Chào Mừng Các Bạn Đã Ghé Thăm . . . . .... K3CTCT

Dịch từ Anh Ngử tới các ngôn ngử khác

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Chữ Nghĩa

Nguyễn Xuân Hoàng và Bạn hữu

Chữ Nghĩa

Ðường dẫn liên hệ

“Buổi sáng ra trước nhà ,nhặt tờ báo ngày mà người bỏ báo đã ném vào sân từ lúc trời còn mờ tối, nhìn trên trang nhất, thấy hàng chữ in đậm “Ngày đầu tiên của mùa Thu đã đến”. Tôi hơi bị chưng hửng vì không ngờ thời gian đi nhanh như thế. Bỗng thấy lành lạnh vì cơn gió nhẹ buổi sáng và chiếc áo mỏng phong phanh trên người. Lại nhớ đến câu văn của một người bạn trẻ viết về nỗi nhớ nhà của anh, đọc rồi thấy gai ốc cứ như nổi khắp người. “Tôi bắc cái thang, leo lên nóc nhà – ngồi nhìn về cố quận. Những lọn gió đêm đầu Thu thỉnh thoảng thốc vào lưng áo, cái lạnh buốt lên da lưng là thời tiết – cái lạnh buốt lên tim là quê hương...”

Chữ nghĩa – nhiều lúc tôi tưởng chúng chỉ như một thứ xa xỉ phẩm đối với một cuộc sống đầy ắp những bận rộn, những tất bật, những lo toan. Nhưng, quả thật, cũng có những lúc - như lúc này -  chúng làm tôi quên hết mọi chuyện, để chỉ thấy những chữ và nghĩa ấy nhẩy múa trong đầu, nhắc nhở mình về một vết thương vừa kịp kéo da non, thì lại bị cơn gió quái ác làm lay động những cảm xúc chỉ chờ dịp để tuôn trào. Tay cầm tờ báo, tôi đưa mắt nhìn quanh nhà, nghĩ đến việc phải thu xếp chỗ cho những chậu cây không chịu nổi cái lạnh của thời tiết, đến việc phải tìm thời gian lo cất đi những bộ bàn ghế bầy ra sân hồi đầu mùa hè cho những dịp tụ họp gia đình bạn bè. Và nghĩ đến cả mùa thu của cuộc đời mình, liệu xem khi nào thì là thời gian thích hợp nhất, thuận tiện nhất cho việc thu xếp lại những bộn bề, ngổn ngang mà tôi đã bao lần tự hứa hẹn với chính mình, sẽ dọn dẹp, sẽ gom góp những mảnh vụn vỡ, để nếu không chắp vá được thì sẽ cố khuyên nhủ mình “cầm bằng như không biết mà thôi”. Chưa bao giờ tôi cảm thấy âm thanh  Bước Thời Gian  rõ ràng như buổi sáng ngày đầu tiên của mùa thu, đứng chênh vênh giữa thời tiết lúc giao mùa, trên mảnh đất đã bao năm tôi cố sức làm quen, cố sức xem nó như mảnh đất quê nhà năm xưa nơi tôi bị buộc phải bỏ mà đi…”

“Chữ nghĩa. Ma lực nào của chữ nghĩa khiến nhiều kẻ điên đêm đêm thức trắng sục sạo hết nơi này đến nơi khác để chạy theo chúng, vui buồn cười khóc với chúng, xót thương giận dữ với chúng. Tỉnh ra, nhìn lại cũng chỉ thấy một đống chữ ngồn ngộn. Có chữ dối trá, có chữ bịa đặt, nhưng cũng có rất nhiều chữ thật thà như đếm. Có chữ lanh lảnh những âm thanh nghe như có tiếng súng nổ, tiếng gươm đao chạm nhau, tiếng da thịt người bị vật nhọn đâm vào. Có chữ toát ra một mùi tanh tưởi nồng nặc của xú khí, của xác người rữa nát, của tâm hồn bị thui chột vì lửa hận thù. Ma lực của chữ nghĩa đáng sợ vậy sao?

Người ta nói tên đồ tể buông dao xuống là có thể trở thành phật. Thế nếu như trước khi chết, Karl Marx thẳng tay chối bỏ những chữ (và nghĩa) mình viết ra, liệu ông ta có thành Hiền triết được không? Chắc là không vì bầy âm binh ma quái của ông ta đã đang tung hoành khắp nơi. 100 năm sau để lại hàng trăm triệu người chết và hàng trăm triệu cuộc đời nửa sống nửa chết.

Đấy là ma lực của chữ nghĩa. Hơn cả gươm đao, hơn cả bom đạn. Từ đó thế giới loài người là thế giới của chó ăn thịt chó. Hay chó má, tức con má nó ăn thịt con chó. Hay người ngợm, tức con ngợm nó ăn thịt con người. Hay chữ nghĩa, tức con nghĩa nó quay lại ngấu nghiến con chữ. Chưa bao giờ trong lịch sử sinh vật trên mặt đất này những con tương cận ấy giống nhau đến như thế!”


