòan trưởng một tiểu đòan của sư đòan 1 BB, đã bị trúng đạn cối, bị thương nặng và cuối cùng, bị bắt làm tù binh, đưa ra miền Bắc.Trước đó, thiếu tá Huế đã cương quyết từ chối sự tản thương, và buộc viên tiểu đòan phó phải tìm mọi cách dẫn dắt thuộc quyền trở về vùng an tòan. Tháng 3 năm 1972, tức một năm sau ngày thiếu tá Huế bị bắt, cao điểm của trận chiến mùa hè đỏ lửa, trung tá Đính, lúc này là trung đòan trưởng trung đòan 56, sư đòan 3 BB tân lập, dưới quyền chỉ huy của tướng Vũ văn Giai. Ngày 30 tháng 3 năm 1972, trên con đường tiếp nhận căn cứ hỏa lực Carrol ở Cam lộ, Đông Hà, đơn vị của trung tá Đính bị sư đòan 308 Bắc Việt bao vây. Sau nhiều cuộc chạm trán với sự thiệt hại nặng nề của cả hai phía, trung tá Đính xin quân đòan tiếp viện, nhưng bị từ chối. Đối diện với một tình hình nguy ngập không thể cứu vãn , và trước sự sống chết của gần một ngàn người lính thuộc trung đòan, trung tá Đính đã nhận lời đề nghị của phía đối phương, và chấp nhận đầu hàng. Ngày 1 tháng 4, ông Đính cùng với 600 quân nhân thuộc quyền ra đầu hàng địch ở căn cứ Khe Gió. Sau đó, tất cả được đưa về miền Bắc . Tại đây, trung tá Đính đã lên đài phát thanh Bắc Việt đọc lời kêu gọi quân đội VNCH đầu hàng.
clip_image004
Ông Phạm văn Đính khi đã đầu hàng Bắc Việt
Số phận còn buộc hai ông Huế và Đính gặp nhau một lần nữa trong trại tù binh Sơn Tây, Bắc Việt. Theo lời kể của ông Huế, thì ông Đính , với quân phục của quân đội miền Bắc và cũng mang cấp bậc trung tá, đã đến trại tù binh này khuyến dụ các sĩ quan quân lực VNCH bị bắt, hãy đầu hàng và gia nhập quân đội Cộng sản miền Bắc như ông Đính. Ông Huế và những sĩ quan khác đều từ chối.
Chiến tranh chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tháng 5 năm 1983, sau gần 12 năm bị cầm tù trong các nhà tù Cộng sản kể từ năm 1972 tại Lào, cựu thiếu tá quân lực VNCH Trần đình Huế đã được thả về với gia đình. Ngày 7 tháng 11 năm 1991, ông Huế và gia đình lên máy bay rời khỏi Việt Nam để đến Hoa Kỳ, định cư tại Falls Church, tiểu bang Virginia. Tại đây, vợ chồng ông Huế cùng với 3 người con gái đã bắt đầu một cuộc sống mới sau 20 năm chiến tranh, chia ly, tuyệt vọng và thiếu thốn.
Về phần viên cựu trung tá ( cả quân lực VNCH lẫn quân đội nhân dân Việt Nam ) Phạm văn Đính, sau khi chiến tranh chấm dứt đã trở về đời sống dân sự, định cư ở thành phố Huế quê hương của cả ông Đính lẫn ông Huế. Ông Đính vẫn tham gia chính quyền mới với chức vụ nhỏ trong một cơ quan chuyên trách về thể thao, rồi sau đó là một cơ quan kinh tế. Năm 1989, ông Đính “từ quan”, ra làm doanh nghiệp riêng. Ông mở một công ty vận chuyển nhỏ có tính cách gia đình cùng với các con. Năm 2001, tương đối thành công trong doanh nghiệp của mình, ông Phạm văn Đính đến Mỹ, theo lời mời của sử gia Andrew Wiest để trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến phần đời quan trọng nhất của ông Đính, và nhất là về quyết định đầu hàng của ông. Trong khi ở chính trên quê hương của mình, với chính quyền mà ông đã đầu hàng, tiết kiệm biết bao sinh mạng của cả hai bên tham chiến, ông Đính không được phép kể về sự kiện ấy. Khi đến Mỹ, ông Đính cũng không được những người từng một thời là chiến hữu của ông, cấp chỉ huy của ông, thuộc quyền của ông, chấp nhận. Họ gọi ông là kẻ phản bội. Trở về nước, ông Đính đã qua đời năm 2007 vì tai biến mạch máu não. Cho đến chết, bàn tay ông chìa ra với những chiến hữu năm xưa vẫn không có ai nắm lấy.
2.
30 năm sau cuộc chiến tranh, sau những quãng đời đánh đu giữa sống và chết, hai người đã từng một thời là chiến hữu, từng song hành trên mọi khúc rẽ đau thương của đất nước, cuối cùng đã đi về hai phía khác hẳn nhau. Ông Trần ngọc Huế đặt chân đến Mỹ để cố quên hết đi quá khứ đau thương, đầy chia ly và gian khổ, và mong ước lập lại cuộc đời mới trên mảnh đất tự do. Ông đi về phía tương lai. Ông Phạm văn Đính, đến Mỹ với tâm trạng muốn mở một con đường đến với những chiến hữu cũ, để ông có thể có cơ hội kể lại câu chuyện đau thương 30 năm xưa, tại sao ông đang là một người hùng của quân lực VNCH, bỗng trở thành kẻ phản bội. Ngược với ông Huế, ông Đính bước lùi về quá khứ, thứ quá khứ thật chua chát của mình, thứ quá khứ vẫn ngày đêm tra tấn ông, cho đến chết. Ông chưa hề được tha thứ, bởi những chiến hữu của mình. Và, cũng có lẽ, bởi chính ông.
Đúng như Thượng nghị sĩ James Webb viết trong bài giới thiệu tác phẩm của sử gia Andrew Wiest , cuộc đời của hai viên cựu sĩ quan của một quân đội bị quên lãng , có tầm mức của một lọai bi kịch Hy lạp khi người ta đau xót nhìn cái giá phải trả cho chiến tranh và cái giá của lòng trung thành.
Cuộc đời của họ bị chi phối và hình thành bởi cuộc chiến tranh tàn khốc 20 năm với gần 3 triệu mạng người ở cả hai bên đối địch, nhưng đồng thời cũng là những người cùng chung chủng tộc máu đỏ da vàng. Định mệnh của đất nước đã buộc họ đi chung đường, để rồi từ những bi kịch cá nhân, hai người đã kết thúc phần đời quan trọng nhất của mình ở hai ngã rẽ khác nhau. Dù khác nhau, đó cũng chỉ là hệ quả đến từ cuộc chiến mà họ bị buộc phải tham dự, không thể không tham dự. Từ giây phút ấy, tấn bi kịch – cá nhân và dân tộc – đã được sọan xong.
3.
Khóc lên đi! Ôi quê hương yêu dấu. Những ngày hè nóng cháy của vùng biên giới Hạ Lào 1971 của thiếu tá Huế với những vết thương trí mạng trên da thịt, trong tâm hồn viên sĩ quan bị bắt làm tù binh , có khác gì không với những ngày hè đỏ lửa của trung tá Đính với nỗi dằn vặt nghẹt thở của người nắm quyền chỉ huy chiến trường : sống hay là chết , cho mình và cho thuộc quyền ?, có khác gì không với những ngày hè bứt rứt xứ người mấy mươi năm về sau, nỗi bứt rứt về bi kịch của một thế hệ đã chết trước khi được sinh ra, đã bị kết án trước khi phạm tội ?
Đau xót hơn nữa, câu chuyện của hai con người Việt Nam lại được kể bởi một người không phải Việt Nam. Bàn tay chìa ra đã không được nắm lấy bởi những người từng là anh em. Trong cơn lốc quay cuồng của bom đạn, của chết chóc, của thù hận không duyên cớ , của những người bạn đồng minh sẵn sàng bỏ của chạy lấy người bất cứ lúc nào, của những cấp chỉ huy chỉ biết đặt quyền lợi phe nhóm, quyền lợi và danh vọng cá nhân lên trên sự an nguy của thuộc cấp, lên trên sự tồn vong của đất nước, mọi quyết định đúng sai chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dù sao, câu chuyện đã được kể lại.Những bi kịch trong thời chiến thường mang tầm vóc của sử thi, do đó, chúng đòi hỏi một cách nhìn vượt lên trên mọi quy ước hạn hẹp.
Khóc lên đi ! ôi quê hương yêu dấu. Giọt nước mắt lăn trên má cô gái Nam Phi tưởng niệm một cơ hội bỏ lỡ của đất nước cô, dù ở một ý nghĩa nào, cũng chỉ là giọt nước mắt. Giọt nước mắt lăn trên má những anh hùng già nua của một quê hương xa vời vợi của tôi , chắc chắn phải là một điều gì đó nặng hơn, mặn hơn, xót hơn những giọt nước mắt. Vì , chẳng phải tấn bi kịch của những người từng đổ máu cho quê hương cũng là tấn bi kịch cho chính quê hương khốn khổ đó hay sao ?
T.Vấn
Mùa hè 2010
T.Vấn © 2010
*Ghi chú thêm:
Andrew Wiest là giáo sư Sử học và là ( đồng ) Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Chiến tranh và Xã hội của trường đại học Southern Mississippi.clip_image005
“ Vietnam’s forgotten army. Heroism and betrayal in the ARVN” là tác phẩm thứ ba nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam của ông. Quyển sách này ra mắt độc giả ( Việt và Mỹ ) tháng 2 năm 2008. Ngay lập tức, tác phẩm gây được sự chú ý của giới cựu quân nhân VNCH. Nhiều bài điểm sách chú trọng đến tính cách “ anh hùng “ và sự “ bị bỏ quên “ của quân lực VNCH. Có bài chú trọng đến câu chuyện “ như tiểu thuyết “ của hai viên cựu sĩ quan mà nhiều quãng đời của họ đã đan trùng với nhau. Bài viết này không hề có ý định “ điểm sách “, cũng không phải “ đọc sách “. Nó chỉ kể lại câu chuyện đời hai con người Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến đẫm máu, khốc liệt, được gợi lên từ những trang sách sử , và cái nóng nung người của mùa hè miền trung tây nước Mỹ, khiến nhớ đến những mùa hè đỏ lửa từ một quá khứ xa xưa, ở một miền đất mà người viết gọi là quê hương khốn khổ. Miền đất mà hơn 40 năm trước, nhà văn Phan Nhật Nam đã mô tả “ . . Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Lửa ngùn ngụt. Lửa bừng bừng. Lửa kêu tiếng lớn đại pháo. Lửa lép bép nức nở thịt da người nung chín. Lửa kéo dài qua đêm. Lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng. Lửa gào chêm tiếng khóc của người. Lửa hốt hoảng khi cái chết chạm mặt. Lửa dậy mùi thây ma. Lửa tử khí trùng trùng giăng kín quê hương thê thảm khốn cùng.
Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân(**), cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy.Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. Mùa Hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày! “ ( Mùa hè đỏ lửa – Phan Nhật Nam ).

Để, những ngày cuối đời, đứng từ bên này bờ đại dương, chúng ta còn được thảng thốt kêu lên : Khóc lên đi ! ôi quê hương yếu dấu !