Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

VĂN KIỆN LỊCH SỬ

Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi


Bình Ngô Đại Cáo

Tượng mảng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo
Như nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu,
Sơn hà cương vực đã chia,
Phong tục bắc nam cũng khác.
Từ đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập,
Cùng Hán,Ðường,Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung sợ uy mất vía,
Triệu Tiết nghe tiếng giật mình.
Cửa Hàm tử giết tươi Toa Ðô,
Sông Bạch Ðằng bắt sống Ô Mã.
Xét xem cổ tích Đã có minh trưng.
Vừa rồi:

Vì họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước nhân dân oán hận.
Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Chước dối đủ muôn nghìn khóe,
Ác chứa ngót hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn,
Nặng khóa liễm vét không sơn trạch:
Nào lên rừng đào mỏ,
Nào xuống bể mò châu,
Nào hố bẫy hươu đen,
Nào lưới dò chim trả.
Tàn hại cả côn trùng thảo mộc,
Nheo nhóc thay! quan quả điên liên.
Kẻ há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy! no nê chưa chán.
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa
Nặng nề về những nỗi phu phen,
Bắt bớ mất cả nghề canh cửi
Ðộc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay! Nước bể khôn rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất tha cho
Ai bảo thần nhân nhịn được.

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngắm non sông căm nỗi thế thù,
Thề sống chết cùng quân nghịch tặc.
Ðau lòng nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phê đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính là lúc quân thù đang thịnh

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.
Ðôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông
Mấy thủa đợi chờ, luống đằng đẵng cỗ xe hư tả.
Thế mà trông người, người càng vắng ngắt,
vẫn mịt mờ như kẻ vọng dương
Thế mà tự ta, ta phải lo toan, thêm vội vã như khi chửng nịch.
Phần thì giận hung đồ ngang dọc,
Phần thì lo quốc bộ khó khăn.
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi khôi huyện quân không một độị
Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng
Bắt trải qua bách chiết thiên ma,
Cho nên ta cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử.
Múa đầu gậy ngọn cờ phất phới,
ngóng vân nghê bốn cõi đan hồ.
Mở tiệc quân, chén rượu ngọt ngào,
khắp tướng sĩ, một lòng phụ tử.
Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi,
quân giặc nhiều, ta ít mà ta được luôn.

Dọn hay:

Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo
Trận Bồ Ðằng sấm vang sét dậy,
Miền Trà Lân trúc phá tro baỵ
Sĩ khí đã hăng ,
Quân Thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ mất vía chạy tan,
Phương Chính, Quý An tìm đường trốn tránh.
Ðánh Tây Kinh phá tan thế giặc,
Lấy Ðông Ðô thu lại cõi xưa
Dưới Ninh Kiều máu chảy thành sông,
Bến Tụy động xác đầy ngoài nội
Trần Hiệp đã thiệt mạng,
Lý Lương phải phơi thây
Vương Thông hết cấp lo lường,
Mã Anh khôn đường cứu đỡ.
Nó đã trí cùng lực kiệt, bó tay không biết tính sao,
Ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất.
Tưởng nó phải thay lòng đổi dạ, biết lẽ tới lui,
Ngờ đâu còn kiếm kế tìm phương, gây mầm tội nghiệt
Cậy mình là phải, chỉ quen đổ vạ cho người,
Tham công một thời, chẳng bỏ bày trò dơ duốc.
Ðến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Ðức, nhàm võ không thôi ;
Lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Năm Ðinh Mùi tháng chín,
Liễu Thăng tự Khâu Ôn tiến sang
Mộc Thạch tự Vân Nam kéo đến.
Ta đã điều binh thủ hiểm, để ngăn lối Bắc quân,
Ta lại sai tướng chẹn ngang, để tuyệt đường lương đạo
Mười tám, Liễu Thăng thua ở Chi Lăng,
Hai mươi, Liễu Thăng chết ở Mã Yên.
Hai mươi lăm, Lương Minh trận vong,
Hai mươi tám, Lý Khánh tự vẫn.
Lưỡi dao ta đang sắc,
Ngọn giáo giặc phải lùi
Lại thêm quên bốn mặt vây thành,
Hẹn đến rằm tháng mười diệt tặc.
Sĩ tốt ra oai tì hổ
Thần thứ đủ mặt trảo nhạ
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Ðánh một trận sạch thông kình ngạc
Ðánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê cũ.
Thôi Tụ phải quỳ mà xin lỗi,
Hoàng Phúc tự trói để ra hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đồng,
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Sáng nhựt nguyệt phải mờ.
Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật;
Quân Mộc Thạnh tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân.
Suối máu Lãnh Câu, nước sông rền rỉ,
Thành xương Ðan xá, cỏ nội đầm đìa
Hai mặt cứu binh, cắm đầu trốn chạy;
Các thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu
Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội;
Thế lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh.
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể chưa thôi trống ngực.
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến Tàu còn đổ mồ hôi
Nó đã sợ chết cầu hòa, mở lòng thú phục,
Ta toàn quân làm cốt, cả nước nghỉ ngơi
Thế mới là mưu kế thật khôn,
Vả lại suốt xưa nay chưa có.
Giang sơn từ đây mở mặt
Xã tắc từ đây vững bền.
Nhật nguyệt hối mà lại minh,
Càn khôn bỉ mà lại thái
Nền vạn thế xây nên chăn chắn,
Thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu
Thế là nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng giúp đỡ cho nước ta vậy.

Than ôi!
Vẫy vùng một mảnh nhung y, nên công đại định,
Phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh.
Bá cáo xa gần, Ngỏ cùng nghe biết.

Nguyễn Trãi

(bản dịch của Ưu Thiên Bùi Kỷ)

HỊCH TƯỚNG SĨ - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


HỊCH TƯỚNG SĨ

BẢN HÁN VĂN CÓ DIỄN NÔM

諭諸裨將檄文
Dụ chư tỳ tướng hịch văn
余常聞之
Dư thường văn chi:
紀信以身代死而脫高帝
Kỷ Tín dĩ thân đại tử nhi thoát Cao Đế;
由于以背受戈而蔽招王
Do Vu dĩ bối thụ qua nhi tế Chiêu Vương.

蓣讓吞炭而復主讎
Dự Nhượng thốn thán nhi phục chủ thù;
申蒯断臂而赴國難
Thân Khoái đoạn tí nhi phó quốc nạn.
敬德一小生也身翼太宗而得免世充之圍
Kính Đức nhất tiểu sinh dã, thân dực Thái Tông nhi đắc miễn Thế Sung chi vi;
杲卿一遠臣也口罵禄山而不從逆賊之計
Cảo Khanh nhất viễn thần dã, khẩu mạ Lộc Sơn nhi bất tòng nghịch tặc chi kế.
自古忠臣義士以身死國何代無之
Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ thân tử quốc hà đại vô chi?
設使數子區區為兒女子之態
Thiết sử sổ tử khu khu vi nhi nữ tử chi thái,
徒死牖下烏能名垂竹白
Đồ tử dũ hạ, ô năng danh thùy trúc bạch,
與天地相為不朽哉
Dữ thiên địa tương vi bất hủ tai!
汝等
Nhữ đẳng
世為將種不曉文義
Thế vi tướng chủng, bất hiểu văn nghĩa,
其聞其說疑信相半
Kỳ văn kỳ thuyết, nghi tín tương bán.
古先之事姑置勿論
Cổ tiên chi sự cô trí vật luận.
今余以宋韃之事言之
Kim dư dĩ Tống, Thát chi sự ngôn chi:
王公堅何人也
Vương Công Kiên hà nhân dã?
其裨將阮文立又何人也
Kỳ tỳ tướng Nguyễn Văn Lập hựu hà nhân dã?
以釣魚鎖鎖斗大之城
Dĩ Điếu Ngư tỏa tỏa đẩu đại chi thành,
當蒙哥堂堂百萬之鋒
Đương Mông Kha đường đường bách vạn chi phong,
使宋之生靈至今受賜
Sử Tống chi sinh linh chí kim thụ tứ!
骨待兀郎何人也
Cốt Đãi Ngột Lang hà nhân dã?
其裨將赤脩思又何人也
Kỳ tỳ tướng Xích Tu Tư hựu hà nhân dã?
冒瘴厲於萬里之途
Mạo chướng lệ ư vạn lý chi đồ,
獗南詔於數旬之頃
Quệ Nam Chiếu ư sổ tuần chi khoảnh,
使韃之君長至今留名
Sử Thát chi quân trưởng chí kim lưu danh!
況余與汝等
Huống dư dữ nhữ đẳng,
生於擾攘之秋
Sinh ư nhiễu nhương chi thu;
長於艱難之勢
Trưởng ư gian nan chi tế.
竊見偽使往來道途旁午
Thiết kiến ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.
掉鴞烏之寸舌而陵辱朝廷
Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;
委犬羊之尺軀而倨傲宰祔
Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.
托忽必列之令而索玉帛以事無已之誅求
Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;
假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫
Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng khố.
譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也哉
Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?
余常
Dư thường
臨餐忘食
Lâm xan vong thực,
中夜撫枕
Trung dạ phủ chẩm,
涕泗交痍
Thế tứ giao di,
心腹如搗
Tâm phúc như đảo.
常以未能食肉寢皮絮肝飲血為恨也
Thường dĩ vị năng thực nhục tẩm bì, nhứ can ẩm huyết vi hận dã.

Tuy
余之百身高於草野
Dư chi bách thân, cao ư thảo dã;
余之千屍裹於馬革
Dư chi thiên thi, khỏa ư mã cách,
亦願為之
Diệc nguyện vi chi.
汝等
Nhữ đẳng
久居門下
Cửu cư môn hạ,
掌握兵權
Chưởng ác binh quyền.
無衣者則衣之以衣
Vô y giả tắc ý chi dĩ y;
無食者則食之以食
Vô thực giả tắc tự chi dĩ thực.
官卑者則遷其爵
Quan ti giả tắc thiên kỳ tước;
祿薄者則給其俸
Lộc bạc giả tắc cấp kỳ bổng.
水行給舟
Thủy hành cấp chu;
陸行給馬
Lục hành cấp mã.
委之以兵則生死同其所為
Ủy chi dĩ binh, tắc sinh tử đồng kỳ sở vi;
進之在寢則笑語同其所樂
Tiến chi tại tẩm, tắc tiếu ngữ đồng kỳ sở lạc.
其是
Kỳ thị
公堅之為偏裨
Công Kiên chi vi thiên tì,
兀郎之為副貳
Ngột Lang chi vi phó nhị,
亦未下爾
Diệc vị hạ nhĩ.
汝等
Nhữ đẳng
坐視主辱曾不為憂
Tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu;
身當國恥曾不為愧
Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý.
為邦國之將侍立夷宿而無忿心
Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;
聽太常之樂宴饗偽使而無怒色
Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc.
或鬥雞以為樂
Hoặc đấu kê dĩ vi lạc;
或賭博以為娛
Hoặc đổ bác dĩ vi ngu.
或事田園以養其家
Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia;
或戀妻子以私於己
Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ.
修生產之業而忘軍國之務
Tu sinh sản chi nghiệp, nhi vong quân quốc chi vụ;
恣田獵之遊而怠攻守之習
Tứ điền liệp chi du, nhi đãi công thủ chi tập.
或甘美酒
Hoặc cam mỹ tửu;
或嗜淫聲
Hoặc thị dâm thanh.
脱有蒙韃之寇來
Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai,
雄雞之距不足以穿虜甲
Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp;
賭博之術不足以施軍謀
Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu.
田園之富不足以贖千金之軀
Ðiền viên chi phú, bất túc dĩ thục thiên kim chi khu;
妻拏之累不足以充軍國之用
Thê noa chi lụy, bất túc dĩ sung quân quốc chi dụng.
生產之多不足以購虜首
Sinh sản chi đa, bất túc dĩ cấu lỗ thủ;
獵犬之力不足以驅賊眾
Liệp khuyển chi lực, bất túc dĩ khu tặc chúng.
美酒不足以沈虜軍
Mỹ tửu bất túc dĩ trấm lỗ quân;
淫聲不足以聾虜耳
Dâm thanh bất túc dĩ lung lỗ nhĩ.
當此之時
Ðương thử chi thời,
我家臣主就縛
Ngã gia thần chủ tựu phọc,
甚可痛哉
Thậm khả thống tai!
不唯余之采邑被削
Bất duy dư chi thái ấp bị tước,
而汝等之俸祿亦為他人之所有
Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc vi tha nhân chi sở hữu;
不唯余之家小被驅
Bất duy dư chi gia tiểu bị khu,
而汝等之妻拏亦為他人之所虜
Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc vi tha nhân chi sở lỗ;
不唯余之祖宗社稷為他人之所踐侵
Bất duy dư chi tổ tông xã tắc, vi tha nhân chi sở tiễn xâm,
而汝等之父母墳墓亦為他人之所發掘
Nhi nhữ đẳng chi phụ mẫu phần mộ, diệc vi tha nhân chi sở phát quật;

不唯余之今生受辱雖百世之下臭名難洗惡謚長存
Bất duy dư chi kim sinh thụ nhục, tuy bách thế chi hạ, xú danh nan tẩy, ác thụy trường tồn,

而汝等之家清亦不免名為敗將矣
Nhi nhữ đẳng chi gia thanh, diệc bất miễn danh vi bại tướng hĩ!
當此之時
Ðương thử chi thời,
汝等雖欲肆其娛樂
Nhữ đẳng tuy dục tứ kỳ ngu lạc,
得乎
Đắc hồ?
今余明告汝等
Kim dư minh cáo nhữ đẳng,
當以措火積薪為危
Đương dĩ thố hỏa tích tân vi nguy;
當以懲羹吹虀為戒
Đương dĩ trừng canh xuy tê vi giới.
訓練士卒
Huấn luyện sĩ tốt;
習爾弓矢
Tập nhĩ cung thỉ.
使
Sử
人人逄蒙
Nhân nhân Bàng Mông;
家家后羿
Gia gia Hậu Nghệ.
購必烈之頭於闕下
Cưu Tất Liệt chi đầu ư khuyết hạ;
朽雲南之肉於杲街
Hủ Vân Nam chi nhục ư cảo nhai.
不唯余之采邑永為青氈
Bất duy dư chi thái ấp vĩnh vi thanh chiên,
而汝等之俸祿亦終身之受賜
Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc chung thân chi thụ tứ;
不唯余之家小安床褥
Bất duy dư chi gia tiểu đắc an sàng nhục,
而汝等之妻拏亦百年之佳老
Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc bách niên chi giai lão;
不唯余之宗廟萬世享祀
Bất duy dư chi tông miếu vạn thế hưởng tự,
而汝等之祖父亦春秋之血食
Nhi nhữ đẳng chi tổ phụ diệc xuân thu chi huyết thực;
不唯余之今生得志
Bất duy dư chi kim sinh đắc chí,
而汝等百世之下芳名不朽
Nhi nhữ đẳng bách thế chi hạ, phương danh bất hủ;
不唯余之美謚永垂
Bất duy dư chi mỹ thụy vĩnh thùy,
而汝等之姓名亦遺芳於青史矣
Nhi nhữ đẳng chi tính danh diệc di phương ư thanh sử hĩ.
當此之時
Ðương thử chi thời,
汝等雖欲不為娛樂
Nhữ đẳng tuy dục bất vi ngu lạc,
今余
Đắc hồ!
今余歷選諸家兵法為一書名曰兵書要略
Kim dư lịch tuyển chư gia binh pháp vi nhất thư, danh viết Binh thư yếu lược.
汝等
Nhữ đẳng
或能專習是書受余教誨是夙世之臣主也
Hoặc năng chuyên tập thị thư, thụ dư giáo hối, thị túc thế chi thần chủ dã;
或暴棄是書違余教誨是夙世之仇讎也
Hoặc bạo khí thị thư, vi dư giáo hối, thị túc thế chi cừu thù dã.
何則
Hà tắc?
蒙韃乃不共戴天之讎
Mông Thát nãi bất cộng đái thiên chi thù,
汝等記恬然不以雪恥為念不以除凶為心
Nhữ đẳng ký điềm nhiên, bất dĩ tuyết sỉ vi niệm, bất dĩ trừ hung vi tâm,
而又不教士卒是倒戈迎降空拳受敵
Nhi hựu bất giáo sĩ tốt, thị đảo qua nghênh hàng, không quyền thụ địch;
使平虜之後萬世遺羞
Sử bình lỗ chi hậu, vạn thế di tu,
上有何面目立於天地覆載之間耶
Thượng hữu hà diện mục lập ư thiên địa phú tái chi gian da?
故欲汝等明知余心
Cố dục nhữ đẳng minh tri dư tâm,
因筆以檄云
Nhân bút dĩ hịch vân.

Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn* BẢN DỊCH TIẾNG ANH CỦA GEORGE F, SHCULTZ

TRAN HUNG DAO'S PROCLAMATION TO HIS OFFICERS
Translated and adapted by George F. Schultz
I have often read the story of Ky Tin who replaced the Emperor Cao to save him from death, of Do Vu who took a blow in his back to spare King Chieu, of Du Nhuong who swallowed burning charcoal to avenge his leader, of Than Khoai who cut off an arm to save his country, of young Kinh Duc who rescued the Emperor Thai Tong besieged by The Sung, and of Cao Khanh, a subject living far from the Court, who insulted the rebel Loc Son to his face. Every century has produced heroes who have sacrificed their lives for their country. If they had remained at home to die by the fire, would their names have been inscribed on bamboo and silk to live eternally in Heaven and on the Earth?

But as descendants of warrior families, you are not well-versed in letters; on hearing about these deeds of the past, you may have some doubts. Let us speak of them no more. I shall tell you instead of several more recent events that have taken place during the years of the Tong and Nguyen dynasties.

Who was Vuong Cong Kien? And who was his lieutenant Nguyen Van Lap? They were the ones who defended the great citadel of Dieu Ngu against Mong Kha's immense army; Therefore, the Tong people will be eternally grateful to them.

Who was Cot-Ngai Ngot-Lang? And who was his lieutenant Xich Tu Tu? They were the ones who drove deep into an unhealthful country in order to put down the Nam-Chieu bandits and they did it within the space of a few weeks; therefore, their names have remained rooted in the minds of the Mongol military chieftains.

You and I were born in a period of troubles and have grown up at a time when the Fatherland is in danger. We have seen the enemy ambassadors haughtily traveling over our roads and wagging their owlish tongues to insult the Court. Despicable as dogs and goats, they boldly humiliate our high officials. Supported by the Mongol emperor, they incessantly demand the payment of pearls, silks, gold and silver. Our wealth is limited but their cupidity is infinite. To yield to their exactions would be to feed their insatiable appetites and would set a dangerous precedent for the future.

In the face of these dangers to the Fatherland, I fail to eat during the day and to sleep at night. Tears roll down my cheeks and my heart bleeds as if it were being cut to shreds. I tremble with anger because I cannot eat our enemy's flesh, lie down in his skin, chew up his liver, and drink his blood. I would gladly surrender my life a thousand times on the field of battle if I could do these things.

You have served in the army under my orders for a long time. When you needed clothing, I clothed you; when you lacked rice, I fed you; when your rank was too low, I promoted you; when your pay was insufficient, I increased it. If you had to travel by water, I supplied you with vessels; if you had to travel by land, I supplied you with horses. In time of war, we shared the same dangers; at the banquet table our laughter resounded in unison. Indeed, even Cong-Kien and Ngot-Lang did not show more solicitude for their officers than I have displayed for you.

And now, you remain calm when your emperor is humiliated; you remain indifferent when your country is threatened! You, officers, are forced to serve the barbarians and you feel no shame! You hear the music played for their ambassadors and you do not leap up in anger. No, you amuse yourselves at the cockfights, in gambling, in the possession of your gardens and rice fields, and in the tranquility of family life. The exploitation of your personal affairs makes you forget your duties to the State; the distractions of the fields and of the hunt make you neglect military exercises; you are seduced by liquor and music. If the enemy comes, will your cocks' spurs be able to pierce his armor? Will the ruses you use in your games of chance be of use in repulsing him? Will the love of your wives and children be of any use in the Army? Your money would neither suffice to buy the enemy's death, your alcohol to besot him, nor your music to deafen him.

All of us, you and I together, would then be taken prisoner. What grief! And not only would I lose my fief, but your property too would fall into enemy hands. It would not be my family alone that would be driven out, but your wives and children would also be reduced to slavery. It would not be only the graves of my ancestors that would be trampled under the invader's heel, but those of your ancestors would also be violated. I would be humiliated in this life and in a hundred others to come, and my name would be ignominiously tarnished. Your family's honor would also be sullied forever with the shame of your defeat. Tell me: Could you then indulge yourselves in pleasures?

I say to you in all frankness: Take care as if you were piling wood by the fire or about to imbibe a hot liquid. Exercise your soldiers in the skills of archery until they are the equals of Bang Mong and Hau Nghe, those famous archers of olden times. Then we will display Tat-Liet's head at the gates of the Imperial Palace and send the King of Yunnan to the gallows.

After that, not only my fief will be safe forever, but your privileges too will be assured for the future. Not only my family will enjoy the comforts of life, but you too will be able to spend your old age with your wives and children. Not only the memory of my ancestors will be venerated from generation to generation, but yours too will be worshipped in the spring and autumn of every year. Not only will I have accomplished my aspirations in this life, but your fame too will endure for a hundred centuries to come. Not only will my name be immortalized, but yours too will find a place in our nation's history. At that moment, would you not be perfectly happy even if you did not expect to be?

I have studied every military treatise in order to write my manual entitled "Principles of Military Strategy". If you will make an effort to study it conscientiously, to instruct yourselves in its teachings, and to follow my directions, you will become my true companions-in- arms. On the other hand, if you fail to study it and ignore my advice, you will become my enemies. Why? Because the Mongols are our mortal enemies; we cannot live under the same sky with them.

If you refuse to fight the Mongols in order to wash away the national shame, if you do not train your soldiers to drive out these barbarians, it would be to surrender to them. If that is what you want, your names will be dishonored forever. And when the enemy has finally been defeated, how will you be able to hold your head high between Heaven and Earth?

The purpose of this proclamation is to let you know my deepest thoughts.

Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
----------------------------
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?

Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào ? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào ? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt !

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào ! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ?

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không ?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy ? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa ?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
---
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định kế chống giặc Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết "hịch" cho phổ biến trong dân chúng để hiệu triệu các tướng sĩ và nhân dân hãy cương quyết chống xâm lăng. Nội dung bài hịch được cử nhân Nguyễn Văn Bình dịch thành lối song thất lục bát như sau:

BẢN DIỄN SONG THẤT LỤC BÁT

Xưa Kỷ Tín liều thân chịu chết,
Cứu Hán Vuơng thoát khỏi Hoàng Dương
Do Vu cháu Sở Chiêu Vương,
Giơ lưng đỡ giáo tìm đường cứu vua.
Kìa Dự Nhượng thuở xưa người Tấn,
Từng nuốt than lận đận phục thù.
Kìa Thân Khoái một Tể Phu,
Chặt tay theo nạn với vua Tề.
Quan nhỏ nhưa Uất Trì Kính Đức,
Giúp Thái Tông khỏi bước trùng vi.
Cảo Khanh quan ở biên thùy,
Già mồm chửi giặc không hề tiếc thân.
Bậc nghĩa sĩ trung thần từ trước,
Từng diệt thân cứu nước có nhiều.
Những người kia nếu chẳng liều,
Chết suông như đám nữ lưu xó nhà.
Còn danh tiếng đâu mà chép lại,
Cùng kiền khôn truyền mãi không ngần.
Các ngươi dòng dõi vũ thần,
Xưa này nào có hiểu văn nghĩa gì.
Nghe câu chuyện bán nghi bán tin,
Sự muôn năm nhắc đến chi vay ?
Nay ta hãy nói cho hay,
Thử xem Tống, Thát truyện này ra sao ?
Vương Công Kiên người nào thế vậy ?
Tướng Nguyễn Văn Lập ấy người nào ?
Điếu ngư thằng bé tẻo teo,
Chống quân Mông Cổ ồn ào trăm muôn..
Khiến quân Tống thắng luôn mấy trận,
Đến bây giờ dân vẫn hàm ân.
Ngột Lang là tướng Đốc Quân,
Với Tỳ tướng Xích là nhân phẩm nào ?
Ngoài muôn dặm quản bao nước độc,
Trong mấy ngày phá rốc quân Nam.
Lòng vua Thát Đát đã cam,
Đ^'n nay lừng lẫy tiếng thơm nhường nào ?
Ta với ngươi sinh vào đời loạn,
Vừa gặp bao cơn vận hạn gian nan.
Sứ Nguyên lai vãng bao lần,
Mọi nơi đường sá muôn vàn nôn nao.
Triều đình bị cú diều soi mói,
Tể tướng thì lang sói rẻ khinh.
Mượn oai Hốt Liệt tranh giành,
Lấy bao của báu chưa đành lòng tham..
Cậy thế chúa Vân Nam nạt nã,
Đòi bạc vàng hết cả kho ta.
Thịt nuôi hùm đói mãi a ?
Sao cho thoát khỏi lo xa sau này.
Ta đây những hàng ngày quên bữa,
Lúc đêm thâu ngồi dựa gối kiêu.
Giọt châu tầm tã tuôn trào,
Như nung gan sắt, như bào lòng son.
Chí nhừng muốn moi gan lấy tiết,
Lòng những toan xẻ thịt vằm da.
Dù thân dầu với cỏ hoa,
Dù da ngựa bọc thân đà cũng vui.
Các người vốn là người môn thuộc
Được trông nom mọi việc binh cơ,
Áo không, ta cỡi áo cho,
Cơm không, ta sẻ cơm no cho lòng.
Quan nhỏ thì ta phong chức cả,
Lộc ít thì ta trả lương thêm.
Đi sông, ta cấp cho thuyền,
Đi đường, ta cũng lệnh truyền ngựa đi.
Cho cầm quân an nguy cùng lối,
Cho nằm yên, vui nói cùng hàng.
So Vương Kiên với Ngột Lang,
Đãi chư Tỳ tướng mọi người kém chi.
Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,
Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,
Đừng hầu tướng giặc không dơ,
Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi
Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,
Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn muôn sự ấm no,
Vợ con vui thú riêng cho một mình.
Ham lập nghiệp, quên tình nhà, nước,
Mãi đi săn, nhác việc ngăn, ngừa.
Rượu chè hôm sớm say sưa,
Hát hay, đàn ngọt sớm trưa thỏa lòng
Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,
Cựa gà không chọc nỗi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân ?
Ruộng nương nào đủ phần chuộc mạng,
Vợ con nào đủ cáng quân nhu ?
Của đâu chuốc được đầu thù ?
Chó săn đâu đủ sức khua giặc trời ?
Rượu ngon khó làm mồi bã giặc,
Hát hay không làm điếc tai thù.
Bây giờ chẳng sót lắm ru ?
Vua tôi bị trói gô một đàn !
Tước ấp ta bị tan nát cả,
Bổng lộc người cũng chẳng còn gì
Gia đình ta bị đuổi đi,
Vợ ngươi cũng phải đến khi nhục nhằn
Tông xã ta, địch quân xéo đi,
Phần mộ ngươi cũng bị quật lên.
Đời ta khổ nhục liên miên,
Cái tên nhơ nhuốc lưu truyền mãi sau !
Nhà các ngươi cũng đều mang tiếng,
Không khỏi làm những tướng bị thua.
Các ngươi đang lúc bây giờ,
Muốn mong vui thích như xưa được nào ?
Lời ta nhũ thấp ca ngươi nhớ,
Phải coi nằm trên lửa là nguy.
Kiềng canh đưa cũng thổi xùy,
Luyện quân sĩ tốt tập nghề đao cung.
Khiến ai nấy nức lòng mạnh mẽ,
Sức Bàn Mông, Hậu Nghệ cũng ham.
Bêu đầu Hốt Liệt cho cam,
Phơi luôn thịt chúa Vân Nam bên đường.
Tước ấp ta chăn thường ấm chỗ,
Bổng lộc ngươi hưởng có trọn đời
Gia đình ta được yên vui,
Vợ con ngươi cũng lo đời trăm năm.
Tông miếu ta nghìn năm hương lửa,
Tổ tiên ngươi muôn thuở cương thường,
Ta đây phỉ chí bồng tang,
Các ngươi dường cũng vẻ vang vô cùng.
Huy hiệu ta tôn sùng mãi mãi
Tính danh ngươi ghi với sử xanh.
Bấy giờ vui thú linh đình,
Các ngươi đều muốn buồn tênh được nào ?
Này binh pháp soạn theo đời trước,
Là "Binh Thư Yếu Lược" ban ra,
Các ngươi theo đúng sách ta,
Ấy là thần, chủ một nhà từ xưa.
Nếu bỏ sách thờ ơ lời dạy,
Ấy kẻ thù đã mấy đời nay,
Tại sao mà lại thế vầy ?
Là thù không đội trời này được chung.
Nếu các ngươi lòng không biết hổ,
Không coi đều "sát Lỗ" là cần,
Lại không vâng dạy luyện quân,
Ấy là quay giáo, bó thân quy hàng.
Giặn yên rồi còn mang tiếng mãi,
Mặt mũi nào đứng với ca cao đây ?
Muốn ngươi hiểu rõ lòng đây,
Vậy nên thảo bức hịch nầy cho nghe.
Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Nhờ có bài Hịch trên đây mà quân Nam đã toàn thắng quân Mông Cổ hết sức vẻ vang, lưu lại cho hậu thế một kỳ công hiển hách bia truyền vạn đại.