Hai đoạn văn trên là hai luận bàn về chữ nghĩa, ở hai thời điểm khác nhau, với những tâm cảnh khác nhau, nhưng ở cùng một con người (là tôi). Đoạn trên là cảm hoài. Đoạn dưới là cay đắng. Đoạn trên là tri ân. Đọan dưới là ruồng bỏ. Đoạn trên là yêu thương. Đoạn dưới là ghét bỏ. Tại sao lại như thế? Tại sao?

Đột nhiên nhận được bức thư pháp của một người bạn, nội dung là một bài thơ, bỗng thấy tất cả mọi luận bàn về chữ nghĩa đều thừa thãi.

Chỉ còn những con chữ nhảy múa. Và nghĩa thì cứ “đầm đìa lệ rơi”.

T.Vấn
Mùa Thu 2010

Độc Ẩm
Phạm ngọc Phi

Bầu bạn đêm xuân cùng ngọn gió
Xoay nghiêng cốc rượu thấy môi người
Đưa tay ta đón xuân vào ngõ
Chợt thấy em đầm đìa lệ rơi
Lội qua dòng suối tâm linh cạn
Hát lại bài ca tuyệt mệnh trời
Ôi thôi sương tuyết pha màu tóc
Một nửa hồn tan, một nửa trôi
Ngẩn ngơ một khúc đàn ai oán
Nghe giữa nhân gian kiệt quệ tình
Một cánh hoa trà vừa chợt rụng
Cả một trời xuân bát ngát buồn

* Blog của T.Vấn là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ý kiến (7)


Thứ Hai, 13 tháng 12 2010 vợ thằng đậu (usa) Cho phép em bàn loạn về văn thơ ( ? ) , thơ ở trên chán chết , sao hay bằng 2 câu của ai ,đại khái : đừng bảo đông tàn hoa rụng hết , đêm qua sân trước 1 nhành mai , thơ này có hậu hơn ( gởi các 1 mắt " cs khốn nạn " , vốn O phải ngẫu nhiên mà có 1 mắt sáng đâu , Nên nói đi , nói cho csvn biết để từ bỏ khốn nạn , nói đi nói cho họ biết ..
Thứ Ba, 14 tháng 12 2010 Conhi (SG-VN) Chẳng biết chữ nghĩa có uy lực đến đâu, nhưng nhìn kỹ mấy anh cs cũng có thể suy ra phần nào . Mấy anh này, từ trong trứng nước đến tạo dựng cơ đồ hoàn toàn xuất phát bằng chữ nghĩa. Có thế lực trong tay rồi , mấy anh chuyển sang khinh miệt chữ nghĩa, song lại rất sợ chữ nghĩa. Bằng cớ là chỉ cần " tám " bậy chữ nghĩa trên blog thôi, mấy ảnh đã chụp liền cái mũ to sụ " diễn biến hòa bình " và cho " ủ tờ " ngay mà không cần xét xử.
Thứ Ba, 14 tháng 12 2010 Hien (USA) Ôi! Chữ nghĩa văn thơ tối òm. Hay óc mình ngu xuẩn.?
Thứ Ba, 14 tháng 12 2010 Dân Cà Mau (VN) (Gởi Vợ thằng đậu USA) Câu thơ "Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một nhành mai" là của Mãn Giác thiền sư, nguyên văn (dịch nôm) như sau : "Mạc dị xuân tàn hoa mạt tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai". Xin sửa của bạn câu "đông tàn hoa rụng" vì đương nhiên như thế, phải là "Xuân tàn hoa rụng" mới đúng ! Trong bài thơ Độc ẩm của Phạm Ngọc Phi có câu "nghe giữa nhân gian kiệt quệ tình" cũng ai oán cho tình người trong thời đại này !
Thứ Ba, 14 tháng 12 2010 ThanhThanh Bài Blog của T.Vấn có chỗ cần chỉnh lý: Năm 1982, trong chương trình phát thanh nhân năm Tuất của BBC, cuối bài viết có nhận xét thâm thuý và tinh tế:" Bạn đừng tưởng CHÓ và Má giống nhau; chó thì ăn xương chó!"
Thứ Ba, 14 tháng 12 2010 Tửng vừa thôi (mắm nhỉ) Bác ơi! Anh bạn nào của bác mỗi lần muốn nhìn về cố quận, phải bắc cái thang leo lên nóc nhà để bác nổi gai ốc vậy. Để cho an toàn, mọi người nên chực chờ nơi chân thang, hoặc gọi xe cứu thương phòng hờ sẳn mỗi khi ảnh lên cơn hứng hoài hương!
Thứ Ba, 14 tháng 12 2010 Hoàng Việt (Việt Nam) Thơ là người mà người cũng là thơ. Tác giả bài viết này có thể đã bị mù quáng vì lòng hận thù. Hoặc trong cuộc đời có một chấn thương tâm lý trầm trọng, cả bài viết và bài thơ không thấy loé lên một tia sáng, một niềm hi vọng, một tương lai, hay cái gì trọn vẹn hoặc có hậu cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét