Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Cảm nghĩ về bài : :"SAU LƯNG CUỘC XUNG ĐỘT CỦA HAI BỌN MA ĐẦU CS"

From: trung truong <hkboatman@yahoo.com>

Thưa niên trưởng Hải,

Như Trung đã có thưa với niên trưởng hồi tuần trước rằng Trung quá bận, xin khất với niên trưởng đến Thứ Năm tuần này để bày tỏ cảm nghĩ về bài

SAU LƯNG CUỘC XUNG ĐỘT CỦA HAI BỌN MA ĐẦU CS? (sic) của ông Vũ Trọng Khải ở ÚC.

Nhưng rồi ngày hôm qua Trung cũng còn bù đầu, nên bây giờ Trung mới thực hiện được lời đã hứa. Xin tha lỗi cho sự trễ nải đó.

Vắn tắt thì bài viết kém cả về lý luận lẫn nhận thức.

1.- Về lý luận, trong phần lớn của bài viết, tác giả chỉ đưa ra  nhận định (statements) mà không hề dẩn chứng sự kiện để hổ trợ (support) hay chứng minh cho nhận định của mình. Chẳng hạn Ông khẳng định rằng những gì đang xảy ra trên Biển Đông trong những ngày qua chỉ là việc " đấu võ mồm". Ông Khải nhận định như vậy nhưng không giải thích, hoặc chứng minh rằng tình hình căng thẳng hiện nay giữa TQ-VN là gỉa tạo, hoặc là một sự giàn dựng giữa hai nước CS anh-em. Ông cũng không đưa ra được những dữ kiện cần thiết để bác bỏ sự chân thật củanhững tin tức về tình hình căng thẳng đã được tất cả các hệ thống truyền thông quốc tế đưa tin: từ New York Times, BBC, Reuters, Asia Times,v v...

Ông cũng khẳng định rằng hai nước CS " âm thầm toa rập, thoả thuận đóng vai kẻ thù của nhau để cứu nhau", nhưng cũng như những khẳng định khác, ông Khải đã chẳng hề đưa ra được ,dù chỉ một dữ kiện nhỏ, để hổ trợ cho sự khẳng định đó.

Vậy không hiểu ông Khải sẽ lý giải như thế nào về cuộc tấn công của TQ vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 3/1979, và những đụng độ giữa hải quân TQ-VNCS những năm 1983,1988, và những lần tàu tuần TQ bắt giữ ngư phủ VN trên Biển Đông từ đó đến nay, cũng như những tranh chấp ngoại giao liên tiếp trong những năm qua trên các diễn đàn quốc tế giữa hai nước.

2.- Ông Khải còn lập luận rằng TQ không dại gì triệt hạ VNCS và Bắc Hàn để rồi phải chịu thế cô đơn trên hành tinh này. Không hiểu ông Khải đã căn cứ vào đâu đế viết như vậy ? Có lẽ Ông quên rằng tổng số trị giá mậu dịch của VNCS và Bắc Hàn với TQ chỉ không quá 30 tỉ dollars; nghĩa là chưa được 1% tổng trị giá mậu dịch của các quốc gia khác trên thế giới đối với TQ. Có lẽ ông Khải cũng nhắm mắt làm ngơ sự kiện rằng trong bang giao quốc tế hiện nay thì ảnh hưởng của TQ trong các lãnh vực chính trị xã hội đang cạnh tranh ngang ngữa với Mỹ, lấn lướt ngay cả Âu Châu và  Nhật. TQ không cần phải có CSVN và Bắc Hàn để khỏi cô quạnh trên chính trường quốc tế.

3.-Tiếp sau đó, ông Khải đưa ra một loạt khẳng định khác về cái vẫn được gọi là CÁCH MẠNG HOA LÀI, rằng cuộc cách mạng ấy đang lan tràn qua TQ, và cả VN. Những khẳng định của Ông khiến người đọc có cảm tưởng như chế độ Bắc Kinh và Hà nội đang lâm nguy tới nơi rồi, nên phải vội đóng kịch để cứu nhau! Và cũng như những khẳng định khác, ông Khải không đưa ra được một dữ kiện hay số liệu khả tín nào để chứng minh cho sự khẳng định đó. Ông đã viết như một tín hữu tuyên xưng đức tin. Thế thôi! Và tệ hơn nữa là sự khẳng định đó của Ông chứng tỏ rằng Ông hoàn toàn không những không nắm vững tình hình thực tế các diễn biến ở Trung Đông, mà còn ngay cả không hiểu được bản chất của những biến động ở đó nữa, đã tỏ ra hoàn toàn bị hệ thống truyền thông Âu-Mỹ uốn nắn và nhồi nhét về tư tưởng và không có khả năng nhận định độc lập khỏi sự uốn nắn đó. Có lẽ là ngoài sức tưởng tượng của ông Khải để nhận ra rằng thực chất của cái gọi là CÁCH MẠNG HOA LÀI chẳng qua chỉ là một phương tiện mà phương Tây, đứng đầu là Mỹ, dùng trong ván cờ quyền lực quốc tế của mình tại Trung Đông mà thôi.
3.-Ông Khải cũng đã phạm sai lầm về lý luận khi mở đầu phần tam đoạn luận của mình bằng một đại tiên đề (major premise) sai bằng cách gán việc kêu gọi lòng ái quốc là việc chỉ có người CS làm (để củng cố quyền lực). Tiền đề đó hoàn toàn sai vì không chỉ người CS, mà tất cả mọi chế độ trước kia, mỗi khi có ngoại xâm, đều kêu gọi lòng yêu nước của người Việt. Từ đó Ông kết luận sai bằng sự ám chỉ là không cần quan tâm, hay không cần hưởng ứng sự thức tỉnh lòng ái quốc của người Việt về sự xâm lấn của TQ.
4.-Về nhận thức, việc ông Khải, trong khung cảnh hiểm hoạ xâm lấn của TQ đang lớn lao và cận kề, đặt ưu tiên trên hết cho việc TRIỆT HA CSVN, là không đúng. Bởi vì điều đó hàm ý ít nhất hai hệ luận:
  •  Không xem sự xâm lấn của TQ đối với Đất Nước là hiểm hoạ hàng đầu. Đây là một nhận định sai lầm và nguy hiểm, bởi vì không xác định đúng kẻ thù chính yếu, dễ  gây lầm lạc trong dân chúng, tạo thuận lợi trên mặt trận chiến tranh tâm lý cho kẻ ngoại xâm.
  •  Sẳn sàng gián tiếp hay trực tiếp hậu thuẩn, hay chí ít thì cũng trung lập, đối với việc TQ tiêu diệt CSVN trong quá trình xâm lăng VN.
Về mặt những hệ luận này thì không hẹn mà một số người khác ở Mỹ lâu nay cũng hô  hào chủ trương ưu tiên chống Cộng Sản VN hơn chống TQ xâm lăng, và biến thái của chủ trương đó thì hô  hào hảy để TQ đánh tan tành CSVN trước, sau đó chúng ta (những người ở hải ngoại) sẽ có đủ chính nghĩa để quang phục Quê hương!

Không hiểu giữa ông Khải và những người có chủ trương vừa nói trên đây ở Mỹ có quan hệ với nhau hay không, nhưng cả hai có một điểm chung; đó là những nhận định và chủ trương như vậy chắc chắn sẽ rất được bọn cầm quyền TQ ở Bắc Kinh, đặc biệt là bộ phận chuyên trách về chiến tranh tâm lý và điệp báo, âm thầm hoan nghênh. Bởi vì, đứng ở cương vị của kẻ xâm lăng, TQ sẽ không mong có món  quà nào hơn là được thấy dân tộc sắp bị mình xâm lăng đang tự chia rẽ và xâu xé nhau, vì như vậy sẽ đỡ tốn công sức cho họ. Người TQ hiểu rất rõ thế nào là sự tự sát của một dân tộc khi dân tộc ấy lại chia rẽ nhau trong lúc đang đương đầu với ngoại xâm. Chính vì hiểu rõ như vậy nên năm 1937, trước nguy cơ bị Nhật đô hộ, Mao Trạch Đông và Tưởng Giởi Thạch đã chấp nhận gác qua một bên cuộc nội chiến, cùng nhau thực hiện Quốc-Cộng hợp tác để chống Nhật, vì chống Nhật xâm lăng , chứ không phải đấu tranh tư bản-cộng sản, là ưu tiên hàng đầu vào lúc đó.

Cuối cùng, toàn bộ kết luận của ông Khải đặt nền tảng trên một  tiền đề gỉa định rằng sự căng thẳng TQ-VNCS hiện nay là vở kịch, là giả vờ, là đóng trò. Nhưng không hiểu ông Khải sẽ nghĩ sao một khi biết rằng sự giả định đó của Ông là sai, là trái với thực tế; nghĩa là sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Việt hiện nay là thật và nghiêm trọng? Nếu như vậy thì lúc đó điều gì là ưu tiên: Triệt hạ CSVN, hay chống TQ?

Kính,
Trung nt5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét