Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

NT3-Dạ Tiệc _DH 16

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Cảm nghĩ về bài : :"SAU LƯNG CUỘC XUNG ĐỘT CỦA HAI BỌN MA ĐẦU CS"

From: trung truong <hkboatman@yahoo.com>

Thưa niên trưởng Hải,

Như Trung đã có thưa với niên trưởng hồi tuần trước rằng Trung quá bận, xin khất với niên trưởng đến Thứ Năm tuần này để bày tỏ cảm nghĩ về bài

SAU LƯNG CUỘC XUNG ĐỘT CỦA HAI BỌN MA ĐẦU CS? (sic) của ông Vũ Trọng Khải ở ÚC.

Nhưng rồi ngày hôm qua Trung cũng còn bù đầu, nên bây giờ Trung mới thực hiện được lời đã hứa. Xin tha lỗi cho sự trễ nải đó.

Vắn tắt thì bài viết kém cả về lý luận lẫn nhận thức.

1.- Về lý luận, trong phần lớn của bài viết, tác giả chỉ đưa ra  nhận định (statements) mà không hề dẩn chứng sự kiện để hổ trợ (support) hay chứng minh cho nhận định của mình. Chẳng hạn Ông khẳng định rằng những gì đang xảy ra trên Biển Đông trong những ngày qua chỉ là việc " đấu võ mồm". Ông Khải nhận định như vậy nhưng không giải thích, hoặc chứng minh rằng tình hình căng thẳng hiện nay giữa TQ-VN là gỉa tạo, hoặc là một sự giàn dựng giữa hai nước CS anh-em. Ông cũng không đưa ra được những dữ kiện cần thiết để bác bỏ sự chân thật củanhững tin tức về tình hình căng thẳng đã được tất cả các hệ thống truyền thông quốc tế đưa tin: từ New York Times, BBC, Reuters, Asia Times,v v...

Ông cũng khẳng định rằng hai nước CS " âm thầm toa rập, thoả thuận đóng vai kẻ thù của nhau để cứu nhau", nhưng cũng như những khẳng định khác, ông Khải đã chẳng hề đưa ra được ,dù chỉ một dữ kiện nhỏ, để hổ trợ cho sự khẳng định đó.

Vậy không hiểu ông Khải sẽ lý giải như thế nào về cuộc tấn công của TQ vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 3/1979, và những đụng độ giữa hải quân TQ-VNCS những năm 1983,1988, và những lần tàu tuần TQ bắt giữ ngư phủ VN trên Biển Đông từ đó đến nay, cũng như những tranh chấp ngoại giao liên tiếp trong những năm qua trên các diễn đàn quốc tế giữa hai nước.

2.- Ông Khải còn lập luận rằng TQ không dại gì triệt hạ VNCS và Bắc Hàn để rồi phải chịu thế cô đơn trên hành tinh này. Không hiểu ông Khải đã căn cứ vào đâu đế viết như vậy ? Có lẽ Ông quên rằng tổng số trị giá mậu dịch của VNCS và Bắc Hàn với TQ chỉ không quá 30 tỉ dollars; nghĩa là chưa được 1% tổng trị giá mậu dịch của các quốc gia khác trên thế giới đối với TQ. Có lẽ ông Khải cũng nhắm mắt làm ngơ sự kiện rằng trong bang giao quốc tế hiện nay thì ảnh hưởng của TQ trong các lãnh vực chính trị xã hội đang cạnh tranh ngang ngữa với Mỹ, lấn lướt ngay cả Âu Châu và  Nhật. TQ không cần phải có CSVN và Bắc Hàn để khỏi cô quạnh trên chính trường quốc tế.

3.-Tiếp sau đó, ông Khải đưa ra một loạt khẳng định khác về cái vẫn được gọi là CÁCH MẠNG HOA LÀI, rằng cuộc cách mạng ấy đang lan tràn qua TQ, và cả VN. Những khẳng định của Ông khiến người đọc có cảm tưởng như chế độ Bắc Kinh và Hà nội đang lâm nguy tới nơi rồi, nên phải vội đóng kịch để cứu nhau! Và cũng như những khẳng định khác, ông Khải không đưa ra được một dữ kiện hay số liệu khả tín nào để chứng minh cho sự khẳng định đó. Ông đã viết như một tín hữu tuyên xưng đức tin. Thế thôi! Và tệ hơn nữa là sự khẳng định đó của Ông chứng tỏ rằng Ông hoàn toàn không những không nắm vững tình hình thực tế các diễn biến ở Trung Đông, mà còn ngay cả không hiểu được bản chất của những biến động ở đó nữa, đã tỏ ra hoàn toàn bị hệ thống truyền thông Âu-Mỹ uốn nắn và nhồi nhét về tư tưởng và không có khả năng nhận định độc lập khỏi sự uốn nắn đó. Có lẽ là ngoài sức tưởng tượng của ông Khải để nhận ra rằng thực chất của cái gọi là CÁCH MẠNG HOA LÀI chẳng qua chỉ là một phương tiện mà phương Tây, đứng đầu là Mỹ, dùng trong ván cờ quyền lực quốc tế của mình tại Trung Đông mà thôi.
3.-Ông Khải cũng đã phạm sai lầm về lý luận khi mở đầu phần tam đoạn luận của mình bằng một đại tiên đề (major premise) sai bằng cách gán việc kêu gọi lòng ái quốc là việc chỉ có người CS làm (để củng cố quyền lực). Tiền đề đó hoàn toàn sai vì không chỉ người CS, mà tất cả mọi chế độ trước kia, mỗi khi có ngoại xâm, đều kêu gọi lòng yêu nước của người Việt. Từ đó Ông kết luận sai bằng sự ám chỉ là không cần quan tâm, hay không cần hưởng ứng sự thức tỉnh lòng ái quốc của người Việt về sự xâm lấn của TQ.
4.-Về nhận thức, việc ông Khải, trong khung cảnh hiểm hoạ xâm lấn của TQ đang lớn lao và cận kề, đặt ưu tiên trên hết cho việc TRIỆT HA CSVN, là không đúng. Bởi vì điều đó hàm ý ít nhất hai hệ luận:
  •  Không xem sự xâm lấn của TQ đối với Đất Nước là hiểm hoạ hàng đầu. Đây là một nhận định sai lầm và nguy hiểm, bởi vì không xác định đúng kẻ thù chính yếu, dễ  gây lầm lạc trong dân chúng, tạo thuận lợi trên mặt trận chiến tranh tâm lý cho kẻ ngoại xâm.
  •  Sẳn sàng gián tiếp hay trực tiếp hậu thuẩn, hay chí ít thì cũng trung lập, đối với việc TQ tiêu diệt CSVN trong quá trình xâm lăng VN.
Về mặt những hệ luận này thì không hẹn mà một số người khác ở Mỹ lâu nay cũng hô  hào chủ trương ưu tiên chống Cộng Sản VN hơn chống TQ xâm lăng, và biến thái của chủ trương đó thì hô  hào hảy để TQ đánh tan tành CSVN trước, sau đó chúng ta (những người ở hải ngoại) sẽ có đủ chính nghĩa để quang phục Quê hương!

Không hiểu giữa ông Khải và những người có chủ trương vừa nói trên đây ở Mỹ có quan hệ với nhau hay không, nhưng cả hai có một điểm chung; đó là những nhận định và chủ trương như vậy chắc chắn sẽ rất được bọn cầm quyền TQ ở Bắc Kinh, đặc biệt là bộ phận chuyên trách về chiến tranh tâm lý và điệp báo, âm thầm hoan nghênh. Bởi vì, đứng ở cương vị của kẻ xâm lăng, TQ sẽ không mong có món  quà nào hơn là được thấy dân tộc sắp bị mình xâm lăng đang tự chia rẽ và xâu xé nhau, vì như vậy sẽ đỡ tốn công sức cho họ. Người TQ hiểu rất rõ thế nào là sự tự sát của một dân tộc khi dân tộc ấy lại chia rẽ nhau trong lúc đang đương đầu với ngoại xâm. Chính vì hiểu rõ như vậy nên năm 1937, trước nguy cơ bị Nhật đô hộ, Mao Trạch Đông và Tưởng Giởi Thạch đã chấp nhận gác qua một bên cuộc nội chiến, cùng nhau thực hiện Quốc-Cộng hợp tác để chống Nhật, vì chống Nhật xâm lăng , chứ không phải đấu tranh tư bản-cộng sản, là ưu tiên hàng đầu vào lúc đó.

Cuối cùng, toàn bộ kết luận của ông Khải đặt nền tảng trên một  tiền đề gỉa định rằng sự căng thẳng TQ-VNCS hiện nay là vở kịch, là giả vờ, là đóng trò. Nhưng không hiểu ông Khải sẽ nghĩ sao một khi biết rằng sự giả định đó của Ông là sai, là trái với thực tế; nghĩa là sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Việt hiện nay là thật và nghiêm trọng? Nếu như vậy thì lúc đó điều gì là ưu tiên: Triệt hạ CSVN, hay chống TQ?

Kính,
Trung nt5

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Cô Gái Bình Long



Gửi riêng quí thân hữu của tôi tại Bắc CA.
Xin đọc câu chuyện này, rồi đến xem Văn nghệ Bình Long do cô gái Bình Long tổ chức.
Vào cửa tự do. Nếu cho tôi biết quí vị sẽ đến, tôi sẽ yêu cầu dành vé cho quí vị.
Trân trọng
Vũ văn Lộc
****************
Một câu chuyện tình thật cảm động, đau thương của người vợ một Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa...Đã 39 năm dài đăng đẳng...vẫn tiếp tục tìm xác chồng...
Cầu mong Ơn Trên giúp
Chị Kiều Trang
được toại nguyện.
Xin mời Quý Vị theo dỏi câu chuyện Cô Gái Bình Long qua ngòi bút của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc...
BMH
Washington, D.C


 
                      Cô gái Bình Long 
                                                                                                                                            Giao Chỉ San Jose
               image  image image
       Bình Long, một thời để yêu, một thời để chết với sư đoàn 5 bộ binh bị bỏ quên trên chiến trường An Lộc ...
       Giữa chốn ba quân.
       Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”.
       Chiến tranh Việt Nam đã gây nên biết bao nhiêu câu chuyện bi thảm cho từng gia đình. Hôm nay tôi kể thêm một câu chuyện chia ly trong chiến tranh 39 năm sau vẫn chưa tìm được đoạn kết. Câu chuyện cô gái Bình Long không hề có được kết quả kỳ diệu như trên sân khấu. Hơn 40 năm trước cô đã tìm chồng giữa chốn ba quân. Đó là sư đoàn 5 bộ binh.
       Tiếp theo 39 năm dài người con gái Bình long đi tìm chưa thấy xác chồng. Người chiến sĩ tử trận trước khi con gái ra đời. Con gái năm nay 39 tuổi. Anh hy sinh đã 39 năm. Người vợ là ca sĩ tiền đồn của đại đội chính huấn tiểu đoàn 30 chiến tranh chính trị đã kể lại câu chuyện 39 năm tìm xác chồng trong tuyệt vọng. Ngày nay cô muốn nhờ những người cựu chiến binh cao niên của sư đoàn 5 bộ binh về họp mặt tại San Jose để cho cô biết tin về thiếu tá Lê Bắc Việt của tiểu đoàn 3 trung đoàn 7.
      Ngày 1 tháng 6-2011 chị Nguyễn thị Thu tức ca sĩ chính huấn quân đoàn III có danh hiệu Kiều Trang đã kể hết cho tôi nỗi niềm tâm sự.
                             image      
                                              An Lộc địa, sử ghi chiến tích ...
        Giờ này anh ở đâu.
        Thưa bác, cách đây 39 năm ngày 1 tháng 6 năm 1972, cháu đang ở Saigon thì xe Jeep xịch tới. Anh Thiếu úy Sư đoàn 5 đi cùng một cô gái chỉ đường. Anh sĩ quan đứng nghiêm chào và nói rằng: " thưa chị Hai, Đại úy Lê Bắc Việt đã hy sinh ..."
Anh Thiếu úy đứng nghiêm mà cháu cũng đứng như trời trồng. Lúc đó đang có bầu con gái Lê Thị Kiều Loan. Năm nay cháu đúng 39 tuổi. Mẹ con cùng ở San Jose. Bố chết ngày 1 tháng 6-1972 thì con ra đời 4 tháng 9-1972. Kiều Loan không bao giờ thấy mặt bố. Mẹ sanh con trong lúc để tang chồng. Từ ngày anh Việt chết đến nay, cháu đã đi khắp nơi, hỏi tất cả mọi người nhưng không ai cho tin rõ ràng là chồng cháu đã chết ra sao? Chôn ở đâu?
       Bây giờ ngày 25 tháng sáu năm nay, cháu tổ chức đêm văn nghệ Bình Long Anh Dũng tại San Jose để mời các chiến hữu Sư đoàn 5 bộ binh họp mặt. Mục đích tưởng niệm cho Bình long, cho Sư đoàn 5 bộ binh và cho chồng là Thiếu tá Lê Bắc Việt. Thăng cấp sau khi tử trận.
                                    “Anh lên lon giữa hai hàng nến chao”… 
Anh chết mất cả xác, còn nói gì đến khói hương đèn và nến.
        Ca sĩ tiền đồn.
        Cô Nguyễn Thị Thu sinh năm 1950, mới được 2 tháng rưỡi thì cha mẹ rời quê Nam Định xuống tàu vào Nam. Đi theo người ta làm phu đồn điền cao su. Tha phương cầu thực. Thời đó dân quê Nam Định Hải Phòng, Ninh Bình rủ nhau vào Nam làm phu đồn điền. Cha mẹ của cô bé Nguyễn Thị Thu bắt đầu cuộc đời vất vả của dân phu cạo mủ. Khi cô bé từ xóm Phú Miên đi bộ 3 cây số ra Quản Lợi học mỗi ngày thì chưa có tỉnh Bình Long. Cho đến khi ông Diệm về thì phần đất phía Bắc Thủ đầu Một trở thành tỉnh Bình Long và phần còn lại là Bình Dương. Cho đến năm 72 thì Bình Long mới trở thành Bình Long Anh dũng dưới thời ông Thiệu.
       Trưởng thành trong gia đình phu đồn điền, cô bé gốc Bắc Kỳ đã có cuộc sống thơ ấu hết sức vất vả. Khi cha mất sớm, mẹ tạm thời thay thế làm phu cạo mủ, con gái lớn đã phải xách thùng theo mẹ vào rừng từ 3 giờ sáng. Tuổi thơ đã làm quen với từng gốc cao su. Không thể tưởng tượng được cô gái nhỏ mới 13 tuổi đã giúp mẹ nuôi 8 đứa em trong một gia đình nheo nhóc và đông đảo.
       Sau 1963 Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, 17 tuổi bé Thu đã phải tìm đường xin vào bán hàng trong P X Hoa Kỳ. Trong suốt tuổi thơ, cô bé xuất thân từ trường đạo của rừng cao su Hớn Quản đã học được các bài ca véo von trong nhà thờ.
             image  image 
                   Từ ca sĩ tiền đồn trở thành góa phụ ngây thơ 
Với khả năng xuất sắc trong ca đoàn, Thu xin vào làm ca sĩ chính huấn của tiểu đoàn 50 chiến tranh chính trị bên cầu Thị Nghè. Cô làm việc tại đây được 2 năm. Sau về làm cho tiểu đoàn 30 CTCT của quân đoàn III đóng tại Tam Hiệp. Cô trở thành ca sĩ tiền đồn dưới tên văn nghệ Kiều Trang. Từ đó cô trở thành ca sĩ quen biết của sư đoàn đã có mặt tại khắp mặt trận miền Đông theo cả các cuộc hành quân vượt biên Cam bốt.
       Kiều Trang là một trong các ca sĩ tiền tuyến đã bị thương nhiều lần và không bao giờ kể hết được những lần chạy pháo kích từ hầm này đến hầm khác.
       Suốt một đời ca hát thắt chặt duyên nợ với Sư đoàn 5 bộ binh. Con số 5 trên nền xanh của lá cây rừng luôn luôn ghi nhớ trong tim. Cũng chính trên chiến trường này cô đã tìm chồng giữa chốn ba quân. Anh thiếu úy rất trẻ của sư đoàn.
                                image
        Tình anh lính chiến.
       Kiều Trang gặp anh Lê Bắc Việt vốn là sỹ quan tốt nghiệp khóa I Chiến Tranh Chính Trị tại Đà lạt.
                         image 
                                     Từ sinh viên Sài Gòn trở thành Sinh Viên Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
 
        Khi lên trung úy Việt là đại đội trưởng của đại đội 9 tiểu đoàn 3 trung đoàn 7, sư đoàn 5 bộ binh. Anh lính chiến gặp cô ca sĩ tiền tuyến bèn lấy làm vợ và từ đó nàng về để hát cho một người nghe.
       Tháng 4 năm 1972 Kiều Trang đi từ Saigon lên Bình Long thăm chồng. Đại úy Việt đóng quân tại phi trường Tắc Mít. Lúc đó cộng sản đã dàn quân chuẩn bị khởi sự trận mùa hè 72. Quân ta tan hàng ở Lộc Ninh. Đơn vị của Đại úy Việt rút về Lai Khê được 2 ngày thì có lệnh trở lên An Lộc. Cô vợ trẻ vốn là gái Bình Long quyết định theo chồng. Tưởng là về An lộc là về lại nhà mình. Về An Lộc là về chốn bình yên. Không ngờ từ ngày đó trận Bình Long mở màn với những cơn mưa pháo khốc liệt.
       Kiều Trang chịu đựng suốt 2 tháng dưới hầm trong lúc mới có bầu. Vào một ngày giữa hai đợt pháo, dân chúng mở đường chạy về Chân Thành, đại úy Việt đẩy vợ đi theo đám dân rời bỏ An Lộc. Anh nói rằng em phải cố sống về Saigon để nuôi con. Kiều Trang ôm bụng bầu đi bộ theo dân suốt từ An Lộc về Chân Thành. Cứ theo quốc lộ 13 vừa đi bộ vừa quá giang tất cả các loại xe. Đi trên đường với những trận pháo kích. Chân bị thương suốt một tuần lết về Lai Khê, Bến Cát,Thủ đầu Một, Búng, Lái Thiêu và sau cùng là Gia Định Saigon.
       Về được thủ đô là lúc trận chiến An Lộc ngày càng khốc liệt. Được tin lính Sư đoàn 5 hy sinh rất nhiều. Các Sĩ quan Trung đoàn 7 gần như chẳng còn ai.
       Mỗi tuần Kiều Trang lấy xe Honda, ôm bụng có bầu chuẩn bị 2 bình xăng chạy từ Saigon lên Chân Thành. Suốt ngày ngóng tin chồng và chờ giải vây An Lộc. Ngó về chân trời xa, chỉ thấy khói lửa bom đạn mịt mờ. Rồi lại thất vọng quay về. Cứ như thế cho đến tháng 6-1972 thì anh Thiếu úy hậu cứ Trung đoàn đến báo tin chồng chết. Đơn vị cử 10 anh lính về làm lễ truy điệu trước sân nhà, nhưng không có xác. Ông già chồng nói rằng: Trao giải 200 ngàn đồng VNCH cho ai tìm được xác con. Số tiền cũng coi như bằng lương tử tuất 12 tháng.
       Từ ngày đó Kiều Trang quyết tâm đeo đuổi nghĩa vụ tìm cho được xác chồng. Nhưng sau khi sanh con, dù An Lộc được giải tỏa nhưng vẫn chưa hoàn toàn bình yên.
        Những năm tiếp theo, quân ta lại bỏ Bình Long và toàn thể khu vực này rơi vào tay cộng quân suốt từ 73 cho đến khi mất nước.
        Những tin tức mơ hồ.
        Một sĩ quan bà con với anh Việt là Thiếu tá Lê Bá Hòa từ Bình Long gởi về được lá thư trước khi anh cũng bị hy sinh.
        Hòa nói là chính anh đã chôn xác Việt. 7 xác chiến binh chôn dưới gốc cây khế. Việt là ngôi mộ thứ hai. Hòa có vẽ cả bản đồ gửi về cho gia đình.
        Sau khi ông Thiệu xuống An Lộc được 3 ngày thì đến lượt thiếu tá Hòa hy sinh. Xác được trực thăng đưa về. Anh là tử sĩ đầu tiên về từ An lộc. Phần lớn đều chôn tại chỗ. Lúc đầu còn chôn riêng từng mộ tại nghĩa trang nổi tiếng có nhiều biệt kích dù. Về sau phần lớn chôn tập thể.
        Nhưng cũng có anh lính về nói là thấy đại úy Việt bị bắt giải qua Cam bốt. Bị thương và bị đánh đập. Kiều Trang sống trong đau thương và hy vọng. Cô lên tại chỗ những nơi trao trả tù binh ở miền Đông. Ra cả Thạch Hãn đón tù binh từ miền Bắc trao trả tại Quảng trị. Không hề thấy tin tức của Lê Bắc Việt.
        Tìm chồng trên chiến trường xưa.
        Ba ngày sau khi Bắc quân vào Saigon, cô ca sĩ tiền tuyến một thời đã liều lĩnh đi xe Honda theo quốc lộ 13 vào An Lộc. Con đường chiến tranh tàn khốc bỏ lại toàn là quân dụng, quân xa và xương trắng. Kiều Trang vượt qua mọi nguy hiểm một mình đi trên con đường vắng trở lại nơi cô đã trưởng thành. Bình Long của cô bây giờ là một thành phố tàn lụi đổ nát, tang thươmg. Cô khóc trên từng con đường khi qua nghĩa trang biệt cách dù.Với rất nhiều tình cờ cô đã gặp người quen cũ dẫn đi tìm được 7 ngôi mộ dưới gốc cây khế. Về sau, gia đình đã xin được phép và bốc ngôi mộ thứ hai theo lời chỉ dẫn.
       Nhưng xương cốt đem về sau khi xem kỹ lại thì không phải là xương của anh Việt. Người vợ nhớ là đã dẫn chồng đi nha sĩ nhổ 2 cái răng đau và chưa trồng răng mới. Trận bao vây An Lộc bắt đầu với người chiến binh có bộ răng khiếm khuyết. Nhưng xác anh lính vô danh đem về có bộ răng toàn hảo.
       Kiều Trang chôn cất di hài người chiến binh An Lộc tại nghĩa trang xa lộ Đại hàn. Sau này trước khi đi đoàn tụ với con gái tại Hoa Kỳ, lại bốc mộ đưa lên chùa. Cô biết rằng đã lo tròn bổn phận cho anh lính vô danh của sư đoàn 5 bộ binh. Nhưng xác này không phải là di hài của anh Việt.
                                     image
                                                                           Kiều Trang 2011
       
        Thời hậu chiến.
        30 tháng 4 ập tới. Một phần gia đình của Kiều Trang đi thoát tại Vũng Tàu. Định mệnh giữ chân cô ca sĩ của sư đoàn 5 bộ binh ở lại với chiến trường miền Đông ngày nay đã thay đổi. Cô đi lên đi xuống Bình Long rất nhiều lần. Quốc lộ 13 hết sức quen thuộc nhưng bây giờ không còn như xưa nữa. Đã xa rồi những ngày ca hát trong nhà thờ. Những buổi chiều nhẩy trực thăng hát cho tiền đồn. Những đêm nằm bên chồng dưới hầm, đội trên đầu những trận mưa pháo kích. Những bầu trời thắp sáng hỏa châu. Và sau cùng là những xác người.
      An Lộc ngày nay có đài tưởng niệm do cộng sản xây dựng. Những mồ chôn tập thể của cả quân dân miền Nam được gán cho danh hiệu lấp liếm là nạn nhân của Mỹ Ngụy.
     Cô ca sĩ của sư đoàn 5 bộ binh đứng bên đường bâng khuâng không biết là trong số cả ngàn người nằm dưới đây phải chăng có thiếu tá Bắc Việt của cô hay không.
     Kiều Trang còn nhớ kỳ trở về An Lộc hoang tàn đầu tháng 5-1975. Cô đã gặp lại nghĩa trang biệt kích dù nổi tiếng. Ở đây sau này cũng có chôn xác rất nhiều chiến binh sư đoàn 5 bộ binh. Giữa nghĩa trang đau thương của phe bại trận, người góa phụ của quân đội Sài Gòn chợt thấy lòng tan nát. Chồng chết không thấy xác. Con gái theo bà chạy qua Mỹ. Thương chồng đứt ruột. Nhớ con quay quắt. Trong khi cả miền Nam chạy túa ra biển Đông. Trong khi Bắc quân tràn vào Saigon thì tại một nghĩa trang hẻo lánh của chiến trường tồi tệ bị bỏ quên, có cô gái Bình Long ngồi khóc một mình.
     Trong trận chiến miền Đông, lính dù chết đưa về trại Hoàng Hoa Thám, Saigon. Lính thủy quân lục chiến đưa về căn cứ Sóng Thần, Thủ đức. Lính sư đoàn 21 đưa về miền Tây. Chỉ có lính địa phương và lính sư đoàn 5 là chôn ngay tại chỗ. Khắp miền Đông Nam phần, đâu cũng là quê nhà của sư đoàn 5 bộ binh. Từ những kỷ niệm đau thương đó, năm 1999 Kiều Trang đem theo trên chuyến bay đoàn tụ với con gái tại San Jose.
     Bây giờ 39 năm sau, chị vẫn chưa biết rõ người chồng anh dũng nằm ở nơi nào. Cô gái Bình Long của một thời tuổi trẻ thập niên 70 sinh năm 1950, nay đã đem kỷ niệm của chiến trường miền Đông bước vào thế kỷ 21 tại Hoa Kỳ.
     Cô muốn hỏi lại thêm một lần nữa, có ai biết thiếu tá Lê Bắc Việt sống chết ra sao. Anh sỹ quan chiến tranh chính trị Đà Lạt khóa 1. Hỏi người chiến binh của tiểu đoàn 3 trung đoàn 7 sư đoàn 5 bộ binh. Đơn vị mà các sĩ quan chết gần hết. Nhưng vẫn còn một số lưu lạc trên thế giới.
     Bây giờ các anh ở đâu, xin về họp mặt một lần với ca sĩ cuả sư đoàn. Nghe lời than thở hỏi han của người vợ lính bị thương trên quốc lộ 13. Tuổi hoa niên trải qua từ Lộc Ninh, Hớn Quản, Chân Thành mà về đến Lai Khê, Bến Cát. Cô gái Bình Long ngày xưa gặp chồng một ngày giữa chốn ba quân, mà sao bây giờ đi tìm xác người yêu 39 năm vẫn chưa thấy.
Giao Chỉ, San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~~ 
* Chiều văn nghệ “Nhớ Về An Lộc-Bình Long Anh Dũng” do nữ ca sĩ Kiều Trang phối hợp với Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn tổ
   chức từ 2 đến 5 giờ chiều Thứ Bảy 25 tháng 6, tại Mount Pleasant High School, 1750 S. White Rd., San Jose. Vào cửa tự do.
   Điện thoại liên lạc: 408-646-4445 - 408-646-2934 - 925-285-3935.
                        image
                                      Ghi Chú: Liên lạc với Giao Chỉ để đóng góp những câu chuyện thực cho
                                                                    “Một thời để yêu, một thời để chết”

Mừng sinh nhật

Nhìn hình xưa,bác Hiếu bác Châu…
Ta lặng người ,khoảng vắng đêm thâu
Soi bóng đen tìm đời lưu lạc
Soi dòng chữ cũ thấy mặt  nhau

Lặng lẽ mình ta ngồi thật lâu
Chén trà quên uống mắt thêm sâu
Nhòe theo mũ áo… non sông cũ
Gian lận thời gian chốc  bạc đầu

Hành trang nào mang đi hở Châu ?
Hồi tưởng nào nhớ nhung hả Hiếu ?
 Đời chiến binh mưa nắng dãi dầu
Đạn pháo đuổi theo đoàn di tản


Buông súng đầu hàng ta về đâu ?

Trong gông siềng thấy đời nhỏ lại
Nợ máu hận thù ngập bể dâu
Dày vò  suốt đời :  tên Cộng Sản

 
Nhìn hình xưa bác Hiếu bác Châu
 Sáu mốt tuổi tròn bác ở đâu
Có nghe nó phán trường Cộng Sản

Là bạn mình đó chớ ai đâu !


Gởi quà sinh nhật hộp đỏ au
Lỡ dán sao vàng  chắc bỏ bu
Vỏn vẹn bên trong là kỷ yếu
Gởi tình lưu lạc khắp năm châu 

TKS
Ngày 23-6-2011

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Tin Mừng

Một lần nữa Gia Đình NT3 :
gif-st-valentin-TFR9Ql8kbY.gifChúc mừng gia đình bạn       :             VŨ TRỌNG KHẢO
 
sẽ làm Lễ Thành Hôn cho Trưởng Nam là :
             

       Bác Sĩ KELVIN KHOA VU
                Đẹp duyên cùng:
      Cô TARA LIANA ARNESS
 
 Thánh lề hôn phối  sẽ được cử hành vào  ngày Thứ Bảy 02 tháng 07 năm 2011 ,tại Thành Phố Carmichael,California.
Xin chung vui cùng hai họ VŨ -ARNESS
                              Gia Đình NT3
 

gifs-animes-saint-valentin-BgwPAwfzHQ.gifgifs-animes-saint-valentin-UZfiHW84Mb.gif:
Anh Chị NT3 VŨ TRỌNG KHẢO
báo tin sẽ làm Lễ Thành Hôn cho Trưởng Nam là :
Bác Sĩ KELVIN KHOA VU

gif-st-valentin-QI4BpAZQUv.gif
              Đẹp duyên cùng:
      Cô TARA LIANA ARNESS

 Thánh lề hôn phối  sẽ được cử hành vào  ngày Thứ Bảy 02 tháng 07 năm 2011 ,tại Thành Phố Carmichael,California.
Xin chung vui cùng hai họ VŨ -ARNESS
Xin Thiên Chúa là Cha Toàn Năng chúc phúc cho đôi Tân Hôn KELVIN KHOA&TARA LIANA Trọn Đời  Hạnh Phúc.
 
Gia Đình NT4 Phạm Thiện Căn

************************************************


gif-fleurs-CJL2HLBKix.gifCHUC MUNG CHAU:                    KENNY TRAN  ,
TRUONG NAM CUA BAN         TRAN NGOC DANH 
DA TOT NGHIEP CU NHAN TRUONG UCI.XIN CHIA VUI CUNG GIA DINH TRAN NGOC DANH
                          TM .NT3/NAM CALI

                       TRUONG NGOC KHOA

Chúc mừng anh chị Trần ngọc Danh !
Nhớ hồi tụi tôi kéo tới làm rùm beng tại nhà anh chị , xấp nhỏ cứ phải khép cửa phòng , rồi đi chỗ khác để nhường chỗ cho các bác , các chú vui chơi ! tôi chỉ nhớ thấp thoáng , không kịp hỏi thăm đứa nào lớn đứa nào nhỏ , mà nay đã tốt nghiệp rồi ! Xin chia vui với anh chị và gia đình .
vợ chồng Nguyễn chí Hiếu


gif-fetes-anniversaires-QYSii3HJ8f.gifGia đình Nguyễn Trãi 3 khắp nơi chúc mừng vợ chồng Trần Ngọc Danh và cháu Kenny Trần. Sự thành đạt của cháu , là niềm vui, sự hãnh diện của chung gia đình  Nguyễn Trãi 3.
Cũng nhâ

n dịp này, tòan thể gia đình  Nguyễn Trãi 3 xin chúc mừng tất cả những con cháu trong gia đình đã hòan tất các chương trình học vấn ở trường Trung Học, ở trường Đại Học ở trong nước cũng như ở ngòai nước.
Mỗi một sự thành công, dù nhỏ dù lớn, của các con cháu chúng ta trong mọi lãnh vực , luôn là niềm vui mà chúng ta hãnh diện được nhắc tới, được chúc mừng nhau.

Gia đình Khóa Nguyễn Trãi 3

Làng 3 ,
Tao vừa lên chức Ông Ngọai tối qua .Con gái lớn vừa sanh được1 bé gái nặng 6.8 lbs.
Mẹ và con đều bình an và khỏe mạnh. Xin thông báo để làng ta cùng chung vui.
Cơ Heo

Chào ông Ngoại Cơ, như vậy mai mốt đây nói với cháu Ngoại rằng: Ông đã từng được gọi là "con PIG" đó cháu à!!!!ôột..ột...
gifs-enfants-AT0zbZ4zkw.gifCutí

Chúc mừng Ông bà ngoại .
Oi Tôm

Chúc mừng gia đình Cơ ,
năm tới biểu tụi nó làm luôn đứa nữa , cho mấy thằng chưa được làm ÔNG như tao thèm chơi !!
Tồ .

 Co than,
Chuc vo chong may len chuc ong ba ngoai .Ba xa tao goi loi tham ba xa may.
Chuc mua he sap den di choi vui ve , de roi ve giu chau ngoai.
Vo chong Hoang ket,

gifs-enfants-KUJtFWE5NC.gifChúc mừng mày nghe Cơ.Tao cũng nóng lòng mong được ẵm cháu ngoại nên biết được niềm vui của vợ chồng mày.
Không
 được tham gia "MHRN" ởphía nhà Hảo Láp thực là tiếc,tiếc cả dịp may ghé thăm gia đình Thợ Điện.Rất nhớ chuyến DLHG năm nào.Chúc tất cả các bạn vui,thật vui
.SongBN+Mèo Khờ 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

       Kính thưa quí vị,

      Tôi là một cựu SVSQ  Trường ĐHCTCT Đà Lạt, tôi có đọc tiêu đề: “ Trường Ngụy Biện Chiến Tranh Chính Trị” trên diễn đàn KBC Hải Ngoại. Tôi cũng đọc bài “ Về Một Lỗi Sơ Xuất Của Trường CTCT” của Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý và phản ứng của Ông Kim Âu qua bài: “Đối Diện Với Lương Tâm” Ông Kim Âu có viết :” Ông Quý cố biến một tiền đề đã được khẳng định trở thành nghi vấn, đổi thực thành hư”.

       Thưa ông Kim Âu,
       Những lời qua tiếng lại với nhau trên các diễn đàn là lẽ thường tình ở đất nước tư do này, không có tiền đề nào là khẳng định cả, tất cả do người đọc quyết định mà thôi. Cũng chẳng ai có thể tự cho mình đại diện cho dư luận cộng đồng, nhưng có một điều khẳng định là TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ là Quân Trường của QUÂN LỰC VNCH, kính mời quí vị đọc qua:                                           
Sơ Lược về Lịch Sử Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
image    Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt thoát thai từ  Trường Quân Báo-Tâm Lý Chiến Cây Mai (1956). Sau vì nhu cầu Cán Bộ Chiến Tranh Tâm Lý mỗi ngày một gia tăng nên Trường Quân Báo Cây Mai được tách rời để trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng.Trụ sở đầu tiên cuả Trung Tâm này toạ lạc tại số 15 đường Lê Thánh Tôn SàiGòn với khoá huấn luyện cao cấp nhất cuả nghành CTTL là Khoá 1 Tham Mưu CTTL gồm hơn 100 Học Viên từ cấp Đại Úy đến Đại Tá. Sau đó từ trung tuần tháng 10/1964, Trung Tâm Huấn Luyện CTTL được dời về Trại Lê Văn Duyệt và cải biến thành một Quân Trường mang tên Trường Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Cục Chính Huấn,trong hệ thống Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.


       Theo đà phát triễn của Quân Lực VNCH, đòi hỏi một tầng lớp Cán Bộ có trình độ văn hoá cấp Đại Học để cung ứng cho ngành CTCT và các quân binh chủng, trường CTCT đã được biến cải thành Đại Học Chiến Tranh Chính Trị theo sắc lệnh số 48/SL/QP ngày 18/3/1966.


       Đầu tiên trường ĐH/CTCT toạ lạc tại số 78 đường Võ Tánh- Đà Lạt ( cơ sở cũ cuả Trung Tâm huấn luyện Hiến Binh Quốc Gia ). Đến đầu năm 1973, Trường được cải biến thành 2 Cơ Sở: cơ sở cũ dành huấn luyện Sĩ Quan Khoá Sinh CTCT các cấp từ các đơn vị về thụ huấn. Cơ sở mới nằm trong Khu Chi Lăng ( Trường Chỉ Huy Tham Mưu cũ) dành huấn luyện SVSQ các Khoá Hiện Dịch.