Chú thích:

Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ thế mới thoát được.
Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Đông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình.
Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến Quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ.
Thân Khoái: quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ.
Kính Đức: tức Uất Trì Cung đời Đường. Khi Đường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương Lý Thế Dân) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho Thái Tông chạy thoát.
Cảo Khanh: họ Nhan, một bề tôi trung của nhà Đường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi, ông đã cả gan chưởi mắng An Lộc Sơn và bị cắt lưỡi.
Vương Công Kiên: tướng tài nhà Tống, giữ Hợp Châu, lãnh đạo quân dân Tống cầm cự với quân Mông Cổ do Mông Kha chỉ huy ở núi Điếu Ngư suốt bốn tháng trời. Mông Kha cuối cùng bị loạn tên chết, quân Mông Cổ đành phải rút lui.
Điếu Ngư: tên ngọn núi hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Đời Tống, Dư Giới đắp thành ở đó.
Mông Kha: tức Mongke, anh của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, làm Đại Hãn Mông Cổ từ năm 1251. Mông Kha trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước phía Đông. Ông bị tử trận năm 1259 dưới chân thành Điếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân Tống do Vương Công Kiên chỉ huy..
Cốt Đãi Ngột Lang: tức Uriyangqadai, tướng giỏi của Mông Cổ, con của viên tướng nổi tiếng Subutai. Cốt Đãi Ngột Lang nhận lệnh của Mông Kha, cùng Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam Chiếu. Cốt Đãi Ngột Lang cũng là viên tướng chỉ huy đạo quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258).
Xích Tu Tư: chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân. Hai chữ gần giống nhau, không biết quyển nào chép nhầm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gì về viên tướng này, và việc khôi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự cũng không phải là chuyện đơn giản.

Nam Chiếu: nước nhỏ nằm ở khoảng giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay; thủ đô là Đại Lý, thuộc Vân Nam.

Hốt Tất Liệt: tức Qubilai, em ruột và là tướng của Mông Kha. Sau khi Mông Kha tử trận ở Điếu Ngư, Hốt Tất Liệt tự xưng làm Đại Hãn ở Khai Bình, khiến xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là Ariq-Buka. Năm 1264, Ariq-Buka đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay), xưng Nguyên Thế Tổ, lập nên nhà Nguyên.

Vân Nam Vương: tức Hugaci hay Thoát Hoan, con ruột Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam Vương năm 1267 với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như mở rộng biên cương nhà Nguyên về phía Nam. Thoát Hoan là người chỉ huy quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288.

Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: điển tích lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư - Đại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ. (Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.)

Thái thường: tên loại nhạc triều đình dùng trong những buổi tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao căng thẳng giữa ta và quân Nguyên, trong những buổi yến tiệc tiếp sứ Nguyên, triều đình nhà Trần nhiều khi phải buộc dùng đến nhạc thái thường để mua vui cho sứ giả. Trần Quốc Tuấn xem đó là một điều nhục nhã.

Thái ấp: phần đất vua Trần phong cho các vương hầu.

Đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: từ câu văn trong Hán Thư - phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an. (Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên.)

Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ - trừng ư canh nhi xuy tê hề. (Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường.)

Bàng Mông: danh tướng đời nhà Hạ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng.

Hậu Nghệ: một nhân vật bắn cung giỏi nữa trong thần thoại Trung Quốc.

Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua chư hầu khi vào chầu vua Hán ở Trường An.

Mãi mãi vững bền: nguyên văn chữ Hán là vĩnh vi thanh chiên. Sách Thế Thuyết chép chuyện Vương Tử Kính đêm nằm ngủ thấy bọn trộm vào nhà "sạch sành sanh vét" mọi vật. Ông từ tốn bảo chúng rằng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi làm ơn để lại. Tác giả dùng điển tích này để chỉ những của cải được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này.

Dẹp yên nghịch tặc: nguyên văn chữ Hán là bình lỗ chi hậu. Các dịch giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đoán Bình Lỗ là tên đất ở đâu đó vùng Phù Lỗ thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Ở đây, chúng tôi theo Ngô Tất Tố và Phan Kế Bính dịch thoát là bình định nghịch tặc nói chung.
Posted by Việt Nam at Wednesday, July 15, 2009

HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA

HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA

QUỐC HỘI LẬP HIẾN
Chung quyết trong phiên họp
Ngày 18 tháng 3 năm 1967

LỜI MỞ ÐẦU

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Ðộc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây:
* * *
CHƯƠNG I: ÐIỀU KHOẢN CĂN BẢN
ÐIỀU 1

1. VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
2. Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân.

ÐIỀU 2

1. Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân.
2. Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái.
Ðồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến hóa chung của dân tộc.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc.

ÐIỀU 3

Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội.

ÐIỀU 4

1. Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức.
2. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.

ÐIỀU 5

1. Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận các nguyên tắc quốc tế pháp không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
2. Việt Nam Cộng Hòa cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và nỗ lực góp phần xay dựng nền an ninh và hòa bình thế giới.

CHƯƠNG II: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN

ÐIỀU 6

1. Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm.
2. Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân.

ÐIỀU 7

1. Quốc Gia tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn cá nhân và quyền biện hộ.
2. Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ nếu không có mệnh lệnh hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền luật định, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp.
3. Bị can và thân nhân phải được thông báo tội trạng trong thờ hạn luật định. Mọi sự câu lưu phải đặt dưới quyền kiểm soát của cơ quan Tư Pháp.
4. Không ai có thể bị tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách thú tội. Sự nhận tội vì tra tấn. Ðe dọa hay cưỡng bách không được coi là bằng chứng buộc tội.
5. Bị can phải được xét xử công khai và mau chóng.
6. Bị can có quyền được luật sư biện hộ dự kiến trong moi giai đoạn thẩm vấn kể cả trong cuộc điều tra sơ vấn.
7. Bị can về các tội Tiểu Hình, chưa có tiền án quá ba (3) tháng tù về các tội phạm cố ý, có thể được tại ngoại hầu tra nếu có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn. Nữ bị can về các tội tiểu hình. Có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn, nếu có thai trên ba (3) tháng.
8. Bị can được suy đoán là vô tội cho đến khi bản án xác nhận tội trạng trở thành nhất định.
Sự nghi vấn có lợi cho bị can
9. Bị can bị bắt giữ oan ức, sau khi được tuyên bố vô tội, có quyền đòi Quốc Gia bồi thường thiệt hại trong những điều kiện luật định.
10. Không ai có thể bị câu thúc thân thể vì thiếu nợ.

