Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác
Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010
Mặt trời không bao giờ có thực và ký ức Sài Gòn
T. VẤN Thứ Tư, 29 tháng 12 2010
Triết gia Phạm Công Thiện và hình bìa quyển sách tìm thấy ở thư viện (Wichita-Kansas) |
Ở một góc khá khiêm tốn của những kệ sách đầy ụ (đó là lí do mãi đến hôm nay tôi mới biết đến), tôi thấy một ngăn là sách tiếng Pháp, một ngăn là tiếng Tây ban Nha, và một ngăn nữa – ít sách hơn – là tiếng Việt. Ngồi bệt xuống đất (vì ngăn sách tiếng Việt ở dưới cùng), tôi lật từng quyển sách. Sách chưởng Kim Dung, Gia Cát Thanh Vân, sách dậy học tiếng Anh, sách văn học in ở trong nước, sách cũ miền Nam do nhà xuất bản Xuân Thu “copy” lại từ hồi những năm 80s ở Cali v.v.. Bỗng một quyển sách nhỏ đập vào mắt tôi: Mặt trời không bao giờ có thực của Phạm Công Thiện, sách do Trần Thi xuất bản năm 1987 tại California, USA. Thế là tôi ngồi dựa lưng vào một góc tường (kín đáo), lần giở từng trang sách.
Cái tên Phạm Công Thiện chẳng xa lạ gì với một tầng lớp sinh viên học sinh thành thị miền Nam cỡ tuổi tôi. Dạo ấy, cùng với những món văn chương thời thượng là Jean-Paul Sartre, Albert Camus v..v.., những tạp chí văn học kiểu Văn Học, Văn, Trình bày, Khởi Hành, Bách Khoa, Vấn Đề, thì những quyển sách của Phạm Công Thiện là những thứ không thể thiếu của những cậu, những cô (Cậu chiếm đa số, còn Cô chỉ là ăn theo) áo sơ mi xanh nhạt bỏ trong quần, mắt hấp háy đôi gọng kiếng cận thị. Quyển sách bán chạy nhất của Phạm Công Thiện là quyển: Ý Thức mới trong Văn nghệ và Triết học, do nhà An Tiêm của thầy Thanh Tuệ xuất bản, đã tái bản tới lần thứ 4. Quyển sách dầy cộm, cầm vừa đầy một bàn tay, được nhìn thấy bất cứ chỗ nào có ly cà phê đen (đắng nghét), có gói thuốc Bastos xanh (khét nghẹt), có nhạc Trịnh công Sơn liên tục rỉ rả (đến phát ngán) và tất nhiên, những khuôn mặt tuổi trẻ trầm tư về thân phận con người, về cuộc chiến dai dẳng, về tuổi trẻ đi hoang, về tình yêu chưa hề được nếm...Ngần ấy những ưu tư đè nặng lồng ngực lép kẹp vì thiếu dinh dưỡng nên chàng nào cũng muốn “buồn nôn”.
Thế nên, thuở ấy, cùng với những thứ thời thượng khác, đọc Phạm Công Thiện cũng là một thứ thời thượng. Giở những trang sách của Phạm Công Thiện, (tôi) đọc mà không hiểu ông ta viết gì, nhưng trong những câu chuyện cà phê đàm bên quán cóc, (tôi) vẫn say sưa nói về những điều “không hiểu” ấy trong sách của vị Triết Gia thần đồng lỗi lạc (1). Thuở ấy, ai không từng biết đến cái tên Phạm Công Thiện, ai không từng đọc (cái tên) sách Phạm Công Thiện, kẻ ấy chính thị là tên lạc hậu, là người không-trí-thức.
Thuở ấy, hầu như đi đâu cũng nghe được những câu thơ “chấn động mặt trời” của Phạm Công Thiện, kiểu:
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
cho quê hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ
mặt trời có thai!
mặt trời có thai!
sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt
(Trích: Ngày Sanh của Rắn – Phạm Công Thiện . Ấn bản điện tử. Nguồn: Tiền Vệ)
Ai cũng thuộc thơ PCT (nhưng chỉ thuộc mấy câu đại lọai như vậy thôi, vì giá trị “chấn động mặt trời” chăng, chứ nếu bảo rằng hiểu, thì, như tôi, hiểu . . . chết liền (tại chỗ).
Thuở ấy, PCT viết: Phùng Phật sát Phật. Phùng Miller sát Miller (Henry Miller, nhà văn Mỹ, được PCT nhắc tới rất nhiều trong những tác phẩm của mình [2]). (Chúng) tôi cũng “thời thượng” đặt bút: Phùng Phạm (Công Thiện). Sát Phạm (Công Thiện). Phạm Công Thiện đã gặp Miller ở California, nhưng, tất nhiên, ông không giết Miller. Hãy nghe ông kể: “Năm 1965, tôi được gặp Henry Miller tại Pacific Palisades ở California. Trời đất đã sắp đặt cho tôi gặp Henry Miller tại Huê kỳ để được ông “điểm đạo”. Chứ không phải để “sát”. Hiện nay, tôi được biết Phạm Công Thiện cũng ở Mỹ. Dù ở Mỹ cũng đã lâu, cũng đã từng đi đây đi đó, nhưng tôi chưa bao giờ gặp ông, để tôi có thể “sát Phạm Công Thiện”. Thực ra, cái ý nghĩa “sát” trong câu “Phùng Phật Sát Phật” , như chính PCT giải thích: “giết Phật ở đây không có nghĩa là giết Phật, mà có nghĩa là giết ông “Phật” mà ta đã chấp trong trí ta.” Tôi cũng muốn mượn cái nghĩa “sát” ấy để “sát Phạm (Công Thiện)” vì đã hơn 40 năm qua đi, sống gần hết một đời, đã cay đắng kinh qua cái thân phận buồn thảm của con người, đã đi vào chiến tranh và ra khỏi chiến tranh, đã đi vào thù hận và ra khỏi thù hận (tôi hy vọng như vậy), đã nếm được vị ngọt (và đắng) của tình yêu, vậy mà cứ mỗi lần đọc cái tên Phạm Công Thiện là cả một ký ức của Sài Gòn năm xưa cứ đội mồ sống dậy. Vì thế, tôi muốn – một lần và mãi mãi – gặp Phạm Công Thiện để thanh toán cho xong “cái quá khứ đã chấp trong trí tôi”.
Như hôm nay, ngồi thu lu trong góc khuất một thư viện tỉnh lẻ, lần giở từng trang viết Phạm Công Thiện của một thời (3), như lần giở từng trang đời của một thế hệ. Ngày xưa, chưa bao giờ tôi đọc xong một quyển sách nào của PCT, dù lúc nào cũng cầm một quyển trên tay. Có lẽ vì tôi chưa đủ “nội lực” để hiểu. Vì thế, những trang sách mù mờ dang dở nối tiếp nhau làm chứng cho những dang dở của cuộc đời. Ngày nay, tôi cũng có đủ những quyển sách của PCT trong tay (dù dưới hình thức e-book), chỉ cần một cái nhấp chuột, là quyển sách (điện tử) lại nằm gọn trong tầm mắt. Và tôi cũng chưa bao giờ đọc xong bất cứ tác phẩm nào của ông. Tại tôi vẫn chưa đủ nội lực? (có lẽ vậy) hay mỗi khi mở sách PCT là những trang sách mù mờ của quá khứ cứ đè trĩu tâm tư, nhắc nhở tôi những dang dở mà chắc là tôi sẽ không bao giờ hoàn tất. [T.Vấn]
(1)Hãy nghe chính vị triết gia nói về mình trong lần tái bản thứ tư của quyển YTMTVNVTH: “Tôi thực sự bắt đầu viết quyển Ý thức mới trong văn nghệ và triết học vào năm 1960 (thực sự khởi từ năm 1959), nghĩa là lúc tôi được mười tám và mười chín tuổi. Bây giờ tôi gần 30 tuổi. Bao nhiêu nước chảy trôi phăng qua cầu trong mười năm trời. Bây giờ nhìn lại chặng đường xưa, tôi không ngờ lúc 18 – 19 tuổi tôi lại thông minh dễ thương như vậy, rồi nhớ lại lúc 13-14 tuổi cho đến lúc 16 tuổi, tôi đã xuất bản một quyển, sách về ngôn ngữ học và đã viết trên 20 quyển sách về văn học quốc tế và ngôn ngữ học (trong đó có một quyển mà Nguyễn Hiến Lê đề tựa giới thiệu và ngạc nhiên không ngờ tôi mới 16 tuổi), sau này khi tôi được 18 tuổi thì tôi đốt sạch hết tất 20 quyển ấy!” (Ấn bản điện t . Nguồn: Talawas )
(2)Một đọan trích trong YTMTVNVTH , Phạm Công Thiện viết về Henry Miller: “ . . .Hãy đốt hết. Chỉ chừa lại những quyển sách của Henry Miller. Đốt hết và chỉ chừa Henry Miller. Hãy đọc Henry Miller đi. Mở rộng đôi mắt ra mà đọc. Mở rộng trái tim ra mà đọc. Khi đọc xong rồi thì đốt luôn Henry Miller. Đốt hết. Không chừa gì cả, đốt luôn cả trái tim lạnh lẽo của ta. Đốt luôn cả cuộc đời chật hẹp của ta… Cả thế giới sẽ ngùn ngụt lửa khói. Tất cả thư viện đều bốc cháy đỏ rực, tất cả những quyển sách của nhân loại sẽ thành tro bụi. Hỡi loài người, hãy cười ngất lên, hãy thức tỉnh, hãy đứng dậy, hãy dang hai tay lên trời, ngọn lửa thiêng của thế giới sẽ lan tràn khắp nơi. Khi tất cả những quyển sách của trần gian đã biến thành tro bụi; lúc bấy giờ, hỡi loài người, ta hãy đứng im lặng, trang trọng ngắm nhìn mây trắng bay về ngút trời xanh và lắng tai nghe tiếng chim kêu vang ca trái đất: Triêu Dương của Mùa Xuân Vĩnh Cửu bắt đầu ngự trên trần gian; một đoá hoa trắng bừng nở rung rinh trên đống tro tàn điên loạn… Khi viết chương này, tôi chưa từng gặp Henry Miller. Năm 1965, tôi được gặp Henry Miller tại Pacific Palisades ở California. Trời đất đã sắp đặt cho tôi gặp Henry Miller tại Huê kỳ để được ông “điểm đạo”. Sau khi được điểm đạo thì tôi lên sống tại Nữu Ước, sống từ địa ngục này đến địa ngục khác, rồi lại lang thang lê lết ở Paris từ quán cà phê này đến quán cà phê khác, để rồi một ngày hạ dạo đó được gặp mặt Krishnamurti tại Paris dưới bóng những cây marronnier xanh đậm, trộn lẫn với tóc trắng của mây và màu xám của những đường phố lót gạch.” (Ấn bản điện tử . Nguồn: Talawas )
(3)Quyển “Mặt trời không bao giờ có thực” mà tôi đang cầm trên tay (Trần Thi xuất bản năm 1987 tại California, USA), có những chi tiết khá thú vị, khiến tôi không thể không nói đến.
Thứ nhất, ngay trên trang đầu tiên, một độc gỉa nào đó – trước tôi – đã dùng bút chì ghi hàng chữ: “tất cả triết gia đều là những kẻ bị ung thư tinh thần- 12-10-94”. Kẻ viết những dòng này, dường như cũng mang một tâm trạng nào đó đầy những uẩn khúc.
Thứ hai, nhiều phần trong tác phẩm được minh họa bởi những bức vẽ của một người tên Trần Thị Loan, những bức vẽ mà ông nhận xét rằng: “Những bức tranh vẽ thơ mộng trong Mặt trời không bao giờ có thực do Trần Thị Loan thực hiện một cách linh động man mác để đánh dấu một ngày và một đêm nào đó đã đi vào chiêm bao vạn đại.” ( Sđd- không có số trang ). Quả thật, xem những bức vẽ và đọc lời nhận xét của ông, tôi cứ như người đi lạc vào sương mù. Tôi không thấy lối ra.
Lan man thời sự phần 3
Trương Đình Trung
Thật là ngoạn mục khi Hành pháp và Quốc Hội Mỹ chỉ trong 2 tuần còn lại của giai đoạn chuyển tiếp (lame duck Congress) đã thoả thuận được với nhau để thông qua 3 đề tài vô cùng quan trọng: Luật Cắt Giảm Thuế (Tax Relief Act), phê chuẩn Hiệp Ước Tài Giảm Vũ Khí Chiến lược Nga-Mỹ (Strategic Arm Reduction Treaty, START), và bãi bỏ Luật Don’t Ask Don’t Tell đối với những quân nhân đồng tính luyến ái (Repeal DADT). Kết quả như vậy không khỏi khiến cho nhiều người nghĩ rằng vấn đề then chốt đối với phía đảng CH là việc cắt giảm thuế cho giới thượng lưu. Nhiều người thuộc đảng DC, và ngay cả TT Obama, đã từng cho rằng “The Republicans are holding the middle class tax cut 'hostage' to their insistence on tax cuts for the wealthy.; Cộng Hoà đã giữ việc cắt giảm thuế cho giai cấp trung lưu làm “ con tin” để đòi cho được việc giảm thuế cho giới giàu. Cảm nghĩ đó không phải không có căn cứ, bởi vì ngay sau khi TT Obama nhượng bộ phe CH trong việc giảm thuế cho giới thượng lưu, thì mọi sự việc diễn ra suôn sẻ một cách rất bất ngờ trong hầu hết những vấn đề khác; cả hai bên, CH và DC, đã cùng nhau đạt được một hiệu năng làm việc, mà theo nhận định của giới quan sát, là cao nhất trong nhiều thập niên qua, kể từ thời TT Johnson vào những năm 1960[1]!
Ngoài Luật Giảm Thuế và sự thủ tiêu DADT, sự kiện quan trọng là việc phê chuẩn START giữa Nga-Mỹ (Ratification of START). Thượng Viện, mặc dù gặp sự phản đối của một số TNS đảng CH muốn dời việc phê chuẩn đến đầu tháng Giêng 2010, cuối cùng vào ngày 22/12 vừa rồi đã thông qua với tỉ lệ 71 phiếu thuận và 26 phiếu chống, hội đủ 2/3 số phiếu đòi hỏi, phê chuẩn cho Hiệp ước START, về tài giảm vũ khí chiến lược giữa hai quốc gia Nga-Mỹ, đã được TT Obama và TT Medvedev ký với nhau hồi tháng Tư vừa rồi. Như vậy Hiệp ước chỉ còn chờ phía quốc hội Nga, viện Duma, phê chuẩn nữa là xong. Nhiều triệu chứng cho thấy rằng Viện Duma sẽ phê chuẩn START vào tháng Giêng 2011.
Tầm quan trọng của START không phải ở vấn đề số lượng đầu đạn nguyên tử cắt giảm xuống còn 1,550 cho mỗi bên, bởi vì cho dù có giảm xuống chỉ còn 500 đầu đạn thôi, mỗi đầu đạn có sức tàn phá gấp 4 lần quả bom ném xuống Hisroshima năm 1945, thì mối nguy huỷ diệt thế giới vẫn còn đó và không thay đổi. Điều quan trọng là ở chỗ niềm tin vào nhau giữa hai siêu cường, làm khởi điểm cho những hợp tác khác trong các vấn đề quốc tế, trong khuôn khổ của chính sách “Reset” đối với Nga đã được Ngọai trưởng Clinton đề ra trước đây. Các nhà bình luận đã xem START như một bellwether (người dẩn đường) trong mối quan hệ Nga-Mỹ. Mọi người dễ dàng nhận ra mối liên quan giữa sự kiện START được Obama và Medvedev ký kết với việc, ngay sau đó, Nga đã đồng ý với Mỹ trong việc cấm vận Iran. Ngoài Iran ra, hiện tình thế giới cho thấy, Mỹ cũng đang cần sự hợp tác của Nga trong nhiều vấn đề quan trọng khác. Chẳng hạn như vấn đề bán đảo Triều Tiên, và mối quan hệ đối với Trung Quốc.
Ý nghĩa quan trọng khác của việc Thượng Viện phê chuẩn START là nó chứng minh khả năng của chính phủ Obama trong vấn đề hình thành chính sách đối ngoại riêng của mình, phần nào khác với chính sách của chính phủ tiền nhiệm. Có thể nói, ở mức nào đó, rằng việc ký kết và phê chuẩn START là hòn đá thử vàng đầu tiên dành cho chính sách đối ngoại, mệnh danh là Smart Power, của chính phủ Obama; một chính sách tự nhận là thay thế đường lối đối ngoại Hard Power của chính phủ Bush. Một trong những nét chính đang lộ dần của chính sách Smart Power là hoà hoãn, tìm sự hợp tác của Nga để duy trì sự ổn định hiện trạng ở Âu Châu và Trung Đông, giảm thiểu sự đe doạ của khối Hồi Giáo cực đoan, nhờ đó rảnh tay phối hợp các nổ lực văn hoá, kinh tế, và áp lực quân sự khi cần, để duy trì ưu thế tại Á Châu, ngăn ngừa châu này rơi hoàn toàn vào sự lãnh đạo của Trung Quốc và đi ra ngoài quỹ đạo toàn cầu của Mỹ.
Sau START, một thử thách thực tế khác của chính sách đối ngoại của chính phủ Obama là tình hình nóng bỏng ở bán đảo Triều Tiên đang diễn ra trong mấy tuần qua; một tình hình hết sức nguy hiểm, khiến nhiều người lo ngại rằng, nếu các bên không khôn khéo tự kiềm chế, một cuộc chiến tranh Triều Tiên khác, mà hậu quả sẽ rất khó lường, có thể xảy ra.
LƯỚT QUA LỊCH SỰ HIỆN ĐẠI CỦA TRIỀU TIÊN
Từ góc độ điạ lý chiến lược mà xét, bán đảo Triều Tiên-nằm giữa Bắc vĩ tuyến 33 đến 43, và giữa Đông kinh tuyến 124 và 131, dài từ Bắc xuống Nam khoảng 1,100km, từ Đông sang Tây rộng chừng 175km, diện tích chừng hơn 220,000km2-có một vị trí chiến lược rất quan trọng; nó là đầu cầu dẩn vào Trung Quốc và Nga qua vùng Đông Tam Tỉnh. Cả Nga lẫn Trung Quốc, vì vậy, rất quan tâm đến Triều Tiên trong các chiến lược phòng thủ của mình. Thời kỳ đầu trong Đệ Nhị TC, Nhật đã từ Triều Tiên, chiếm Đông Tam Tỉnh, để rồi từ đó đánh vào lục địa Trung Hoa. Liên Xô, vào giai đoạn cuối Thế Chiến, cũng đã đổ quân truy kích đội quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Tam Tỉnh, rồi tràn xuống chiếm cứ Triều Tiên đến vĩ tuyến 38.
Do vị trí chiến lược quan trọng đó, sau khi đánh bại Nga năm 1905, Nhật đã tìm cách xâm chiếm Triều Tiên. Từ năm 1910 trở đi, Triều Tiên hoàn toàn lọt vào tay thống trị của Nhật. Đài Loan cũng lọt vào tay Nhật. Sự vươn lên đó của Nhật đe doạ sự bành trướng của Mỹ trên Thái Bình Dương, là cường quốc vào lúc đó đã kiểm soát từ Hawaii, Soma, Guam qua Philippines. Sự đụng độ giữa Mỹ và Nhật, trong nổ lực bá chủ vùng biển Thái Bình Dương, là khó tránh khỏi. Điều đó dẩn đến một loạt biến cố tiếp nhau từ trận Trân Châu Cảng, cho đến khi Nhật đầu hàng vào năm 1945. Sau đó Mỹ tiếp quản hết Đài Loan, rồi đến Nam Triều Tiên từ tay Nhật.
Trong suốt 35 năm bị Nhật đô hộ, người Triều Tiên đã liên tục kháng chiến để giành lại nền độc lập của mình. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các tổ chức kháng chiến ấy đã nắm lấy cơ hội thành lập một chính phủ của riêng mình với các Uỷ Ban Nhân dân ở các địa phương. Nhưng chính phủ và các Uỷ Ban ND ấy không được quân Mỹ chiếm đóng từ phía Nam vĩ tuyến 38 chính thức thừa nhận. Thay vào đó, quân đội Mỹ đã tìm cách để thành lập một chính quyền của người Triều Tiên thân thiện với Mỹ. Syngman Rhee, tức Lý Thừa Vãn, một người Triều Tiên đã cư trú ở Mỹ 40 năm, có bằng Tiến Sĩ từ đại học Princeton, có vợ Mỹ, đã được đưa về thành lập chính phủ đó lấy tên là Cộng Hoà Triều Tiên (Republic of Korea, ROK).
Phía Bắc vĩ tuyến 38, Liên Xô vào giải giới quân Nhật, thừa nhận chính phủ và các Uỷ Ban ND của Kim Il Sung, một lãnh tụ kháng chiến nổi tiếng với thành tích hơn 30 năm chống Nhật, và là lãnh tụ của đảng Công Nhân (Workers Party). Khỏi nói là chính phủ Bắc Triều Tiên, danh xưng là Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (Democratic People’s Republic of Korea, DPRK) đi theo đường hướng chính trị, kinh tế và xã hội của Liên Xô. Đến cuối năm 1948, Liên Xô rút quân ra khỏi Bắc Triều Tiên. Ở Nam Triều Tiên thì quân đội Mỹ vẫn ở lại cho đến hôm nay.
Trong thời gian đầu xây dựng Bắc Triều Tiên, chính phủ DPRK đã thực hiện, trước hết, việc cải cách ruộng đất. Các địa chủ bị tịch thu ruộng đất, không bồi hoàn, và được chọn lựa hoặc di dân qua Nam Triều Tiên, hoặc ở lại cày cấy trên phần đất được chia lại như những nông dân khác. Kết quả là có chừng 400,000 địa chủ đã từ Bắc Triều Tiên bỏ đi qua Nam Triều Tiên. Đặc điểm đáng chú ý là việc cải cách ruộng đất của Bắc Triều Tiên không bạo động và đẩm máu như cải cách ruộng đất ở Trung Cộng và Bắc Việt, không hề có cảnh đấu tố địa chủ như sau này đã xảy ra ở Miền Bắc VN.
Bắc Triều Tiên, DPRK, đã có những đóng góp lớn lao cho phe Cộng Sản trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng ở Trung Quốc, sau khi Mao Trạch Đông toàn thắng ở Hoa Lục, có chừng từ 50,000 đến 70,000 chiến sĩ bắc Triều Tiên, trước kia từng chiến đấu trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Hoa (PLA), đã trở về bắc Triều Tiên, mang theo toàn bộ vũ khí. Kim IL Sung, vào năm 1950, với tham vọng thống nhất Triều Tiên, đã xử dụng số quân đó, tràn qua Nam TriềuTiên. Lúc đầu, quân Bắc Triều Tiên thắng rất dễ dàng và hầu như không gặp một sự kháng cự nào đáng kể, đi đến đâu tái lập các Uỷ Ban ND đến đó.
Nhưng rồi Mỹ với sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc, đã đưa thêm quân vào giúp Nam Triều Tiên (ROK) đánh bật quân DPRK trở về bắc, tướng Douglas Mac Arthur của Mỹ đã truy kích lên tận biên giới Trung Cộng. Lập tức Trung Cộng tung hơn 1 triệu quân qua giúp Bắc Triều Tiên, đầy lùi quân Mỹ-Liên Hiệp Quốc về lại vĩ tuyến 38. Cuộc chiến trở thành dằng co, bất phân thắng bại, cuối cùng các bên lâm chiến đồng ý ký kết một cuộc đình chiến, tại Bàn Môn Điếm vào ngày 27/7/1953.
Kết quả chiến cuộc, theo một vài nguồn số liệu là có đến hơn 3 triệu người Triều Tiên thiệt mạng, Trung Quốc chết gần một triệu, và Mỹ thiệt mất khỏang hơn 53,000 người!
Điểm đáng chú ý là khác với cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, được kết thúc bằng một Hiệp Định Đình chiến ký kết vào ngày 20/7/1954 với sự bảo đảm quốc tế có sự tham gia của nhiều cường quốc. Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc chỉ bằng một Hiệp ước Ngưng bắn (Armistice) giữa các bên lâm chiến và không có một bảo đảm quốc tế nào. Điều đó có nghĩa rằng chiến cuộc có thể tiếp diễn bất kỳ lúc nào khi một trong các bên liên quan muốn. Và điều này đã đặt Bắc Triều Tiên vào trong tình trạnh luôn lo ngại một cuộc tấn công bất thần có thể xảy ra từ phiá Mỹ và Nam Triều Tiên.
Thiết nghĩ cũng nên lưu ý một vài đặc điểm khác nữa của Bắc Triều Tiên (DPRK). Trước hết, kể từ sau chiến tranh, Mỹ và khối Tự Do, do tình thế của Chiến Tranh Lạnh, đã tìm cách cô lập DRPK, khiến cho về mặt kinh tế nước này chỉ còn biết dựa vào Trung Cộng và Liên Xô. Tiếp sau đó, vào giữa thập niên 1960, khi rạn nứt giữa Trung Cộng-Liên Xô xảy ra, và DRPK, khác với Việt Nam Dân Chủ CH, đã đứng hẳn về phía Trung Cộng, nên bị Liên Xô bỏ rơi, cắt bỏ hầu hết các viện trợ, khiến kinh tế của DRPK gặp vô vàn khó khăn. Đến khi Liên Xô sụp đổ, DRPK hoàn toàn rơi vào khủng hoảng kinh tế, và chỉ còn biết dựa vào Trung Cộng. Cho đến nay, Trung Quốc cung cấp đến gần 90% năng lượng, 80% tiêu thụ phẩm cho DRPK, và gần 100% các hàng xa xỉ.
Điểm khác nữa, là có dư luận cho rằng sỡ dĩ năm 1950, Kim Il Sung mạnh dạn xua quân tấn công ROK là vì đã được Staline bí mật hứa hẹn sẽ hậu thuận cả về ngoại giao lẫn quân sự cho Kim. Nhưng bằng cớ cho thấy là sự ủng hộ của Staline-Liên Xô về mặt quân sự là không tương xứng với những gì Staline đã hứa. Người ta nghĩ rằng có lẽ thâm tâm Staline chỉ muốn dùng DPRK để gài cho Trung Quốc và Mỹ đối đầu với nhau, trong lúc Liên Xô đóng vai ngư ông thủ lợi. Và có lẽ cũng vì e ngại về một tình huống có lợi cho Liên Xô như vậy, nên Tổng Thống Truman đã bác bỏ đề nghị của Tướng Douglas Mac Arthur là thừa thắng đánh tràn vào Hoa lục thẳng lên Bắc Kinh.
Mối quan hệ tay ba, kiểu Tam Quốc Chí như vậy, giữa Mỹ-Trung Quốc-Liên Xô, về sau này lại xảy ra một lần nữa vào cuối thập niên 1960s. Vào thời đó, từ năm 1965 trở đi sự rạn nứt giữa Trung Quốc-Liên Xô trở nên trầm trọng, hai bên đã dàn quân và liên tiếp đụng độ nhau ở dọc biên giới. Sau khi Liên Xô đã đưa quân đàn áp Tiệp Khắc năm 1968, Brezhnev tuyên bố rằng Liên Xô có quyền can thiệp vào các vấn đề nội bộ của khối Cộng Sản, từ đó trở đi các xung đột biên giới Nga-Hoa lại trở nên thường xuyên hơn. Theo Immanuel C.Y. Hsu trong quyển The Rise of Modern China thì Liên Xô ngay cả đề nghị Mỹ, hoặc hợp tác, hoặc làm ngơ, để Liên Xô đánh phủ đầu (pre-empty attack) vào các cơ sở chế tạo bom nguyên tử của Trung Quốc, lúc đó đang còn ở giai đoạn phôi thai, nhưng TT Mỹ Nixon đã bác bỏ đề nghị đó. Ngược lại, Nixon đã bắt tay với Bắc Kinh để buộc Liên Xô ở vào vị thế yếu và phải nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề tài giảm vũ khí chiến lược cũng như vấn đề Việt Nam. Đến đây câu hỏi đặt ra là liệu một quyết định chiến lược như vậy của Mỹ vào lúc đó có khôn ngoan hay không? Phải chăng quyết định đó của Nixon không hợp tác với Liên Xô để tấn công Trung Quốc, tuy trong đoản kỳ, có giúp Mỹ ở thế thượng phong đối với Liên Xô, nhưng lại tạo ra hậu quả một Trung Quốc lớn mạnh lên nhanh ngày hôm nay và đang đe doạ quyền lợi của Mỹ. Tình hình thế giới hôm nay sẽ ra sao nếu vào năm 1969, Nixon chấp thuận hợp tác với Liên Xô trong một cuộc tấn công phủ đầu phá huỷ toàn bộ cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Trung Quốc?
Một điểm nữa đáng cho người Việt Nam, ở cả hai phiá, suy ngẫm là trong quan hệ giữa các siêu cường từ trước đến nay, ý thức hệ chỉ là bình phong, là khẩu hiệu, là chiêu bài. Cả Mao và Staline đều đặt vấn đề quyền lợi quốc gia của họ lên hàng đầu, nhiều bình luận gia Mỹ đã cho rằng those leaders are more of geopoliticians than ideologues.( Hai lãnh tụ đó là những nhà địa lý chính trị hơn là những ý hệ gia).
Trở lại tình trạng sôi bỏng ở bán đảo Triều Tiên hiện nay. Kể từ năm 2006 khi Bắc Triều Tiên tái tục chương trình thử nghiệm bom nguyên tử, và tiếp theo sau đó với những lần bắn thử các loại hoả tiển tầm trung và nổ lực phóng vệ tinh, tình hình ở vùng bán đảo Triều Tiên trở nên sôi động hẳn. Tháng Ba vừa rồi, một khinh tốc đỉnh Cheonan của Nam Triều Tiên bị đắm, chết nhiều thuỷ thủ. Uỷ Ban Điều tra hổn hợp Mỹ-Nhật-Nam Triều Tiên đã kết luận là chiếc tàu đó đã bị tàu ngầm của Bắc Triều Tiên đánh đắm. Nhưng Bắc Triều Tiên phủ nhận cáo giác đó và yêu cầu được tham gia điều tra. Cả Trung Quốc và Nga đều không đồng ý tính cách khách quan của kết quả điều tra, và vì vậy không đồng ý để Hội Đồng Bảo An có một nghị quyết đối với Bắc Triều Tiên. Một số dư luận từ các nguồn trung lập nghi ngờ rằng chiếc Cheonan đã bị đắm do mìn hoặc thuỷ lôi của bạn bắn nhầm.
Bất kể thủ phạm thật sự là ai, vụ tàu Cheonan bị đắm đã khiến Mỹ và Nam Triều Tiên phản ứng rất mạnh. Ngay lập tức, một cuộc tập trận lớn Mỹ-Nam Triều Tiên đã được thực hiện quanh vùng biển tiếp giáp Nam-Bắc Triều Tiên. Cuộc tập trận lúc đầu dự trù có cả Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS George Washington, nặng 97,000 tấn với hơn 6000 thuỷ thủ và 80 chiến đấu cơ tham gia, cùng với gần 20 chiến hạm đủ loại khác. Về sau, Trung Quốc phản đối quyết liệt, xem việc Hàng Không MH Mỹ đi vào Hoàng Hải là trực tiếp đe doạ đến anh ninh quốc gia và chủ quyền của mình, cảnh cáo rằng sự hiện diện của HKMH đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Đi đôi với cảnh cáo đó, TQ đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật với quy mô lớn dọc theo vùng duyên hải đối diện với Hoàng Hải.
Có lẽ vì phản ứng mạnh của TQ, phía Mỹ đã có những thay đổi trong kế hoạch tập trận, HKMH George Washington không vào Hoàng Hải mà chỉ dừng lại ở vùng Biển Nhật Bản. Rồi sau đó HKMH này lại qua Biển Đông VN trong một diễn tập nhỏ với Việt Nam. Dù sao, sự thay đổi như vậy về phía Mỹ đã khiến tình hình cũng có phần nào dịu đi. Nhưng rồi đột ngột vụ tàu Cheonan của Nam Triều Tiên bị đắm, tình hình trở nên căng thẳng trở lại. Từ đó trở đi, liên tiếp nhiều cuộc tập trận quy mô lớn diễn ra quanh vùng biển biên giới giữa Nam-Bắc Triều Tiên. Chẳng hạn cuộc tập trận tháng Tám/2010 với 56,000 quân Nam Triều Tiên phối hợp cùng 30,000 quân Mỹ, có nhiều tàu chiến và phi cơ tham dự. Đến tháng Chín lại có một tập trận chống tàu ngầm khác xảy ra trong vùng Hoàng Hải, với sự tham gia của nhiều khu trục hạm trang bị phi đạn, của Mỹ và Nam Triều Tiên.
Nhưng cuộc tập trận tháng Mười Một là đáng kể hơn và chính do cuộc tập trận này mà Bắc Triều Tiên đã trả đủa bằng cách pháo kích vào đảo Yeonpyeong, đêm 23/11, gây thiệt hại nhân mạng cho Nam Triều Tiên. Cuộc tập trận đó có tên là Hoguk Exercise, (Hoguk có nghĩa là Vệ Quốc) thời hạn dự trù là từ 22-30/11, gồm 70,000 quân Nam Triều Tiên, 50 tàu chiến, gần 600 phi cơ các loại; đặc biệt có thêm đơn vị tinh nhuệ 31st Marine Expeditionary Unit, MEU, của Thuỷ Quân Lục Chiến và Không Lực số 7 của Mỹ tham gia. MEU là một đơn vị đặc nhiệm, đồn trú ở Okinawa, thuộc vào lực lượng phản ứng nhanh có tầm hoạt động xa ở Đông Á của Mỹ, được huấn luyện để từ tàu chiến đổ bộ thần tốc lên bờ và đánh đặc công trong thành phố. Có tin là đơn vị này được chuẩn bị để đột nhập bất ngờ vào các trung tâm chế tạo nguyên tử của Bắc Triều Tiên nhằm cấp tốc khống chế kho vũ khí nguyên tử này trong trường hợp chế độ CS Bắc Triều Tiên đột ngột sụp đổ.
A: Northern Limit Line: Claimed by South Korea since 1953
B: Military Demarcation Line: Claimed by North Korea since 1999
1: Yeonpyeong island
2 Baengnyeong island
Ở đây xin mở ngoặc để nói chút ít về việc tập trận. Thao diễn quân sự hay tập trận, military exercises, war games, là những từ ngữ nghe rất ôn hoà và có vẻ vô hại. Thực tế không như vậy. Những cuộc tập trận lâu nay vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt tại vùng Hoàng Hải quanh bán đảo Triều Tiên, trong thời gian vừa qua, mang một tính chất uy hiếp quân sự và tấn công rất đáng sợ. Các chiến hạm lớn của hải quân Mỹ như cruiser USS Cowpens và destroyer USS Shiloh, hay Fitzgerald, trọng tải gần 10,000 tấn, trang bị với hàng trăm phi đạn Tomahawks có tầm hoạt động từ 1,000-2,500km, mang đầu đạn thường 450kg hoặc nguyên tử, bay với tốc độ 880km/ giờ . Có nghĩa rằng khi những chiến hạm đó thao dượt ngoài khơi, cách bờ biển chỉ chừng hơn 50km, thì toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều Tiên, và phần lớn vùng duyên hải quan trọng của Trung Quốc, gồm các trung tâm kỹ nghệ và thương mãi, hoàn toàn lọt vào tầm bắn của những chiến hạm đó. Chưa kể là, ngoài các phi đạn, các phi cơ trên HKMH USS George Washington còn có tầm hoạt động đến cả ngàn kms; trong đó đáng kể nhất là các phi cơ loại E-2C được trang bị những dàn radars rất tối tân, với bán kính hoạt động rất rộng, được gọi là những flying radar bases (đài rada bay). Đây chính là lý do khiến, không những Bắc Triều Tiên, mà cả Trung Quốc đã phản đối quyết liệt sự hiện diện của HKMH Mỹ trong vùng biển Hoàng Hải.
Riêng đối với Bắc Triều Tiên thì mối đe doạ của các cuộc tập trận Mỹ-Nam Triều Tiên là rất lớn lao. Trước hết là vì, như đã trình bày ở trên, giữa Mỹ-Bắc Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao, Mỹ chưa bao giờ thừa nhận Bắc Triều Tiên như một quốc gia, và quan hệ giữa hai bên không gì hơn chỉ là một hiệp ước ngưng bắn tạm thời. Điều đó có nghĩa rằng một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt việc ngưng bắn bất kỳ lúc nào. Điểm khác là, những cuộc tập trận lớn lao, với khả năng tấn công tiềm tàng lớn như vậy của Mỹ-Nam Triều Tiên đã đặt Bắc Triều tiên trong tình trạng báo động khẩn cấp thường xuyên, khiến phải luôn duy trì một ngân sách quân sự lớn lên trên nền kinh tế vốn liên tục bị cấm vận gắt gao từ năm 1953 đến nay. Có thể nói rằng các cuộc tập trận đã tạo ra một cuộc chiến tranh hao mòn (war of attrition) làm kiệt quệ dần Bắc Triều Tiên.
Trở lại tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Sau khi Bắc Triều Tiên pháo kích vào đảo Yeonpyeong vào đêm 23/11, rạng ngày 24/11 hạm đội USS George Washington carrier strike group (CVN 73) rời Nhật bản, qua phối hợp với lực lượng hải quân Nam Triều Tiên thực hiện một cuộc tập trận lớn trong vùng Hoàng Hải/ Tây hải của bán đảo Triều Tiên. Hạm đội này gồm các chiến hạm trang bị phi đạn tầm trung như tuần dương hạm USS Cowpens và USS Shiloh, các khu trục hạm USS Stethem và USS Fitzgerald , cùng một số tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử khác. Khác với những lần trước, lần này HKMH George Washington đã vào hẳn trong Hoàng Hải, vùng biển đối diện với ,và chỉ cách bờ biển Trung Quốc không quá 200 hải lý; một việc mà lâu nay Trung Quốc vẫn liên tục phản đối mạnh mẽ.
Cùng lúc Nam Triều Tiên tăng cường các dàn pháo binh tầm xa, đặt các phi cơ chiến đấu tối tân trong tình trạng sẳn sàng chiến đấu. Phiá Bắc Triều Tiên cũng cho di chuyển các dàn hoả tiển đất-đối không SA-2 vào những vị trí gần biên giới cùng với lời cảnh cáo rằng Bắc Triều Tiên sẽ khai hoả nếu Mỹ-Nam Triều Tiên tiến hành cuộc tập trận.Cùng lúc Tổng thống Nam Triều Tiên là ông Lee Myung Bak đã đọc một bài diễn văn với lời lẽ nghiêm khắc lên án Bắc Triều Tiên, tuyên bố rằng đã đến lúc Nam Triều Tiên không dung thứ được cho bất kỳ một hành động quân sự nào của Bắc Triều Tiên gây nguy hại cho an ninh trong Vùng.
Cũng may là sau đó, trong suốt cuộc tập trận của Mỹ-Nam Triểu Tiên, đã không có một phản ứng quân sự nào từ phía Triều Tiên. Có lẽ là nhờ ít nhiều vào sự vận động của cả Nga lẫn Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng. Ngoài ra, trong thời gian căng thẳng, Bắc Triều Tiên đã mời, một cách không chính thức, cựu Thống Đốc bang New Mexico, Bill Richardson đến thăm. Trước đó, Robert Calin và hai nhà khoa học khác của trường đại học Stanford đã được Bắc TT mời thăm viếng trung tâm nguyên tử ở Yongbyon. Những gì các nhà khoa học Mỹ chứng kiến đã khiến họ kinh ngạc về trình độ tiến bộ kỹ thuật nguyên tử của Bắc TT, vượt xa mọi dự đoán trước đây.[2] Dư luận chung cho rằng bằng việc mời Thống Đốc Richardson và các nhà khoa học Mỹ đến thăm, Bắc TT dường như muốn khơi mở một cuộc đàm phán trực tiếp tay đôi với Mỹ về các vấn đề của bán đảo Triều Tiên; một điều lâu nay vẫn bị phía Mỹ từ chối. Phía Mỹ chỉ chấp nhận các cuộc đàm phán 6 bên, trong đó có cả Nga, Trung Quốc và Nhật cùng tham dự, và đang có nguồn tin là các bên liên quan đang nổ lực tái tục cuộc đàm phán đó trong những ngày sắp tới.
Cuối cùng, điểm khác nữa cũng đáng lưu ý là những phản ứng của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên đã được phối hợp với một vài động thái khác ít được công luận chú ý. Đó là việc bộ ngoại giao Mỹ, dưới sự đạo diễn của Hillary Clinton, hiện đang hồi phục lại một liên minh khác, đã có từ trước, trong vùng Thái Bình Dương : liên minh ANZUS, gồm Australia, New Zealand, và Mỹ. Ý nghĩa của động thái phối hợp đó có thể được dễ dàng nhận thấy khi quan sát kỷ bản đồ của vùng biển kéo dài từ New Zealand lên đến tận vùng biển Okhotsk của Nga. Có vẻ như Mỹ vẫn cương quyết, và cho đến nay vẫn đủ ưu thế quân sự cũng như liên minh chính trị, không đề cho Trung Quốc và Nga có thể có cơ hội để vươn ảnh hưởng ra vùng biển này của Thái Bình Dương. Nghĩa là, cho đến lúc này, Mỹ vẫn là người bá chủ của Thái Bình Dương.
TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG.
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010
Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa:
1- HỒNG LÂU MỘNG :
2- TAM QUỐC DIỄN NGHĨA :
3- TÂY DU KÝ :
4- THỦY HỬ :
GHI CHU : Cả 4 phim trên có thể coi full screen - ( click vô ô vuông
cuối screen )
Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010
Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010
Trên 4000 phụ nữ và trẻ em VN bị bán ra nước ngoài trong 5 năm qua
Thứ Sáu, 17 tháng 12 2010
Tin liên hệ
Tin tổng hợp từ Việt Nam cho hay gần 1.600 vụ buôn người đã được phát hiện tại Việt Nam trong 5 năm qua. ViệtNamNet trích dẫn các số liệu thống kê của Bộ Công An, nói rằng hơn 3.500 phụ nữ và gần 500 trẻ em đã bị bán ra nước ngoài.Theo các số liệu này, hơn 60% các nạn nhân bị bán cho Trung Quốc và 11% bán sang Campuchia. Cảnh sát đã bắt giữ 2.900 người có dính líu đến các vụ buôn người này.
Ước lượng có ít nhất 22.000 phụ nữ và trẻ con đã bị đưa bất hợp pháp sang Trung Quốc trong những năm 1990.
Tin của UNICEF nói trong số những người hành nghề bán dâm tại thủ đô Pnom Penh của Campuchia, tổng cộng ước lượng lên tới 45.000 người, thì khoảng 60% là người Việt.
Nạn nhân của các vụ buôn người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ gái, đã bị bán sang nhiều nước để bị khai thác lao động hoặc khai thác tình dục. Ngoài Campuchia và Trung Quốc, các nạn nhân còn bị buôn sang Thái Lan, Hong Kong, Macau, Malaysia, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Anh quốc và cộng hòa Séc.
Nạn buôn người đã trở nên vô cùng phức tạp tại Việt Nam trong những năm gần đây. Một số trường hợp đã bị cảnh sát phát hiện, có liên quan tới các nhóm tội phạm có tổ chức, và xuyên quốc gia.
Việt Nam đang tìm cách củng cố luật để hợp tác với các quốc gia khác hầu có thể kiềm chế các hoạt động tội phạm này.
Nguồn: AP, VietnamNet
Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010
Đơn Tố Cáo Và Yêu Cầu Truy Tố về 2 tội PHẢN QUỐC và BÁN NƯỚC
Ngày xưa vua Hùng dựng nước, ngày nay cộng sản bán nước
Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2010
Đơn Tố Cáo Và Yêu Cầu Truy Tố về 2 tội PHẢN QUỐC và BÁN NƯỚC
LM Nguyễn Văn Lý ...Kính gửi: Ông Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Trương Hòa Bình,48 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đồng kính gửi:I – Nguyên cáo và những người cùng đứng đơn kiện:
- Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường,
- Ông Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh,
- Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng,
- Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XII Lê Thị Thu Ba,
- Đồng bào Việt Nam quốc nội và hải ngoại,
- Các Tổ chức, Hội đoàn và Đảng phái Việt Nam quốc nội và hải ngoại,
- Các Cơ quan Truyền thông và Báo chí Việt Nam.
- Các Tổ chức quốc tế và các Cơ quan Truyền thông quốc tế.
• Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế,
69 Phan Đình Phùng, Huế.
Những người Việt quốc nội và hải ngoại cùng đứng đơn kiện:
- Chân Tín, Linh mục Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn.
- Lê Văn Cao, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế.
- Hồ Văn Quý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, Quản xứ Diên Sanh, Quảng Trị.
- Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Công giáo TGP Huế, Quản xứ An Bằng, Thừa Thiên-Huế.
- Phan Văn Lợi, Linh mục Công giáo Giáo phận Bắc Ninh, 16/46 Trần Phú, Huế.
- Lê Trần Luật, Luật sư, Sài Gòn.
- Lê Thị Công Nhân, Luật sư, 316, A7 VP Chính phủ, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Ngọc, ấp 1, xã Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Nguyễn Ngọc Quang, giáo xứ La Ngà, Định Quán, Đồng Nai.
- Đinh Xuân Minh, Linh mục Công giáo Giáo phận Mainz, Đức Quốc.
- Nguyễn Sơn Hà, số 12 rue de la Lutte – 95170 Deuil de la Barre, Pháp quốc.
- Nguyễn Trung Kiên, số 269 Avenue Daumesnil - 75012 Paris, Pháp quốc.
II- Những bị cáo:
1. Các Công dân Việt Nam trong vai trò Thành viên Bộ Chính trị BCH/TƯ/ ĐCSVN từ khóa IX (2001-2006) trở về trước, dù đã qua đời hoặc còn sống như các Ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Lê Công Phụng, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Duy Niên và các đồng lõa.
2. Các Công dân Việt Nam trong vai trò Thành viên Bộ Chính trị BCH/TƯ/ ĐCSVN đương nhiệm khóa X (2006-2011), Ông Nông Đức Mạnh TBT/BCH/TƯ và các đồng lõa.
3. Các Ông Nguyễn Minh Triết Chủ Tịch Nước, Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng Chính phủ, Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và các đồng lõa.
III - Tội danh:
Căn cứ trên Hiến pháp (HP) Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 được bổ sung năm 2001 và Bộ Luật Hình sự (LHS) năm 1999 của Nước CHXHCN Việt Nam, được bổ sung năm 2009:
1- Tội phản bội Tổ quốc (điều 78 LHS): "Những công dân cấu kết với nước ngoài nhằm gây hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc".
2- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81 LHS) : "Làm sai lệch đường biên giới (lãnh thổ và lãnh hải) Quốc gia Việt Nam,… gây phương hại cho an ninh lãnh thổ (và lãnh hải) của Đất nước…".
3- Tội bán Nước. Mặc dù trong Hiến pháp và trong Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam không có điều khoản nào nói về tội bán Nước. Nhưng những hành vi chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ minh chứng tội bán Nước căn cứ theo truyền thống 4 ngàn năm dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc Việt Nam.
4- Tội cấu kết làm tay sai ngoại bang : che giấu sự thật và ngăn cấm tinh thần yêu nước liên quan đến vấn đề ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải (điều 69 HP).
5- Tội không trưng cầu ý Dân (điều 2 HP) : "Nhà nước … là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân". Thế mà Dân không được biết, không được bàn, không được làm, không được kiểm tra!
Kính thưa Ông Chánh Án,
Là những người yêu Nước và có trách nhiệm với Tổ quốc, căn cứ các tội danh nêu trên và căn cứ điều 44 HP: "Bảo vệ Tổ quốc... là sự nghiệp của Toàn Dân", điều 77 HP: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của Công Dân", điều 75 § 1 HP : "Người VN định cư ở nước ngoài là bộ phận của Cộng đồng Dân tộc VN", và điều 74 HP : "Công Dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo….về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước...", chúng tôi đồng ký tên vào đơn kiện này để kiện các bị cáo đã có những hành vi vi hiến và phạm pháp sau đây:
A. Hành vi phạm tội:
1- Trao nhượng Hoàng Sa và Trường Sa qua công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14-09-1958 theo lệnh của ông Hồ Chí Minh.
2- Ký Hiệp định Biên giới Lãnh thổ trên đất liền, ngày 30.12.1999 và Quốc hội phê chuẩn ngày 09.06.2000.
3- Ký Hiệp định Biên giới Lãnh hải vịnh Bắc Việt và qui định vùng đánh cá chung ngày 25.12.2000 và Quốc hội phê chuẩn ngày 15.06.2004.
4- Không hề đưa ra lý do vì sao phải:
- Hủy bỏ Hiệp định Pháp-Hoa (Convention de Fournier) ký ngày 18.05.1884 và 09.06.1885 tại Thiên Tân, rồi tự ý phân định lại biên giới lãnh thổ và lãnh hải dưới áp lực của ngoại bang.
- Hủy bỏ Hiệp định Pháp-Hoa (Convention de Brévié) ký ngày 26.06.1887 quy định về Vịnh Bắc Việt rồi tự ý phân chia lại Vịnh này dưới áp lực của ngoại bang.
- Che giấu bí mật hoàn toàn đối với toàn Dân về việc chuẩn bị, xúc tiến, hoàn thành, ký kết văn bản 2 Hiệp Ước nói trên.
5- Nộp hồ sơ về thềm lục địa Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc ngày 07-05-2009 mà lại tự giới hạn chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
6- Trao nhượng đất, rừng, biển dưới nhiều hình thức (Boxit, thuê rừng, bờ biển,... ).
Trong khi không điều nào trong Hiến pháp hoặc Luật pháp cho phép Chính phủ, Quốc hội và đảng Cộng Sản Việt Nam được toàn quyền về lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, được thụt lùi địa giới hải giới vô căn cứ, đặc biệt là khi không có sự đe dọa quân sự của đối phương, tự ý tạo điều kiện cho ngoại bang đưa "dân" của chúng ồ ạt vào chiếm đóng lâu dài trên Đất Việt qua các kế hoạch khai thác boxit ở Tây Nguyên, thuê các rừng đầu nguồn và các bờ biển, mà toàn Dân không hề biết hoặc đồng thuận.
B. Căn cứ điều 17 HP: "Đất đai, rừng núi,... tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa,… đều thuộc sở hữu của toàn Dân". Nếu điều 17 này được hiểu như là toàn Dân có quyết định tối cao và tối hậu về toàn bộ Đất đai của Quốc gia thì khi đưa ra công hàm, ký kết và phê chuẩn 2 hiệp ước nêu trên, mà không trưng cầu ý Dân, thì Quốc hội, Chính phủ và đảng CSVN đã phạm các tội:
1- Phản Quốc và bán Nước vì làm mất tài sản đất đai của toàn Dân mà Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN hoàn toàn không có quyền sở hữu (điều 34, 47 HP).
2- Làm sai lệch biên giới lãnh thổ và lãnh hải Quốc gia (điều 81 LHS), gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho : toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, sinh mạng người dân, tài nguyên đất nước.
3- Lạm dụng quyền lực và làm tay sai Ngoại bang : vượt quá quyền hạn mà Hiến pháp đã quy định khi đàm phán về biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho ngoại bang đưa "dân" của chúng ồ ạt vào chiếm đóng lâu dài trên Đất Việt, không thông báo sự thật về các vụ đàm phán và ngăn cấm tinh thần yêu nước phản đối ngoại xâm (điều 69 HP).
4- Không trưng cầu ý Dân (điều 84 § 14 HP) về những thay đổi liên quan tới lãnh thổ và lãnh hải.
C. Căn cứ điều 78 LHS: "Tội phản bội Tổ quốc: Công dân nào cấu kết với người nước ngoài nhằm gây hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ (và lãnh hải) của Tổ quốc". Quốc hội, Chính phủ và Đảng CSVN đã phạm các tội:
5- Phản Quốc và bán Nước vì không làm tròn nhiệm vụ gìn giữ an ninh quốc phòng
(điều 83 § 3 HP).
6- Không chu toàn nhiệm vụ giám sát (Quốc hội đối với Chính phủ) (điều 83 § 4 HP).
7- Không tuân thủ Hiến pháp Việt Nam do chính Quốc hội đặt ra (điều 84 § 2 HP).
8- Ngăn cấm tinh thần yêu nước của giới trí thức, giới đối kháng và giới dân oan yêu nước qua việc hăm dọa đánh đập, vu khống chụp mũ, kết án giam cầm các công dân đã lên tiếng phản đối Giặc Tàu xâm lược và tố cáo não trạng thái thú, tinh thần nô lệ của đảng và nhà cầm quyền CSVN.
D. Hậu quả của việc phản Quốc và bán Nước:
1. Tổn hại tinh thần: Làm tổn thương tình yêu Nước thiêng liêng và danh dự của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới, quốc nội lẫn hải ngoại.
2. Tổn hại lãnh thổ - lãnh hải của Tổ quốc ngàn đời:
Các hành vi vi phạm nêu trên đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, có thể biến Tổ quốc của chúng ta thành thuộc địa của Trung Cộng, biến Dân tộc ta thành nô lệ của Bắc phương. Chúng tôi có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng hậu quả tai hại đó là : dưới chế độ Cộng sản, Tổ quốc Việt Nam chúng ta đã:
- mất từ 760 km2 đến 1.000 km2 ở vùng biên giới lãnh thổ phía Bắc.
- mất từ 11.000 km2 đến 20.000 km2 ở vùng biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Việt.
- mất nhiều địa điểm mang tính lịch sử như Ải Nam Quan, Bãi Tục Lãm, phân nửa thác Bản Giốc... và nhiều cao điểm chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
- mất Quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo Trường Sa, là tài nguyên về khoáng sản, hải sản và là tiền đồn phía Đông Tổ quốc.
- mất quyền kiểm soát vùng Tây Nguyên do việc để cho Trung Cộng khai thác bôxit, mất quyền kiểm soát hơn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và hàng chục ngàn hecta duyên hải do việc để cho Trung Quốc thuê mướn lâu dài.
Với những hậu quả hết sức nghiêm trọng vừa nêu, các hành vi nói trên đã hiển nhiên đủ yếu tố cấu thành các tội : tội phản Quốc, tội bán Nước và tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 78, 81 LHS). Tội này thuộc về hầu hết các thành viên của Quốc hội, Chính phủ, thuộc về toàn thể Bộ Chính trị đảng CSVN. Do đó Quốc hội, Chính phủ và Bộ Chính trị BCH đảng CSVN không còn xứng đáng làm đại diện và lãnh đạo Dân tộc Việt Nam, trái lại cần phải bị đem ra trước công lý.
Đàng khác, chúng tôi khẳng định:
- Mặc dù công hàm do ông Phạm Văn Đồng theo lệnh ông Hồ Chí Minh ký đã thông qua Chính phủ Việt Nam Dân chủ, mặc dù hai Hiệp định lãnh thổ và lãnh hải đã thông qua Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, chúng vẫn chưa bao giờ được Toàn Dân Việt Nam chấp thuận.
- Mặc dù các vùng đất, biển, đảo xưa kia thuộc Việt Nam và nay thuộc Trung Cộng do các văn kiện phi pháp nói trên cống hiến hay do việc Trung Cộng xâm lấn, chúng vẫn luôn mãi là tài sản của Dân tộc và Đất nước Việt Nam.
- Ý chí của Toàn Dân Việt là không thể cắt đất, dâng biển cho ngoại bang, không thể tạo điều kiện cho ngoại bang chiếm giữ những điểm chiến lược quan trọng trong việc phòng thủ Đất nước mà xưa nay Cha ông, Tiên tổ chúng ta đã đem xương máu giữ gìn.
Kết luận:
Chúng tôi tha thiết yêu cầu thẩm quyền tư pháp Việt Nam, đặt biệt là Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sớm khởi tố vụ án chính trị hết sức nghiêm trọng này, đưa những kẻ phản Quốc và bán Nước ra trước vành móng ngựa, xét xử nghiêm minh để bảo vệ danh dự và sự tồn tại của Dân tộc chúng ta. Yêu cầu xét lại và thả ngay vô điều kiện tất cả các công dân có thái độ yêu nước đã bị bắt giam, quản chế vì bị vu khống, chụp mũ; yêu cầu bồi thường cho họ xứng đáng.
Trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án thì yêu cầu quý vị sớm trả lời cho chúng tôi bằng văn bản lý do vì sao.
Chúng tôi cam đoan rằng những lời tố cáo của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi trách nhiệm việc chúng tôi làm trước lịch sử Tổ quốc, trước Tổ tiên Dân tộc và trước Hồn thiêng Sông núi.
Trân trọng kính chào!
Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2010
Nguyên cáo:
(đã ký tên)
Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế,
69 Phan Đình Phùng, Huế.
Cùng đứng tên khởi kiện:
- Chân Tín, Linh mục Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn.
- Lê Văn Cao, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế.
- Hồ Văn Quý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế, Quản xứ Diên Sanh, Quảng Trị.
- Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Công giáo TGP Huế, Quản xứ An Bằng, Thừa Thiên-Huế.
- Phan Văn Lợi, Linh mục Công giáo Giáo phận Bắc Ninh, 16/46 Trần Phú, Huế.
- Lê Trần Luật, Luật sư, Sài Gòn.
- Lê Thị Công Nhân, Luật sư, 316, A7 VP Chính phủ, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Ngọc, ấp 1, xã Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Nguyễn Ngọc Quang, giáo xứ La Ngà, Định Quán, Đồng Nai.
- Đinh Xuân Minh, Linh mục Công giáo Giáo phận Mainz, Đức Quốc.
- Nguyễn Sơn Hà, số 12 rue de la Lutte – 95170 Deuil de la Barre, Pháp quốc.
- Nguyễn Trung Kiên, số 269 Avenue Daumesnil - 75012 Paris, Pháp quốc.
* Source: Đảng Thăng Tiến Việt Nam - Vietnam Progression Party
http://thangtien.wordpress.com
================================================== ===============
Xin quý vị vào website dưới đây, cùng ký tên với các vị Linh Mục để khởi kiện tội ác của việt cộng ra trước công luận thế giới:
http://www.vietnoiket.net/vn/?p=1115
2010: Trọng tâm kinh tế thế giới dời khỏi Âu Mỹ?
Nghe
Khối euro đang trực diện với hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi đồng tiền chung ra đời. Hoa Kỳ vẫn lấn cấn với tỷ lệ thất nghiệp gần 10%. Trọng lượng kinh tế của các nước đang trỗi dậy ngày càng lớn.
Reuter |
Ngược thời gian trở về với mùa hè năm 2007, khi toàn cảnh kinh tế thế giới còn rất tươi sáng, và tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu đạt đỉnh cao 5% thì cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc subprime đã bùng nổ. Tiếp theo đó đến tháng 9/2008, thị trường tài chính lớn nhất thế giới Wall Street đã trải qua một trận đại hồng thủy với vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers và từ đó đén nay thì có thể nói hai chữ « khủng hoảng » gần như được gắn liền với các bài phân tích về kinh tế : cộng đồng quốc tế đánh mất 0,7% GDP trong năm 2009. Riêng đối với năm nay, chỉ số này đã tăng trở lại được gần 4%, cao hơn nhịp độ trung bình của thế giới trong 3 thập niên vừa qua (GDP toàn cầu tăng trung bình 3,5% trong giai đoạn 1980-2009). Nhưng khác hẳn với giai đoạn tiền khủng hoảng- trước 2008- các động cơ chính của con tàu kinh tế thế giới không còn được đặt tại Hoa Kỳ, châu Âu hay Nhật Bản mà đã được dời về khu vực các quốc gia đang trỗi dậy. Trong số này đứng đầu là Trung Quốc và Brazil.
Với trên 2600 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc dư thừa phương tiện để « cứu nguy nhiều tập đoàn » của châu Âu và Mỹ lâm nạn. Chỉ riêng đối với ngành công nghiệp xe hơi, năm nay, hai « con chim đầu đàn » của Âu Mỹ là Volvo và Ford đều đã mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc. Lại cũng Bắc Kinh đã tung tiền mua công trái của Nhật Bản : trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc mua 15 tỷ euro công trái của Nhật. Quê hương của ông Đặng Tiểu Bình gần như khiêu khích phần còn lại của thế giới với tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 10%
Trong lúc Hoa Kỳ và châu Âu đau đầu vì vấn đề nhập siêu, thì bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nội trong tháng 11 vừa qua, cán cân thương mại Trung Quốc thặng dư gần 23 tỷ đô la.
Về phần ông khổng lồ của châu Mỹ La Tinh là Brazil, thì nền kinh tế đang vươn lên này tạo thêm 2 triệu rưỡi việc làm trong 10 tháng đầu năm, thành tích chưa từng thấy này làm 19 nước còn lại trong khối G20 phải ganh tị. Song song với thành quả kinh tế, Brazil còn là một trong những quốc gia hiếm có trên thế giới có thể tự hào là đã đưa 20 triệu dân ra khỏi cảnh bần cùng trong vỏn vẹn chưa đầy một thập niên.
Tại châu Âu, sau khi tuột dốc không phanh vào năm ngoái, để thất thoát hơn 5% GDP, kinh tế Đức trong năm nay đã lấy lại phong độ một cách hết sức ngoạn mục : tổng sản phẩm nội địa tăng 3,4% nhờ vào ngành xuất khẩu rất năng động bất chấp tỷ giá đồng euro bị coi là quá cao so với đô la và yen. Thế nhưng trong toàn khối 27 nước Liên Hiệp Châu Âu thì nước Đức của thủ tướng Merkel cùng với Ba Lan gần như là những ngoại lệ.
Khối euro trong năm nay đã phải trực diện với hai cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng của Hy Lạp và Ailen phải thận trọng trước hiện tượng dầu loang từ Athenes và Dublin đến những mắt xích yếm kém nhất trong khối như là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Ý.
Nhìn sang bên kia Đại Tây Dương, tại Hoa Kỳ, vấn đề « cơm áo gạo tiền » đã cướp mất đa số của Đảng Dân chủ ở Hạ Viện. Về mặt kỹ thuật thì nước Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng và quay trở lại với con đường tăng trưởng, thế nhưng đó là một tỷ lệ tăng trưởng èo uột và nhất là không đả thông bế tắc trên thị trường lao động.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California phác họa toàn cảnh chung trong năm 2010 của siêu cường kinh tế số 1 thế giới :
"Riêng kinh tế Hoa Kỳ hồi phục quá chậm. GPD sụt hơn 4% vì 18 tháng suy trầm thì vẫn chỉ tăng được có từ 1 đến 2%. Cả năm nay thất nghiệp mấp mé 10% và hiện nay là 9,8% dân số lao động. Trong số hơn 15 triệu người thất nghiệp có sáu triệu bị mất việc trên sáu tháng và đáng chú ý nhất : thành phần mất việc lại là người có chuyên môn và lợi tức hạng trung lưu, loại nhân viên cổ cồn áo trắng chứ không chỉ có công nhân áo xanh như trước đây. Song song, tài sản của nhiều người là ngôi nhà thì sụt giá vì nạn bể bóng gia cư từ năm 2006/200. Năm qua còn mất thêm hơn 4%. So với đỉnh cao năm 2006 thì mất một phần tư. Vì vậy, đa số đều thấy là mình nghèo đi".
Vì muốn đem lại một vài điểm tăng trưởng mà cả chính quyền Bush trước đây lẫn chính quyền Obama kể từ đầu 2009 đã không ngại tốn kém để « hà hơi tiếp sức » cho hệ thống kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa điểm lại những nỗ lực của chính quyền liên bang :
"Các định chế hữu trách đều áp dụng mọi biện pháp kinh điển như tiền tệ và ngân sách mà chưa công hiệu. Về tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất tới số không và giữ nguyên ở đó đã tròn hai năm rồi. Đây là chuyện cực kỳ bất thường. Bất thường hơn nữa là Ngân hàng Trung ương còn in tiền, bơm bạc vào kinh tế hai lần liền, lần trước là hơn hai ngàn tỷ đô la, và lần thứ hai là thêm 600 tỷ trong tám tháng, kể từ đầu tháng 11.
Về ngân sách thì chính quyền đã hai lần bơm tiền kích thích trị giá 185 tỷ thời ông Bush và hơn 800 tỷ thời ông Obama mà chưa có kết quả. Ngày 17/12/10, lại thêm 858 tỷ được quyết định bơm thêm trong hai năm tới. Chưa biết kết quả ra sao thì ngân sách năm qua đã bội chi 1.400 tỷ, gần 10% GDP và còn bội chi nữa, nên chính phủ phải đi vay dù đã mắc nợ tới 87% tổng sản phẩm nội địa.
Một lý do giải thích là hai năm qua, chính quyền Obama và Quốc hội Dân Chủ không coi việc kích thích kinh tế và việc làm là ưu tiên mà lại tập trung vào việc cải tạo xã hội. Vì vậy cử tri mới phản ứng mạnh trong cuộc bầu cử tháng 11 khiến đảng Dân chủ thảm bại và ông Obama phải hợp tác với đối lập Cộng hoà để cứu nguy kinh tế".
Tại cường quốc số 1 thế giới, về mặt đối nội khó khăn kinh tế đã dẫn đến hậu quả chính trị tai hại đối với Nhà Trắng. Trên trường quốc tế, tổng thống Obama cũng tỏ ra bị lép vế so với lãnh đạo Trung Quốc, và đã phải đấu dịu trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh trong hồ sơ tiền tệ. Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa so sánh :
"Tôi có chú ý đến chuyện lép vế ấy khi thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc thăm Ấn Độ tuần qua với cả trăm doanh gia trong phái đoàn. Sau ba ngày đàm phán với một nước xưa nay là đối thủ, đôi bên ký kết nhiều hợp đồng trị giá mười mấy tỷ đô la. Sau đó, ông Ôn Gia Bảo thăm Pakistan và dự trù ký 35 tỷ đô la hợp đồng nữa. So với kết quả chuyến thăm viếng Ấn Độ tháng 11/2010 rồi sự thất bại của ông Obama tại Seoul bên lề thượng đỉnh G-20 thì quả là Trung Quốc có vẻ vượt xa. Nhưng thật ra, thế mạnh của Bắc Kinh là thế ảo của nhà nước với 2.660 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ tung ra mua chuộc thiên hạ trong khi xã hội bên dưới thì vẫn nghèo nàn lạc hậu".
Nhưng toàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ không hoàn toàn u ám như mọi người lầm tưởng. Nước Mỹ của ông Obama còn rất nhiều chủ bài trong tay. Chìa khóa lớn nhất mà hiếm ai có được chính là sức mua của các hộ gia đình. Vấn đề đặt ra là chỉ cần các nhà đầu tư, giới doanh nghiệp mạnh dạn tin tưởng vào chính sách của Washington. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa gắn liền hồ sơ kinh tế với môi trường chính trị ở Hoa Kỳ :
"Về việc cứu nguy kinh tế Mỹ, có lẽ tâm lý của thị trường sẽ là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp Mỹ đang có mấy ngàn tỷ bạc trong tay mà không dám bung ra làm ăn và tuyển dụng vì chưa yên tâm về chánh sách của nhà nước. Với Quốc hội mới, tình hình sẽ khá hơn và kinh tế có hy vọng đạt mức tăng trưởng chừng 4% vào năm tới. Nhưng thất nghiệp thì chưa thể giảm ngay, phải năm năm nữa thì may ra mới thấy lại tỷ lệ 5% trước khi bị suy trầm. Và quan trọng nhất, phải có một cuộc cách mạng trong đầu các chính khách thì mới đẩy lui được thói tật gây bội chi ngân sách và đi vay bừa phứa. Khi bội chi và mức công trái - là nợ nần của nhà nước - bắt đầu giảm thì tình hình mới đổi khác.
Chính là trong mấy năm thắt lưng buộc bụng để trả nợ sắp tới người ta càng tin rằng kinh tế Mỹ bị suy bại. Nhưng tôi không tin là Hoa Kỳ sẽ mất cả chục năm như Nhật Bản. Lý do là sau vụ bể bóng năm 1990, Nhật phản ứng chậm với nhiều quán tính và xứ này lại có dân số bị lão hóa, già nhiều hơn trẻ. Hoa Kỳ thì linh động và liều lĩnh hơn nên sau hai năm sai lầm vừa rồi, họ sẽ lại rút kinh nghiệm. Nhất là khi họ ý thức được là kinh tế Hoa Kỳ đã chuyển qua một hình thái sản xuất khác và cần loại giải pháp khác mà rồi họ sẽ tìm ra sau khi cho các chính khách một bài học".
2010 là năm kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Cho dù mới chỉ ở giai đoạn đầu và theo các nhà phân tích thì đây chỉ mới là những tiến bộ rất nhỏ, nhưng sự bình phục đó được coi là « chậm mà chắc ». Có điều, như nhận xét của Marc Touati, phó giám đốc cơ quan đầ tư Global Equities ngày càng có nhiều nghi vấn chung quanh đồng tiền chung châu Âu. Khủng hoảng tài chính của Hy Lạp, rồi Ailen, những khó khăn chồng chất của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và trong một chừng mực nào đó là của vương quốc Bỉ, của Ý và cũng không loại trừ trường hợp của Pháp- đang làm sứt mẻ uy tín của đồng euro.
Kể từ khi đơn vị tiền tệ châu Âu này chào đời, 2010 cũng là lần đầu tiên mọi người đặt câu hỏi về « tuổi thọ » của đồng euro. Điều làm giới đầu tư lo ngại là khu vực đồng euro lâm vào bế tắc chính trị và khi đó người ta lo ngại là hệ thống tiền tệ chung châu Âu bùng nổ. Hy Lạp trong tình huống « dầu sôi lửa bỏng » hồi mùa xuân vừa qua, sang thu thì đến lượt Ailen bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Nhưng 16 nước thành viên khối euro và nhìn rộng ra hơn là 27 nước Liên Hiệp Châu Âu lại không có cùng một quan điểm.
Trong khi đó Uncle Sam thì đang bước sang một mô hình phát triển mới mà ở đó tăng trưởng không nhất thiết tạo thêm công việc làm. Mặt khác Hoa Kỳ cũng phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, và các trang thiết bị công nghiệp tránh để bị các nền công nghiệp còn "non trẻ" và năng động như Brazil hay Trung Quốc qua mặt Ngun Nguồn :http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20101221-2010-trong-tam-kinh-te-the-gioi-dang-doi-khoi-au-my
Với trên 2600 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc dư thừa phương tiện để « cứu nguy nhiều tập đoàn » của châu Âu và Mỹ lâm nạn. Chỉ riêng đối với ngành công nghiệp xe hơi, năm nay, hai « con chim đầu đàn » của Âu Mỹ là Volvo và Ford đều đã mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc. Lại cũng Bắc Kinh đã tung tiền mua công trái của Nhật Bản : trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc mua 15 tỷ euro công trái của Nhật. Quê hương của ông Đặng Tiểu Bình gần như khiêu khích phần còn lại của thế giới với tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 10%
Trong lúc Hoa Kỳ và châu Âu đau đầu vì vấn đề nhập siêu, thì bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nội trong tháng 11 vừa qua, cán cân thương mại Trung Quốc thặng dư gần 23 tỷ đô la.
Về phần ông khổng lồ của châu Mỹ La Tinh là Brazil, thì nền kinh tế đang vươn lên này tạo thêm 2 triệu rưỡi việc làm trong 10 tháng đầu năm, thành tích chưa từng thấy này làm 19 nước còn lại trong khối G20 phải ganh tị. Song song với thành quả kinh tế, Brazil còn là một trong những quốc gia hiếm có trên thế giới có thể tự hào là đã đưa 20 triệu dân ra khỏi cảnh bần cùng trong vỏn vẹn chưa đầy một thập niên.
Tại châu Âu, sau khi tuột dốc không phanh vào năm ngoái, để thất thoát hơn 5% GDP, kinh tế Đức trong năm nay đã lấy lại phong độ một cách hết sức ngoạn mục : tổng sản phẩm nội địa tăng 3,4% nhờ vào ngành xuất khẩu rất năng động bất chấp tỷ giá đồng euro bị coi là quá cao so với đô la và yen. Thế nhưng trong toàn khối 27 nước Liên Hiệp Châu Âu thì nước Đức của thủ tướng Merkel cùng với Ba Lan gần như là những ngoại lệ.
Khối euro trong năm nay đã phải trực diện với hai cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng của Hy Lạp và Ailen phải thận trọng trước hiện tượng dầu loang từ Athenes và Dublin đến những mắt xích yếm kém nhất trong khối như là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Ý.
Nhìn sang bên kia Đại Tây Dương, tại Hoa Kỳ, vấn đề « cơm áo gạo tiền » đã cướp mất đa số của Đảng Dân chủ ở Hạ Viện. Về mặt kỹ thuật thì nước Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng và quay trở lại với con đường tăng trưởng, thế nhưng đó là một tỷ lệ tăng trưởng èo uột và nhất là không đả thông bế tắc trên thị trường lao động.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California phác họa toàn cảnh chung trong năm 2010 của siêu cường kinh tế số 1 thế giới :
"Riêng kinh tế Hoa Kỳ hồi phục quá chậm. GPD sụt hơn 4% vì 18 tháng suy trầm thì vẫn chỉ tăng được có từ 1 đến 2%. Cả năm nay thất nghiệp mấp mé 10% và hiện nay là 9,8% dân số lao động. Trong số hơn 15 triệu người thất nghiệp có sáu triệu bị mất việc trên sáu tháng và đáng chú ý nhất : thành phần mất việc lại là người có chuyên môn và lợi tức hạng trung lưu, loại nhân viên cổ cồn áo trắng chứ không chỉ có công nhân áo xanh như trước đây. Song song, tài sản của nhiều người là ngôi nhà thì sụt giá vì nạn bể bóng gia cư từ năm 2006/200. Năm qua còn mất thêm hơn 4%. So với đỉnh cao năm 2006 thì mất một phần tư. Vì vậy, đa số đều thấy là mình nghèo đi".
Vì muốn đem lại một vài điểm tăng trưởng mà cả chính quyền Bush trước đây lẫn chính quyền Obama kể từ đầu 2009 đã không ngại tốn kém để « hà hơi tiếp sức » cho hệ thống kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa điểm lại những nỗ lực của chính quyền liên bang :
"Các định chế hữu trách đều áp dụng mọi biện pháp kinh điển như tiền tệ và ngân sách mà chưa công hiệu. Về tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất tới số không và giữ nguyên ở đó đã tròn hai năm rồi. Đây là chuyện cực kỳ bất thường. Bất thường hơn nữa là Ngân hàng Trung ương còn in tiền, bơm bạc vào kinh tế hai lần liền, lần trước là hơn hai ngàn tỷ đô la, và lần thứ hai là thêm 600 tỷ trong tám tháng, kể từ đầu tháng 11.
Về ngân sách thì chính quyền đã hai lần bơm tiền kích thích trị giá 185 tỷ thời ông Bush và hơn 800 tỷ thời ông Obama mà chưa có kết quả. Ngày 17/12/10, lại thêm 858 tỷ được quyết định bơm thêm trong hai năm tới. Chưa biết kết quả ra sao thì ngân sách năm qua đã bội chi 1.400 tỷ, gần 10% GDP và còn bội chi nữa, nên chính phủ phải đi vay dù đã mắc nợ tới 87% tổng sản phẩm nội địa.
Một lý do giải thích là hai năm qua, chính quyền Obama và Quốc hội Dân Chủ không coi việc kích thích kinh tế và việc làm là ưu tiên mà lại tập trung vào việc cải tạo xã hội. Vì vậy cử tri mới phản ứng mạnh trong cuộc bầu cử tháng 11 khiến đảng Dân chủ thảm bại và ông Obama phải hợp tác với đối lập Cộng hoà để cứu nguy kinh tế".
Tại cường quốc số 1 thế giới, về mặt đối nội khó khăn kinh tế đã dẫn đến hậu quả chính trị tai hại đối với Nhà Trắng. Trên trường quốc tế, tổng thống Obama cũng tỏ ra bị lép vế so với lãnh đạo Trung Quốc, và đã phải đấu dịu trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh trong hồ sơ tiền tệ. Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa so sánh :
"Tôi có chú ý đến chuyện lép vế ấy khi thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc thăm Ấn Độ tuần qua với cả trăm doanh gia trong phái đoàn. Sau ba ngày đàm phán với một nước xưa nay là đối thủ, đôi bên ký kết nhiều hợp đồng trị giá mười mấy tỷ đô la. Sau đó, ông Ôn Gia Bảo thăm Pakistan và dự trù ký 35 tỷ đô la hợp đồng nữa. So với kết quả chuyến thăm viếng Ấn Độ tháng 11/2010 rồi sự thất bại của ông Obama tại Seoul bên lề thượng đỉnh G-20 thì quả là Trung Quốc có vẻ vượt xa. Nhưng thật ra, thế mạnh của Bắc Kinh là thế ảo của nhà nước với 2.660 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ tung ra mua chuộc thiên hạ trong khi xã hội bên dưới thì vẫn nghèo nàn lạc hậu".
Nhưng toàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ không hoàn toàn u ám như mọi người lầm tưởng. Nước Mỹ của ông Obama còn rất nhiều chủ bài trong tay. Chìa khóa lớn nhất mà hiếm ai có được chính là sức mua của các hộ gia đình. Vấn đề đặt ra là chỉ cần các nhà đầu tư, giới doanh nghiệp mạnh dạn tin tưởng vào chính sách của Washington. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa gắn liền hồ sơ kinh tế với môi trường chính trị ở Hoa Kỳ :
"Về việc cứu nguy kinh tế Mỹ, có lẽ tâm lý của thị trường sẽ là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp Mỹ đang có mấy ngàn tỷ bạc trong tay mà không dám bung ra làm ăn và tuyển dụng vì chưa yên tâm về chánh sách của nhà nước. Với Quốc hội mới, tình hình sẽ khá hơn và kinh tế có hy vọng đạt mức tăng trưởng chừng 4% vào năm tới. Nhưng thất nghiệp thì chưa thể giảm ngay, phải năm năm nữa thì may ra mới thấy lại tỷ lệ 5% trước khi bị suy trầm. Và quan trọng nhất, phải có một cuộc cách mạng trong đầu các chính khách thì mới đẩy lui được thói tật gây bội chi ngân sách và đi vay bừa phứa. Khi bội chi và mức công trái - là nợ nần của nhà nước - bắt đầu giảm thì tình hình mới đổi khác.
Chính là trong mấy năm thắt lưng buộc bụng để trả nợ sắp tới người ta càng tin rằng kinh tế Mỹ bị suy bại. Nhưng tôi không tin là Hoa Kỳ sẽ mất cả chục năm như Nhật Bản. Lý do là sau vụ bể bóng năm 1990, Nhật phản ứng chậm với nhiều quán tính và xứ này lại có dân số bị lão hóa, già nhiều hơn trẻ. Hoa Kỳ thì linh động và liều lĩnh hơn nên sau hai năm sai lầm vừa rồi, họ sẽ lại rút kinh nghiệm. Nhất là khi họ ý thức được là kinh tế Hoa Kỳ đã chuyển qua một hình thái sản xuất khác và cần loại giải pháp khác mà rồi họ sẽ tìm ra sau khi cho các chính khách một bài học".
2010 là năm kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Cho dù mới chỉ ở giai đoạn đầu và theo các nhà phân tích thì đây chỉ mới là những tiến bộ rất nhỏ, nhưng sự bình phục đó được coi là « chậm mà chắc ». Có điều, như nhận xét của Marc Touati, phó giám đốc cơ quan đầ tư Global Equities ngày càng có nhiều nghi vấn chung quanh đồng tiền chung châu Âu. Khủng hoảng tài chính của Hy Lạp, rồi Ailen, những khó khăn chồng chất của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và trong một chừng mực nào đó là của vương quốc Bỉ, của Ý và cũng không loại trừ trường hợp của Pháp- đang làm sứt mẻ uy tín của đồng euro.
Kể từ khi đơn vị tiền tệ châu Âu này chào đời, 2010 cũng là lần đầu tiên mọi người đặt câu hỏi về « tuổi thọ » của đồng euro. Điều làm giới đầu tư lo ngại là khu vực đồng euro lâm vào bế tắc chính trị và khi đó người ta lo ngại là hệ thống tiền tệ chung châu Âu bùng nổ. Hy Lạp trong tình huống « dầu sôi lửa bỏng » hồi mùa xuân vừa qua, sang thu thì đến lượt Ailen bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Nhưng 16 nước thành viên khối euro và nhìn rộng ra hơn là 27 nước Liên Hiệp Châu Âu lại không có cùng một quan điểm.
Trong khi đó Uncle Sam thì đang bước sang một mô hình phát triển mới mà ở đó tăng trưởng không nhất thiết tạo thêm công việc làm. Mặt khác Hoa Kỳ cũng phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, và các trang thiết bị công nghiệp tránh để bị các nền công nghiệp còn "non trẻ" và năng động như Brazil hay Trung Quốc qua mặt Ngun Nguồn :http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20101221-2010-trong-tam-kinh-te-the-gioi-dang-doi-khoi-au-my
Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010
Video clip đột kích vũ trường New Century năm 2007
Thứ bảy, 18/12/2010, 00:38 GMT+7
Video clip dài hơn 20 phút ghi lại hình ảnh cảnh sát đột kích vũ trường New Century (Hà Nội) năm 2007 vừa được tung lên mạng và nhanh chóng xôn xao cư dân mạng.
> Những bí mật trong vụ đột kích New Century
Ngày 15/12, hai video clip bắt đầu được đưa lên Youtube với chất lượng hình ảnh khá tốt, nhiều góc quay cận cảnh.
Clip thứ nhất có độ dài gần 10 phút ghi lại toàn bộ cảnh từ khi cảnh sát cơ động đổ quân xuống phố Tràng Thi (Hà Nội). Khi lực lượng cảnh sát ập vào bên trong, nhiều loại đồ uống, thuốc lá vẫn còn bày la liệt trên mặt bàn, khung cảnh ở đây trở nên náo loạn.
Hàng trăm Cảnh Sát ập vào Vũ Trường New Century Hà Nội sáng 28/4/07 Ảnh từ Clip |
Clip thứ hai dài gần 12 phút quay cận cảnh việc cảnh sát khám xét tư trang của những vị khách có mặt tại vũ trường, trong đó có những khách nữ.
Chỉ trong một ngày, 2 video clip trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi ai đã quay những đoạn phim trên và tại sao bây giờ nó lại được phát tán rộng rãi.
|
Trao đổi với VnExpress.net, thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, người từng chỉ huy vụ đột kích New Century cho biết, ông đang đi công tác ở Tây Bắc và chưa được xem video clip trên.
Hơn ba năm trước, rạng sáng 28/4/2007 vụ đột kích vũ trường New Century (phố Tràng Thi) đã gây "chấn động" Hà Nội với hàng trăm cảnh sát bao vây, tạm giữ hơn 1.000 người có mặt tại vũ trường. Tại thời điểm đó, cảnh sát công bố, phát hiện hơn 100 viên ma túy tổng hợp cùng một số gói chất bột màu trắng. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an phát hiện có gần 240 trường hợp phản ứng dương tính với ma túy.
Ảnh từ Video Clip |
Liên quan vụ việc, gần 30 cán bộ của Hà Nội đã bị kỷ luật với mức khiển trách, phê bình hoặc hạ bậc lương. Trong số này có Chủ tịch quận Hoàn Kiếm, Chánh thanh tra Sở Văn hóa thông tin cùng Trưởng công an quận Hoàn Kiếm và 10 cảnh sát khác.
Tháng 11/2007, sau 7 tháng bị tạm giam, ông Dương được VKSND Tối cao cho tại ngoại. Một năm sau, khi được thừa ủy quyền thụ lý vụ án trên, VKSND quận Hoàn Kiếm đình chỉ điều tra tội chứa chấp sử dụng chất ma túy với bị can này. Tháng 9/2009 tại phiên sơ thẩm sau nhiều ngày xét xử, TAND Hoàn Kiếm tuyên ông Nguyễn Đại Dương "trắng án" khi miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo về tội kinh doanh trái phép.
Giữa tháng 11, clip dài chừng 1,5 phút ghi cảnh công an thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh bắt quả tang một vụ chứa chấp, mua bán dâm tại nhà nghỉ cũng bị tung lên mạng. Hình ảnh quay cho thấy một cảnh sát hình sự đã quát tháo, liên tục bắt hai cô gái không mảnh vải che thân "đứng lên, giang tay" ra để cho anh ta chụp ảnh. Cách hành xử này đã gây bức xúc trong cộng đồng mạng. Cơ quan chức năng vào cuộc, xác định những người này đã vi phạm nghiêm trọng quy trình công tác. 6 công an liên quan bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, hạ cấp, chuyển công tác. Tập thể Công an thị xã Cẩm Phả không được công nhận thi đua năm 2010. |
Thái Thịnh
LAN MAN VỀ THỜI SỰ Ở MỸ (phần 1)
Trương Đình Trung
Kết quả bầu cử cho thấy rằng đa số dân chúng không còn muốn tiếp tục trao quyền kiểm soát Quốc Hội cho đảng Dân Chủ; đảng Cộng Hoà đã chiếm thêm được 60 ghế Dân Biểu và trở thành đa số ở Hạ Viện, và thêm được 6 ghế khác ở Thượng Viện. Về mặt nào đó kết quả như vậy cho thấy rằng cử tri Mỹ đã có một nhận thức rất cao về cách xử dụng lá phiếu của mình. Nói đúng hơn là đa số cử tri đã thực thi khéo léo một đòi hỏi rất căn bản của Hiến Pháp Hoa Kỳ; đó là sự Kiểm soát Lẫn nhau và Cân bằng (Check and Balance) giữa 3 quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, trong bối cảnh chính trị của hệ thống lưỡng đảng.
Kết quả bầu cử cho thấy rằng đa số dân chúng không còn muốn tiếp tục trao quyền kiểm soát Quốc Hội cho đảng Dân Chủ; đảng Cộng Hoà đã chiếm thêm được 60 ghế Dân Biểu và trở thành đa số ở Hạ Viện, và thêm được 6 ghế khác ở Thượng Viện. Về mặt nào đó kết quả như vậy cho thấy rằng cử tri Mỹ đã có một nhận thức rất cao về cách xử dụng lá phiếu của mình. Nói đúng hơn là đa số cử tri đã thực thi khéo léo một đòi hỏi rất căn bản của Hiến Pháp Hoa Kỳ; đó là sự Kiểm soát Lẫn nhau và Cân bằng (Check and Balance) giữa 3 quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, trong bối cảnh chính trị của hệ thống lưỡng đảng.
Trong hai năm qua đảng DC đã nắm cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp. Họ chiếm đa số ở cả HV lẫn TV; còn Hành pháp nằm trong tay của TT Obama. Một ưu thế như vậy thường là trở ngại cho mọi sự thoả hiệp vốn là nét cốt yếu cho nền Dân chủ. Bằng cớ là trong suốt hai năm đó, sự bất đồng giữa hai đảng ngày càng lớn, mức phân cực chính trị trong xã hội ngày càng cao, gây nên sự trì trệ trong quá trình thông qua những chính sách lớn cần thiết để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh nghiêm trọng đang xảy ra.
Đây là một bài học Dân chủ rất bổ ích: Quyền lực lớn luôn là trở ngại chính của sự thỏa hiệp; một yếu tố then chốt của nền Dân chủ. Bầu cử là một biểu hiện Dân chủ, là phương tiện giúp cử tri thể hiện quyền của mình. Nhưng Bầu cử thôi chưa đủ để có Dân chủ. Điều cần thiết là phải có định chế chính trị thích hợp và nhận thức cao của cử tri. Hiến pháp Hoa kỳ đã phối hợp với hệ thống lưỡng đảng để tạo ra một định chế cần thiết đó. Cử tri Mỹ, trong suốt hai trăm năm qua đã sử dụng nhuần nhuyễn quyền đầu phiếu của mình để duy trì nền Dân chủ và trạng thái cân bằng đối với các chính kiến trái ngược. Tổng quát thì các chính kiến đó luôn ở về hai cực: Bảo thủ và Tự do, Conservative và Liberal, Tả và Hữu, Elitism và Populism, v.v… Nhưng kết quả chung cuộc, do sự can thiệp của cử tri, luôn là sự thỏa hiệp để rồi, trên phạm vi quốc gia hay chính sách, mọi người đồng thuận với nhau ở điểm giữa, center, không hoàn toàn cực tả hay cực hữu.
Để thoả hiệp, TT Obama đã gác qua một bên sự chống đối việc giảm thuế cho giới giàu, đồng ý với phía đảng CH, gia hạn, thêm hai năm nữa, luật giảm thuế của chính phủ Bush, vốn sắp hết hạn cuối tháng 12 này, áp dụng cho mọi thành phần xã hội. Hôm qua TT Obama đã ký đạo luật Middle Class Tax Relief Act of 2010 (H.R. 4853)[i]. Ngoài việc gia hạn luật giảm thuế của Bush, Luật cũng giảm thuế An Sinh Xã hội (ASXH) (Social security Payroll Tax) trong một năm, từ 6.25% xuống còn 4.25%; và gia hạn khai hưởng trợ cấp thất nghiệp (UI benefits) đến hết năm 2011 cho những người thất nghiệp trên 26 tuần nhưng chưa quá 99 tuần.
Việc giảm thuế ASXH một năm từ 6.25% xuống 4.25% sẽ giúp một người, nói ví dụ, với mức lương 50,000/năm được giảm 1000$ tiền thuế.
Việc gia hạn khai hưởng trợ cấp thất nghiệp đến hết năm 2011 đã khiến một số người hiểu lầm rằng thời hạn được hưởng thất nghiệp sẽ, ngoài 99 tuần ra, tăng thêm 13 tháng. Thật ra, Luật chỉ gia tăng thời hạn để khai xin trợ cấp thất nghiệp của Liên Bang thôi, chứ không tăng thêm tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tổng thời gian ấy vẫn trong giới hạn tối đa 99 tuần cho mọi người thất nghiệp.
Hồi đầu tháng Năm, TNS Debbie Stabenow, cùng với một số TNS thuộc đảng DC, đã đưa ra dự luật nâng tổng thời gian được hưởng tiền thất nghiệp lên một đợt (tier) nữa, gọi là tier V, tức là từ 99 tuần lên 119 tuần cho những người thất nghiệp ở những bang có mức thất nghiệp trên 7.5% (chừng 34 bang),nhưng dự luật đã gặp nhiều sự chống đối và không được Uỷ Ban Tài Chánh Thượng Viện thông qua.[ii]
Đến đây xin mở ngoặc vắn tắt nói về các đợt (tiers) trợ cấp thất nghiệp (UI). Người mới vừa thất nghiệp được hưởng 26 tuần UI đầu tiên của tiểu bang. Đợt này, vì là của tiểu bang, không bị chi phối bởi các quyết định của Quốc Hội. Hết đợt của tiểu bang, người thất nghiệp bắt đầu được nhận UI từ Liên Bang, tuần tự theo các đợt (tiers) như sau đây:
UI của Tiểu Bang | 26 weeks |
1st Tier of Federal Extension | 20 weeks |
2nd Tier of Federal Extension | 14 weeks |
3rd Tier of Federal Extension | 13 weeks |
4th Tier of Federal Extension | 6 weeks |
Separate FED-ED Extension | 20 weeks |
TỔNG CỘNG TỐI ĐA | 99 weeks |
Để hiểu ý nghĩa và hiệu lực của việc Quốc Hội tái tục (renewal) gia hạn khai hưởng UI, xin nêu một ví dụ. Giả sử một người bắt đầu thất nghiệp đầu tháng 10/2010. Người đó sẽ nhận 26 tuần UI của tiểu bang nơi mình cư trú, sau đó nếu còn thất nghiệp sẽ tiếp tục được chuyển qua nhận các đợt UI của Liên Bang cho đến cuối tháng 12/2011. Đến lúc đó, người này sẽ nhận tổng cộng, cả của tiểu bang lẫn của Liên Bang là 65 tuần, tức là đang ở tuần thứ 5 của đợt 3(3rd tier) của LB như bảng trên. Nếu như đến lúc đó, tức 31/12/2011, Quốc Hội không tái tục gia hạn nữa, thì người đó sẽ chỉ được tiếp tục nhận 8 tuần còn lại của đợt 3 mà thôi. Nghĩa là tổng cộng người đó sẽ chỉ nhận được 73 tuần UI, chứ không phải tổng số tối đa 99 tuần. Nhưng giả dụ, sau đó Quốc Hội đến cuối tháng 1/2012 lại tái tục gia hạn thêm 6 tháng nữa, thì đến lúc ấy người đó sẽ tiếp tục được nhận các tiers khác.
Trở lại Luật Giảm Thuế, thì ngoài việc cắt giảm thuế lợi tức, thuế ASXH, như vừa nêu ở trước, Luật còn giúp mở rộng tín dụng thuế con nhỏ (Child Tax credits), giảm thuế cho sinh viên, giảm thuế đầu tư tư bản và lợi tức cổ phần (dividend). Thuế di sản (estate tax) cũng được giảm nhiều, mức tối thiểu là 35%. Theo luật mới này, một cặp vợ chồng có thể di sản cho con đến giới hạn 10 triệu không phải đóng thuế.[iii] Trước đó đề nghị giới hạn trị giá di sản miễn thuế, do đảng DC đề nghị, là 7 triệu dollars và mức thuế tối thiểu là 45%. Luật thuế di sản mới này đã bị chỉ trích kịch liệt. Theo bà Pelosi, hiện đang là Chủ tịch Hạ viện, nhưng sắp trở lại cương vị lãnh tụ đa số DC ở Hạ Viện khi năm 2011 đến, thì việc nâng giới hạn di sản miễn thuế từ 7 triệu dollars lên 10 triệu dollars và giảm thuế xuống 35% chỉ tăng thêm lợi tức cho chừng 6,600 gia đình giàu của giới thượng lưu, nhưng lại gây thất thu cho ngân sách đến 23 tỉ dollars!
Tổng chi phí cho việc thực hiện Luật Giảm Thuế này được ước tính là sẽ lên đến 846 tỉ dollars; nghĩa là mức khiếm hụt ngân sách của chính phủ sẽ tăng thêm bằng chừng đó! Đây là một điểm rất thú vị và đáng chú ý. Số liệu cho biết rằng mức thu ngân sách Liên bang năm 2008 là chừng 2,520 tỉ dollars, nhưng chính phủ đã phải chi tổng cộng chừng 3,500 tỉ dollars; nghĩa là mức khiếm hụt trong chỉ một năm 2008 xấp xỉ gần 1,000 tỉ dollars! Cộng hết nợ nần tính cho đến nay của chính phủ Mỹ là chừng 14,000 tỉ dollars![iv] Trong khi đó thì ước tính về Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP) của Mỹ hiện nay là 14,834 tỉ dollars![v] Nghĩa là tổng số nợ gần bằng GDP! Thật khũng khiếp!
Kể từ khi đảng DC chiếm được Toà Bạch Ốc và đa số ở Quốc Hội, thì đảng CH đã liên tiếp công kích đảng DC là làm phình to bộ máy nhà nước, gia tăng chi tiêu, gây thâm thủng ngân sách và gia tăng nợ nần. Khẩu hiệu của đảng CH từ đó đến nay là cắt giảm chi tiêu (spending cut); đặc biệt là các chi tiêu công ích: trợ cấp xã hội, giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở, v.v… và cả cắt giảm thuế (tax cut); nhất là giảm thuế cho giới thượng lưu và doanh nghiệp. Lý luận căn bản của phe CH là cắt giảm chi tiêu, thu nhỏ chính quyền để giảm bớt thiếu hụt ngân sách. Đồng thời giảm thuế sẽ tác động kinh tế từ phía Cung (supply side): Khi giới doanh nghiệp và thượng lưu được giảm thuế, họ sẽ dùng tiền đó để gia tăng mức đầu tư, thúc đầy sản xuất, tạo ra công ăn việc làm, và giúp kinh tế phát triển. Yếu điểm của lý luận này là rằng khi cắt giảm thuế thì ngân sách bị thu hẹp, vai trò chính phủ bị giới hạn lại thì làm sao có thể chủ động kích thích kinh tế để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái hiện nay. Điểm khác nữa là có gì bảo đảm chắc chắn là giới thượng lưu và doanh nghiệp, khi được giảm thuế, sẽ dùng ngay số tiền đó để bỏ vào đầu tư, biết đâu họ chỉ để dành tiền , chờ đợi đến khi qua khỏi suy thoái mới đầu tư thì sao.
Hơn nữa, khi đảng CH chấp nhận bộ Luật Giảm Thuế mà Obama vừa ký, với mức tổn phí ngân sách đến 848 tỉ dollars trong thời hạn chỉ hai năm, làm trầm trọng thêm mức nợ nần quốc gia thì nhiều người không khỏi ngờ vực những khẩu hiệu cắt giảm chi tiêu và nợ nần đó của phe CH chỉ thuần tuý là giả tạo cho mục đích mị dân để kiếm phiếu mà thôi.
Điểm đáng chú ý khác nữa, là tuy nhìn bên ngoài Obama có vẽ yếu, đã phải nhượng bộ nhiều để đạt được sự thoả hiệp với phe CH, nhưng một cách sâu xa thì Luật Cắt Giảm Thuế mới này lại tác động như một đợt kích thích kinh tế mới và điều đó được xem như là một thắng lợi của chính phủ. Hơn nữa sự nhượng bộ của Obama mang lại lợi ích trước mắt cho mọi thành phần trong xã hội, từ thượng lưu đến người thất nghiệp, và điều đó sẽ trở thành một vốn liếng chính trị đáng kể cho Obama trong mùa tranh cử năm 2012. Ngoài ra, sự gia hạn giảm thuế lại nằm trong hạn kỳ hai năm, trùng khớp với mùa tranh cử. Đến lúc đó, khi mà kinh tế có lẽ sẽ hoàn toàn phục hồi, vấn đề giảm thuế, biết đâu sẽ lại là lợi khí tranh cử cho Obama dùng để chống lại ứng viên của đảng CH . Để chờ xem!
LAN MAN THỜI SỰ PHẦN 2Trở lại phần về Luật Giảm Thuế. Người ta tranh cải nhau nhiều trước đó về việc nên hay không gia hạn cho luật giảm thuế của chính phủ Bush sẽ hết hạn vào cuối tháng 12/2010. Thiết nghĩ có lẽ cũng nên lược sơ lại chính phủ Bush đã giảm thuế như thế nào.
Chính phủ Bush giảm thuế lần đầu vào năm 2001 khi kinh tế bị suy thoái, tên của luật đó là Economic Growth and Tax Relief Reconciliation Act of 2001 (EGTRRA). Luật đó có thời hạn 10 năm. Theo một số chuyên gia kinh tế thì sự giảm thuế đó có lợi nhất cho những gia đình có con nhỏ và những người có thu nhập trên 200,000 dollars/năm. Để thực hiện đạo luật đó trong 10 năm từ 2001 đến 2011, chính phủ Mỹ phải nợ thêm tổng cộng là 1,320 tỉ dollars!
Lần giảm thuế thứ hai của TT Bush là vào năm 2003, với tên gọi là Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 (JGTRRA). Luật này gia tốc việc thực hiện Luật EGTRRA, tập trung chính vào việc giảm thuế đầu tư tư bản và cổ phiếu, từ 25% xuống còn 15%, và giảm thuế cho giới tiểu doanh nghiệp.
Lần giảm thuế thứ ba của TT Bush là vào năm 2008, theo đó thì 6000 dollars lợi tức đầu tiên cho một người, và 12,000 dollars cho một cặp vợ chồng, sẽ không bị đánh thuế. Đợt giảm thuế này phí tổn 140 tỉ dollars, được các kinh tế gia xem như một khoản kích thích kinh tế đang bị cuộc khủng hoảng tài chánh đe doạ, tương đương với 1% của tổng GDP của Mỹ (khoảng 14,000 tỉ ).
Các chính sách giảm thuế của chính phủ Bush khơi mào hai vấn đề chính: một là gia tăng sự khiếm hụt ngân sách và nợ quốc gia (budget deficits and national debts), hai là sự phân phối lợi tức không công bằng giữa các thành phần xã hội.
Đảng Dân Chủ thường chỉ trích chính sách giảm thuế của TT Bush là ưu đãi cho giai cấp thượng lưu, đặc biệt là đối với 1% thành phần giàu nhất nước Mỹ, mà lại không tác động tích cực đến việc ra khỏi cơn suy thoái và giúp phát triển kinh tế. Một chính sách như vậy sẽ khiến sự phân phối lợi tức trong xã hội trở nên bất công, sự cách biệt giữa giới thượng lưu và giai cấp trung lưu ngày càng rộng.
Như đã nói ở đoạn trước, rằng luật giảm thuế của chính phủ Bush đã gia tăng nợ quốc gia thêm hơn 1,400 tỉ dollars, nâng tổng số nợ lên 14,000 tỉ dollars, tức gần bằng với tổng GDP của Mỹ.Số nợ ấy là kết quả của sự khiếm hụt ngân sách- nghĩa là của việc giảm thu thuế, nhưng chi tiêu không giảm hoặc tăng lên- tích luỹ hết năm này qua năm khác. Về mặt tâm lý, việc giảm thuế đánh đúng vào óc vị kỷ của người dân. Nhưng việc giảm thuế có tính cách mị dân (demagogic) như vậy lại gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia trong trường kỳ.
Hai phần ba trong tổng số nợ quốc gia đến từ nợ công cộng (public debt), mà chủ nợ là tư nhân, các doanh nghiệp, và chính phủ ngoại quốc (phần lớn là Nhật, Trung Quốc, Anh và Arab Saudi). Số phần ba kia là từ các quỹ An Sinh Xã Hội, các quỹ hưu bổng từ các hedge funds.
Chính phủ Mỹ vay nợ bằng cách bán ra các công trái do Bộ Ngân Khố phát hành, gọi chung là Treasury Bills, Notes, và Bonds. Bills dành các công trái ngắn hạn dưới một năm. Notes là những công trái thời hạn từ 2 năm cho đến 10 năm. Còn Bonds là loại có thời hạn 30 năm. Một cách tổng quát thì thời hạn càng lâu, lãi suất (interest rates) càng cao. Công trái của Bộ Ngân Khố Mỹ, thường được gọi chung là Treasuries, do quy mô và sự ổn định của nền kinh tế Mỹ, từ lâu trở thành một công cụ đầu tư có mức an toàn cao nhất, nếu không muốn nói là tuyệt đối, và vì vậy có sức hấp dẩn đặc biệt đối với giới đầu tư trên toàn thế giới. Thông thường mức đầu tư tối thiểu để mua các Treasuries đó là 10,000 dollars, mức này tất nhiên vượt xa khả năng của đa số dân thường như chúng ta. Mặc dầu vậy cũng xin nói thêm đôi chút về các Treasuries đó để rồi từ đó hiểu thêm hậu quả mà món nợ quốc gia khổng lồ gần 14,000 tỉ dollars kia sẽ gây ra cho nền kinh tế và cho cả các thế hệ con cháu.
Trước hết, Treasuries được Bộ Ngân Khố bán ra với giá chính thức và lãi suất nhất định (fixed face values and interest rates), thông thường được bán dưới hình thức đấu giá (auction). Nghĩa là sẽ tuỳ theo tình hình cung-cầu đối với Treasuries. Khi mức Cầu cao, người đầu tư sẳn sàng trả giá cao hơn giá chính thức (face values) của Treasuries, và ngược lại. Về phía Cung, tức phía chính phủ, cũng sẽ tuỳ nhu cầu mà tăng giảm lãi suất. Trên nguyên tắc, khi Treasuries đáo hạn, người sở hữu sẽ được chính phủ trả lại số tiền bằng trị giá chính thức (face values) cộng thêm tiền lời dựa trên lãi suất và thời hạn định trước. Nhưng mức lời thật sự, mà người Mỹ gọi là treasuries yields, thì tuỳ thuộc và giá trị thật sự mua lúc đấu giá; nghĩa là nếu mức Cầu thấp, gía lúc auction sẽ thấp thua giá chính thức, thì mức yield, tức số lời thật sự khi đáo hạn, sẽ cao hơn. Ngược lại nếu mức Cầu đối với Treasuries cao, giá lúc auction sẽ cao hơn giá chính thức, và như vậy số lời (yield) sẽ thấp. Có thể nói rằng giá cả thật sự của Treasuries luôn đi nghịch chiều với mức lời (yield) thật sự. Và vì Treasuries được mua đi bán lại hằng ngày trên thị trường tư nhân, nên sự thăng giáng giá cả của Treasuries ít nhiều phản ảnh phần nào tình trạng của thị trường đầu tư và nền kinh tế nói chung.
Điểm nữa là có sự liên quan mật thiết giữa sự thăng giáng của Treasuries Yield nói ở trên với Lãi suất Địa ốc Cố định. Thường thì Lãi suất đó chỉ cao hơn chút ít so với lãi suất của Treasuries Bond (loại 30 năm). Khi Treasuries Yield tăng cao, thì Lãi Suất Địa Ốc tăng theo khiến việc vay nợ địa ốc trở nên đắt đỏ khó khăn, mức Cầu địa ốc và giá nhà cửa sút giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến lên nền kinh tế và khiến mức tăng trưởng GDP chậm lại.
Những quốc gia sỡ hữu Treasuries ,và qua đó, trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc, Nhật, Anh và Arab Saudi. Theo thống kê của Bộ Ngân Khố thì tính đến giữa tháng 10/2010, Trung Quốc sỡ hữu đến 908 tỉ dollars các công trái của Mỹ( chưa kể số của Hồng kông); Nhật đứng hàng thứ hai với 877 tỉ dollars; Anh Quốc chừng 477 tỉ; và Arab Saudi gần 200 tỉ.
Mặt khác, một trong những hậu qủa trước mắt của khối quốc trái gần 14,000 tỉ dollars là ngân sách phải dùng để trả phần tiền lời cho món nợ khổng lồ đó hàng năm. Theo một vài số liệu thì trong tài khoá năm 2010, chính phủ Liên Bang đã phải chi đến 414 tỉ dollars để trả tiền lời (interest) cho quốc trái. Mức chi đó lớn hàng thứ tư sau mức chi tiêu về Quốc Phòng và An ninh: 890 tỉ; chi cho An sinh Xã hội: 730 tỉ; và Medicare: 490 tỉ! Và tất nhiên mức chi trả tiền lời cho số nợ đó sẽ ngày càng tăng theo với số nợ.
Để có ý niệm rõ hơn về tầm mức lớn lao của ngân sách chi trả khoản tiền lời hàng năm cho món quốc trái khổng lồ, xin so số liệu nêu ở trên, 414 tỉ dollars/ năm 2010, với vài hạng mục ngân sách quan trọng khác:
Ø Y tế : 84 tỉ dollars,
Ø Giao thông Vận tải: 76 tỉ dollars,
Ø Giáo dục: 46.8 tỉ dollars,
Ø Gia cư & Phát triển Đô thị: 44 tỉ dollars.
Nghĩa là ngân sách để trả tiền lời cho quốc trái gần gấp đôi tổng số ngân sách chi cho các hạng mục quan trọng của đời sống xã hội như vừa nêu trên đây!
Tất nhiên với số quốc trái khổng lồ gần 14,000 tỉ dollars đó, uy thế của nền kinh tế Mỹ đang bị suy gỉam, ngày càng lệ thuộc nhiều hơn, ở mặt này hay mặt khác, vào các quốc gia khác; đặc biệt nhất là sự ràng buộc với Trung Quốc.
Đồng dollars, từ trước đến nay vẫn được xem là đồng tiền thế giới, nhưng đang có triệu chứng bị cạnh tranh ráo riết bởi đồng euros. Một số quốc gia bắt đầu có thái độ “ bất kính” đối với dollars. Chẳng hạn như Saddam Hussein vào năm 2000 đã thôi bán dầu hoả lấy dollars mà thay vào đó lấy đồng euros. Argentina trong nhiều trường hợp đã không bán dầu hoả lấy dollars như thông lệ quốc tế đòi hỏi, mà lại chơi trò trao đổi (bartering): đổi dầu hoả lấy sản phẩm khác. Trung Quốc bắt đầu thành lập các Quỹ Hoán Chuyển Tiền tệ ( Currency swapped funds) đối với vài quốc gia Á Châu; trong Quỹ đó đồng tiền yuan renminbi được đem ra đổi thẳng với đồng tiền của quốc gia liên hệ ( như Nam Hàn chẳng hạn), bỏ qua sự trung gian của đồng dollars.
Một bằng chứng khác, rõ nét hơn, về sự suy giảm uy thế và vai trò lãnh đạo của kinh tế Mỹ là mới vừa rồi tại cuộc họp của nhóm G-20, nhóm 20 quốc gia giàu và phát triển nhất thế giới, tại Seoul Nam Hàn tháng Mười một vừa qua, những đề nghị của Mỹ đưa ra nhằm cải thiện tình hình tiền tệ và mậu dịch quốc tế đã không được đa số các quốc gia khác hưởng ứng, ngay cả đồng minh thân cận lâu đời nhất là Anh Quốc cũng có thái độ hửng hờ. Hai đề nghị chính của Mỹ tại Hội nghị là:
Ø Thiết lập giới hạn thặng dư hoặc khiếm hụt mậu dịch của mỗi quốc gia không quá 4% GDP của quốc gia đó. Có nghĩa rằng những quốc gia như Trung Quốc, Đức hay Nhật phải cắt giảm mức xuất cảng của họ, đồng thời gia tăng tiêu thụ nội địa để giảm mức thặng dư mậu dịch xuống. Nghĩa là các quốc gia đó , trong mậu dịch với Mỹ, phải tăng nhập cảng và giảm xuất cảng.
Ø Đề nghị thứ hai là thiết lập một cơ chế toàn cầu nhằm giải quyết các tranh chấp về hối đoái (foreign exchange disputes) và buộc các quốc gia không được tuỳ ý can thiệp vào hối suất tiền tệ mà để mặc cho mức cung cầu của thị trường quyết định. (Đề nghị này rõ rang nhắm vào Trung Quốc).
Các quốc gia chống đối mạnh mẽ nhất với đề nghị của Mỹ là Trung Quốc, Nhật và Đức, là những nước luôn thường có thặng dư mậu dịch với Mỹ và được lợi nhờ vào sự thặng dư đó. Các quốc gia còn lại hưởng ứng theo, không đồng lòng lên án việc giảm giá tiền tệ tuỳ tiện cũng như không chấp thuận những biện pháp cắt giảm sự thặng dư mậu dịch do Mỹ đề nghị. Kết quả hội nghị G-20 không đạt được một thoả thuận cụ thể nào, phải hoãn đến tháng Sáu sang năm, mặc dù trước đó để chuẩn bị cho Hội nghị, FED của Mỹ đã đột ngột in thêm 600 tỉ dollars tung vào lưu hành, gọi là Quantitative Easing; một biện pháp phá giá (currency devaluation) đồng dollars nhằm cảnh cáo và làm áp lực trước các nước. Sự đơn độc của Mỹ tại G-20 là hoàn toàn tương phản với những gì đã xảy ra trước đây, vào năm 1944 lúc sắp kết thúc Thế Chiến Thứ Hai, tại Hội nghị Bretton Wood, nơi khai sinh ra IMF, World Bank và ITO (tiền thân của WTO), là hội nghị mà ở đó Mỹ là người đề nghị còn hơn 40 quốc gia khác thì chỉ biết chấp thuận.
Để chờ xem nước Mỹ sẽ phản ứng ra sao trong những ngày sắp đến trong việc đối đầu với cuộc chiến kinh tế đang âm thầm diễn ra và phục hồi nền kinh tế cũng như địa vị quốc tế của mình.
TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)