        Trường ĐH/CTCT đã được Chỉ Huy lần lượt bởi hai vị Sĩ Quan cao cấp : Hải Quân Đại Tá Lâm Ngươn Tánh từ năm 1966 đến 1971 và kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh từ năm 1971 đến 30/04/1975.


        Tính đến ngày 30-4-1975, Trường ĐH/CTCT Đà Lạt đã huấn luyện được trên dưới 40 Khoá CTCT các cấp : Căn Bản, Trung Cấp, và Cao Cấp dành cho các Sĩ Quan CTCT từ cấp Chuẩn Úy đến Đại  Tá thuộc hầu hết các đơn vị,quân binh chủng QL/VNVH. Ngoài ra còn có những Khoá huấn luyện đặc biệt cho những Sĩ Quan Khmer và Mã Lai Á.


        Riêng về các Khoá SVSQ, Trường đã đào tạo được 6 Khoá SVSQ Hiện Dịch. Đối tượng để được thu nhận là các thanh niên có tối thiểu Tú Tài 2, đầy đủ sức khoẻ và phải qua một kỳ thi tuyển. Chương trình huấn luyện là hai  năm, mỗi năm chia làm hai mùa :mùa Văn Hoá (bao gồm CTCT) và mùa Quân Sự (thụ huấn tại Trường Võ Bị Quốc Gia). … Đặc biệt, chương trình Văn Hoá , trình độ Đại Học ,do các Giáo Sư Đại Học giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, các Cựu SVSQ có thể ghi danh theo học tiếp chương trình năm thứ 3 tại một số Đại Học Dân Sự
Kính thưa quí vị,
Đã gọi là Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị là phải kể đến 2 vị chỉ huy trưởng, các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ  phục vu tại trường, các giáo sư từ các đại học Sài Gòn, Cần Thơ, Huế, các sĩ quan khóa sinh của 40 khóa cao cấp, trung cấp, căn bản, các khóa cho các sĩ quan từ Mã Lai, Campuchia đến, các vị tuyên úy khóa sinh và 6 khóa SVSQ. Chỉ trong vòng 9 năm mà đã có đến hơn mưòi ngàn sĩ quan dù thời gian ngắn hay dài đã theo học tại trường nảy.
Ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình, nhưng viết những lời khó nghe như: nguỵ biện, đại nguỵ biện đối với Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý vì không đồng ý kiến với mình cũng quá không lịch sự, mà còn lăng mạ cả Trường ĐHCTCT là nguỵ biện thì không thể chấp nhận được. Những ai lăng mạ Trường ĐHCTCT là lăng mạ Quân LựcVNCH.
Những ai xúc phạm đến Trường Đại Học CTCT là xúc phạm đến anh linh những chiến sĩ đã nằm xuống trong số ấy có 2 vị Thầy khả kính của chúng tôi là Luật Sư Trần Văn Tuyên, đã bỏ mình trong trại cải tạo ở Miền Bắc và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, người đã gởi xác thân nơi xứ người khi ước nguyện chưa thành. Phải kể đến các vị Tuyên Úy Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành đã ngã gục đang lúc theo học tại trường vào năm 1968 vì một cuộc tấn công tàn bạo của VC nhắm vào các vị ấy .
Xúc phạm tới Trường ĐHCTCT là xúc phạm đến 2 vị chỉ huy trưởng đang còn sinh sồng tại hải ngoại và tất cả những sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ phục tại trường, các giáo sư dân sự ,các sĩ quan khóa sinh và các cựu SVSQ còn sống tại quê nhà hay lưu lạc trên tòan thế giới.
Kính thưa quí vị,
Chỉ vì một sơ xuất nhỏ trên thiệp mời trong vòng nôi bộ mà quí vị bắt buộc BTC/ĐH16 nhận lỗi và xin lỗi, thật ra anh không cần phải xin lỗi cộng đồng vì thìệp mời chỉ gởi trong vòng nội bộ và một ít quan khách nhưng Trưởng Ban Tổ chức ĐH 16 đã nhận lỗi với những lời lẽ hết sức khiêm tốn. Vây những vị nào gọi trường “Nguỵ Biện"Chiến Tranh Chính Trị thì quí vị nghĩ thế nào? TẠ LỖI hay XIN LÔI.
Chúng ta đang sống trên đất nước tư do, không ai bắt buộc ai phải làm gì mà họ không muốn vậy hãy “ đối diện với lương tâm” để biết phải làm gì.
Từ nay về sau xin đừng XÚC PHẠM đến TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ CỦA QUÂN LỰC VIẸT NAM CỘNG HÒA , Trường Mẹ của chúng tôi nữa.
Trân trọng.
Ngày 17-6-2011
Lý Phước Hồng
Cựu SVSQ/ĐHCTCT.
Độc Giả muốn tìm hiểu thêm xin vào:

Cây muốn lặng nhưng gió chẳng muốn ngừng

 Hay
http://kbchaingoai.wordpress.com/2011/06/18/caymu%e1%bb%91n-l%e1%ba%b7ng-nh%c6%b0ng-gio-ch%e1%ba%b3ng-mu%e1%bb%91n-ng%e1%bb%abng/