ÐIỀU 8

1. Ðời tư, nhà cửa và thư tín của công dân phải được tôn trọng.
2. Không ai được quyền xâm nhập, khám xét nơi cư trú và tịch thâu đồ vật của người dân, trừ khi có lệnh của Tòa Aùn hoặc cần bảo vệ an ninh và trật tự công cộng trong phạm vi luật định.
3. Luật pháp bảo vệ tánh cách riêng tư của thư tín, những hạn chế, nếu có phải do một (1) đạo luật qui định.

ÐIỀU 9

1. Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục.
2. Quốc Gia không thừa nhận một tôn giáo nào là Quốc Giáo. Quốc Gia vô tư đối với sự phát triển của các tôn giáo.

ÐIỀU 10

1. Quốc Gia công nhận quyền tự do giáo dục.
2. Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí.
3. Nền giáo dục Ðại Học được tự trị.
4. Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.
5. Quốc Gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật.

ÐIỀU 11

1. Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.
2. Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục.

ÐIỀU 12

1. Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục.
2. Chế độ kiểm duyệt không được chấp nhận, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường.
3. Một đạo luật sẽ ấn định qui chế báo chí.

ÐIỀU 13

1. Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định.
2. Mọi công dân đều có quyền bầu cử , ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định.
3. Quốc Gia tôn trọng các quyền chính trị của mọi công dân kể cả quyền tự do thỉnh nguyện, quyền đối lập công khai bất bạo động và hợp pháp.

ÐIỀU 14

Mọi công dân đều có quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại và hồi hương, ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do y tế, an ninh và quốc phòng.

ÐIỀU 15

1. Mọi công dân đều có quyền, có bổn phận làm việc và được hưởng thù lao tương xứng để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.
2. Quốc Gia nỗ lực tạo công việc làm cho mọi công dân.

ÐIỀU 16

Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được tôn trọng trong phạm vi và thể thức luật định.

ÐIỀU 17

1. Quốc Gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc Gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, săn sóc sản phụ và thai nhi.
2. Hôn nhân được đặt căn bản trên sự ưng thuận, sự bình đẳng và sự hợp tác giữa vợ chồng.
3. Quốc Gia tán trợ sự thuần nhất gia đình.

ÐIỀU 18

1. Quốc Gia nỗ lực thiết lập chế độ an ninh xã hội.
2. Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập chế độ cứu trợ xã hội và y tế công cộng.
3. Quốc Gia có nhiệm vụ nâng đỡ đời sống tinh thần và vật chất của các chiến sĩ quốc gia, bảo trợ và dưỡng dục các quốc gia nghĩa tử.

ÐIỀU 19

1. Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu.
2. Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân.
3. Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thoả đáng theo thời giá.

ÐIỀU 20

1. Quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh được công nhận nhưng không được hành xử để nắm giữ độc quyền, độc chiếm hay thao túng thị trường.
2. Quốc Gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác kinh tế có tánh cách tương trợ.
3. Quốc Gia đặc biệt nâng đỡ những thành phần xã hội yếu kém về kinh tế.

ÐIỀU 21

Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác.

ÐIỀU 22

Trên nguyên tắc quân bình giữa nghĩa vụ và quyền lợi, công nhân có quyền cử đại biểu tham gia quản trị xí nghiệp, đặc biệt về những vấn đề liên quan đến lương bổng và điều kiện làm việc trong phạm vi và thể thức luật định.

ÐIỀU 23

1. Quân Nhân đắc cử vào các chức vụ dân cử, hay tham chánh tại cấp bậc trung ương phải được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương, tuỳ theo sự lựa chọn của đương sự.
2. Quân Nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái.

ÐIỀU 24

1. Quốc Gia công nhận sự hiện hữu của các sắc tộc thiểu số trong cộng đồng Việt Nam.
2. Quốc Gia tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào thiểu số. Các tòa án phong tục phải được thiết lập để xét xử một số các vụ án phong tục giữa các đồng bào thiểu số.
3. Một đạo luật sẽ qui định những quyền lợi đặc biệt để nâng đỡ đồng bào thiểu số.

ÐIỀU 25

Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc và chánh thể Cộng Hòa.

ÐIỀU 26

Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Hiến Pháp và tôn trọng luật pháp.

ÐIỀU 27

Mọi công dân đều có nghĩa vụ thi hành quân dịch theo luật định.

ÐIỀU 28

Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo luật định.

ÐIỀU 29

Mọi sự hạn chế các quyền công dân căn bản phải được qui định bởi một đạo luật có ấn định rõ phạm vi áp dụng trong thời gian và không gian. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, tánh cách thiết yếu của các quyền công dân căn bản vẫn không được vi phạm.

CHƯƠNG III: LẬP PHÁP

ÐIỀU 30

Quyền Lập Pháp được quốc dân ủy nhiệm cho Quốc Hội.
Quốc Hội gồm hai viện:

- Hạ Nghị Viện.
- Thượng Nghị Viện.

ÐIỀU 31

Hạ Nghị Viện gồm từ một trăm (100) đến hai trăm (200) Dân Biểu.

1. Dân Biểu được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh.
2. Nhiệm kỳ Dân Biểu là bốn (4) năm. Dân Biểu có thể được tái cử.
3. Cuộc bầu cử tân Hạ Nghị Viện sẽ được kết thúc chậm nhất là một (1) tháng trước khi pháp nhiệm cũ chấm dứt.

ÐIỀU 32

Ðược quyền ứng cử Dân Biểu những công dân:

1. Có Việt tịch từ khi mới sanh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất bảy (7) năm, hoặc đã thủ đắc hoặc hồi phục Việt tịch ít nhất năm (5) năm tính đến ngày bầu cử.
2. Ðủ hai mươi lăm (25) tuổi tính đến ngày bầu cử.
3. Ðược hưởng các quyền công dân.
4. Ở trong tình trạng hợp lệ quân dịch.
5. Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Dân Biểu.

ÐIỀU 33

Thượng Nghị Viện gồm từ ba mươi (30) đến sáu mươi (60) Nghị Sĩ.
1. Nghị Sĩ được cử tri đoàn toàn quốc bầu lên trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức Liên Danh đa số. Mỗi Liên Danh gồm từ một phần sáu (1/6) đến một phần ba (1/3) tổng số Nghị Sĩ.
2. Nhiệm kỳ Nghị Sĩ là sáu (6) năm, mỗi ba (3) năm bầu lại phân nửa (1/2). Nghị Sĩ có thể được tái cử.
3. Các Nghị Sĩ trong pháp nhiệm đầu tiên sẽ được chia làm hai nhóm đều nhau, theo thể thức rút thăm. Nhóm thứ nhất có nhiệm kỳ sáu (6) năm, nhóm thứ hai có nhiệm kỳ ba (3) năm.
4. Cuộc bầu cử các tân Nghị Sĩ phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước khi phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ chấm dứt pháp nhiệm.

ÐIỀU 34

Ðược quyền ứng cử Nghị Sĩ những công dân đủ ba mươi (30) tuổi tính đến ngày bầu cử, hội đủ các điều kiện dự liệu trong đạo luật bầu cử Nghị Sĩ và các điều kiện qui định ở Ðiều 32.

ÐIỀU 35
1. Trong trường hợp khống khuyết Dân Biểu vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong hạn ba (3) tháng, nếu sự khống khuyết xảy ra trên hai (2) năm trước ngày chấm dứt pháp nhiệm.
2. Trong trường hợp khô&ng khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức chung với cuộc bầu cử phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ gần nhất.

ÐIỀU 36

Các thể thức và điều kiện ứng cử, bầu cử Dân Biểu và Nghị Sĩ, kể cả Dân Biểu đồng bào Thiểu số, sẽ do những đạo luật quy định.

ÐIỀU 37

1. Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ vì những sự phát biểu và biểu quyết tại Quốc Hội.
2. Trong suốt thời gian pháp nhiệm, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ, nếu không có sự chấp thuận của ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ.
3. Trong trường hợp quả tang phạm pháp, sự truy tố hay bắt giam sẽ được đình chỉ nếu có sự yêu cầu của Viện sở quan.
4. Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền bảo mật về xuất xứ các tài liệu trình bày trước Quốc Hội.
5. Dân Biểu và Nghị Sĩ không thể kiêm nhiệm một chức vụ công cử hay dân cử nào khác.
6. Dân Biểu và Nghị Sĩ có thể phụ trách giảng huấn tại các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật.
7. Dân Biểu, Nghị Sĩ và người hôn phối không thể tham dự những cuộc đấu thầu hay ký hợp đồng với các cơ quan công quyền.

ÐIỀU 38

1. Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Viện sở quan truất quyền.
2. Sự truất quyền phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ đề nghị.
3. Quyết định truất quyền phải được ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ chấp thuận.
4. Ðương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truất quyền.

ÐIỀU 39

Quốc Hội có thẩm quyền:
1. Biểu quyết các đạo luật.
2. Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế.
3. Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa.
4. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh.
5. Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chánh sách Quốc Gia.
6. Trong phạm vi mỗi viện, quyết định hợp thức hóa sự đắc cử của các Dân Biểu hay Nghị Sĩ.

ÐIỀU 40

1. Mỗi viện với một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ có quyền yêu cầu Thủ Tướng hay các nhân viên chính phủ ra trước Viện sở quan để trả lời các câu chất vấn về sự thi hành chánh sách quốc gia.
2. Chủ tịch Ủy Ban của mỗi viện có quyền yêu cầu các nhân viên chánh phủ tham dự các phiên họp của Uûy Ban để trình bày về các vấn đề liên quan đến Bộ sở quan.

ÐIỀU 41

Thượng Nghị Viện có quyền mở cuộc điều tra về sự thi hành chánh sách quốc gia và yêu cầu các cơ quan công quyền xuất trình các tài liệu cần thiết cho cuộc điều tra này.

ÐIỀU 42

1. Quốc Hội có quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chánh phủ với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ.
2. Nếu Tổng Thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực.
3. Trong trường hợp Tổng Thống khước từ, Quốc Hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Sự khuyến cáo sau này của Quốc Hội có hiệu lực kể từ ngày chung quyết.

ÐIỀU 43

1. Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các dự án luật.
2. Tổng Thống có quyền đề nghị các dự thảo luật.
3. Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật phải được đệ nạp tại văn phòng Hạ Nghị Viện.
4. Trong mọi trường hợp Hạ Nghị Viện chấp thuận hoặc bác bỏ một dự luật. Viện này đều chuyển dự luật sang văn phòng Thượng Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn.
5. Nếu Thượng Nghị Viện đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được chuyển sang Tổng Thống để ban hành hoặc sẽ bị bác bỏ.
6. Nếu Thượng Nghị Viện không đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được gởi về văn phòng Hạ Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn, kèm theo quyết nghị có viện dẫn lý do.
7. Trong trường hợp sau này, Hạ Nghị Viện có quyền chung quyết dự luật với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu.
8. Nếu Hạ Nghị Viện không hội đủ đa số hai phần ba (2/3) nói trên, quan điểm của Thượng Nghị Viện được coi là chung quyết.
9. Thời gian thảo luận và biểu quyết một dự luật tại Thượng Nghị Viện chỉ có thể bằng phân nửa (1/2) thời gian thảo luận và biểu quyết tại Hạ Nghị Viện. Thời gian thảo luận và chung quyết một dự luật tại Hạ Nghị Viện chỉ có thể gấp đôi thời gian thảo luận và biểu quyết tại Thượng Nghị Viện.

ÐIỀU 44

1. Các dự luật được Quốc Hội chung quyết sẽ được chuyển sang Tổng Thống trong thời hạn ba (3) ngày tròn.
2. Thời gian ban hành là mười lăm (15) ngày tròn kể từ ngày Tổng Thống tiếp nhận dự luật.
3. Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc Hội thẩm định, thời hạn ban hành là bảy (7) ngày tròn.
4. Nếu Tổng Thống không ban hành trong các thời hạn kể trên, dự luật đã được Quốc Hội biểu quyết đương nhiên thành luật và sẽ được Chủ Tịch Thượng Nghị Viện ban hành.

ÐIỀU 45

1. Trong thời hạn ban hành, Tổng Thống có quyền gởi thông điệp có viện dẫn lý do yêu cầu Quốc Hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản của dự luật.
2. Trong trường hợp này, Quốc Hội sẽ họp khoáng đại lưỡng viện để chung quyết dự luật vớ đa số quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Nếu Quốc Hội chung quyết bác bỏ lời yêu cầu phúc nghị của Tổng Thống, dự luật đương nhiên thành luật và được chuyển sang Tổng Thống để ban hành.

ÐIỀU 46

1. Dự thảo ngân sách được đệ nạp tại văn phòng Hạ Nghị Viện trước ngày ba mươi tháng chín (30-09).
2. Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các khoản chi mới nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương.
3. Hạ Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi tháng mười một (30-11) và chuyển bản văn đã được chấp thuận đến văn phòng Thượng Nghị Viện chậm nhất là ngày một tháng mười hai (1-12).
4. Thượng Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi mốt tháng mười hai (31-12).
5. Trong thời hạn nói trên, nếu Thượng Nghị Viện yêu cầu Hạ Nghị Viện phúc nghị một hay nhiều điều khoản trong dự thảo ngân sách, thủ tục qui định tại điều 43 phải được áp dụng. Trường hợp này Tổng Thống có quyền ký sắc luật cho thi hành từng phần ngân sách tương đương với một phần mười hai (1/12) ngân sách thuộc tài khoá trước cho đến khi Hạ Nghị Viện chung quyết xong dự thảo ngân sách.

ÐIỀU 47

1. Mỗi Viện họp những khóa thường lệ và những khóa bất thường.
2. Hằng năm mỗi viện họp hai khóa thường lệ. Một khóa họp bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Tư dương lịch, một khóa họp bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không thể lâu quá chín mươi (90) ngày. Tuy nhiên Hạ Nghị Viện có thể triển hạn khóa họp để chung quyết dự thảo ngân sách.
3. Mỗi viện có thể triệu tập các khóa họp bất thường khi có sự yêu cầu của Tổng Thống hoặc một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ. Nế khóa họp bất thường do Tổng Thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp do Tổng Thống ấn định.

ÐIỀU48

1. Quốc Hội họp công khai trừ khi quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ hiện diện yêu cầu họp kín.
2. Trong các phiên họp công khai, biên bản tường thuật toàn vẹn cuộc thảo luận và các tài liệu trình bày tại Quốc Hội sẽ được đăng trên Công Báo.

ÐIỀU 49

1. Mỗi viện bầu Chủ Tịch và các nhân viên văn phòng.
2. Mỗi viện thành lập các Uûy Ban thường trực và các Ủy Ban đặc biệt.
3. Mỗi viện trọn quyền ấn định nội quy.
4. Văn phòng hai (2) viện ấn định thủ tục liên lạc và sinh hoạt giữa hai (2) viện.

ÐIỀU 50

1. Chủ Tịch Thượng Nghị Viện triệu tập và chủ tọa các phiên họp khoáng đại lưỡng viện.
2. Trường hợp Chủ Tịch Thượng Nghị Viện bị ngăn trở, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện sẽ thay thế Chủ Tịch Thượng Nghị Viện trong nhiệm vụ này.

CHƯƠNG IV: HÀNH PHÁP

ÐIỀU 51

Quyền Hành Pháp được Quốc Dân ủy nhiệm cho Tổng Thống

ÐIỀU 52

1. Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng đứng chung một liên danh, được cử tri toàn quốc bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín.
2. Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống là bốn (4) năm. Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể được tái cử một lần.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống chấm dứt đúng mười hai (12) giờ trưa
ngày cuối cùng tháng thứ bốn mươi tám (48) kể từ ngày nhậm chức và nhiệm kỳ của tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống bắt đầu từ lức ấy.
4. Cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống được tổ chức vào ngày chúa nhật bốn (4) tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng Thống tại chức chấm dứt.

ÐIỀU 53

Ðược quyền ứng cử Tổng Thống hoạc Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây:

1. Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử.
Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà.
2. Ðủ ba mươi lăm (35) tuổi tính đến ngày bầu cử.
3. Ðược hưởng các quyền công dân.
4. Ở trong tình trạng hợp lệ quân dịch.
5. Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

ÐIỀU 54

1. Tối cao Pháp viện lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tánh cách hợp thức của cuộc bầu cử và tuyên bố kết quả.
2. Các ứng cử viên được hưởng đồng đều phương tiện trong cuộc vận động tuyển cử.
3. Một đạo luật sẽ qui định thể thức ứng cử và bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

ÐIỀU 55

Khi nhậm chức, Tổng Thống tuyên thệ trước quốc dân với sự chứng kiến của Tối cao Pháp viện và Quốc Hội: “Tôi long trọng tuyên thệ trước quốc dân sẽ bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng Hiến Pháp, phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc và tận lực làm tròn nhiệm vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa”.

ÐIỀU 56

1. Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể chấm dứt trước hạn kỳ trong những trường hợp:
a. Mệnh chung.
b. Từ chức.
c. Bị truất quyền.
d. Bị bệnh tật trầm trọng và kéo dài không còn năng lực để làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc Hội xác nhận với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa.
2. Trong trường hợp nhiệm vụ của Tổng Thống chấm dứt trên một (1) năm trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ.
Tổng Thống trong thời hạn ba (3) tháng để tổ chức cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống cho nhiệm kỳ mới.
3. Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng Thống chấm dứt dưới một (1) năm trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống đến hết nhiệm kỳ, ngoại trừ trường hợp Tổng Thống bị truất quyền.
4. Nếu vì một lý do gì Phó Tổng Thống không thể đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện sẽ đảm nhiệm chức vụ này trong thời hạn ba (3) tháng để tổ chức bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống.

ÐIỀU 57

Tổng Thống ban hành các đạo luật trong thời hạn qui định ở điều 44.

ÐIỀU 58

1. Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng; theo đề nghị của Thủ Tướng, Tổng Thống bổ nhiệm các nhân viên Chánh Phủ.
2. Tổng Thống có quyền cải tổ toàn bộ hay một phần Chánh Phủ, hoặc tự ý, hoặc sau khi có khuyến cáo của Quốc Hội.

ÐIỀU 59
1. Tổng Thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng Nghị Viện:
a. Các trưởng nhiệm sở ngoại giao.
b. Viện Trưởng các viện Ðại Học.
2. Tổng Thống thay mặt Quốc Gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao.
3. Tổng Thống ký kết và sau khi được Quốc Hội phê chuẩn, ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế.

ÐIỀU 60

Tổng Thống là Tổng Tư Lệnh tối cao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

ÐIỀU 61

1. Tổng Tống ban các loại huy chương.
2. Tổng Thống có quyền ân xá và ân giảm hình phạt các phạm nhân.

ÐIỀU 62

1. Tổng Thống hoạch định chánh sách quốc gia.
2. Tổng Thống chủ tọa Hội Ðồng Tổng Trưởng.

ÐIỀU 63

1. Tổng Thống tiếp xúc với Quốc Hội bằng thông điệp. Vào mỗi khóa họp thường lệ và mỗi khi thấy cần, Tổng Thống thông báo cho Quốc Hội biết tình hình quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chánh Phủ.
2. Thủ Tướng và các nhân viên Chánh Phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc Hội hoặc của các Ủy Ban để trình bày và giải thích về các vấn đề liên quan đến chánh sách quốc gia và sự thi hành chánh sách quốc gia.

ÐIỀU 64

1. Trong các trường hợp đặc biệt, Tổng Thống có thể ký sắc luật tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm hay khẩn trương trên một phần hay toàn lãnh thổ.
2. Quốc Hội phải được triệu tập chậm nhất mười hai (12) ngày kể từ ngày ban hành sắc luật để phê chuẩn, sửa đổi hoặc bải bỏ.
3. Trong trường hợp Quốc Hội bải bỏ hoặc sửa đổi sắc luật của Tổng Thống, các tình trạng đặc biệt đã được ban hành sẽ chấm dứt hoặc thay đổi hiệu lực.

ÐIỀU 65

Trong tình trạng chiến tranh không thể tổ chức bầu cử được, với sự chấp thuận của hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ, Tổng Thống có quyền lưu nhiệm một số các cơ quan dân cử và bổ nhiệm một số tỉnh trưởng.

ÐIỀU 66

1. Phó Tổng Thống là Chủ tịch hội đồng văn hóa giáo dục, hội đồng kinh tế xã hội và hội đồng các Sắc Tộc thiểu số.
2. Phó Tổng Thống không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chánh phủ.

ÐIỀU 67

1. Thủ Tướng điều khiển Chánh Phủ và các cơ cấu hành chánh quốc gia.
2. Thủ Tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chánh sách quốc gia trước Tổng Thống.

ÐIỀU 68

1. Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các nhân viên Chánh Phủ không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào thuộc lãnh vực tư, dù có thù lao hay không.
2. Trong mọi trường hợp người hôn phối của các vị này không được tham dự các cuộc đấu thầu hoặc kết ước với các cơ quan công quyền.

ÐIỀU 69

1. Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia có nhiệm vụ:
- Nghiên cứ các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng.
- Ðề nghị các biện pháp thích ứng để duy trì an ninh quốc gia.
- Ðề nghị tuyên bố tình trạng bắo động, giới nghiêm, khẩn trương hoặc chiến tranh.
- Ðề nghị tuyên chiến hay nghị hòa.
2. Tổng Thống là Chủ Tịch Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia.

ÐIỀU 70

1. Nguyên tắc địa phương phân quyền được công nhận cho các tập thể địa phương có tư cách pháp nhân như: xã, tỉnh, thị xã và thủ đô.
2. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành nền hành chánh địa phương.

ÐIỀU 71

1. Các cơ quan quyết định và các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành các tập thể địa phương phân quyền sẽ do cử tri bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín.
2. Riêng ở cấp xã, xã trưởng có thể do hội đồng xã bầu lên trong số các hội viên hội đồng xã.

ÐIỀU 72

Các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành của các tập thể địa phương phân quyền là:

- Xã trưởng ở cấp xã.
- Tỉnh trưởng ở cấp tỉnh.
- Thị trưởng ở cấp thị xãÐô trưởng ở thủ đô.

ÐIỀU 74

Chánh Phủ bổ nhiệm bên cạnh các Ðô Trưởng, Thị Trưởng, Xã Trưởng hai (2) viên chức có nhiệm vụ phụ tá về hành chánh và an ninh cùng các nhân viên hành chánh khác.

ÐIỀU 75

Nhân viên các cơ quan quyết nghị và các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành của các tập thể địa phương phân quyền có thể bị Tổng Thống giải nhiệm trong trường hợp vi phạm Hiến Pháp, luật pháp quốc gia hay chánh sách quốc gia.

CHƯƠNG V: TƯ PHÁP

ÐIỀU 76

1. Quyền Tư Pháp độc lập, được ủy nhiệm cho Tối Cao Pháp Viện và được hành xử bởi các Thẩm Phán xử án.
2. Một đạo kuật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành ngành Tư Pháp.

ÐIỀU 77

Mọi Tòa Án phải do một đạo luật thiết lập với một thành phần Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố chuyên nghiệp và theo một thủ tục tôn trọng quyền biện hộ.

ÐIỀU 78

1. Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố được phân nhiệm rõ rệt và có qui chế riêng biệt.
2. Thẩm Phán xử án quyết định theo lương tâm và pháp luật dưới sự kiểm soát của Tối Cao Pháp Viện.
3. Thẩm Phán công tố theo dõi sự áp dụng luật pháp để bảo vệ trật tự công cộng dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp.

ÐIỀU 79

Thẩm Phán xử án chỉ có thể bị giải nhiệm trong trường hợp bị kết án, vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.

ÐIỀU 80

1. Tối Cao Pháp Viện gồm từ chín (9) đến mười lăm (15) Thẩm Phán. Tối Cao Pháp Viện do Quốc Hội tuyển chọn và Tổng Thống bổ nhiệm theo một danh sách ba mươi (30) người do Thẩm Phán Ðoàn, Công Tố Ðoàn và Luật Sư Ðoàn bầu lên.
2. Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện phải là những Thẩm Phán hay Luật Sư đã hành nghề ít nhất mười (10) năm trong ngành Tư Pháp.
3. Nhiệm kỳ của Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là sáu (6) năm.
4. Thành phần cử tri thuộc Thẩm Phán Ðoàn, Công Tố Ðoàn và Luật Sư Ðoàn phải đồng đều.
5. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Tối Cao Pháp Viện.

ÐIỀU 81

1. Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tánh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tánh cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh.
2. Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chánh thể Cộng Hòa.
3. Trong trường hợp này, Tối Cao Pháp Viện sẽ họp khoáng đại toàn viện, các đại diện Lập Pháp hoặc Hành Pháp có thể tham dự để trình bày quan điểm.
4. Những quyết định của Tối Cao Pháp Viện tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến hoặc giải tán một chánh đảng phải hội đủ đa số ba phần tư (3/4) tổng số Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện.

ÐIỀU 82

Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về các vụ thượng tố các bản án chung thẩm.

ÐIỀU 83

Tối Cao Pháp Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để quản trị ngành Tư Pháp.

ÐIỀU 84

1. Hội Ðồng Thẩm Phán có nhiệm vụ:
- Ðề nghị bổ nhiệm, thăng thưởng, thuyên chuyển và chế tài về kỷ luật các Thẩm Phán xử án.
- Cố vấn Tối Cao Pháp Viện về các vấn đề liên quan đến ngành Tư Pháp.
3. Hội Ðồng Thẩm Phán gồm các Thẩm Phán xử án do các Thẩm Phán xử án bầu lên.
4. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Ðồng Thẩm Phán.

CHƯƠNG VI: CÁC ÐỊNH CHẾ ÐẶC BIỆT

Ðặc Biệt Pháp Viện

ÐIỀU 85

Ðặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện và các Giám Sát Viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.

ÐIỀU 86

1. Ðặc Biệt Pháp Viện do Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện giữ chức Chánh Thẩm và gồm năm (5) Dân Biểu và năm (5) Nghị Sĩ.
2. Khi Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện là bị can, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện giữ chức Chánh Thẩm.

ÐIỀU 87

1. Ðề nghị khởi tố có viện dẫn lý do phải được quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên. Quyết định khởi tố phải được đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận.
Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống đề nghị khởi tố có viện dẫn lý do phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên.
Quyết định khởi tố phải được đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận.
2. Ðương sự phải đình chỉ nhiệm vụ từ khi Quốc Hội biểu quyết truy tố đến khi Ðặc Biệt Pháp Viện phán quyết.
3. Ðặc Biệt Pháp Viện phán quyết truất quyền theo đa số ba phần tư (3/4) tổng số nhân viên. Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống phán quyết truất quyền theo đa số bốn phần năm (4/5) tổng số nhân viên.
4. Ðương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truy tố.
5. Sau khi bị truất quyền, đương sự có thể bị truy tố trước các tòa án có thẩm quyền.
6. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức, điều hành và thủ tục trước Ðặc Biệt Pháp Viện Giám Sát Viện.

ÐIỀU 88

Giám Sát Viện có thẩm quyền:

1. Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hànvi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.
2. Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh.
3. Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sỉ, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.
4. Riêng đối với Chủ Tịch Giám Sát.
5. Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách.

ÐIỀU 89

1. Giám Sát Viện có quyền đề nghị các biện pháp chế tài về kỷ luật đối với nhân viên phạm lỗi hoặc yêu cầu truy tố đương sự ra trước tòa án có thẩm quyền.
2. Giám Sát Viện có quyền công bố kết quả cuộc điều tra.

ÐIỀU 90

1. Giám Sát Viện gồm từ chín (9) đến mười tám (18) Giám Sát viên, một phần ba (1/3) do Quốc Hội, một phần ba (1/3) do Tổng Thống và một phần ba (1/3) do Tối Cao Pháp Viện chỉ định.
2. Giám Sát viên được hưởng những quyền hạn và bảo đảm cần thiết để thi hành nhiệm vụ.

ÐIỀU 91

Giám Sát Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để tổ chức nội bộ và quản trị ngành giám sát.
Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Giám Sát Viện.
Hội Ðồng Quân Lực

ÐIỀU 92

1. Hội Ðồng Quân Lực cố vấn Tổng Thống về các vấn đề liên quan đến Quân Lực, đặc biệt là việc thăng thưởng, thuyên chuyển và trừng phạt quân nhân các cấp.
2. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Ðồng Quân Lực.

Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục

ÐIỀU 93

1. Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục có nhiệm vụ cố vấn Chánh Phủ soạn thảo và thực thi chánh sách văn hóa giáo dục.
Một Lâm Viện Quốc Gia sẽ được thành lập.
2. Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục có thể cử đại diện thuyết trình trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ.
3. Các dự luật liên quan đến văn hóa giáo dục có thể được Hội Ðồng tham gia ý kiến trước khi Quốc Hội thảo luận.

ÐIỀU 94

1. Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục gồm:
- Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định.
- Hai phần ba (2/3) hội viên do các tổ chức văn hóa giáo dục công và tư, các hiệp hội phụ huynh học sinh đề cử.
2. Nhiệm kỳ của Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục là bốn (4) năm.
3. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục.

Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội

ÐIỀU 95

1. Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội có nhiệm vụ cố vấn chánh phủ về những vấn đề kinh tế và xã hội.
2. Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội có thể cử đại diện thuyết trình trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ.
3. Các dự luật kinh tế và xã hội có thể được Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội tham gia ý kiến trước khi Quốc Hội thảo luận.

ÐIỀU 96

1. Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội gồm:
- Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định.
- Hai phần ba (2/3) hội viên do các tổ chức công kỹ nghệ, thương mại, nghiệp đoàn, các hiệp hội có tánh cách kinh tế và xã hội đề cử.
2. Nhiệm kỳ Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội là bốn (4) năm.
3. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội.
Hội Ðồng các Sắc Tộc

ÐIỀU 97

1. Hội Ðồng các Sắc Tộc có nhiệm vụ cố vấn chánh phủ về các vấn đề liên quan đến đồng bào thiểu số.
2. Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Ðồng các Sắc Tộc có thể cử đại diện thuyết trình trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ.
3. Các dự luật liên quan đến đồng bào thiểu số có thể được Hội Ðồng các Sắc Tộc tham gia ý kiến trước khi đưa ra Quốc Hội thảo luận.

ÐIỀU 98

1. Hội Ðồng các Sắc Tộc gồm có:
- Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định.
- Hai phần ba (2/3) hội viên do các Sắc Tộc Thiểu Số đề cử
2. Nhiệm kỳ Hội Ðồng các Sắc Tộc là bốn (4) năm.
3. Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Ðồng các Sắc Tộc.

CHƯƠNG VII: CHÁNH ÐẢNG VÀ ÐỐI LẬP

ÐIỀU 99

1. Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ.
2. Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.

ÐIỀU 100

Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.

ÐIỀU 101

Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.

ÐIỀU 102

Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị.

CHƯƠNG VIII: TU CHÍNH HIẾN PHÁP

ÐIỀU 103

1. Tổng Thống, quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay quá bán (1/2) tổng số Nghị Sĩ có quyền đề nghị tu chính Hiến Pháp.
2. Ðề nghị phải viện dẫn lý do và được đệ nạp tại văn phòng Thượng Nghị Viện.

ÐIỀU 104

Một Ủy Ban lưỡng Viện sẽ được thành lập để nghiên cứu về đề nghị tu chính Hiến Pháp và thuyết trình trong những phiên họp khoáng đại lưỡng Viện.

ÐIỀU 105

Quyết định tu chính Hiến Pháp phải hội đủ hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ.

ÐIỀU 106

Tổng Thống ban hành đạo luật tu chính Hiến Pháp theo thủ tục quy định ở Ðiều 44.

ÐIỀU 107

Không thể huỷ bỏ hoặc tu chính điều một (1) và điều này của Hiến Pháp.

CHƯƠNG IX: ÐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

ÐIỀU 108

Hiến Pháp bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ban hành và Ước Pháp tạm thời ngày mười chín tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi lăm (19.06.1965) đương nhiên hết hiệu lực.

ÐIỀU 109

Trong thời gian chuyển tiếp, Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) đại diện Quốc Dân trong phạm vi lập pháp.

1. Soạn thảo và chung quyết:

- Các đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện.
- Cá đạo luật tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát Viện.
- Các quy chế chánh đảng và báo chí.
2. Phê chuẩn các Hiệp Ước.

ÐIỀU 110

Kể từ khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức, Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) đảm nhiệm quyền Lập Pháp cho đến khi Quốc Hội pháp nhiệm một (1) được triệu tập.

ÐIỀU 111

Trong thời gian chuyển tiếp, Uûy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia và Uûy Ban Hành Pháp Trung Ương lưu nhiệm cho đến khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức.

ÐIỀU 112

Trong thời gian chuyển tiếp, các Tòa Aùn hiện hành vẫn tiếp tục hành xử quyền Tư Pháp cho đến khi các định chế Tư Pháp qui định trong Hiến Pháp này được thành lập.

ÐIỀU 113

Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) sẽ lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tánh cách hợp thức và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1).

ÐIỀU 114

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng Thống có thể bổ nhiệm các Tỉnh Trưởng.

ÐIỀU 115

Cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống phải được tổ chức chậm nhất sáu (6) tháng kể từ ngày ban hành Hiến Pháp này.

ÐIỀU 116

Cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Pháp, việc tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát.

Chủ Tịch Ủy Ban Thảo Hiến

ÐINH THÀNH CHÂU

Viện phải được thực hiện chậm nhất là mười hai (12) tháng kể từ ngày Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức.

ÐIỀU 117

Các cơ cấu khác do Hiến Pháp qui định phải được thiết lập chậm nhất là hai (2) năm kể từ ngày Quốc Hội pháp nìệm một (1) được thành lập.
Bản Văn Hiến Pháp này đã được Quốc Hội chung quyết trong phiên họp ngày 18 tháng ba năm 1967.

Sài gòn, ngày 18 tháng 3 năm 1967

Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến

PHAN KHẮC SỬU
CSVN phải trả giá rất cao vì Trung cộng có tài liệu mật!
chưa đọc Ngày 19-08-2010, giờ 01:29


TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC
Vài sự kiện dẫn đến bán nước của csvn
Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:

1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.

2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất .

3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.

Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Dy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tần Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .

4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bô. Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi VietNam cắt 24,000 sp Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo
chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoang mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVKhải và khen Đảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư DCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc "đòi nợ cũ" . Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh ... nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh .........

6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì là của Việt Nam đã lâu đời. Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.

7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. DCSTQ chỉ thị cho DCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoản đải ở Thành Bắc QTNN.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn DCSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ dollars nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng.... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ dollars sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.


LXT